Thứ Tư, 5 tháng 1, 2022

Phê phán luận điệu phủ nhận “không có thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội”

Sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, các thế lực thù địch lợi dụng sự kiện này để công kích, xuyên tạc Chủ nghĩa Mác-Lênin, bài bác những luận điểm cơ bản nhất về thời đại.

Luận điệu sai trái về thời đại ngày nay

Nhận thức rõ đặc điểm và xu hướng phát triển của thời đại cũng như cục diện và tình hình thế giới là một việc rất cần thiết. Hiểu biết sâu sắc về thời đại giúp ta tìm thấy xu hướng tất yếu trong vô vàn những hiện tượng phức tạp, mang tính ngẫu nhiên của đời sống xã hội, giúp ta nhìn xa trông rộng, nắm bắt khuynh hướng và quy luật phát triển của nhân loại để vừa có thể lựa chọn được hướng đi phù hợp với sự phát triển của lịch sử; lường trước được những thách thức phức tạp, tránh được những vấp váp sai lệch trên đường đi; từ đó sẽ không bị chao đảo hoặc bị cuốn trôi trước phong ba bão táp của thời cuộc và đời sống chính trị quốc tế.

V.I.Lenin từng chỉ rõ: Khi phân tích bất cứ vấn đề xã hội nào, phải đặt trong bối cảnh lịch sử nhất định, vì chỉ có dựa trên cơ sở hiểu biết những đặc điểm cơ bản của một thời đại, người ta mới có thể tính đến những đặc điểm chi tiết của nước này hay nước khác. Nói cách khác, vấn đề thời đại là căn cứ khách quan và tiền đề cần thiết để các chính đảng đi theo Chủ nghĩa Mác phân tích tình hình, xác định nhiệm vụ, phân chia trận tuyến, xây dựng chiến lược, hoạch định chính sách, triển khai thực hiện một cách khoa học.

Chính vì lẽ đó, khi bàn về những vấn đề lớn của cách mạng, trước đây cũng như hiện nay, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta bao giờ cũng bắt đầu bằng việc phân tích đặc điểm, nội dung, xu thế phát triển của thời đại và nhận định các mặt của tình hình thế giới để xác định đúng con đường đi của cách mạng Việt Nam và đề ra đường lối đối nội, đối ngoại đúng đắn, sáng tạo.

Phê phán luận điệu phủ nhận “không có thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội”
Ảnh minh họa. Nguồn: bantuyengiao.vn 

Cả trên phương diện lý luận và thực tiễn là như vậy, nhưng hiện nay, một số luận điệu sai trái cho rằng: Thật không tưởng khi nói thời đại ngày nay là quá độ lên chủ nghĩa xã hội, vì vậy, từ Đại hội XIII trở đi, không nên nói đến chủ nghĩa xã hội nữa. Cụ thể hơn, họ cho rằng làm gì có thời đại quá độ; nội hàm, đặc điểm, xu thế của thời đại là sự mơ hồ; hai nội dung cốt yếu của thời đại đã bị lịch sử phủ định. Bởi thế, khi không còn Liên Xô và hệ thống XHCN nữa thì Việt Nam làm sao có thể đi lên chủ nghĩa xã hội được.

Đây là luận điệu sai trái cần phải phê phán, vì những lý do cơ bản sau:

Thời đại mới do Cách mạng Tháng Mười Nga khai sáng

Theo nghĩa chung nhất, thời đại lịch sử được hiểu là toàn bộ thời kỳ phát triển của một hình thái kinh tế-xã hội hoặc những giai đoạn chủ yếu trong hình thái ấy.

Tuyên bố tại Hội nghị đại biểu các đảng cộng sản và công nhân các nước XHCN tháng 11-1957 tại Moscow (Liên Xô) đã khẳng định: “Nội dung cơ bản của thời đại chúng ta là sự quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, mở đầu bằng Cách mạng Tháng Mười vĩ đại ở nước Nga”.

Thực tế cho thấy, Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi và nhà nước XHCN đầu tiên ra đời năm 1917 đã đánh dấu chấm hết thời đại độc tôn của chủ nghĩa tư bản, mở ra thời đại mới, thời đại của sự quá độ lớn lao nhất trong lịch sử loài người, tiến tới một xã hội hiện thực không còn người bóc lột người, không còn nô dịch giữa người và người. Chế độ XHCN non trẻ đã vượt qua hàng loạt thử thách khắc nghiệt nhất của lịch sử, hiện diện cả ở châu Âu, châu Á, châu Mỹ, phát triển mạnh mẽ với nhiều ưu việt về chính trị, kinh tế, xã hội.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định nhận thức rõ bản chất, nội dung của thời đại cũng như cục diện và tình hình thế giới là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Trong khi khẳng định thời đại ngày nay vẫn là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta nhận rõ tình hình phức tạp, quanh co và rất lâu dài của quá trình chuyển biến xã hội nên đã hướng vào đánh giá trực tiếp những động thái, đặc trưng, xu hướng và tính chất trong giai đoạn hiện nay của thời đại.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng năm 1991 đã nêu rõ: “Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc gay go, phức tạp của nhân dân các nước vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Chủ nghĩa xã hội hiện đứng trước nhiều khó khăn, thử thách. Lịch sử thế giới đang trải qua những bước quanh co, song loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội vì đó là quy luật tiến hóa của lịch sử”.

Tiếp đó, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) nêu rõ: “Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là các nước với các chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng sẽ có những bước tiến mới. Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội”.

Thế giới có nhiều biến động nhưng khuynh hướng phát triển thời đại không thay đổi

Xem xét trên cơ sở lý luận và thực tiễn lịch sử xã hội loài người đều cho thấy, mỗi bước chuyển từ một hình thái kinh tế-xã hội này đến hình thái cao hơn đều diễn biến trong thời gian rất dài, có khi vài trăm năm hoặc vài nghìn năm. Vậy nên việc Đảng ta phân định giai đoạn hiện nay của thời đại “quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới” là tư duy sáng tạo, có tính khoa học xác thực và cần thiết. Theo đó, việc nghiên cứu đặc điểm và xu hướng phát triển của thời đại cũng được thực hiện trong khung khổ giai đoạn hiện nay của thời đại.

Khi đã xác định thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, mở đầu bằng Cách mạng XHCN Tháng Mười vĩ đại ở nước Nga, thì rõ ràng nội dung của thời đại ngày nay có hai vấn đề chính: Một là, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội; hai là, mở đầu bằng Cách mạng XHCN Tháng Mười vĩ đại ở nước Nga. Nhận định về nội dung thời đại như vậy là sự khái quát mang tính lý luận và thực tiễn sâu sắc, đầy tính thuyết phục.

Tuy nhiên, sau khi chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, các thế lực thù địch lợi dụng sự kiện này để công kích, xuyên tạc Chủ nghĩa Mác-Lênin, bài bác những luận điểm cơ bản nhất về thời đại. Lập luận của luận điệu sai trái là, nếu nói thời đại hiện nay là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội thì nay chủ nghĩa xã hội sụp đổ rồi, thời đại này đương nhiên là của chủ nghĩa tư bản; rằng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản đã tàn lụi thì dù có trăm năm sau cũng không thể gượng dậy được nữa.

Cách nhìn nhận như vậy rõ ràng là thiếu kiến thức lịch sử và thiển cận. Quá trình chuyển biến và thay thế một thời đại này bằng thời đại khác không thể diễn ra nhanh chóng được mà phải qua một chặng đường dài. Quá trình đó là một xu thế tất yếu của xã hội loài người, nhưng diễn ra quanh co, phức tạp, chứa đựng nhiều biến cố, có cả bước tiến mạnh mẽ và cũng có cả những bước thụt lùi.

Sự đổ vỡ của XHCN ở Đông Âu và Liên Xô đương nhiên là tổn thất nặng nề đối với phong trào cộng sản. Sự sụp đổ ấy có nhiều nguyên nhân, nhưng nó không thuộc về bản chất của chế độ XHCN, càng không phải vì thế mà làm mất đi nội dung thời đại. Lịch sử đã cho thấy thời đại tư bản chủ nghĩa thay thế thời đại phong kiến đâu phải dễ dàng.

Quá trình chuyển biến đó diễn ra hàng mấy trăm năm, trải qua biết bao phức tạp bởi sự chống trả quyết liệt của các thế lực phong kiến. Tình hình hiện nay cũng tương tự như vậy. Thế lực đế quốc không từ một thủ đoạn nào để mưu toan chặn đứng phong trào cộng sản. Điều đó càng thể hiện tính chất phức tạp của thời đại ngày nay.

Kẻ thù tư tưởng của chúng ta công khai tuyên bố rằng, chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã sụp đổ thì giá trị của Cách mạng Tháng Mười Nga cũng chấm hết. Đây là kết luận vội vã và hồ đồ. Đành rằng thành quả mà Cách mạng Tháng Mười Nga đem lại đã bị đổ vỡ tại ngay quê hương của nó, nhưng đó không phải là sự chấm dứt lý tưởng cao đẹp của Cách mạng Tháng Mười Nga.

Vả chăng, lịch sử đã chứng minh, không có một cuộc cách mạng nào, kể cả các cuộc cách mạng vĩ đại nhất, lại đủ khả năng kết thúc ngay công việc xóa bỏ xã hội cũ và xây dựng xong ngay xã hội mới. Quá trình chuyển từ xã hội phong kiến lên xã hội tư bản chủ nghĩa đã phải trải qua hàng trăm năm với nhiều cuộc cách mạng tư sản: Cách mạng Anh năm 1688, các cuộc cách mạng tư sản Pháp vào các năm 1830, 1848, 1871.

Sự đột phá của Cách mạng Tháng Mười Nga làm cho chủ nghĩa tư bản bị đổ vỡ một mảng lớn. Thế giới bừng tỉnh, bung ra với sức mạnh mới của sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa xã hội làm sụp đổ hoàn toàn hệ thống thuộc địa, giải phóng xã hội, giải phóng con người.

Thành quả của Cách mạng Tháng Mười Nga đã tạo cho loài người có khả năng kìm giữ sự lộng hành của chủ nghĩa tư bản, làm thay đổi cả những yếu tố bên trong của chủ nghĩa tư bản. Những thay đổi trong chiến lược kinh tế, chính trị để thích nghi, những thay đổi trong các chính sách phúc lợi xã hội ở các nước tư bản phát triển hiện nay đều bắt nguồn từ kết quả của xã hội đấu tranh của những người lao động và sâu xa hơn là được ảnh hưởng những yếu tố tích cực của Cách mạng Tháng Mười Nga.

Từ những phân tích trên đây, chúng ta càng thống nhất với nhận định của Đảng ta rằng, tình hình cụ thể trong từng thời kỳ của thế giới có những biến động nhưng điều đó không làm thay đổi nội dung của thời đại; loài người vẫn đang trong thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới vẫn tồn tại và phát triển, có mặt sâu sắc hơn, nội dung và hình thức biểu hiện có nhiều nét mới.

Chặng đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội tuy không còn có sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước XHCN như trước nhưng trong giai đoạn mới của thời đại, khi cách mạng khoa học-công nghệ và toàn cầu hóa đời sống thế giới, tất cả các nước đều ở trong mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau, không một nước nào sống biệt lập mà có thể phát triển được.

Sự hợp tác kinh tế với các nước bằng nhiều hình thức sinh động trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau dưới bất kỳ hình thức nào, sẽ tranh thủ vốn, kỹ thuật, công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý, phục vụ cho việc phát triển kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Đó cũng là một khả năng thực tế mà chúng ta đã và đang cố gắng tận dụng, đưa nước ta hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

Như vậy, từ một nước kinh tế kém phát triển, nếu chúng ta biết tranh thủ những thời cơ, thuận lợi và biết vượt qua những thách thức, nguy cơ, chúng ta có thể “phát triển rút ngắn” lên XHCN bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa theo quan điểm của V.I.Lenin-người đã có đóng góp to lớn vào lý luận về sự “phát triển rút ngắn” và Chính sách kinh tế mới (NEP). Nó đã được thực tiễn khảo nghiệm mà ngày nay Đảng ta đang vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp với thực tiễn cách mạng nước ta.

Xuất phát từ tình hình như thế, chúng ta có thể tin tưởng vững chắc rằng Việt Nam đang trong tư thế vươn tầm, kiên định con đường đã lựa chọn, đã có đủ sức lực và trí tuệ để tiến bước cùng thế giới, tiến cùng thời đại; phấn đấu hiện thực hóa mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

GS, TS VŨ VĂN HIỀN, Nguyên Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương

Đẹp gì khi chối bỏ quê hương

 Ông bà ta xưa có câu “Con không chê cha mẹ khó”. Ấy thế mà, gần đây lại nổi lên nhân vật Tưởng Năng Tiến tự chối bỏ gốc gác của mình.

Trong khi đó, cha mẹ mang nặng đẻ đau, nuôi nấng ông ta khôn lớn; quê hương, đất nước dung dưỡng ông ta thành người.

Đến độ tuổi xế chiều-“gần đất xa trời”, đáng lẽ ra ông Tưởng Năng Tiến phải đủ độ chín chắn, làm gương cho con cháu về tri ân cội nguồn của mình. Nhưng không, ông ta lại muốn mình là “người Mã, người Miên, người Thái hay người Tàu... chớ không phải dân An Nam” để rồi lớn tiếng phê phán Đảng ta “không lo cho người dân, để người dân chết đói giữa đại dịch"... Đây là những lời nói hàm hồ, thiếu khách quan, cố tình bôi nhọ, phủ nhận tâm sức, vai trò lãnh đạo của Đảng, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Khoản 2, Điều 4, Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: "...Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình...".

Đẹp gì khi chối bỏ quê hương
Ảnh minh họa / Tuyengiao.vn 

Thực tế đã chứng minh, gần 92 năm qua, Đảng ta đã lãnh đạo toàn dân, toàn quân ta hoàn thành thắng lợi cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đảng cũng lãnh đạo công cuộc đổi mới đạt được nhiều thành tựu nổi bật, vị thế và uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam, của đất nước ta trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao.

Không phải ngẫu nhiên mà Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề cập nhiều lần cụm từ “khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”; trong đó, nhấn mạnh đến yếu tố hạnh phúc của nhân dân. Thời gian qua, dù đại dịch Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp, nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Nhà nước, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã đoàn kết, đồng lòng, chung sức nỗ lực triển khai đồng bộ các giải pháp, đưa Việt Nam trở thành một trong những điểm sáng trên thế giới vì vừa kiểm soát, khống chế hiệu quả đại dịch Covid-19, vừa duy trì tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội.

Liên tục hai năm gần đây, Việt Nam đã tăng 11 bậc trên bảng xếp hạng chỉ số hạnh phúc của Liên hợp quốc, từ 94/156 quốc gia (năm 2019) lên 83/156 quốc gia (năm 2020).

Mới đây, tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021 (COP26), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu rõ: "Nhân quyền lớn nhất là lo cơm ăn, áo mặc cho 100 triệu dân, không để ai thiếu ăn, thiếu mặc, khi khó khăn không bỏ ai lại phía sau".

Đây là điều hoàn toàn đúng đắn, được người dân trong nước cũng như cộng đồng quốc tế thừa nhận. Vậy mà, một số kẻ phản động, có âm mưu chống phá cách mạng nước ta không chỉ tự chối bỏ gốc gác quê hương của mình mà còn cố tình xuyên tạc, nói xấu Đảng, Nhà nước, nhân dân ta. Chúng ta luôn nêu cao đạo lý “chim có tổ, người có tông”, vì thế những kẻ tự chối bỏ quê hương, bản quán cũng nên tự vấn.

CHÍ THỊNH

ĐẤU TRANH, NGĂN CHẶN THÔNG TIN XẤU, ĐỘC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG.

 <Nguyễn Anh>

Theo thủ tướng Phạm Minh Chính, năm 2021 là năm diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của đất nước, đồng thời tình hình dịch bệnh cũng diễn biến rất phức tạp, do vậy không gian mạng là môi trường chủ yếu diễn ra các hoạt động tội phạm và vi phạm pháp luật, trong đó nổi trội hơn cả là thực trạng tin giả diễn ra tràn lan, thông tin xấu, độc không được kiểm duyệt. Qua báo cáo của Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao, tình hình tội phạm đã trở nên phức tạp và nguy hiểm hơn rất nhiều lần.
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo tuyệt đối của Đảng ủy Công an Trương ương, tập thể Đảng ủy, lãnh đạo Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao và toàn thể các cán bộ chiến sỹ đã đoàn kết, chủ động, kiên quyết đấu tranh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, ngăn chặn đến 80% các yếu tố bất ngờ trên không gian mạng.
Lực lượng An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao đã chủ động tham mưu cho lãnh đạo Bộ, nhà nước những nội dung quan trọng, những chiến lược phòng chống tội phạm trên mạng Internet, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật trên lĩnh vực An ninh mạng. Chủ động xây dựng, triển khai các kế hoạch, phương án đảm bảo ANTT trên không gian mạng, phối hợp với công an các địa phương xử lý nhanh gọn, kịp thời các điểm nóng về An ninh trật tự, đặc biệt trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, phát hiện, phòng ngừa, đấu tranh với các đường dây, ổ nhóm, tội phạm sử dụng công nghệ cao, quy mô lớn, phương thức thủ đoạn tinh vi, triệt phá nhiều đường dây lừa đảo, đường dây đánh bạc online, đường dây mua bán trái phép vũ khí, vật liệu nổ, mại dâm, chiếm đoạt tài sản, kinh doanh đa cấp… trên mạng Internet. Phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp người dân, nghệ sỹ sử dụng mạng xã hội để lan truyền những thông tin giả, sai sự thật, đặc biệt là những thông tin về dịch bệnh Covid-19.
Hơn 50 vụ án cùng hàng trăm bị can đã bị cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao khởi tố chỉ trong năm 2021, góp phần xây dựng môi trường không gian mạng trong sách, đảm bảo an ninh trật tự cho xã hội.
Có thể là hình ảnh về 1 người, đang đứng và văn bản

“THIỀN AM BÊN BỜ SỤP ĐỔ” LÀ CÓ THẬT

 <Quê Choa>

Những lùm xùm liên quan đến “Tịnh Thất Bồng Lai” dần đi đến hồi kết, kể cả khi Lê Tùng Vân đã rất nhạy bén kịp thời đổi tên “Tịnh Thất Bồng Lai” thành “Thiền Am bên bờ vũ trụ” nhằm tránh hứng chịu búa rìu của dư luận ném xối xả khi xảy ra những vụ việc rắc rối vào giữa đầu năm 2021. Việc Lê Tùng Vân tìm cách đổi tên cho cơ sở Tôn Giáo này khiến tôi lại nhớ đến vụ tháng 10/2021 khi Mark Zuckerberk đã công bố đổi tên công ty “Facebook Inc” thành “Meta”… sau khi dính quá nhiều Scandal liên quan đến tập đoàn này và bị cộng đồng quay lưng, dư luận nguyền rủa. Vì thế, đổi tên cũng là cách “khôn lõi” để tránh được đám đông đổ xô vào tẩy chay, thế mới hiểu được “Lê Tùng Vân” cũng là dân kinh doanh sành sõi, có máu mặt mới qua mắt được thiên hạ lâu đến vậy, và kể cả khi búa rùi dư luận chĩa vào thì người đứng đầu của cơ sở tôn giáo này đã thị trường hóa bằng cách đổi tên cơ sở này.
Kể ra thì “Cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra”, dù có dấu tài đến đâu nữa thì mọi “thói xấu” của những kẻ có hành vi lợi dụng nuôi trẻ em để kêu gọi từ thiện trục lợi, dùng cơ sở tôn giáo để “lừa mị” lòng tốt của người dân cũng phải đứng ra chịu trách nhiệm trước pháp luật. Và điều mà dư luận mong đợi nhất trong những ngày qua đó là vào ngày 4/1 (Những ngày đầu năm mới tết dương lịch), cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Long An đã khởi tố vụ án để điều tra về hành vi lợi dụng việc nuôi trẻ em để trục lợi và nhiều tội danh khác xảy ra tại “Thiền Am bên bờ vũ trụ” (Tịnh Thất Bồng Lai). Tin tức này đã được báo chí Công báo rộng rãi, và Ban giám đốc Công an Long An cũng đã xác nhận về vụ việc cụ thể này. Và nếu như những sự việc không được cơ quan chức năng làm sáng tỏ thì nơi mà Lê Tùng Vân (86 tuổi), Cao Thị Cúc (63 tuổi)… đã “biến gia thành tự” sẽ trở thành cơ sở để trục lợi, còn nhiều lòng tốt bị ma mị bởi những thứ “đạo đức giả”, những đứa trẻ mặc dù có mẹ ở cùng tuy nhiên chẳng bao giờ biết người thân mình là ai mà chỉ nghĩ rằng đó là những người đã cứu vớt, cưu mang mình. Quả là “Sự thật nghiệt ngã” khi mọi thông tin được bạch hóa, người đời mới thấy được sự “trơ trẽn”, “ma mãnh”, chỉ vì tiền họ có thể sử dụng bất cứ thủ đoạn nào để mang lợi về cho mình và hậu quả để lại rõ ràng là nhãn tiền.
Khởi tố vụ án này có thể sẽ thêm nhiều tội danh khác, rồi còn nhiều “nhân vật” lại hóa thân thành “dân oan” lên mạng cầu cứu, tuy nhiên, những thủ đoạn này sẽ khó lòng qua mắt thiên hạ vì bây giờ cộng đồng đã quá rõ về bản chất lừa lọc, gian dối của Lê Tùng Vân và một số người tại “Tịnh thất Bồng Lai”. Đã có nhiều người đứng ra tố cáo hành vi sai phạm của Lê Tùng Vân, đã có nhiều người sẵn sàng “làm chứng” cho những hành vi trục lợi gian dối, dối trá, lừa lọc. Việc cơ quan chức năng khởi tố vụ án đã làm cho “lòng dân” được yên, nhất là những người đã từng đứng ra để hỗ trợ, sẵn sàng bỏ tiền túi của mình ra để cưu mang những người cơ nhỡ, đây cũng là cách để làm “trong sạch”, lấy lại sự trong sáng cho những người “phật tử” tu tập chân chính hướng đến những điều tốt đẹp, cống hiến cho xã hội. Có lẽ ngay từ lúc Lê Tùng Vân Đổi tên thành “Thiên am bên bờ vũ trụ” cũng chính là lúc cái tên này nói lên tất cả, đã đến lúc trở thành “Thiền am bên bờ sụp đổ”.
Có thể là hình ảnh về 8 người, mọi người đang đứng và văn bản cho biết 'nh. Và chúng tôi từ nhỏ đền giờ vẫn luôn chọn cho mình một bỏ môn để luyện thân thể. Đó là Thế Hình (hay còn gọi là gym "THIỀN AM BÊN BỜ SỤP ĐỔ" -"TỊNH THẤT BỒNG LAI" ViệtNam facebook.com/vntbnew CHIASE THÔNG TIN PHẨI BIỆN CHÍNH LUẬN KẾT NÓI CỘNG ĐỒNG'

"THIỀN AM BÊN BỜ VŨ TRỤ" KHÔNG PHẢI LÀ CƠ SỞ TÔN GIÁO

 <Lam Hồng>

Sau khi việc khởi tố đối với chủ hộ sở hữu gắn mác tôn giáo là "Thiền am bên bờ vũ trụ" nhiều ý kiến cho rằng đây là cơ sở của Phật giáo và hoạt động theo tín điều, giáo lý từ bi, hỉ xả của nhà Phật. Thậm chí các đài báo hải ngoại còn vu cáo Việt Nam vi phạm "tự do tôn giáo, đàn áp tự do tôn giáo"....
Sự thật về "Thiền am bên bờ vũ trụ" có thể hiểu giống như một nơi được dựng lên để che mắt người dân lẫn cơ quan chính quyền nhằm trục lợi cho một nhóm người xấu. Kẻ đó là bà Cao Thị Cúc và ông Lê Tùng Vân, những người đã tuyên truyền rằng dựng tượng Phật lên là có thể trở thành những chức sắc, tín đồ của Phật giáo.
Theo điều 2 luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 có hiệu lực tháng 1/2018 quy định rõ về Cơ sở tôn giáo đó là "Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, trụ sở của tổ chức tôn giáo, cơ sở hợp pháp khác của tổ chức tôn giáo".
Rõ ràng Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã lên tiếng xác quyết về trường hợp "Tịnh thất bồng lai" nay gọi là "Thiền am bên bờ vũ trụ" không phải là cơ sở tôn giáo do giáo hội quản lý. Nghĩa là không có bất cứ sự quản lý, cắt cử trông coi của giáo hội đối với địa điểm mạo danh này, mà bản chất đó là căn hộ mà họ tự dựng lên để thực hành niềm tin tôn giáo.
Đối với cơ sở pháp lý được sự cho phép càng không có bởi khi căn hộ được bà Cao Thị Cúc cải tạo thành nơi thờ cúng, phía chính quyền đã lập biên bản để ngăn chặn việc biến nơi ở thành nơi thờ cúng tôn giáo, đi ngược lại quy định của pháp luật.
Còn nói đến yếu tố tôn giáo thì đây không phải là nơi gắn liền với di tích hoặc nơi có nguồn gốc lịch sử tôn giáo được người dân trên địa bàn thừa nhận. Thay vào đó người dân đã phản ánh, phản đối việc địa điểm mạo danh tôn giáo này có nhiều hoạt động gây mất an ninh trật tự, gây hoang mang cho người dân trong sinh hoạt hàng ngày.
Túm lại việc phân biệt rõ ràng đây không phải là cơ sở tôn giáo sẽ là bước đi quan trọng của cơ quan chức năng để giải quyết triệt để vụ việc mạo danh tôn giáo trục lợi. Còn về Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ phải quản lý chặt chẽ các cơ sở tôn giáo được cho phép nhằm tránh sự lệch chuẩn biến tướng khiến mất đi hình ảnh của một tôn giáo hộ quốc an dân lâu nay.
Hình ảnh ông Lê Tùng Vân phản ứng khi làm việc với chính quyền.
Có thể là hình ảnh về 6 người, mọi người đang đứng và văn bản cho biết 'Việt Nam THỜI BÁO "THIỀN AM BÊN BỜ VŨ TRỤ" KHÔNG PHẢI LÀ CƠ SỞ TÔN GIÁO ViệtNam facebook.com/vntbnew CHLASE THÔNG TIN PHẨN BIỆN CHÍNH LUAN ĐÔNG'

ĐẠI TÁ NGUYỄN HUY VIỆN, KẺ TỪNG BƯỚC SA VÀO CON ĐƯỜNG TỘI LỖI!

Sau khi Tòa án nhân dân TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo Phạm Thị Đoan Trang (43 tuổi, trú quận Đống Đa, Hà Nội, được biết đến là blogger, từng làm việc cho nhiều tờ báo) 9 năm tù về tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, quy định tại điều 88 Bộ luật hình sự 1999. Nguyễn Huy Viện, Đại tá Quân đội đã nghỉ hưu vội đăng đàn thể hiện sự ngưỡng mộ và đòi công lý cho kẻ phản bội tổ quốc, vi phạm pháp luật Việt Nam. Ông Viện cho rằng "Sau khi Tòa tuyên án, cộng đồng mạng trong nước cũng như giới ngoại giao quốc tế bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với chị và bất bình đối với quan tòa xét xử và tuyên án chị 9 năm tù." Xin gửi Đại tá Viện đôi lời:

Cái mà ông gọi là "cộng đồng mạng trong nước cũng như giới ngoại giao quốc tế bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với Phạm Đoan Trang và bất bình đối với quan tòa xét xử và tuyên án chị 9 năm tù", gồm những ai? Hành vi xuyên tạc đường lối chính sách, phỉ báng chính quyền của bị cáo Đoan Trang là nguy hiểm cho xã hội, thực hiện với mục đích cố ý xâm phạm chế độ XHCN và Nhà nước trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, xã hội, đối ngoại, xâm phạm đến sự vững mạnh của chính quyền nhân dân. Phạm Đoan Trang nhiều lần móc nối với Việt Tân và các tổ chức phản động ở hải ngoại, mưu đồ tạo phản, ra sức kêu gọi chống phá tổ quốc, nơi cô ta sinh ra và lớn lên. Vi phạm pháp luật Việt Nam nên bị trừng trị trước pháp luật là hoàn toàn bình thường. Quốc có quốc pháp! Không chỉ Việt Nam mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều sử dụng pháp luật để bảo vệ sự bình yên của đất nước, điều chỉnh hành vi của con người.
Bị cáo Phạm Đoan Trang là người có trình độ nhận thức nhất định, hiểu và biết rõ hậu quả hành vi, tuy nhiên vẫn tích cực thực hiện trong thời gian dài. Quá trình điều tra, truy tố và tại phiên tòa, bị cáo không khai báo thành khẩn, phạm tội nhiều lần, cần thiết xử phạt nghiêm minh. Đó là thượng tôn pháp luật, là kỷ cương phép nước. Sau khi tòa tuyên án, đại đa số nhân dân Việt Nam vui mừng, phấn khởi vì Tòa đã công tâm xử đúng người, đúng tội. Cộng đồng mạng và các nhà ngoại giao quốc tế mà Ông Viện cho là ngưỡng mộ Trang và phản đối bản án của tòa, có chăng chỉ là nhóm nhỏ ba que xỏ lá và một số tổ chức phi chính phủ được các tổ chức phản động tài trợ. Trong số những kẻ đó chắc chắn có Nguyễn Huy Viện và đồng đảng trở cờ. Cộng đồng mạng và các nhà ngoại giao quốc tế nào ở đây?
Nguyễn Huy Viện ăn cơm dân, hưởng lộc nước nhưng nhiều năm nay đã lệch lạc về tư tưởng. Thường xuyên đăng tải các bài viết xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ Đảng, nhà nước và các cơ quan tư pháp của Việt Nam. Trưởng thành và được học tập, giáo dục dưới sự che chở, đùm bọc của nhà nước, của nhân dân nhưng khi nghỉ hưu lại đứng hẳn sang "phía bên kia". Nguyễn Huy Viện, nếu ông còn có một chút liêm sỉ, một chút người còn sót lại trên cái thân xác sinh học kia thì hãy tỉnh ngộ. Cổ kim xưa nay chưa có bất kỳ kẻ phản bội tổ quốc nào có được cái kết có hậu cả. Hoàng Văn Hoan, Bùi Tín, Cù Huy Hà Vũ, Nguyên Ngọc, Chu Hảo, Mạc Văn Trang chính là những tấm gương tày liếp, hãy nhìn vào đó mà soi. Bản án 9 năm tù giam đối với Phạm Đoan Trang là hoàn toàn thích đáng, nhân dân Việt Nam chân chính đều vui mừng, phấn khởi khi kẻ phản bội tổ quốc bị trừng trị trước ánh sáng pháp luật. Đừng có vơ nhân dân hay cộng đồng mạng vào đây./.
-----------------
Lão chăn bò.
Có thể là hình ảnh về 2 người và văn bản cho biết 'Nguyán Huy Vlện 1 ngày CÔNG Ý THUỘC VỀ AI? Sau khi Nhà báo Phạm Đoan Trang bị tòa tuyên án, cộng đồng mạng trong nước cũng như giớ›i ngoại quố‘c tế bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với chị chịyă ũng thể hiện sự bất bình đối với quan tòa ét xử à tuyên án chị 9 năm tù giam. Dưá»›i đây là mộ số trong vô số cảm xúc đó. NGƯỜI VIỆT "Có thể nói Phạm Đoan Trang I... Xem thêm'

LIÊN XÔ SỤP ĐỔ: KHI BÁO CHÍ, TRUYỀN THÔNG BIẾN THÀNH "MAD DOG" (Tiêu đề do Reds.vn đặt lại. Nội dung theo Báo QĐND)

 “Hàng triệu ấn phẩm mang vi trùng” là hình ảnh mà nhà văn Yury Bondarev đã nhắc đến khi nhìn lại những ngày Liên Xô sụp đổ. Những vũ khí tư tưởng ấy đã làm được điều mà nhiều quân đội châu Âu có trang bị tinh nhuệ nhất cũng không thể thực hiện được khi xâm lược Liên Xô vào những năm 1940.

BẮT ĐẦU BẰNG XÉT LẠI LỊCH SỬ, PHỈ BÁNG LÃNH TỤ, BÔI NHỌ CHIẾN TRANH VỆ QUỐC
Như đã viết ở kỳ trước, dịp kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Mười vào năm 1987 là lúc Tổng Bí thư Đảng cộng sản Liên Xô Mikhail Gorbachev bắt đầu “bật đèn xanh” cho xét lại lịch sử, công kích Lãnh tụ Joseph Stalin, phủ nhận thắng lợi của cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Mùa xuân năm 1988, bắt đầu những cuộc hội thảo xét lại, phê phán Stalin.
Nhưng trong Đảng Cộng sản Liên Xô lúc đó, đã có những người không im lặng. Ngày 13/3/1988, báo “Nước Nga Xô viết” đăng bức thư có nhan đề “Tôi không thể từ bỏ các nguyên tắc” của bà Nina Andreeva, giảng viên Trường Đại học công nghệ Leningrad mang tên Lensovet. Bức thư lên án các tài liệu xuất hiện trên báo chí sau khi công bố chính sách “cải tổ”, bởi những tài liệu này chỉ trích xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là chính sách của Stalin. Bà còn phê phán trào lưu suy ngẫm lại lịch sử, chỉ rõ nó thực chất là dòng nước ngược nhằm bôi đen Liên Xô xã hội chủ nghĩa.
“Cùng với tất cả người dân Liên Xô, tôi bày tỏ sự tức giận và phẫn nộ trước những vụ trấn áp diễn ra trong những năm 1930 và 1940 do lỗi của ban lãnh đạo đảng và nhà nước lúc bấy giờ. Nhưng, lương tri thì kiên quyết phản đối việc chỉ tô vẽ một màu cho các sự kiện trái ngược, hiện đã bắt đầu phổ biến ở một số cơ quan báo chí. Tôi ủng hộ lời kêu gọi của Đảng để bảo vệ danh dự và nhân phẩm của những người khai sáng chủ nghĩa xã hội. Tôi nghĩ rằng, chính từ những cương vị cấp Đảng này, chúng ta phải nhìn nhận vai trò lịch sử của tất cả các nhà lãnh đạo Đảng và đất nước, trong đó có Stalin”, bức thư có đoạn viết.
Đau lòng thay, thay vì phải ủng hộ ý kiến chỉ đúng “tim đen” của trào lưu “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” này, Bộ Chính trị lại triệu tập hội nghị khẩn cấp với mục tiêu xử lý “thế lực chống đối cải tổ”. Ngày 5/4/1988, báo Sự Thật đăng bài phản kích Nina Andreeva, rồi nhiều cơ quan báo chí khác đồng loạt phản kích. Không dừng ở đó, để “tát nước theo mưa”, báo chí còn xuyên tạc lịch sử Đảng, phủ định Cách mạng Tháng Mười, Chủ nghĩa Lenin và chính Lãnh tụ Lenin.
Thêm một bước sa lầy hơn, họ bãi bỏ môn học Chủ nghĩa Marx – Lenin trong nhà trường. Cơn lốc xét lại lịch sử ùa vào mọi trường học, thành phố, nông trường. Ngoài báo Đảng, xuất hiện thêm những tờ báo gọi là “vì dân”, “cấp tiến” như: Họa báo, Tia lửa và Tin tức Moskva, công khai tấn công, phỉ báng những tượng đài ý thức hệ Xô viết.
Một bộ máy thông tin đại chúng đồ sộ được sử dụng vì mục đích này. Cơ quan thông tin đối ngoại của Mỹ có hơn 8.000 nhân viên, xuất bản 12 tạp chí bằng 27 ngôn ngữ từ phương Tây nhằm vào các nước xã hội chủ nghĩa.
Các đài phát thanh bằng hàng chục thứ tiếng ngày đêm xuyên tạc và bôi đen Chủ nghĩa Marx – Lenin. Tất cả tạo thành làn sóng chống bao trùm lên đất nước Xô Viết. Chúng cho rằng, đó là mưu sách “chiến thắng không cần đến chiến tranh”.
Khi đó, đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) đã từng có bài viết:
“Chúng ta cần phá hoại sự ổn định của Liên Xô và các nước vệ tinh, làm nảy sinh sự bất hoà giữa nhân dân và chính phủ của họ…
Chúng ta cần hết sức cố gắng khoan sâu rạn nứt giữa những người lãnh đạo của tập đoàn cộng sản khiến cho họ bất mãn và nghi nghờ lẫn nhau. Chúng ta cần thổi bùng ngọn lửa của chủ nghĩa dân tộc, khuyến khích sự phục hồi tình cảm tôn giáo đằng sau bức màn sắt”.
Sự thực là những năm trước khi Liên Xô sụp đổ, các tờ báo, thậm chí cả đảng viên, cũng lợi dụng tự do dân chủ chĩa mũi dùi vào Đảng, đánh quỵ uy tín của Đảng.
Ngày 28/12/1987, bài xã luận trên Báo Sự thật cho biết: Liên Xô khi đó có trên 30.000 tổ chức đoàn thể phi chính thức. Những tổ chức này ngang nhiên tuyên truyền chống Cộng, hô hào thành lập đảng đối lập và công đoàn độc lập. Thay vì đem những thông tin định hướng xã hội, những tờ bào này luôn hô hào kích động “Tự do, dân chủ, nhân quyền”. Trong khi đó, Đảng để tuột mất truyền thông khỏi bàn tay của mình.
MỞ TOANG CÁNH CỬA, BẤT CHẤP GIÓ ĐỘC
Gorbachev với tư cách Tổng bí thư đã mở toang cánh cửa để phương Tây hóa, phân hóa Liên Xô là sử dụng phương tiện thông tin đại chúng để thẩm thấu ý thức hệ. Hai đài phát thanh được thành lập ở Tây Âu nhằm vào Liên Xô, là đài Châu Âu Tự do và đài Tự do, hằng ngày phát thanh bằng 6 thứ tiếng, đưa tin về các sự kiện quốc tế, các sự kiện tại Liên Xô và các nước Đông Âu; tuyên truyền thành tựu, lối sống và giá trị quan của xã hội phương Tây.
Bên cạnh đó, đài BBC phát bằng 40 thứ tiếng, rồi đài Sóng điện Đức bằng 35 thứ tiếng. Bốn đài phát thanh này hằng ngày chĩa vào Liên Xô và Đông Âu, với trọng điểm là phủ định lịch sử cách mạng Liên Xô, phóng đại, thổi phồng những vấn đề xã hội của Liên Xô và các nước Đông Âu, kích động tâm lý bất mãn, hướng sự bất mãn này vào Đảng Cộng sản và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Người ta tài trợ cho một số cơ quan nghiên cứu lập phương án đánh vào những tình cảm nhân dân Liên Xô dành cho Lãnh tụ Lenin và Stalin. Các tác phẩm chống Lenin và Stalin xuất hiện đầy rẫy trên các báo, đài phát thanh, đài truyền hình, phim ảnh… Họ kích động nhân dân Liên Xô, đề nghị mai táng thi hài Lenin.
Phương Tây còn ca tụng tư duy cải tổ của Gorbachev, nhằm làm suy yếu và hủy bỏ uy tín của Đảng Cộng sản Liên Xô, của chế độ xã hội chủ nghĩa, tuyên truyền cho cái gọi là cuộc sống tươi đẹp ở phương Tây và tính ưu việt của chế độ tư bản. Gorbachev không những mất cảnh giác, mà còn cổ vũ việc tiếp nhận ảnh hưởng từ phương Tây.
Tại cuộc họp của Bộ Chính trị năm 1985, Gorbachev đã nói: “Người Liên Xô phải tiếp xúc trực tiếp với người nước ngoài, đừng sợ, rồi mọi người sẽ thấy thế giới thật bao la, muôn màu muôn vẻ”.
Tháng 12/1988, Liên Xô ngừng gây nhiễu những đài phát thanh phương Tây vốn được coi là đài phản động, đồng thời chi 4 triệu rúp nhập khẩu báo chí của phương Tây về bán công khai, điều này đã tiếp thêm sức tiến công của phương Tây vào Liên Xô.
Trước và sau những năm 1990, trào lưu tư tưởng vứt bỏ chủ nghĩa xã hội trong xã hội Liên Xô lên đến cao trào. Và không ít thế lực chính trị quyết định quay lưng với chủ nghĩa xã hội, đi thẳng đến chủ nghĩa tư bản.
Điều này hoàn toàn phù hợp với định nghĩa của phương Tây về cuộc tuyên truyền hữu hiệu nhất là “tuyên truyền để đối tượng đi theo hướng mà ta chỉ định nhưng lại làm cho đối tượng lầm tưởng rằng hướng đó là do đối tượng tự quyết định”.
Năm 1994, nhà văn Nga Yury Boldarev đã nhìn lại 6 năm bão táp trên trận địa tư tưởng ấy và chua chát nhận xét: “Trong 6 năm, báo chí đã thực hiện được mục tiêu mà quân đội châu Âu có trang bị tinh nhuệ nhất cũng không thể thực hiện được, khi xâm lược đất nước ta bằng lửa và kiếm vào những năm 1940. Quân đội đó có thiết bị kỹ thuật hàng đầu, nhưng thiếu một thứ. Đó là hàng triệu ấn phẩm mang vi trùng”.
Sau này, tháng 2/2012, Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng từng phát biểu tại Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” rằng: “Chính các nhà tư tưởng của chủ nghĩa đế quốc đã tổng kết, có việc 100 máy bay chiến đấu không thực hiện nổi nhưng chỉ cần 10 sứ giả là có thể hoàn thành; một đài phát thanh cũng có thể bình định xong một đất nước; ngày nay làn sóng điện thay thế các thanh gươm; cây bút là phương tiện đi vào trái tim, khối óc con người; 1 USD chi cho tuyên truyền thì có tác dụng ngang với 5 USD chi cho quốc phòng; kích động vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo là 4 đòn đột phá, 4 mũi xung kích chọc thủng mặt trận tư tưởng chính trị”.
BUÔNG LỎNG QUẢN LÝ BÁO CHÍ LÀ BỎ TRỐNG TRẬN ĐỊA TƯ TƯỞNG
Khi Tổng bí thư Đảng cộng sản Liên Xô Mikhail Gorbachev phát động chính sách “cải tổ”, hai “công cụ hỗ trợ” rất quan trọng được các cố vấn của ông ta tham mưu, đề xuất sử dụng là thúc đẩy “đa nguyên ý kiến” và “công khai hóa” trong xã hội Xô viết. Lúc đầu cũng chỉ là “đa nguyên ý kiến”, chưa phải là đa đảng, và “công khai hóa” trong lĩnh vực báo chí – xuất bản, chứ chưa chạm đến công khai, minh bạch trong quản lý xã hội, quản lý kinh tế…
Hai “công cụ hỗ trợ” này đã giúp Mikhail Gorbachev và ê-kíp của ông ta “bật đèn xanh” rất thoáng cho những phát biểu công kích Đảng và chế độ Xô viết, xuyên tạc lịch sử đất nước, bôi nhọ nhiều nhà lãnh đạo, người có công trong việc tạo lập, xây dựng và bảo vệ Nhà nước Liên bang Xô viết.
Trong điều kiện cải tổ, truyền hình, phát thanh, nhà xuất bản, báo chí Liên Xô dường như được “tự do” hoạt động, hàng loạt chương trình, ấn phẩm đủ thể loại được cho là “dũng cảm” mổ xẻ những trang “đen tối” của Đảng cộng sản, Nhà nước và quân đội Xô viết.
Cùng với đó, đường phố, quảng trường, công viên, nhất là tại những đô thị lớn như thủ đô Moskva, thành phố Saint Petersburg, trở thành nơi tập hợp, thành diễn đàn của các phe nhóm chống Đảng Cộng sản Liên Xô. “Đa nguyên ý kiến” và “công khai hóa” lan rộng, thì các đảng chính trị mới đối lập với Đảng cộng sản Liên Xô liên tiếp ra đời, tất cả đều đòi thủ tiêu vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Liên Xô đã được thể chế hóa trong Hiến pháp.
Trước cải tổ, Liên Xô có hệ thống tuyên truyền khổng lồ; báo chí Liên Xô xuất bản có tới hơn 8.000 loại, phát hành 173 triệu bản; có hơn 5.000 tạp chí, phát hành hơn 200 triệu bản; tổng thời lượng phát thanh một ngày đêm của đài Trung ương, địa phương và quốc tế vượt trên 1.300 giờ.
Thế nhưng, từ năm 1990 báo chí cấp tiến ở Liên Xô mọc như nấm sau mưa. Tạp chí Tình hữu nghị nhân dân các dân tộc, lượng phát hành năm 1985 chưa tới 120.000 bản, năm 1990 trên 1 triệu bản. Tạp chí Thế giới mới, lượng phát hành năm 1985 chỉ có 420.000 bản, năm 1985 tăng lên tới 2,5 triệu bản. Tuần báo Con số và sự thực năm 1991 phát hành 24 triệu bản; họa báo Ngọn lửa nhỏ năm 1988 phát hành 1,8 triệu cuốn, năm 1990 phát hành 7,6 triệu cuốn. Sáu tháng đầu năm 1990, các loại ấn phẩm “không chính thức” trong lãnh thổ Liên Xô đã lên tới trên một nghìn loại.
Luật xuất bản báo chí Liên Xô chính thức ban hành, bất cứ công dân Liên Xô tuổi đủ 18 nào cũng đều có thể có được tư cách đăng ký xuất bản. Nhiều đơn vị báo chí tuyên bố “tự chủ làm báo”, hoàn toàn thoát ra khỏi sự ràng buộc của Đảng Cộng sản Liên Xô và cơ quan chủ quản. Một số đơn vị báo chí của Đảng Cộng sản Liên Xô hoặc của nhà nước trở thành ấn phẩm xã hội hoặc do tập thể biên tập viên, phóng viên sở hữu. Báo Tin tức trực thuộc Xô viết Tối cao Liên Xô hơn 70 năm trở thành báo của phe cấp tiến, có nguồn vốn nước ngoài kiểm soát và “đánh” chính cơ quan chủ quản sinh ra nó. Trong các tờ báo đã đăng ký thủ tục, Đảng Cộng sản Nga chỉ nắm 1,5%.
Tờ họa báo Ngọn lửa nhỏ sau khi thay Tổng Biên tập đã biến thành trận địa nhục mạ quân đội Liên Xô, bôi nhọ lịch sử. Tờ Thông báo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng lại có những bài viết bôi nhọ và xét lại lịch sử Liên Xô chiếm tới 2/3 khổ báo.
Báo chí bị thương mại hóa nhanh chóng. Một số tờ báo nghiêm túc từng bán chạy như báo Đoàn viên thanh niên cộng sản cũng rớt xuống thành “báo lá cải đầu đường”, thường xuyên đăng những nội dung tình dục, loạn luân nhằm thu hút độc giả. Báo chí, truyền hình, phát thanh, nhà xuất bản đua nhau theo đuổi lợi nhuận, không những quên đi trách nhiệm chính trị.
Một số cơ quan báo chí Liên Xô khi đó vẫn kiên định lập trường kiên quyết bảo vệ chủ nghĩa xã hội và Nhà nước Liên bang Xô viết thì bị coi là “bảo thủ”, phải hứng chịu những cuộc công kích dữ dội, thậm chí lực lượng chống Đảng cộng sản Liên Xô có những ngày tổ chức mua hầu hết số lượng báo chí xuất bản, dồn lại châm lửa đốt rụi tại các địa điểm công cộng.
Nhà báo Nguyễn Đăng Phát, Phóng viên thường trú Thông tấn xã Việt Nam tại Liên Xô/Nga giai đoạn 1989-1993, người chứng kiến những năm tồn tại cuối cùng của Liên bang Xô viết, Tổng Thư ký Hội Hữu nghị Việt-Nga, nhớ lại:
“Dựa trên “tâm trạng xã hội” do chính sách đa nguyên ý kiến và công khai hóa khuấy động lên như vậy, hoạt động nghị trường trong khuôn khổ Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô và Xô viết Tối cao Liên Xô cũng sục sôi như không khí ngoài đường phố. “Nóng” nhất là những cuộc tranh cãi, những lời hô hào đòi bỏ Điều 6 của Hiến pháp Liên Xô (về vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Liên Xô).
Rốt cuộc, Điều 6 bị xóa bỏ, Đảng cộng sản Liên Xô trở thành một đảng “bình thường” như những chính đảng khác đã ra đời ồ ạt như nấm mọc sau cơn mưa… Từ đây, đường đến chỗ Liên bang Xô viết sụp đổ không còn xa nữa”.
Ngay sau khi Mikhail Gorbachev trở thành Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô vào năm 1985, Alexander Yakovlev, người được mệnh danh là “kiến trúc sư cải tổ”, “cha đẻ công khai hóa” của Liên Xô và “điệp viên có ảnh hưởng” của Mỹ, đã nhanh chóng được đề bạt làm Trưởng ban Tuyền truyền Trung ương.
Dưới sự tác động và chỉ đạo của ông ta, nhiều tờ báo hàng đầu và có ảnh hưởng lớn của Liên Xô lúc đó đã được thay ban lãnh đạo bằng những người ủng hộ chính sách “cải tổ” do Gorbachev đưa ra.
Chính điều này đã tạo điều kiện cho truyền thông “trở mặt” và bắt đầu thao túng dư luận, nhằm thay đổi nhận thức và tư tưởng của mỗi người dân. Một số tờ báo và tạp chí “cấp tiến” quay sang đả kích và bôi nhọ chế độ xã hội chủ nghĩa, khiến nhận thức và tư tưởng của dân chúng bị lung lay.
Trong bộ phim tài liệu “Tính trước nguy cơ” do Trung Quốc sản xuất, người ta đã công bố nhiều thông tin khó tin về một ủy viên Bộ Chính trị phụ trách công tác tuyên giáo như Yakovlev.
Là người có vị trí quan trọng như vậy nhưng ông ta hình như có sự thù hận đặc biệt đối với chữ chủ nghĩa xã hội, ông phủ định Cách mạng Tháng Mười, phủ định thành tựu xây dựng của Liên Xô. Trong con mắt ông, cái Liên Xô có chỉ có thể là tội ác. Sau này trong tác phẩm “Một cốc rượu đắng”, Yakovlev viết: “Chủ nghĩa Marx không đứng vững trong cuộc sống hiện thực Cách mạng Tháng Mười, đã chà đạp phong trào tiến tới dân chủ, làm cải cách ở Liên Xô tức là phải thụt lùi”. Ông hết lời ca ngợi, tán dương, cúi đầu sụp lạy, bái phục chủ nghĩa tư bản.
Dưới sự chỉ đạo của ông ta, các báo như Họa báo, Tia lửa và Tin tức Moskva công khai phủ định chủ nghĩa xã hội. Tạp chí Hữu nghị nhân dân năm 1989 đăng tiểu thuyết bôi xấu Stalin “Những đứa con của phố Arbat”, biến nó thành quả bom văn học phát hành lên tới một triệu bản. Ngày 12/6/1990, Luật Xuất bản Liên Xô được công bố, hợp pháp hóa việc tư nhân mở tòa báo.
Truyền hình cũng tương tự. Một số phóng viên trẻ mở hẳn một chương trình chính luận truyền hình trực tiếp trên kênh 1 công khai công kích và phê phán Đảng Cộng sản Liên Xô. Đầu năm 1989, bầu cử đại biểu nhân dân trên toàn Liên Xô được truyền hình trực tiếp biến thành kênh chống Liên Xô, chống cộng sản hợp pháp.
Lúc này, Đảng Cộng sản Liên Xô mất quyền chủ đạo trong lĩnh vực ý thức hệ. Stalin trở thành quỷ ác, Lenin thành tên vô lại. Cách mạng tháng Mười và chủ nghĩa xã hội chỉ là tai họa. Chủ nghĩa tư bản trở thành thiên đường…
Dưới sự điều khiển báo chí của Yakovlev, quá trình phá hoại Liên Xô vào cuối thập niên 1980 diễn ra không giống như một cuộc xung đột giai cấp, mà là sự thay đổi âm thầm trong nhận thức và tư tưởng của mỗi người. Được sử ủng hộ của Gorbachev, ông ta đã mặc sức phá hoại nền tảng văn hóa con người Xô viết bằng cách “giết dần giết mòn” nền tảng đó.
Sau khi chương trình “công khai hóa” bắt đầu có hiệu lực từ năm 1986, một số lượng lớn các tác phẩm văn hóa, vốn trước đây từng bị cấm xuất bản, đã được tung ra trước công chúng.
Ban đầu, người dân Liên Xô không biết tỏ thái độ thế nào với chính sách “công khai hóa”, cũng như đưa ra đánh giá như thế nào về những gì đang diễn ra. Mọi người chưa thể hình dung được những hậu quả cuối cùng sẽ ra sao khi bãi bỏ kiểm duyệt như vậy.
Người ta cho phép phát hành những tác phẩm công khai chỉ trích chính quyền Xô viết và mô hình chính quyền xã hội chủ nghĩa. Trong đó có những tác phẩm như: “Những đứa trẻ Arbat” của Rybakov, “Biến mất” của Trifonov, “Cuộc sống và số phận” của Grossman…
Cùng với các tác phẩm nghệ thuật, báo chí số ra theo kỳ cũng trở nên phổ biến, trong đó có “Luận chứng và sự kiện” (được đưa vào sách kỷ lục Guinness về số lượng phát hành lớn nhất thế giới với 30 triệu bản mỗi ngày), “Sự thật”, “Tin tức Moskva”, “Thế giới mới”, “Lao động”… Các chương trình truyền hình “Nhìn nhận”, “Trước và sau nửa đêm”, “Bánh xe thứ năm” trở nên rất nổi tiếng. Bảng xếp hạng các chương trình truyền hình cho thấy chúng chiếm những vị trí đầu tiên.
Qua những chương trình truyền hình này, khắp mọi nơi người ta bắt đầu bàn tán về sự không hoàn hảo của hệ thống xã hội chủ nghĩa, những ưu điểm của phương Tây, thậm chí còn xét lại lịch sử khi đề cấp đến vai trò lãnh đạo của Stalin và tác hại của Cách mạng Tháng Mười đối với nước Nga. Tại thời điểm đó, thể hiện rõ nhất sự thay đổi nhanh chóng trong tư duy và nhận thức của người dân.
“Công khai hóa” đã dần dần phá hủy toàn bộ nguyên tắc và nền tảng vốn đã hình thành từ trước đó rất lâu. Báo chí bắt đầu đăng tải những bài viết theo chính sách “ngu dân” về đề tài lịch sử và kinh tế kiểu như: “Cả đời các bạn chỉ được nghe những điều giả dối, nhưng bây giờ chúng tôi sẽ nói ra cho các bạn toàn bộ sự thật”.
SAI LẦM TRONG TIẾP NHẬN VĂN HÓA, XA RỜI CHỦ NGHĨA MARX - LENIN
Bộ máy tuyên truyền của Liên Xô từng được coi là một trong những bộ máy hoạt động mạnh và có ảnh hưởng nhất trên thế giới. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền cũng cần được đổi mới phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn phát triển xã hội, trong đó có sự phát triển văn hóa quần chúng ở phương Tây.
Nếu Liên Xô không cản trở dòng nhạc mới và phong cách thời trang, mà ngược lại, nên củng cố và phát triển xu hướng này, thì nước này đã cho thấy rằng, không chỉ trong vũ trụ, mà còn trong những lĩnh vực này họ là người đi tiên phong trên thế giới. Liên Xô lẽ ra phải đi đầu trong mọi lĩnh vực, mặc dù chế độ Xô viết được coi là ở thời kỳ tốt nhất vào thời điểm đó.
Trong những thập niên từ 1960 đến 1980, nước này đã sản xuất ra những bộ phim hay nhất được đưa vào “Quỹ văn hóa thế giới vàng”. Thậm chí ngày nay, nhiều người vẫn say sưa và thích thú xem đi xem lại những bộ phim này. Nhưng cuối cùng, thời trang và âm nhạc phương Tây đã lấn át mọi thứ. Đối với thiếu niên Liên Xô, việc nghe nhạc trong nước hay mặc trang phục Liên Xô đi dạo sẽ làm mất đi thể diện của họ.
Phần lớn người dân Liên Xô lúc đó, do tác động của truyền thông báo chí với chính sách “công khai hóa”, nên muốn có cuộc sống “như ở phương Tây”. Và họ đã đạt được điều đó, nhưng rồi cuối cùng nhận ra rằng, những chiếc quần jean không phải là giá trị cơ bản trong cuộc sống. Các học thuyết, mà trước hết là chủ nghĩa Marx – Lenin, đã bị bỏ lại phía sau rất xa, thậm chí còn bị lãng quên.
“Học thuyết Marx – Lenin nhất định phải được phát triển có tính đến những thay đổi diễn ra trên thế giới, nhưng hiện không ai làm điều này và cũng không có những nhà tư tưởng như vậy để làm. Nhưng Lenin vẫn không ở lại phía sau chúng ta, mà là đang ở phía trước.
Rồi thời đại của Người chắc chắn sẽ quay trở lại sau bao năm bị lãng quên, cố tình im lặng về nhân vật vĩ đại nhất trong lịch sử nước Nga này”, ông Grigory Trofimchuk, chuyên gia trong lĩnh vực chính sách đối ngoại, quốc phòng và an ninh, Chủ tịch Hội đồng chuyên gia Quỹ nghiên cứu Á-Âu, nhận định.
XÂY DỰNG PHÁO ĐÀI TƯ TƯỞNG VỮNG CHẮC
Sinh thời, V.I. Lenin từng nêu một luận điểm nổi tiếng: “Một cuộc cách mạng chỉ có giá trị khi nào nó biết tự vệ”. Còn Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta thì luôn đề cao giáo dục truyền thống cho các thế hệ mai sau.
Người căn dặn: “Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”; “Chúng ta phải ra sức bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hòa bình, cho nên chúng ta phải củng cố quốc phòng…”. Theo Người: “Tự vệ là bảo vệ lấy mình, lấy gia đình mình, rồi đến thành phố mình, nước mình”.
Đảng Cộng sản Việt Nam và đất nước ta đã vượt qua cơn địa chấn làm sụp đổ châu Âu và chao đảo thế giới. Có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân hàng đầu ở chỗ không để rạn vỡ hay sụp đổ về ý thức hệ, về nền tảng tư tưởng của Đảng. Chỉ ít ngày sau khi ở Liên Xô người ta tuyên bố từ bỏ điều 6 Hiến pháp về vai trò lãnh đạo của Đảng, Tổng Bí thư Đỗ Mười khẳng định: “Trong đường lối của mình, Đảng ta và nhân dân ta quyết tâm không gì lay chuyển nổi đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Đó là con đường đúng đắn nhất”
Phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh tại Đại hội lần thứ VII của Đảng càng chứng minh sự thống nhất của toàn Đảng, toàn dân ta trước sóng gió thời cuộc: “Đáng tiếc là ngay trong hàng ngũ những người cộng sản cũng có hiện tượng giao động về lập trường, những khuynh hướng phủ định các thành tựu từ đó dẫn đến phủ định con đường xã hội chủ nghĩa. Trong bối cảnh phức tạp như vậy, điều đặc biệt có ý nghĩa là qua đợt góp ý xây dựng các dự thảo văn kiện đại hội, hầu hết các ý kiến đều nhất trí khẳng định mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhân dân ta đã lựa chọn, khẳng định toàn Đảng toàn dân ta quyết tâm theo đuổi đến cùng con đường dẫn tới mục tiêu ấy”.
Có thể thấy rõ hết hành trình khẳng định tư duy và bản lĩnh của Đảng qua một số tóm tắt các quan điểm trong một số văn kiện của Đảng dưới đây:
Chúng ta đã không đi vào vết bánh xe đổ nhưng nguy cơ, thách thức không phải là đã hết. Trong giai đoạn hiện nay cũng như vừa qua, đã có nhiều biểu hiện trào lưu xét lại lịch sử, phủ nhận quá khứ hết sức nguy hiểm. Không phải ngẫu nhiên mà Đảng xác định một trong 9 biểu hiện “tự diễn biến, tự chuyển hóa” là: “Nói, viết, làm trái quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Hạ thấp, phủ nhận những thành quả cách mạng; thổi phồng khuyết điểm của Đảng, Nhà nước. Xuyên tạc lịch sử, bịa đặt, vu cáo các lãnh tụ tiền bối và lãnh đạo Đảng, Nhà nước”.
Chúng ta phải làm tốt hơn nữa việc giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, để lịch sử như tấm gương soi, giúp thế hệ sau soi vào cả quá khứ và hiện tại, tương lai với sự trân trọng, biết ơn, rút ra những bài học kinh nghiệm quý giá.
Đối với báo chí, truyền thông, phải luôn tăng cường sự lãnh đạo của Đảng để phát huy tốt nhất vai trò là vũ khí tư tưởng sắc bén của Ðảng và Nhà nước, là cầu nối giữa Ðảng, Nhà nước với nhân dân, là phương tiện quan trọng tuyên truyền phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng Ðảng và hệ thống chính trị, là diễn đàn để nhân dân tham gia quản lý xã hội, giám sát quyền lực.
Bài học của Đảng Cộng sản Liên Xô 30 năm mà như mới hôm qua. Mới đây nhất, trong Hội thảo khoa học “Báo chí với nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng” được tổ chức tại Hà Nội, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, đã nhấn mạnh: “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cả hệ thống chính trị. Mỗi cơ quan báo chí phải là “pháo đài” chính trị tư tưởng vững chắc trong đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch”.
Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bản cho biết '30 NĂM LIÊN XO SUP ĐỐ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Bài 4: NHỮNG VŨ KHÍ TƯ TƯỞNG MANG HÀNG TRIỆU VI TRÙNG'