Thứ Ba, 25 tháng 5, 2021

7 NĂM TÙ CHO TÊN GIẶC TỔ CHỨC CHO BỆNH NHÂN 1440 NHẬP CẢNH TRÁI PHÉP

 Ngày 24/5, TAND tỉnh An Giang tuyên phạt Phan Phi Hùng (42 tuổi, ngụ ấp Bình Di, xã Khánh Bình, huyện An Phú, tỉnh An Giang) mức án 7 năm tù về tội Tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép. Cùng tội này, các bị cáo Phạm Thanh Hập (26 tuổi), Trương Chí Tài (30 tuổi), Trang Văn Út (32 tuổi) và Lê Văn Dính (31 tuổi, cùng ngụ huyện An Phú) mỗi người bị phạt từ 2-5 năm tù.

Theo cáo trạng và lời khai của các bị cáo, HĐXX sơ thẩm xác định Hùng là người đã móc nối với Tài, Dính, Hập, Út để đón bệnh nhân mắc Covid-19 (số 1440) và những người khác nhập cảnh phép từ Campuchia về Việt Nam. Các bị cáo cũng tổ chức xe đưa những người nhập cảnh trái phép về đến nhà khi có yêu cầu.
Chiều ngày 23/12/2020, Hùng được một người bên Campuchia gọi điện báo có 9 người muốn về Việt Nam vào hôm sau. Hùng điện thoại cho Tài, Dính, Hập, Út biết và kêu Út kiếm thêm một xe 7 chỗ để chở khách. Sau khi nhận 9 khách nhập cảnh trái phép về Việt Nam tại bến sông Bình Di vào rạng sáng 24/12/2020, Hùng sắp xếp cho Hập, Tài và Dính dùng xe máy chở về nhà của Hập. Tại đây, 6 người khách lên ôtô 7 chỗ đến tỉnh Long An và TP.HCM; 3 người còn lại Hùng tổ chức đưa về Cà Mau và TP.HCM.
Ngày 25/12/2020, Hùng được một người bên Campuchia đưa 6,5 triệu đồng. Bị cáo này lấy 1 triệu, đưa Út 4 triệu và Tài, Dính, Hập mỗi người 500.000 đồng. Khi biết được 4/9 người nhập cảnh từ Campuchia mắc Covid-19, Hùng bỏ trốn lên Bình Dương. Cơ quan chức năng xác định 4 người nhiễm nCoV là các bệnh nhân 1440, 1451, 1452 và 1453. Ngày 1/1, nhóm của Hùng bị Công an tỉnh An Giang khởi tố, bắt tạm giam đến nay.
Tại tòa, Hùng với 4 đồng phạm đã thành khẩn khai báo, tỏ ra ăn năn hối cải và cam kết không tái phạm. Khi nói lời sau cùng, các bị cáo đã xin HĐXX giảm nhẹ hình phạt để sớm trở về hòa nhập với cộng đồng.
Bệnh nhân 1440 ở cùng 2 phụ nữ mắc Covid-19 tại Malaysia. Sau khi anh này liên hệ, gia đình bỏ tiền để đưa thanh niên này về nước. Anh ta cùng người phụ nữ ở Đồng Tháp (bệnh nhân 1452) nhập cảnh trái phép qua khu vực cửa khẩu Long Bình, tỉnh An Giang.
Sau đó, họ đi chung xe 7 chỗ cùng một số người vượt biên trái phép khác. Nữ bệnh nhân 1452 về Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, còn bệnh nhân 1440 về nhà ở huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Hình: Phan Phi Hùng (giữa) và các đồng phạm
Có thể là hình ảnh về một hoặc nhiều người, mọi người đang đứng, mọi người đang ngồi và trong nhà

SỨC MẠNH VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH COVID-19 LÀ SỰ ĐOÀN KẾT, TƯƠNG TRỢ

 <Niềm Tin>

Còn nhớ những ngày Đà Nẵng tình hình dịch COVID – 19 căng thẳng, nhiều địa phương trong cả nước đã hướng về Đà Nẵng để ủng hộ cả tinh thần lẫn vật chất, nhờ vậy Đà Nẵng đã vượt qua những ngày khó khăn trong phòng, chống dịch bệnh. Các y-bác sỹ; đội ngũ cán bộ, chiến sỹ của lực lượng “Vũ Trang” lên đường ủng hộ vùng dịch với tinh thần quyết tâm – chống dịch như chống giặc, nhờ vậy mà thời gian qua đã nhiều địa phương khoanh vùng, dập dịch thành công. Vốn dĩ, những điều này xuất phát từ tinh thần đoàn kết, đùm bọc, yêu thương của nhân dân Việt Nam.
Những ngày qua, tại Bắc Ninh, Bắc Giang xuất hiện các ổ dịch căng thẳng, một số địa phương trong các tỉnh này đã thực hiện lệnh giãn cách xã hội. Cùng với tinh thần chống dịch của bà con nơi đây, các tình nguyện viên, các đơn vị bệnh viện đã không ngần ngại gian khổ, không sợ nguy hiểm để đến vùng dịch cùng bà con nơi đây khoanh vùng, dập dịch. Những tinh thần, nghĩa cử cao đẹp đó đã làm cho bà con vùng dịch cảm thấy yên tâm, ấm lòng vượt qua khó khăn trong những ngày dịch. Trong những ngày cao điểm vừa qua, đã có 130 cán bộ, y bác sĩ thuộc Học viện Quân y chi viện cho cuộc chiến chống Covid-19 tại tỉnh Bắc Giang; Đoàn thầy thuốc tình nguyện gồm 200 y, bác sĩ, nhân viên y tế tình nguyện của Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí cùng trang thiết bị hiện đại đã lên đường hỗ trợ tỉnh Bắc Giang xét nghiệm dịch Covid-19.... và còn nhiều tình nguyện viên ở các địa phương khác cũng đang hướng đến Bắc Giang, Bắc Ninh để hỗ trợ công tác chống dịch đạt được hiệu quả cao nhất.
Dịch bệnh vẫn đang diễn ra căng thẳng chưa có dấu hiệu dừng lại, việc kiểm soát dịch cũng đang trở nên rất khó khăn cùng với những thiếu thốn về cơ sở, vật chất cộng với thời tiết trong những ngày nắng nóng đã tạo nên áp lực lớn cho cả người dân và lực lượng tuyến đầu chống dịch. Tuy nhiên, tất cả người dân nơi đây cũng đang đồng hành với lực lượng chống dịch để vượt qua những khó khăn đó. Tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lần nhau hơn bao giờ hết đang trở nên thắt chặt, gắn bó hơn, dù khó khăn đến đâu cũng cố gắng cùng nhau để vượt qua cơn đại dịch thế giới. Hi vọng rằng, mỗi người dân chúng ta cùng nhau tiếp thêm động lực cho lực lượng tuyến đầu chống dịch, hãy chung tay thực hiện các yêu cầu, khuyến cao của Bộ y tế, lực lượng chống dịch, đặc biệt là không nên chia sẻ những thông tin sai sự thật về công tác phòng, chống dịch bệnh để không làm ảnh hưởng đến công tác chống dịch nói chung của cả nước.
Có thể là hình ảnh về một hoặc nhiều người, mọi người đang đứng, quân phục và ngoài trời

LẠI THÊM MỘT TUỒNG "TỰ ỨNG CỬ"

 Hiện nay, hai xu hướng chính đang được các tổ chức và đối tượng chống phá, cơ hội chính trị sử dụng để phá hoại bầu cử là “tẩy chay bầu cử” và thực hiện chiêu trò “tự ứng cử”. Hai xu hướng trên mới nghe thì có vẻ như trái chiều, nhưng thực chất, dù thể hiện dưới hình thức nào thì cái đích cuối cùng vẫn là phá hoại bầu cử.

Bầu cử là cách thức người dân thực hiện quyền lực nhà nước của mình, lựa chọn ra những đại biểu mà mình tín nhiệm để tham gia vào các cơ quan dân cử, trong đó cao nhất là Quốc hội. Khi nói về bầu cử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức, để gánh vác công việc nước nhà.Trong cuộc tuyển cử, hễ là người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử; hễ là công dân đều có quyền đi bầu cử. Không phân chia gái trai, giầu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam đều có hai quyền đó”.
Trước hết, nói về chiêu trò “tự ứng cử”, có thể thấy một loạt đối tượng cơ hội chính trị, thậm chí là những đối tượng phạm pháp, đang tích cực lên mạng rêu rao về bản thân, tiến hành làm hồ sơ để “tự ứng cử đại biểu Quốc hội”. Những cái tên có thể kể đến là Lê Dũng Vova, Lê Trọng Hùng, Nguyễn Đình Cống, Lê Chí Thành…
Dĩ nhiên, các “nhà dân chủ” thừa biết bản thân mình không đủ tư cách, điều kiện để tham gia ứng cử Đại biểu Quốc hội và chắc chắn sẽ bị “loại từ vòng gửi xe”, nhưng vẫn tích cực “ứng cử”. Hiển nhiên, đây chẳng phải là một sự “ngây thơ” của các “nhà hoạt động”, mà nó là một chiêu trò chống phá có chủ đích, vô cùng thâm hiểm.
Không phải ngẫu nhiên mà mọi hoạt động “tự ứng cử” của các “nhà dân chủ” đều được cập nhật một cách thường xuyên lên mạng xã hội. Bằng thủ đoạn này, các đối tượng đang cố biến tướng, đánh lạc hướng dư luận, hình thành một sự lầm tưởng rằng Đảng, Nhà nước “gây khó dễ” cho những người tham gia ứng cử; tạo cớ cho các “mõ làng” núp bóng báo chí như BBC, VOA, RFA, RFI, Thoibao.de… lên bài vu khống cuộc bầu cử tại Việt Nam là “thiếu tự do, dân chủ”, kích động. Sau khi “ứng cử thất bại”, chúng sẽ vận dụng đến chiêu bài thứ hai: tẩy chay bầu cử.
Nếu như việc tự ứng cử là chiêu trò “ném đá giấu tay”, thì “tẩy chay bầu cử” là hoạt động chống phá trực tiếp. Các đối tượng rêu rao nhiều thông tin, luận điệu sai trái để bôi bẩn hoạt động bầu cử tại Việt Nam như “Cuộc bầu cử Quốc hội do Đảng Cộng sản lãnh đạo không thể hiện ý chí, nguyện vọng của Nhân dân nên không cần đi bỏ phiếu”, “bầu cử tại Việt Nam không có tự do, dân chủ”, “phải thay đổi chế độ bầu cử tại Việt Nam”, “bầu cử không có nghĩa lý gì”…
Từ đây, các “nhà dân chủ” bắt đầu tung ra những luận điệu đòi phải thay đổi “những quy định khắt khe” về đề cử, ứng cử, lập danh sách ứng viên, bãi bỏ việc hiệp thương, xóa bỏ quan điểm “Đảng cử dân bầu”.
KHÔNG THỂ MƠ HỒ, MẤT CẢNH GIÁC TRƯỚC BẦU CỬ
Bầu cử là một trong những thời điểm rất nhạy cảm. Những người được bầu tham gia vào cơ quan quyền lực Nhà nước nếu không được sàng lọc kỹ lưỡng, cẩn trọng thì rất có thể sẽ trở thành các “mầm mống tự diễn biến, tự chuyển hóa” ngay trong lòng Quốc hội. Thực tế, các đối tượng “dân chủ” vẫn luôn tìm mọi cách để lẻn vào Quốc hội, biến nghị trường trở thành diễn đàn rêu rao các thông tin, luận điệu sai trái. Thậm chí, nếu có được quyền lực được Nhân dân giao phó, các đối tượng này sẽ tiến hành hướng lái công tác lập pháp, từ đó tiến đến thay đổi thể chế chính trị của đất nước. Đồng thời, chúng ta cũng không thể chủ quan trước nguy cơ đến từ thủ đoạn cài cắm, móc nối, thu thập tình báo, phá hoại nội bộ của các thế lực thù địch.
Những chiêu trò đòi chống phá bầu cử, đòi “thay đổi những quy định khắt khe về đề cử, ứng cử” thực chất là thủ đoạn để mở rộng cửa cho các phần tử thiếu tiêu chuẩn tham gia vào các cơ quan quyền lực Nhà nước. Nếu nhẹ dạ, cả tin, chúng ta sẽ rất dễ bị mắc vào bẫy của các “con buôn dân chủ” và các thế lực thù địch, tự tay lấy đá đập vào nền hòa bình, ổn định của đất nước.
Cuộc bầu cử toàn dân, với tầm quan trọng quyết định đến vận mệnh của đất nước, không thể có chỗ cho những sự mơ hồ, thiếu cảnh giác tồn tại. Cần phải nhanh chóng, kiên quyết vạch trần các âm mưu, hoạt động chống phá bầu cử mà các đối tượng xấu đang tiến hành để kịp thời đấu tranh, phản bác, ngăn chặn một cách hiệu quả./.
Có thể là hình ảnh về 2 người

TINH THẦN BẤT KHUẤT CỦA NGƯỜI VIỆT NAM

 <Duy Tân>

Nếu có ai hỏi tôi “Giá trị lớn nhất của người Việt Nam là gì?”, tôi sẽ trả lời ngay rằng “Cái giá trị lớn nhất của người Việt-Nam là cái ý chí tự cường bất khuất của chúng tôi”. Trong suốt hàng ngàn năm lịch sử, chúng tôi – nhân dân Việt Nam chưa khuất phục dưới bất kỳ một đất nước nào. Người Việt trong suốt quá trình tranh đấu liên tục đã biết giữ mình để được tồn tại qua những giai đoạn vô cùng gian lao, trước những kẻ thù nguy hiểm, mạnh mẽ hơn mình gấp bội. Chúng ta đã từng nói đến những kẻ thù khá quan trọng không ngừng đe dọa dân tộc duy nhất trên địa cầu này đã từng chiến đấu, và đã chiến thắng những kẻ xâm lược có khuôn mặt lớn lao nhất ở trong lịch sử loài người. Chúng tôi luôn đoàn kết, đứng lên đấu tranh, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân. Và hôm nay, trong cuộc chiến với dịch Covid-19, giá trị ấy, tinh thần lại trỗi dậy một cách mạnh mẽ.
Đại dịch Covid – 19 đã làm ảnh hưởng tới cuộc sống của nhân dân trên toàn Thế giới. Hiện nay, virus đã làm hơn 3 triệu người trên thế giới tử vong, kinh tế chậm và gây ra nhiều tổn thất cho các Quốc gia. Sau một thời gian tạm yên ả, đất nước đã trở lại trạng thái bình thường mới để khôi phục kinh tế - xã hội. Thế nhưng chỉ mới đây thôi, COVID-19 đã bất ngờ quay lại, Việt Nam lại bắt đầu một “cuộc chiến” mới với tinh thần sẵn sàng ứng phó, đẩy lùi đại dịch. Trong cuộc chiến này, tinh thần đoàn kết, tương trợ của dân tộc Việt Nam chính là “liều thuốc” quý để đất nước một lần nữa bước qua đại dịch. Mỗi cá nhân ý thức sẽ xây dựng được một tập thể vững mạnh, một thể khối đoàn kết, một dân tộc kiên cường bất khuất. Không thể có một gian khó nào cản bước được dân tộc ta đi lên.
Những ngày vừa qua, mạng xã hội lan tỏa những thông tin, hình ảnh trong các ổ dịch Bắc Giang, Điện Biên,… Hình ảnh những y bác sỹ nằm gục dưới đất để tiếp thêm năng lượng chuẩn bị cho đợt lấy mẫu xét nghiệm tiếp theo, những em bé trong bộ đồ bảo hộ người lớn hay hình ảnh chiến sỹ bộ đội Biên phòng không thể về chịu tang mẹ vì nhiệm vụ chống dịch,… Tất cả những hình ảnh đó đã chạm đến cảm xúc của người dân trên cả nước. Càng ở trong hoàn cảnh khó khăn và thời điểm tưởng chừng như xám xịt ấy, người ta lại thấy những điều cảm động và ấm áp có thể xảy ra. Khó khăn là thế, mệt mỏi là thế nhưng tất cả đều đồng sức, đồng lòng cùng nhau băng qua gian khó, cùng nhau cố gắng tạo nên một “thành trì” vững chắc chống Covid – 19.
“Nếu Anh không về
Nếu anh không về trong buổi chiều nay
Em đừng buồn và âu lo quá nhé
Nhớ đón con và động viên cha mẹ
Bởi Tổ quốc cần, anh chẳng thể ngồi yên...
Bao nhiêu người cũng rất muốn đoàn viên
Nhưng covid đang tràn lan đất nước
Anh không thể, nghĩ tình riêng mình được
Khi các bạn anh, bạc tóc, hao gầy
Ai cũng mong cho đất nước mỗi ngày
Không còn tin, người nhiễm thêm ca mới
Thương Tổ quốc, em ở nhà hãy đợi
Hết dịch rồi, anh sẽ lại về thôi...”
“Nếu anh không về” - tác giả Vũ Quốc Tuấn
Có thể là hình ảnh về một hoặc nhiều người và văn bản cho biết 'CHÚNG TA ĐÃ LÀM ĐƯỢC VÀ LẦN NÀY CŨNG THẾ Việt Nam hông Bao giờ THUA'

THÀNH CÔNG CỦA BẦU CỬ TẠI VIỆT NAM LÀ CÁI TÁT VÀO LUẬN ĐIỆU "PHI DÂN CHỦ"

 <Lam Hồng>

Không phải ngẫu nhiên mà 69 triệu cử tri trong nước đồng thuận bỏ phiếu bầu cử ngày 23/5, để có được điều đó là nỗ lực của hệ thống chính trị trong tạo cơ chế dân chủ cho người dân bầu cử. Việt Nam đang chứng minh cho thấy bên cạnh đổi mới kinh tế thì dân chủ của người dân đang có sự thay đổi.
Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII tiếp tục khẳng định quan điểm vừa đổi mới kinh tế đi cùng với điều chỉnh, đổi mới hệ thống chính trị đáp ứng yêu cầu giai đoạn mới. Do đó bầu cử lần này cũng là phép thử cho thấy những đổi mới trong tư duy và cách làm.
Tuy nhiên, vẫn còn còn tiếng nói "đối lập" cho rằng cuộc bầu cử tại Việt Nam là "phi dân chủ" của tổ chức Việt Tân ở hải ngoại. Qua điều này cần thấy rằng:
Thứ nhất, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp đã có hiệu lực thi hành, cơ chế chính sách cho bầu cử rõ ràng nên việc nói "phi dân chủ" là đơm đặt, mang tính cảm quan.
Thứ hai, người dân tự cầm lá phiếu, tự tay bỏ phiếu đó là dân chủ. Quy trình các bước bỏ phiếu đã được truyền thông nhấn mạnh nhiều ngày qua, người dân nắm kỹ danh sách ứng viên bầu từ trước, khu vực bầu khách quan. Hầu hết người dân bỏ phiếu xong đều cảm thấy trách nhiệm với lá phiếu của mình.
Việc tuyên truyền xuyên tạc bầu cử ở Việt Nam chỉ tồn tại ở các tổ chức phản động lưu vong, khi mà họ không có quyền được tham gia và lợi ích của những kẻ này không gắn liền với lợi ích của người dân và dân tộc Việt Nam.
Cho nên thắng lợi của cuộc bầu cử là cái tát vỗ mặt cho luận điệu "phi dân chủ" trong bầu cử tại Việt Nam.
Có thể là hình ảnh về văn bản

DƯ LUẬN VIÊN HAY NGƯỜI BẢO VỆ LẼ PHẢI

 <Ba Đặng>

​Nhiều kẻ có tư tưởng bất mãn với chế độ Xã hội Chủ nghĩa, bất mãn với Đảng, Nhà nước, bất mãn với những thành quả mà cách mạng Việt Nam đạt được liền đưa ra các luận điệu, bài viết xuyên tạc thiếu khách quan, sai sự thật nhằm bôi nhọ sự lãnh đạo Đảng và các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Các bài viết của chúng thường ngay lập tức nhận được rất nhiều gạch đá từ dư luận bất bình với hành động của chúng, thậm chí là xuất hiện rất nhiều các bài viết phản biện hay trên mạng xã hội. Những lúc như vậy, các tổ chức, đối tượng phản động thường rêu rao nói những phản biện ý nghĩa đó là của hội “dư luận viên dưới quyền Cộng sản” hay nói đó là “lũ bò đỏ”.
​Không biết thực sự có dư luận viên hay không nhưng nếu có dư luận viên thì đã làm sao? Dư luận viên không có vi phạm pháp luật hay đi ngược lại lợi ích của dân tộc Việt Nam mà chỉ có hội lũ phản động luôn vi phạm pháp luật Việt Nam, tìm mọi cách làm cho xã hội trở lên bất ổn, lôi kéo biểu tình, đập phá, bạo loạn giống các quốc gia như Myanmar, Thái Lan,… tiêu biểu như sự việc xảy ra tại Bình Thuận năm gây thiệt hại về kinh tế cho nước nhà.
​Bản thân chúng ta đều biết rằng Việt Nam là một quốc gia tự do và dân chủ. Người dân có quyền tiếp cận các nguồn thông tin khác nhau và Internet giúp thực hiện được điều đó một cách dễ dàng. Mọi thông tin tại Việt Nam đều được đưa lên internet, rồi các phương tiện thông tin đại chúng một cách rất minh bạch, người dân Việt Nam xem và hiểu rõ về tình hình đất nước. Nếu bạn sai, nói sẽ không ai nghe; còn nếu bạn đúng, người ta sẽ tin và nghe theo bạn. Họ thừa hiểu bản chất của hội lũ phản động và sẵn sàng đứng ra và trở thành các “dư luận viên” đê vạch trần các âm mưu cũng như thủ đoạn của chúng.
​Theo như lời lẽ của Việt Tân thì mỗi tháng “dư luận viên” nhận được 3 triệu. Tôi bật cười vì thử hỏi với một số tiền ít ỏi như vậy thì ai sẽ làm nghề “dư luận viên” mà chỉ có những người yêu nước, hiểu cái đúng, bênh vực lẽ phải mới đứng ra bảo vệ công lý, vạch mặt cái ác và trở thành “dư luận viên” mà thôi.
​Nếu vì tiền, vì 3 triệu như lời Việt Tân nói mà làm “dư luận viên” thì tin chắc rằng nhiều kẻ đã phản bội Tổ quốc lắm vì lương của phản động chắc gấp mấy lần cái đó. Những cái khác tôi không rõ nhưng có một điều chắc chắn rằng bè lũ phản động mới là những kẻ vì sự ích kỷ của bản thân, lợi ích cá nhân mà đứng ra chống đối lại Tổ quốc. Chúng bị đô la làm cho lóa mắt, không phân biệt được đúng sai, đi theo các thế lực thù địch.
​Những lời như vậy viết có đúng không?
Có thể là hình ảnh về ‎văn bản cho biết '‎Việt Tân 12 tháng 5 lúc 07:30 DULUẬN VIÊN" ...HỌ LÀ AI?! AI Nhìn chẳng khác gì những... bóng ma. Trong quài hủ tíu via hè, 2 thanh niên tâm sự... sự....Xem Xem thêm DIر LUẬN VIỀN HOLÀ' HO 0Ι?‎'‎

SỰ TRỪNG PHẠT ĐÍCH ĐÁNG

 Bức ảnh “Sự trừng phạt đích đáng” của nghệ sĩ nhiếp ảnh Quang Văn tái hiện hình ảnh người nữ dân quân trong bộ quần đen, áo nâu, nai nịt gọn gàng, vai mang súng, tay kéo mảnh xác máy bay, bóng đổ dài trên bãi biển đã đoạt Huy chương Vàng tại Triển lãm ảnh nghệ thuật quốc tế Berlin, tháng 3/1970.

Vùng biển Hải Thịnh (huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) nằm ngay cửa sông Ninh Cơ là nơi trút khối bom, đạn còn lại trước khi hạ cánh của máy bay Mỹ sau khi bay ra đánh phá miền Bắc những năm 1966 – 1967. Để tăng cường sức chiến đấu nhằm bảo vệ địa bàn xung yếu, quan trọng này, Bộ Tư lệnh Quân khu 3 đã tăng cường cho xã Hải Thịnh, huyện Hải Hậu một đơn vị pháo phòng không, một Trung đội thuộc Tiểu đoàn 66 do Trung đội trưởng Phạm Quang Tuấn chỉ huy và một khẩu pháo 122 mm.
Ngày 15/01/1966, từng tốp máy bay Mỹ ồ ạt bay vào đánh phá miền Bắc. Khi trở về, hai chiếc máy bay Mỹ tách khỏi đội hình bay lao xuống vùng biển Hải Thịnh để trút nốt số bom còn lại. Ngay lập tức, lực lượng pháo phòng không khai hỏa. Đúng lúc đó, khẩu đội súng máy 12,7mm của Trung đội nữ dân quân xã Hải Thịnh cũng lập tức khai hỏa. Những tiếng nổ vang trời. Chiếc máy bay Mỹ F4 bốc cháy, vỡ tan ra từng mảnh, rơi lả tả xuống mặt đất, xuống biển. Chiếc máy bay còn lại hốt hoảng tháo chạy ra biển.
Sau khi bắn rơi máy bay, nhân dân Hải Thịnh rời công sự, phân công nhau đi thu gom xác máy bay đem về trụ sở của huyện. Cùng với các đồng chí, đồng đội của mình, nữ dân quân Hà Thị Nhiên đã kéo phần cánh máy bay của đế quốc Mỹ từ biển vào bờ.
Trong khoảnh khắc ấy, hình ảnh một cô nữ dân quân nhỏ nhắn, gương mặt xinh xắn, mặc áo vải nâu nhiều miếng vá, khoác khẩu súng trường trên vai, dùng dây thừng kéo xác máy bay có in hình quốc kỳ của Mỹ đã được nghệ sĩ nhiếp ảnh Quang Văn, khi đó là cán bộ phụ trách thông tin triển lãm của Nam Định, nhận nhiệm vụ về Hải Thịnh làm phóng sự ảnh quân và dân vừa chiến đấu vừa sản xuất để tuyên truyền, ghi lại bằng chiếc máy ảnh Rơ - lếch.
Đồng chí Hà Thị Nhiên từng kể: “Khi đó, chúng tôi được giao đi lượm lại những mảnh vỡ của chiếc máy bay bị bắn hạ về Ủy ban nhân dân xã. Điều tôi thực sự không ngờ tới là nhà nhiếp ảnh Quang Văn đã chụp tôi, vì lúc đó, tôi cùng các đồng chí khác đang phân công nhiệm vụ cho nhau”.
Tấm ảnh ngay lập tức được nhân dân cả nước hoan nghênh, đón chào và được trưng bày ở nhiều nơi, trong các phòng triển lãm, bảo tàng… Tháng 3/1970, bức ảnh đạt Huy chương Vàng tại Triển lãm ảnh nghệ thuật quốc tế Berlin, Đức.
Một ký giả nước ngoài khi nhìn bức ảnh đã thốt lên rằng: “Ôi! Kỳ diệu! Phải chăng đây là nữ vương Hòa Bình đang trừng phạt hành động của kẻ gây chiến tranh dã man, tàn ác?”.
Ở Nam Định, nhân dân truyền nhau câu thơ về hình ảnh của nữ dân quân Hà Thị Nhiên kéo mảnh xác máy bay:
Thần sấm, con ma, lũ giặc trời
Trúng đạn đâm nhào xuống biển khơi
Cô gái dân quân xã Hải Thịnh
Hiên ngang kéo xác máy bay rơi.
——
Nguồn: Bảo tàng QSVN
Ảnh: Quang Văn
Có thể là hình ảnh đen trắng về 1 người

KHI LŨ “KỀN KỀN MẠNG” CHỐNG DỊCH BẰNG “MÕM”

 <Nga Mi>

Năm 2014, Kevin Carter đã đạt giải Pulitzer (giải thưởng cao quý nhất của lĩnh vực báo chí) với tác phẩm “Âm thanh của im lặng”. Bức ảnh miêu tả một cậu bé gầy nhom chuẩn bị gục xuống đất vì đói và bên cạnh là một con kền kền đang đợi “thức ăn của mình”. Bức ảnh đã gây những tranh cãi gay gắt về tính nhân đạo và sự tàn khốc của lũ “kền kền” – những kẻ luôn chờ đợi người khác gục ngã để giẫm đạp lên.
Gần 10 năm sau, trước đại dịch Covid-19, một lũ “kền kền mạng” cũng sẵn sàng đợi những sơ hở của những “con mồi” để tấn công. Lũ “kền kền mạng” đó là ai? Có thể dễ dàng kể tên những RFA, BBC, “Việt Tân” luôn chờ đợi thông tin tiêu cực hoặc không khả quan về tình hình chống dịch Covid-19 của Việt Nam để bôi lem và vẽ lên một bức tranh ảm đạm của đất nước. Các bài viết như “Việt Nam bỏ phiếu bầu quốc hội giữa đợt bùng phát dịch COVID-19 mới” của RFA; “Bầu cử trong lúc Covid-19 gây lo ngại” trên BBC…như là lời tuyên chiến và sự cay cú với những thành tựu chống dịch của Việt Nam. Phòng, chống dịch Covid-19 phải bằng những hành động cụ thể, có chiến lược lâu dài để chuẩn bị con người, vật lực và điều kiện kinh tế. Không một quốc gia nào có thể đẩy lùi dịch bệnh Covid-19 bằng “niềm tin” hay những lời kêu gọi rỗng tuếch cả!
Đả kích công cuộc chống dịch bệnh Covid-19 Việt Nam là sự sai lầm nghiêm trọng của lũ “kền kền mạng”. Nên nhớ, sau khi đạt giải Pulitzer thì Kevin Carter đã đối diện với làn sóng chỉ trích khắc nghiệt và đã tự tự để giải thoát khỏi ám ảnh tội lỗi (!).
Có thể là hình ảnh về đang đứng và ngoài trời

HOÀI LINH CHÍNH THỨC LÊN TIẾNG KHI BỊ "TỐ" CHƯA CHUYỂN 13 TỶ ĐỒNG QUYÊN GÓP TỪ THIỆN

 Ngày 24-5, NSƯT Hoài Linh đã gửi đến một số cơ quan truyền thông những lời trần tình về số tiền 13 tỉ đồng mà nhiều người hảo tâm đóng góp giúp đồng bào lũ lụt miền Trung mà dư luận quan tâm thời gian qua.

Theo đó, NSƯT Hoài Linh khẳng định số tiền này vẫn còn nằm trong tài khoản riêng dành cho mục đích thiện nguyện mà anh đã thiết lập.
Hoài Linh cho biết Tết Nguyên Đán Tân Sửu vừa qua, anh đã chuẩn bị chuyến đi trao số tiền cho đồng bào miền Trung, sau chuyến lưu diễn tại Điện Biên, Lai Châu. Song, vì tình hình dịch bệnh bùng phát nên anh phải dời lại. Anh dự kiến từ ngày 10 đến 17-5 tiến hành chuyến đi nhưng rồi dịch bệnh lại bùng phát nên đành phải dời.
"Tôi là người của công chúng, cần phải làm gương, không thể tập trung đông người… Mọi người hãy tin vào sự minh bạch của tôi. Cho đến thời điểm này thì số tiền quyên góp không phải là hơn 13 tỉ đồng mà chính xác là hơn 14,67 tỉ đồng.
Tôi sẽ thực hiện sứ mệnh này và có các chứng từ, giấy xác nhận của địa phương nơi đoàn từ thiện của tôi đến trao. Bởi lẽ, khi tiến hành đi trao số tiền này, tôi đều phải thông qua chính quyền địa phương và có sự xác nhận của địa phương khi tiếp nhận số tiền giúp đồng bào miền Trung khắc phục hậu quả sau thiên tai…" - Hoài Linh nói trong clip gửi một số cơ quan báo chí.
NSƯT Hoài Linh cũng cảm ơn tấm lòng từ thiện của đông đảo khán giả đã yêu mến, hưởng ứng lời kêu gọi trên trang cá nhân của anh. "Thương lắm quý vị ơi, vì có nhiều người gửi 8.000 - 9.000 đồng - số tiền tuy không lớn nhưng cho thấy tấm lòng thiện nguyện chia sẻ với đồng bào miền Trung… Tôi sẽ đến tận nơi trao và xin lỗi đồng bào miền Trung về sự chậm trễ này" – NSƯT Hoài Linh bày tỏ.
Về số tiền mua vòng hoa và phúng điếu cố nghệ sĩ Chí Tài mà một số khán giả đã gửi vào số tài khoản giúp đồng bào miền Trung, danh hài Hoài Linh cho biết anh đã tách hẳn ra bởi chi tiết sau mỗi tin nhắn gửi tiền, người gửi đều ghi rõ mục đích trao tặng. Số tiền 83.000 USD gia đình cố nghệ sĩ Chí Tài nhờ thực hiện di nguyện làm từ thiện, anh sẽ thực hiện theo đúng lời ủy nhiệm của nghệ sĩ Chí Thiện (anh ruột Chí Tài) và chị Phương Loan (vợ nghệ sĩ Chí Tài).
Danh hài Hoài Linh cho biết sau những đợt trao tiền từ thiện, anh sẽ công bố các clip và chứng từ minh bạch. Bản thân anh luôn tâm nguyện làm đúng lương tâm, "không làm mẻ một đồng" số tiền mà công chúng đã đặt niềm tin nơi anh.
Theo: Báo Người Lao Động
Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bản