Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2018

KHAI TRỪ ĐẢNG ĐỐI VỚI ÔNG CHU HẢO LÀ QUYẾT ĐỊNH HỢP LÝ


Kết quả hình ảnh cho CHU HẢO
Trong phiên họp thứ 31 từ ngày 12 đến 14-11 vừa qua tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, thi hành kỷ luật ông Chu Hảo, Giám đốc - Tổng biên tập Nhà xuất bản Tri Thức, nguyên Ủy viên Ban cán sự Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học - công nghệ, nguyên thành viên Hội đồng Trung ương Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận, ông Chu Hảo đã vi phạm rất nghiêm trọng nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng, vi phạm tư cách, tiêu chuẩn đảng viên và quy định những điều đảng viên không được làm; có những bài viết, phát ngôn trái với Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, Nhà nước, biểu hiện rõ sự suy thoái về tư tưởng chính trị, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa".
Thông báo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương nêu rõ: "Ngay từ khi phát hiện vi phạm, các tổ chức Đảng đã nhắc nhở, kiểm điểm, nhưng đồng chí không khắc phục, sửa chữa, mà còn tiếp tục có những vi phạm mới. Quá trình xem xét, thi hành kỷ luật, đồng chí đã không chấp hành các quy định của Đảng, không chấp hành kiểm điểm, có hành vi chống đối, thách thức".
Vi phạm của ông Chu Hảo được kết luận là rất nghiêm trọng, diễn ra trong thời gian dài, ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức Đảng, tác động xấu tới tư tưởng xã hội. Căn cứ quy định của Đảng về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Chu Hảo.
Đây là một quyết định hợp lý đối với một đảng viên suy thoái như ông Chu Hảo. Từng là một cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước (nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học - công nghệ), ấy thế nhưng ông Chu Hảo đã không chấp hành các quy định của Đảng, vi phạm những điều đảng viên không được làm. Đặc biệt là có những bài viết, phát ngôn trái với Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Ông Chu Hảo đã tham gia ký vào nhiều “thư kiến nghị”, “thư ngỏ” và có nhiều bài viết trên báo chí trong và ngoài nước, mạng xã hội, như "Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992" (trong kiến nghị này ông Chu Hảo và những người ký tên đề nghị sửa đổi Hiến pháp 1992 theo hướng đòi chấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập ở Việt Nam; đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp 1992, đòi tam quyền phân lập theo kiểu phương Tây, đòi phi chính trị hóa lực lượng vũ trang). Hay "Thư gửi Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, các đại biểu dự Đại hội lần thứ XII và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam", trong đó có nội dung phê phán đường lối lãnh đạo của Đảng trong 30 năm qua. "Thư kiến nghị về Luật An ninh mạng" năm 2018, trong đó “tự ý đưa tên đồng chí Nguyễn Khánh Toàn, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an (không được sự đồng ý của đồng chí Nguyễn Khánh Toàn) vào danh sách những người đứng tên"...
Đặc biệt, trong bài viết "Đã đến lúc cần đối thoại", ông Chu Hảo cho rằng: "Nguyên nhân gốc rễ của mọi bất đồng, mọi bức xúc và phẫn uất đều nằm trong những bất cập, phản khoa học, phản tiến bộ, phản dân chủ của Cương lĩnh Đảng Cộng sản Việt Nam và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Ông còn sáng lập, tham gia nhiều hội, nhóm, diễn đàn… bất hợp pháp, trong đó có "Diễn đàn xã hội dân sự" - một tổ chức nhằm chuyển đổi thể chế chính trị ở Việt Nam.
Một đảng viên cao cấp mà lại chống lại cương lĩnh, điều lệ Đảng thì rõ ràng ông ta không xứng đáng được có tên trong tổ chức đảng ấy. Bởi vậy, việc khai trừ đảng đối với ông Chu Hảo là cần thiết và nên làm. Thật thất vọng với cách hành xử và sự suy thoái ở một người đảng viên như ông Chu Hảo. Cuộc sống đúng là không ai có thể biết trước được điều gì./.
Học viện phòng chống phản động

XỬ LÝ TRÍ THỨC - ĐẢNG VIÊN SAI PHẠM KHÔNG PHẢI LÀ KỲ THỊ CẢ ĐỘI NGŨ

Sau khi báo chí, công luận gần đây thông tin về việc xử lý những sai phạm của ông Chu Hảo theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương, dư luận cán bộ, đảng viên và nhân dân bày tỏ sự đồng tình. Tuy nhiên, trên mạng xã hội và đài, báo nước ngoài lại xuất hiện một số ý kiến cố tình làm sai lệch sự việc với dụng ý nói xấu Đảng, Nhà nước Việt Nam; cho rằng Đảng Cộng sản Việt Nam đang kỳ thị, “gạt ra bên lề”, “đánh” những trí thức “chân chính”…
Những lời thương vay khóc mướn
Trang BBC tiếng Việt thời gian gần đây có một số bài viết với thông tin cho rằng ông Chu Hảo là “trí thức chân chính”, bị kỷ luật Đảng thì sẽ “trở về với nhân dân”, đóng góp cho sự phát triển đất nước tốt hơn “với tư cách là người tự do”. Trang này lượm lặt thông tin về một số nhân vật bất mãn để “thổi” lên thành sự kiện: “Rộ trào lưu bỏ Đảng sau vụ TS Chu Hảo bị đề nghị kỷ luật”.
Trên trang cá nhân, một số nhân vật tự cho mình là những nhà dân chủ, cấp tiến thay vì nhìn thẳng vào sự thật lại lấp liếm, đổi trắng thay đen, biến những việc làm vi phạm pháp luật Nhà nước, kỷ luật Đảng của ông Chu Hảo thành những công lao, như: Đã dũng cảm cho in những cuốn sách có giá trị, thúc đẩy tự do, dân chủ; bỏ nhiều công sức cho việc chấn hưng dân trí... Họ nêu, kỷ luật ông Chu Hảo “với những lý do đầy tính chất vu khống là “đánh vào những người trí thức yêu nước, có tài và có tâm”, sẽ dẫn đến tình trạng “sĩ phu ngoảnh mặt”. Đài Á Châu tự do vẫn với giọng điệu cực đoan vốn có còn dựng chuyện: “Kỷ luật Giáo sư Chu Hảo là tuyên chiến chống giới trí thức Việt Nam”.
Một số người với cái nhìn cảm tính, phiến diện vội quy kết cho rằng Đảng, Nhà nước Việt Nam hành xử thô bạo với đội ngũ trí thức. Họ cố tình gạt bỏ, không đếm xỉa đến những sai phạm về pháp luật và kỷ luật Đảng của ông Chu Hảo mà quay sang đả phá Đảng, Nhà nước, cho rằng đây là một “nỗi đau”, một sự “lạc hậu”…
Pháp luật Nhà nước, kỷ luật của Đảng phải nghiêm minh, công bằng
Với một số sai phạm được nêu trong thông báo của UBKT Trung ương cho thấy ông Chu Hảo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Đảng. Ở đây hoàn toàn không có chuyện “kỷ luật ông Chu Hảo với những lý do đầy tính chất vu khống” hay Đảng Cộng sản Việt Nam “đánh vào người trí thức yêu nước, có tài và có tâm” như những ý kiến phiến diện từng rêu rao.
Từ tháng 11-2011, Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành Quy định số 47-QĐ/TW thay thế Quy định số 115-QĐ/TW vẫn có những nội dung hết sức chặt chẽ về vấn đề trên. Theo đó, đảng viên không được: 1-Nói, làm trái hoặc không thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, kết luận của Đảng; làm những việc mà pháp luật không cho phép. 2-Cung cấp, để lộ, làm mất hoặc viết bài, đăng những thông tin, tài liệu bí mật của Đảng và Nhà nước hoặc những việc chưa được phép công bố; tàng trữ, tuyên truyền, tán phát hoặc xúi giục người khác tuyên truyền, tán phát thông tin, tài liệu dưới mọi hình thức để truyền bá những quan điểm trái với đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước... 6-Tổ chức, tham gia các hội trái quy định của pháp luật; biểu tình, tập trung đông người gây mất an ninh, trật tự.
Thế nhưng, trong suốt nhiều năm qua, ông Chu Hảo đã nhiều lần vi phạm các điều nêu trên. Theo UBKT Trung ương, trong việc nói, viết và làm theo Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước, ông Chu Hảo đã có những vi phạm được đánh giá là rất nghiêm trọng. Trong đó, có việc tham gia ký vào các thư kiến nghị, thư ngỏ và có nhiều bài viết trên báo chí trong và ngoài nước, mạng xã hội, như: “Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992” nêu lên 7 kiến nghị tập trung vào 3 vấn đề cốt lõi: (1) Đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp; (2) Yêu cầu đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập; (3) Đòi phi chính trị đối với lực lượng vũ trang; “Thư ngỏ gửi Ban Chấp hành Trung ương và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản”, nội dung thư ngỏ cho rằng Đảng đã dẫn dắt dân tộc đi theo đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội cùng với bộ máy cầm quyền quan liêu, tha hóa đã đưa đất nước lâm vào khủng hoảng toàn diện... “Thư kiến nghị về Luật An ninh mạng” trong đó kiến nghị bãi bỏ hoàn toàn một số điều của luật, tự ý đưa tên một vị tướng công an (không được sự đồng ý của vị tướng này) vào danh sách những người đứng tên thư kiến nghị, đưa lên mạng xã hội gây xôn xao dư luận, ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình chính trị, tư tưởng của nhân dân. Ông Chu Hảo còn có nhiều bài viết trên mạng xã hội với nội dung sai trái, cùng nhiều bài trả lời phỏng vấn các đài, báo nước ngoài (BBC, RFA, RFI) có các nội dung sai trái. Ông Chu Hảo cũng là người sáng lập, tham gia các hội, nhóm, diễn đàn, câu lạc bộ và các tổ chức có các hoạt động truyền bá tư tưởng, quan điểm sai trái; là một trong những thành viên đầu tiên của cái gọi là “Nhóm kiến nghị 72”, thành viên tích cực của “Diễn đàn xã hội dân sự”, “Nhóm kiến nghị 61”, “Nhóm tinh thần khai minh”...
Đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương đã mời ông Chu Hảo đến làm việc, trao đổi, phân tích, làm rõ và yêu cầu chấm dứt vi phạm từ năm 2016 nhưng ông không chuyển biến và tiếp tục tái phạm. Trả lời phỏng vấn đài BBC tháng 9-2017, ông Chu Hảo nêu rõ quan điểm muốn thay đổi thể chế, ủng hộ cái gọi là xã hội dân sự: “Bên cạnh nhà nước, doanh nghiệp, thì xã hội dân sự có thể là chìa khóa dẫn đến những áp lực để thay đổi thể chế”.
Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ ra 9 biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Nếu đối chiếu vào những thông tin, việc làm nêu trên, ông Chu Hảo vi phạm nhiều biểu hiện, như: 1-Phản bác, phủ nhận Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các nguyên tắc tổ chức của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ; đòi thực hiện "đa nguyên, đa đảng". 2-Phản bác, phủ nhận nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (XHCN), Nhà nước pháp quyền XHCN; đòi thực hiện thể chế "tam quyền phân lập", phát triển "xã hội dân sự". Phủ nhận nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai. 3-Nói, viết, làm trái quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước...
Tại Điều 7, Quy định số 102/QĐ-TW của Bộ Chính trị ban hành cuối năm 2017 cũng chỉ ra nhiều vi phạm về quan điểm chính trị và chính trị nội bộ mà đối chiếu theo đó, ông Chu Hảo đã có rất nhiều sai phạm. Các quy định tại Khoản 3, Điều 7, Quy định số 102/QĐ-TW nêu rõ sẽ xử lý bằng hình thức khai trừ khỏi Đảng với đảng viên: a) Cố ý nói, viết có nội dung xuyên tạc lịch sử, xuyên tạc sự thật, phủ nhận vai trò lãnh đạo và thành quả cách mạng của Đảng và dân tộc. b) Phản bác, phủ nhận Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nguyên tắc tập trung dân chủ, nền dân chủ XHCN, nhà nước pháp quyền XHCN, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; đòi thực hiện thể chế "tam quyền phân lập", "xã hội dân sự", "đa nguyên, đa đảng".
Như vậy, việc kết luận những vi phạm của ông Chu Hảo là rõ ràng, đúng theo quy định của kỷ luật Đảng và pháp luật Nhà nước, hoàn toàn không có chuyện kỳ thị, “đánh” trí thức.
Theo thông tin từ Cổng thông tin điện tử UBKT Trung ương, nguyên nhân cơ bản, chủ quan và lớn nhất dẫn đến sai phạm là do bản thân ông Chu Hảo thiếu tu dưỡng, rèn luyện, không giữ vai trò tiền phong, gương mẫu của người cách mạng chân chính. Đứng trước nhiều vấn đề bức xúc của đời sống xã hội, ông Chu Hảo đã lựa chọn phương pháp sai lầm trong tư duy, hành động và kết cục là vi phạm như hiện nay. Trong thời gian công tác, lúc đương chức, ông không góp ý với Đảng trên cương vị công tác của mình trong phạm vi tổ chức, nhưng khi nghỉ hưu lại có những hành động sai trái. Khi bị kiểm điểm, nhắc nhở, ông khôn khéo thừa nhận sai lầm, khuyết điểm của mình ở mức độ nhất định nhằm tránh bị kỷ luật và giữ vững vai trò “hợp pháp” để rồi vẫn giữ quan điểm, lập trường riêng, không chấp hành yêu cầu của các cơ quan chức năng và sau đó lại tiếp tục có vi phạm.
Sai phạm trên còn do sự thiếu kiên quyết xử lý vi phạm của tổ chức đảng, chính quyền để xảy ra vi phạm kéo dài. Việc kiểm điểm, nhắc nhở đối với ông Chu Hảo diễn ra nhiều lần nhưng có phần nể nang, né tránh; không được tổ chức đảng thực hiện bằng văn bản; không giám sát hay yêu cầu báo cáo kết quả sửa chữa khuyết điểm và cũng không có biện pháp quản lý chặt chẽ hoạt động của đảng viên có vấn đề về “tư tưởng chính trị”. Vi phạm của ông Chu Hảo ngày càng nghiêm trọng. Qua sự việc vi phạm của ông Chu Hảo, vấn đề đặt ra đối với tổ chức đảng là phải làm tốt hơn công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng viên, để đảng viên thường xuyên được rèn luyện, giữ vững lập trường, quan điểm. Mặt khác, sự chống phá của các thế lực thù địch, cơ hội là môi trường “dung dưỡng” cho các quan điểm, hành vi sai trái của ông Chu Hảo. Các quan điểm sai trái đó được các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội về chính trị lôi kéo, cổ vũ, tiếp sức, các hội, nhóm, diễn đàn…
Để thanh lọc bộ máy và giữ nghiêm kỷ luật Đảng
Ngay tại Điều 1, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam đã quy định về tiêu chuẩn đảng viên, có tiêu chí đảng viên phải chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Ðiều lệ Ðảng, các nghị quyết của Ðảng và pháp luật của Nhà nước. Tại Điều 2 về nhiệm vụ đảng viên chỉ rõ đảng viên phải: Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Ðảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Ðiều lệ Ðảng, nghị quyết, chỉ thị của Ðảng, pháp luật của Nhà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Ðảng.
Với những người như ông Chu Hảo, về thực chất đã từ bỏ lý tưởng, từ bỏ hàng ngũ, không còn xứng đáng với tiêu chuẩn, danh hiệu đảng viên cộng sản. Lẽ ra, với những sai phạm trên, ông Chu Hảo đã bị xử lý từ lâu, nhưng Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn trên tinh thần tôn trọng đội ngũ trí thức, cân nhắc, thận trọng, xem xét toàn diện khi xử lý những vụ việc liên quan tới những trí thức có ảnh hưởng nhất định trong đời sống xã hội, từng là cán bộ lãnh đạo cấp cao. Dư luận cho rằng, thời gian gần đây, có một số hiện tượng cán bộ, đảng viên có biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" phức tạp, công khai phủ nhận, tuyên truyền trái đường lối, quan điểm của Đảng… nhưng chưa bị xử lý làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng. Vì vậy, đã đến lúc phải xử lý nghiêm một số sự việc để làm gương, tránh tình trạng “nhờn luật”, “nhờn kỷ luật của Đảng”. Những sai phạm của ông Chu Hảo có cả sai phạm về mặt pháp luật thì phải được xử lý đúng pháp luật, không dừng ở việc chỉ xem xét kỷ luật Đảng. Xử lý một vài trường hợp trí thức vi phạm không phải là tuyên chiến hay kỳ thị đội ngũ trí thức mà chính là làm trong sạch đội ngũ trí thức.
Kỷ luật của Đảng Cộng sản Việt Nam là tự giác và nghiêm minh, đồng thời cũng bình đẳng trong Đảng, không phân biệt đảng viên đương chức hay nghỉ hưu, đảng viên là lao động bình thường hay là lãnh đạo, nguyên lãnh đạo. Ai vi phạm đều được kiểm điểm, làm rõ và xử lý nghiêm minh, bảo đảm sự trong sạch đội ngũ. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng cho rằng, nếu kỷ luật của Đảng lỏng lẻo thì những kẻ cơ hội, những phần tử phản động dễ dàng chui vào hàng ngũ để phá hoại Đảng.
Những biểu hiện sai phạm của ông Chu Hảo cũng để lại bài học đắt giá đối với mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn rèn luyện, tu dưỡng suốt đời như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn. Thật đáng tiếc khi ông Chu Hảo sinh ra và trưởng thành trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng, có cha từng là cán bộ cao cấp của ngành công an và ngành văn hóa. Bản thân ông những năm chiến tranh đã được Nhà nước ưu đãi, cho đi du học, làm việc ở Liên Xô suốt nhiều năm và kinh qua nhiều vị trí công tác quan trọng, từng là Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Lẽ ra, với tri thức và kinh nghiệm sâu sắc của mình, ông có thể chọn cho mình con đường, cách thức phù hợp hơn, đúng đắn hơn để phát huy vai trò người trí thức chân chính, cống hiến nhiều hơn, thiết thực hơn cho đất nước, thay cho những việc làm lợi bất cập hại, đi ngược với chính mục tiêu, lý tưởng của Đảng, với lời thề của người đảng viên cộng sản mà chính ông từng tuyên thệ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời cũng từng căn dặn: Để xây dựng nước nhà, chúng ta cần càng ngày càng nhiều trí thức tốt… Đảng và Chính phủ phải giúp bằng cách giáo dục, để trí thức có lập trường vững vàng, quan điểm đúng đắn, tư tưởng sáng suốt, tác phong dân chủ. Nói tóm lại: Giúp đỡ các bạn trí thức chính tâm và thân dân. Tinh thần ấy cũng đã thấm sâu trong mọi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đội ngũ trí thức. Vì vậy, cùng với quan tâm, tạo điều kiện mọi mặt thì việc tăng cường quản lý, chấn chỉnh và xử lý nghiêm túc những hiện tượng sai phạm là cần thiết và bình thường. Trí thức dù là tầng lớp tinh hoa, nhạy cảm với thời cuộc nhưng không thể đứng trên, không thể đi ngược con đường của Tổ quốc và nhân dân, không thể làm trái pháp luật, càng không thể đi ngược, làm trái đường lối, quan điểm của Đảng khi trí thức ấy đứng trong hàng ngũ của Đảng. Việc xử lý một vài hiện tượng cá nhân sai phạm là sự thanh lọc cần thiết để Đảng Cộng sản Việt Nam trong sạch hơn, luôn giữ vững vai trò tiên phong, bản chất giai cấp công nhân và mục tiêu lý tưởng nhất quán; đó cũng là sự thanh lọc cần thiết đối với đội ngũ trí thức cách mạng, chân chính, giúp cho đội ngũ trí thức ngày càng hoàn thiện hơn, đóng góp hiệu quả hơn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Hà Thành - QĐND

Thứ Hai, 5 tháng 11, 2018

KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Trong ngày 01/11/2018, Đài Á Châu tự do có đăng tải một bài viết có nội dung tuyên truyền về kết luận của tổ chức FREEDOM HOUSE cho rằng : “ Việt Nam là nước không có tự do Internet”.
Đây là một nhận định mà tổ chức này không dựa trên một cơ sở thực tiễn nào ở trong nước Việt Nam , mà chỉ là một cái nhìn phiến diện, không khách quan. Cùng với nhận định này của FREE HOUSE, RFA lại một lần nữa lơi dụng để xuyên tạc bản chất , mục tiêu, qui định của bộ luật An ninh mạng nhằm cổ súy cho những hoạt động chống đối, kích động trong nước. Rất nhiều những đối tượng chống đối đã xuyên tạc về luật An ninh mạng, cho rằng “luật an ninh mạng mở đường cho một cuộc trấn áp mới”.
Có thể nhận ra được một trong những thủ đoạn mà các nước thù địch với xã hội chủ nghĩa, cùng các lực lượng phản động lưu vong và trong nước thường xuyên tiến hành. Đó là xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng , pháp luật của Nhà nước để gây mâu thuẫn trong lòng nhân dân , gây mất niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
Không có văn bản thay thế tự động nào.
Nhà nước Việt Nam ban hành ra pháp luật là dùng làm phương tiện để Nhà nước quản lí mọi mặt của đời sống xã hội, đồng thời cũng là phương tiện để thực hiện và bảo vệ quyền con người.
Bộ luật an ninh mạng ra đời đáp ứng được an ninh quốc gia, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong điều kiện mạng internet phát triển mạnh mẽ nhằm bảo vệ an ninh mạng, nhu cầu thiết yếu của đời sống, của xã hội hiện đại.

Xét về quyền và lợi ích cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, Luật An ninh mạng hoàn toàn không hạn chế về quyền và lợi ích của nhóm đối tượng trên, ngược lại, Luật An ninh mạng còn bảo vệ người dân và doanh nghiệp bằng việc bảo đảm một môi trường thông tin chân thực, lành mạnh, không bị “ô nhiễm” thông tin
Tuy nhiên, trên không gian mạng, các thế lực thù địch vẫn đang tán phát những luận điệu lèo lái, xuyên tạc nhiều bộ luật mà Quốc hội Việt Nam mới thông qua. Mục tiêu của chúng là xuyên tạc bản chất của chế độ, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Chiến lược của chúng hiện nay đang tập trung vào việc khuyến khích các phần tử cơ hội, suy thoái về tư tưởng chính trị lợi dụng internet, mạng xã hội phá hoại chế độ xã hội và Nhà nước Việt Nam.
Đây là một trong những vấn đề mới trên lĩnh vực bảo đảm an ninh quốc gia nói chung, an ninh mạng và an ninh tư tưởng chính trị nói riêng, cần được nhận thức đầy đủ./.

BÈ LŨ “CHỐNG CỘNG”


Trong hình ảnh có thể có: 1 người, ngoài trời
Hơn 40 năm sau ngày phải bỏ xứ ra đi, sống đời lưu vong vất vưởng ở nơi đất khách quê người, một số kẻ chống cộng cực đoan vốn là tàn dư của một chế độ bán nước hại dân vẫn không tỉnh ngộ để chấp nhận kết thúc bẽ bàng của số phận, vẫn nuôi ảo vọng về ngày "phục quốc". Từ đó, một số tổ chức chống cộng nối nhau ra đời chỉ nhằm mục đích duy nhất là chống phá đất nước và dọa dẫm, lừa gạt, kiếm chác tiền bạc…
Vậy họ là ai? Thực lực ra sao?
Đó là những nhân viên, binh lính của chế độ Ngụy quyền. Những con người này không chịu thừa nhận thất bại, vẫn luyến tiếc cuộc sống được nước ngoài bao bọc, vẫn cay cú, vẫn cố tìm mọi cách thực hiện giấc mơ hão huyền về ngày "phục quốc".Ðể đạt mục đích xấu xa, họ tiến hành rất nhiều thủ đoạn, từ sử dụng lá phiếu cử tri buộc một số vị dân biểu nơi họ cư trú lên tiếng vu cáo, gây sức ép với Việt Nam, lập vô số hội đoàn chống cộng,... tới tổ chức chống phá, dọa nạt, ngăn trở sinh nhai của người gốc Việt có cảm tình với đất nước, thậm chí ám sát người đã dũng cảm vạch trần bản chất của họ; kích động, cổ vũ, cung cấp tiền bạc, bênh vực, o bế một số người vi phạm pháp luật ở Việt Nam; lập ra nhiều trang mạng, facebook, diễn đàn trên internet chỉ để chửi bới, xuyên tạc, phao tin đồn nhảm, bóp méo sự thật, kiện tụng vô bổ, gieo rắc luận điệu sai trái đi ngược xu hướng phát triển văn hóa, văn minh...
Như tổng kết trong video clip có nhan đề "Những cương thi VNCH (Việt Nam cộng hòa) sau 43 năm chưa được gỡ bùa hóa giải" công bố trên YouTube thì "các tổ chức chống cộng ngày càng mọc lên như nấm" và dù "không tổ quốc, không tổ chức, không danh dự, không súng ống, không công nhận, không quân đội, không lương tâm, không trách nhiệm, không liêm sỉ, không hề biết xấu hổ biết nhục là gì" thì họ vẫn "chưa buông bỏ những cái lợi cá nhân. Hơn 40 năm, họ chưa bao giờ sống có tổ chức hay có cá nhân nào đàng hoàng, mà nhốn nha nhốn nháo như cái chợ. Họ lập ra nhiều chính phủ, ai cũng muốn làm tổng thống đệ tam, ai cũng muốn làm tướng làm tá chẳng có ai muốn làm dân đen".
Chỉ có một miếng bánh mà có nhiều tổ chức cùng muốn ăn, thì chắc chắn sẽ có cạnh tranh. Với hoạt động dơ bẩn của bọn chúng thì cũng không thể mong chờ sự “cạnh tranh” lành mạnh. Ðiểm chung của mấy tổ chức này là đều nấp dưới "cờ vàng", đều giơ khẩu hiệu "đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam", và do luôn cạnh tranh sống mái cho nên họ không ngần ngại công khai nói xấu, mạt sát, miệt thị lẫn nhau. Vì thế, ngay cả kẻ cùng hội cùng thuyền với họ cũng phải than thở não nề về một tương lai vô vọng, như Xuân Khuê viết trong bài "Thế hệ già hải ngoại nên nhìn lại" đã đăng trên trang "khóa 8B+C/72 trường bộ binh Thủ Ðức" rằng: "Rõ ràng có một trở ngại rất lớn cho cộng đồng người Việt hải ngoại là sự đánh phá nhau càng lúc càng ác liệt hơn... Chúng ta càng làm chuyện chính trị càng mất đoàn kết. Chuyện cá nhân và địa phương càng lúc càng lớn, càng tốn nhiều thì giờ và mối nguy nhất là lòng tin của đồng hương càng ngày càng giảm, sự chán nản của mọi người càng lúc càng tăng… Không ai nghe ai, không ai phục ai. Hội chứng lạm phát hội đoàn càng lúc càng nhiều; mà càng nhiều hội đoàn thì sự kết hợp đồng tâm càng lúc càng phai nhạt dần theo ngày tháng. Từ đó đi đến một sự thực là đánh phá lẫn nhau - chia năm xẻ bảy,... Thêm một hội chứng là làm vua, thực tài lãnh đạo chưa có và chưa đủ khả dĩ để mọc thêm hội đoàn tổ chức - đưa đến tình trạng tham quyền cố vị, tham danh cố vấn càng lúc càng nhiều"./.

BỎ ĐẢNG HAY BỎ CHẠY?


Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, mũ và văn bản


Không có văn bản thay thế tự động nào.

Những ngày gần đây, dư luận xôn xao bàn tán chuyện ông Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học – Công nghệ bị đề nghị kỷ luật vì “tự diễn biến”. Ngay lập tức sau đó, nhà văn Nguyên Ngọc và một số trường hợp khác đăng đàn trên mạng xã hội TUYÊN BỐ “BỎ ĐẢNG” như những “người hùng”. Trước sự kiện này, những kẻ cơ hội, cực đoan chống đối, phản động lưu vong ở nước ngoài hết sức vui mừng, hí hửng chia sẻ thông tin. Bọn chúng cho rằng, “Đảng Cộng sản Việt Nam đã đến lúc suy yếu vì có nhiều người tuyên bố bỏ Đảng”! Thậm chí một số trang phản động còn giật tít “RỘ PHONG TRÀO BỎ ĐẢNG sau khi tuyên bố kỷ luật Chu Hảo”…
CÂU HỎI ĐẶT RA LÀ CÓ “LÀN SÓNG”, “PHONG TRÀO” BỎ ĐẢNG HAY KHÔNG? VÀ NHỮNG KẺ TỪ BỎ ĐẢNG, HỌ LÀ AI?
Thực tế qua nghiên cứu có thể nói rằng những người tuyên bố “tự ra khỏi” Đảng trong những ngày qua GỒM 02 DẠNG: “CỰU CÔNG THẦN” BẤT MÃN HOẶC “DÂN CHỦ NGÁO ĐÁ”. Sẽ chẳng có gì đáng nói khi thời điểm xuất hiện “phong trào” này lại đúng với lúc lò lửa chống tiêu cực, tham nhũng đang cháy hừng hực và NHỮNG KẺ ĐI ĐẦU BỎ ĐẢNG LẠI LÀ NHỮNG KẺ CHUẨN BỊ “VÀO LÒ”, bị đưa ra kỷ luật về mặt Đảng vì những sai phạm liên quan đến 27 biểu hiện “tự diễn biến, tự chuyển hóa”.
Có thể điểm qua một số cái tên như:
– Nhà văn Nguyên Ngọc (tên thật là Nguyễn Văn Báu), được nhiều người biết đến với tác phẩm “Đất nước đứng lên”. Những năm 80 của thế kỷ trước, Nguyên Ngọc tranh cử chức Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam nhưng bị thất cử. Đồng thời khi làm Tổng biên tập báo Văn Nghệ, Nguyên Ngọc đã cổ vũ tiếp sức cho Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài đăng những truyện ngắn, tiểu luận có nội dung sai trái, chửi những danh nhân Việt Nam... Sau đó Nguyên Ngọc bị kỷ luật phải từ chức Tổng biên tập, nghỉ hưu non nên bất mãn. Từ đó ông ta kết hợp với những thành phần “rận chủ” liên tục xuyên tạc, phản đối, chống phá lại đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

- Phó Giáo sư Mạc Văn Trang: Năm 2015 ông này đề xuất “học sinh đánh bạn phải làm lễ tạ lỗi, bắt học sinh đánh bạn phải quỳ xuống, khấu đầu để xin lỗi”. Sau đó Mạc Văn Trang bị dư luận trong nước lên án gay gắt, mất uy tín nghiêm trọng từ đó đâm ra tiêu cực, bất mãn.
- Giáo sư Tương Lai (tên thật là Nguyễn Phước Tương): Gia nhập làng “dân chủ” của Nguyễn Quang A từ năm 2007, thường xuyên tham gia biểu tình gây rối dưới chiêu bài chống Trung Quốc…
- Luật sư Lê Văn Hòa: lật hồ sơ của ông này trên mạng thì từ 2016 đến nay ông ta xin ra khỏi Đảng cũng 04 – 05 lần để “lấy le, đánh bóng” (lần 1 ngày 1/7/2016, lần 2 ngày 8/2/2016, lần 3 ngày 12/2/2017, lần 4 ngày 28/10/2018). 3 lần trước thất bại thảm hại chẳng ai quan tâm, lần thứ 4 này ăn theo Chu Hảo nên đã được “chú ý” đôi chút…
Ngoài ra còn một số phần tử “dân chủ ngáo đá” khác, chẳng phải là đảng viên nhưng cũng “ăn hôi” theo “trào lưu” này bằng cách tuyên bố “bỏ Đoàn” thậm chí “bỏ Đội” !? Thật hết sức khôi hài!
Có thể nói, điểm đi điểm lại các gương mặt tuyên bố “bỏ Đảng” gần đây chỉ là “một nhúm” quen thuộc những kẻ “cựu thần” thoái hóa, biến chất, cơ hội chính trị. Vì thế có thể khẳng định, ĐÂY KHÔNG PHẢI LÀ “LÀN SÓNG”, “PHONG TRÀO” MÀ CHÍNH LÀ QUY LUẬT TẤT YẾU CỦA SỰ ĐÀO THẢI; bởi tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam không phải là nơi trú ngụ, dung dưỡng... của các phần tử trên.
Mượn một câu chuyện xưa nói chuyện nay, ngày 30/4/1975 “Tổng thống Việt Nam Cộng hòa” Dương Văn Minh “hùng hồn” tuyên bố với các chiến sỹ giải phóng quân: “Chúng tôi đang đợi các ông đến để bàn giao chính quyền”. Đáp lại chỉ là một gáo nước lạnh: “Ông không còn gì để bàn giao. Ông chỉ có thể đầu hàng vô điều kiện. Tôi mời ông lên đài để công bố lệnh đầu hàng vô điều kiện”. Điều này khá tương đồng với Chu Hảo và các trường hợp khác hiện nay, khi mà bản chất cách mạng của người đảng viên đã hoàn toàn mất đi, thẻ Đảng thì chỉ chờ ngày bị đưa ra kỉ luật, thu hồi thì họ hùng hồn tuyên bố “bỏ Đảng”. Thiết nghĩ khi nhận được đơn ra khỏi Đảng của các ông, người nhận đơn cũng nên trả lời luôn rằng “Khi mà bản chất cách mạng của người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam đã mất đi, thì ngày mà các ông bị khai trừ khỏi Đảng cũng đến rồi”.
Một số người cho rằng việc các nhà văn, trí thức có tiếng “xin ra khỏi Đảng” sẽ ảnh hưởng tới uy tín của Đảng. Nhưng thiết nghĩ, chúng ta đang đấu tranh với những đảng viên “tự diễn biến, tự chuyển hóa” ngay trong Đảng. Việt Nam rất cần những người tài để xây dựng, phát triển đất nước nhưng không cần những kẻ thoái hóa, tự diễn biến, đi ngược lại với lý tưởng của Đảng, phản bội lợi ích dân tộc và lời thề thiêng liêng của mỗi đảng viên Cộng sản dưới Đảng kỳ. Việc một đảng viên “tự diễn biến”, tự ra khỏi Đảng không phải là thất bại của Đảng, mà là sự thất bại đáng xấu hổ của chính đảng viên đó, khi không giữ vững được tư tưởng và lời hứa trung thành với Đảng.
Cuối cùng xin gửi lời khuyên chân thành đến những người đang kêu gào “bỏ Đảng”: Các người hãy dừng việc lôi cái mác trí thức, trí giả, sử dụng chút uy tín còn lại của mình để hô hào “bỏ Đảng” nhằm tự “bốc thơm”, “đánh bóng” mình trên diễn đàn chính trị, “lấy le” để thu hút sự chú ý của dư luận và cố tình làm “rùm beng” để gây áp lực lên Ban chấp hành Trung ương Đảng hòng thoát thân, “chạy làng”. Bởi vì một lẽ: CÔNG CUỘC CHỐNG TIÊU CỰC, THAM NHŨNG LÀ KHÔNG CÓ VÙNG CẤM!

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH - MỘT NHÀ TƯ TƯỞNG LỖI LẠC


 Trong hình ảnh có thể có: 1 người, hoa và văn bản

Hồ Chí Minh là một nhà tư tưởng lỗi lạc, có nhiều cống hiến kiệt xuất vào kho tàng tư tưởng – lý luận của dân tộc và nhân loại. Qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, thế giới đều thừa nhận có tư tưởng Hồ Chí Minh và bản thân Người thực sự là một nhà tư tưởng, nhà lý luận vĩ đại của thời đại chúng ta.Với mỗi người dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là biểu tượng sáng ngời về đạo đức cách mạng, tấm gương hi sinh, hiến dâng trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; Người còn để lại cho các thế hệ mai sau một di sản tinh thần vô cùng quý báu, đó là tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức Hồ Chí Minh, phong cách Hồ Chí Minh và Thời đại Hồ Chí Minh.

DÂN QUÂN DU KÍCH TA CÓ TRUYỀN THỐNG VẺ VANG


Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và ngoài trời

“Dân quân du kích ta có truyền thống rất vẻ vang: già trẻ, gái trai, đều anh dũng đánh giặc, cứu nước cứu nhà; tài giỏi mưu trí, lấy ít thắng nhiều”. Đây là lời khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho dân quân du kích Việt Nam trong “thư gửi các chiến sĩ dân quân du kích”
Kế thừa truyền thống “trăm họ là binh”, “cả nước chung sức đánh giặc” của dân tộc, Đảng ta và Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy được sức mạnh của cách mạng bắt nguồn từ quần chúng và đã đề ra chủ trương “vũ trang công nông”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, được nhân dân hết lòng nuôi dưỡng và đùm bọc, lực lượng dân quân tự vệ và du kích đã không ngừng phát huy bản chất cách mạng tốt đẹp, từng bước xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, góp phần to lớn trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, cùng toàn dân tộc giành độc lập dân tộc, thống nhất nước nhà; tham gia xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa xứng đáng với lời khen của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dân quân tự vệ và du kích là lực lượng của toàn dân tộc, là một lực lượng vô địch, là bức tường sắt của Tổ quốc. Vô luận địch nhân hung bạo thế nào, hễ đụng vào lực lượng đó, bức tường đó, thì địch nào cũng phải tan rã”.
Vinh dự, tự hào với lời khen tặng của Bác kính yêu, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Quân đội, của cấp ủy, chính quyền các cấp, lực lượng dân quân tự vệ Việt Nam được xây dựng “vững mạnh, rộng khắp”, thực sự là lực lượng nòng cốt bảo vệ Đảng, chính quyền, nhân dân ở cơ sở và góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”./.

VỀ VIỆC XÉT XỬ VỤ XE INOVA CHẠY LÙI TRÊN CAO TỐC GÂY TAI NẠN


Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, bầu trời và ngoài trời

Khi bạn vì mải nói chuyện hay không để ý biển báo mà lỡ mất chỗ rẽ trên cao tốc. Việc này làm bạn có thể phải chạy đến 100km để có thể quay lại. Chuyện đó hoàn toàn bình thường trên thế giới. Nhưng ở việt nam nhiều lái xe chọn giải pháp đi lùi. Cá nhân tôi đã chứng khiến vô số lần như vậy. Lần nào tôi cũng lắc đầu văng tục. Có những lái xe đi qua chỗ rẽ mới chọt nhận ra liền phanh dúi dụi rồi gài số lùi. Họ coi cao tốc như đường làng vậy.
Sự nguy hiểm khi phanh, hoặc giảm tốc đột ngột trên đường cao tốc là nguyên nhân của nhiều vụ tai nạn thảm khốc.
Clip sau đây mô tả một trường hợp như vậy.
Vụ việc gây xôn xao dư luận gần đây khi tòa Thái nguyên xử anh Hoàng lái xe sơ mi rơ móc 6 năm tù khi đâm vào một xe inova đang chạy lùi trên cao tốc. HĐXX cho rằng Hoàng đã không chú ý quan sát, không giảm tốc độ về an toàn nên khi 2 xe cách nhau 30m mới phát hiện xe innova đang lùi rồi nhấn phanh. Theo Tòa việc này vi phạm thông tư liên tịch số 91 về khoảng cách an toàn giữa 2 xe; Hoàng phạm lỗi vô ý, quá tự tin. Đại diện VKS nhận định là: Xe đầu kéo không thay đổi tốc độ mà đột ngột giảm từ 62km/h xuống 0 km/h giây tiếp theo theo. Kết luận này dựa trên dữ liệu thu được trên hộp đen.
Giám định viên của Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an) cũng khẳng định, dữ liệu giám sát hành trình cho thấy xe đầu kéo đang chạy tốc độ 62 km/h và giây tiếp theo đã về 0 km/h.
Điều này chỉ thể hiện dữ liệu ghi trong hộp đen giám sát hành trình đã có vấn đề. Hộp đen ô tô dựa trên việc ứng dụng công nghệ định vị toàn cầu – GPS và công nghệ đường truyền internet trên mạng điện thoại – GPRS kết hợp với công nghệ hệ thống thông tin địa lý – GIS. Sự kết nối này nhiều khi bị ảnh hưởng bởi lỗi đường truyền, nhiễu sóng. Do vậy sự chính xác của nó chỉ là tương đối. Không có bất cứ một phương tiện nào có thể đột ngột giảm tốc từ 60km/h và 0km/h trong 1 giây ngoại trừ phương tiện đó đâm vào tường bê tông. Thêm vào đó, vệt phanh trên đường đã chứng tỏ chiếc xe của anh Hoàng đã cố gắng hãm tốc độ trước khi va chạm.

Giả sử tòa đúng khi cho rằng khi va chạm chiếc xe anh Hoàng đang có vận tốc 62km/h. Lúc này động năng của chiếc xe anh Hoàng được tính như sau:
Động năng= 0,5 x khối lượng xe x (vận tốc)2
K=0,5 x MV2
K= 0,5 x30 tấn x (62km/h)2=0,5 x 30,000kg x (17,2)2=4337KJ.

Để biết lực này lớn thế nào bạn cần so sánh để nén một chiếc xe sedan cũ thành một cục sắt ở bãi rác xe hơi, người ta dùng máy ép thủy lực có công suất bằng 1/10 con số trên.
Anh Hoàng có quan sát thấy chiếc Innova từ xa không? phải khẳng định là có bởi anh đã rà phanh và chuyển làn. Nhưng khi khoảng cách quá gần chỉ còn khoảng 30m chiếc Innova đột ngột lùi vếch đuôi sang làn xe công đang chạy. Lúc này đã quá muộn để đạp phanh. Anh Hoàng rơi vào tình trạng bất khả kháng.
Điều gì sẽ xảy ra nếu anh Hoàng đánh lái gấp để tránh. theo tôi tai nạn sẽ thảm khốc gấp bội bởi khi lấy lái gấp, phần đầu xe sẽ quay ngang nhưng phần thùng xe chở hàng vẫn lao thẳng theo quán tính. Lực quán tính sẽ hất toàn bộ 26 tấn sắt trên xe đè nát chiếc Innova và sẽ không còn ai sống sót. Điều đó cũng chắc chắn còn gây tai nạn liên hoàn cho những phương tiện trên cả hai chiều của đường cao tốc.
Việc tòa Thái nguyên xử tù và phạt tiền anh Hoàng sẽ gây tâm lý hoang mang cho toàn thể lái xe Việt nam. Họ sẽ không hiểu nổi vì sao một người chạy đúng tốc độ, chở đúng tải trọng, chạy đúng làn, chỉ vì sự ngu dốt và liều lĩnh của người khác mà bị phạt tù. Tai nạn là điều không ai muốn nhưng trong trường hợp này nó là bất khả kháng. Phạt tù để răn đe người trái luật chứ không phải ngược lại. Hãy đền bù thỏa đáng và trả tự do ngay cho lái xe Hoàng. Tòa án Thái nguyên không thể một mình một luật chà đạp lên lương tri của hàng vạn lái xe toàn quốc.
***
Reckless Driver Missed Exit Causes Two Semi Trucks to Crash Spectacularly
This is the shocking moment a reckless driver causes two lorries to topple and crash after a daring…

SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG QUYẾT ĐỊNH ĐẾN SỰ THẮNG LỢI CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN


Trong hình ảnh có thể có: 8 người, ngoài trời

Quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp tổ chức, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện, là quân đội kiểu mới mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc. Trong suốt quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của quân đội, Đảng ta luôn kiên định nguyên tắc: lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với quân đội. Đó là một nguyên tắc bất di, bất dịch trong xây dựng quân đội và là yếu tố quyết định sự trưởng thành, chiến thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Phải xây dựng và lãnh đạo vững chắc lực lượng vũ trang cách mạng của nhân dân, bảo đảm đánh thắng bất cứ kẻ thù nào, bất cứ trong hoàn hoàn cảnh nào. Khi bàn về những nhân tố làm nên sức mạnh bách chiến bách thắng của quân đội, Người khẳng định: “Quân đội ta có sức mạnh vô địch, vì nó là một quân đội nhân dân do Đảng ta xây dựng, Đảng ta lãnh đạo và giáo dục. Đây là sự tổng kết lịch sử và là sự khái quát, phát triển tư duy lý luận của Đảng ta về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác quân sự, quốc phòng; chỉ rõ quy luật vận động, phát triển của xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam – quân đội của dân, do dân, vì dân trong sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng.
Sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội là quan điểm nhất quán, xuyên suốt trong tiến trình cách mạng Việt Nam, được thể hiện sinh động trong thực tiễn tổ chức, lãnh đạo của Đảng đối với quân đội hơn 70 năm qua. Đó là một chân lý vì nó khẳng định rằng, trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào, Đảng luôn giữ vững quyền độc tôn lãnh đạo quân đội, Đảng không nhường quyền, chia quyền lãnh đạo của mình đối với quân đội cho bất cứ cá nhân, tổ chức, đảng phái chính trị nào; luôn nhất quán đặt mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội lên trên hết.
Trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, quân đội ta có sự phát triển nhanh về lực lượng. Để giữ vững sự lãnh đạo, Đảng tiếp tục nghiên cứu xác lập, triển khai cơ chế lãnh đạo quân đội: Thành lập Trung ương Quân ủy (tháng 1-1946); thành lập các cấp ủy từ quân khu đến chi ủy; đặt chế độ hai thủ trưởng (quân sự, chính trị) để chỉ huy đơn vị từ cấp khu đến trung đội; lập chế độ chính trị ủy viên đại diện Đảng phụ trách trong quân đội (tháng 10-1948). Từ thực tiễn tổ chức sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội trong kháng chiến, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) đã ban hành Nghị quyết 07, ngày 20-5-1952, về thực hiện chế độ tập thể Đảng ủy lãnh đạo toàn diện, thủ trưởng quân sự, thủ trưởng chính trị phân công thực hiện theo chức trách, nhằm thực hiện sự lãnh đạo tập thể, thống nhất của Đảng về mọi mặt công tác.
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cơ chế trên tiếp tục được thực hiện; nhờ đó, sự lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội luôn được giữ vững, tăng cường và phát huy được sức mạnh chiến đấu "càng đánh, càng mạnh, càng thắng lợi". Các đơn vị trong toàn quân đều nhận thức đầy đủ và chấp hành nghiêm, thực hiện triệt để nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy được sức mạnh lãnh đạo của Đảng, đồng thời cũng phát huy cao độ trí tuệ, sự sáng tạo của thủ trưởng quân chính trong việc tổ chức thực hiện. Sự lãnh đạo của Đảng đã góp phần quyết định vào thắng lợi của quân đội ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đồng thời trở thành truyền thống, kinh nghiệm quý báu của quân đội ta.
Trong thời kỳ mới, quân đội phải nắm vững và thực hiện tốt nguyên tắc lãnh đạo của Đảng trong xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng quân đội về chính trị, nhằm xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam trở thành lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Đó cũng chính là sự thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Phải tăng cường công tác chính trị, luôn luôn nâng cao trình độ chính trị và giác ngộ giai cấp của bộ đội ta; phải đảm bảo sự chấp hành chính sách của Đảng và Chính phủ; phải triệt để giữ gìn kỷ luật tự giác về mặt quân sự và về mặt chính trị. Vì vậy phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong quân đội và phải thực hiện dân chủ trong bộ đội”
Nghiên cứu về vấn đề này để nhận thức được rõ tầm quan trọng của Đảng lãnh đạo quân đội và từ đó nhận diện được sự nguy hiểm của việc xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với quân đội nhân dân-“phi chính trị hóa lực lượng quân đội nhân dân dân”- một thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch đang thực hiện
Nhận thức rõ hơn bản chất, âm mưu, thủ đoạn, phương thức chống phá mới của các thế lực thù địch, nhất là đấu tranh vạch trần tính chất phản khoa học của luận điểm “quân đội đứng ngoài chính trị”, thực chất của quan điểm “phi chính trị hóa” Quân đội ta của các thế lực thù địch để thường xuyên nêu cao cảnh giác quyết định đến việc giữ vững và phát huy bản chất, truyền thống của Quân đội ta, bảo đảm cho Quân đội luôn trung thành với Đảng, Nhà nước và nhân dân, bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc./.

PHI CHÍNH TRỊ HOÁ LỊCH SỬ


Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang ngồi và văn bản

(Bài viết của Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn, nick Tuan Nguyen)
Phải chăng họ đang phi chính trị hoá ngành sử học ?
Mặc dù rất bận việc gia đình song tôi thấy mình không thể làm thinh khi đọc bài trên Báo điện tử VnExpress về buổi nói chuyện của ông Nguyễn Mạnh Hà nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử đảng về Bộ chính sử 25 tập sắp sửa hoàn thành.

Với tư cách là công dân tôi hoàn toàn ủng hộ chủ trương của Đảng, đất nước ta trên đường phát triển cần có một Bộ Quốc sử xứng tầm của dân tộc, để sau này con cháu học sử sẽ hiểu chiều dài oai hùng của đát nước, hiểu được có được nước Việt Nam hoà bình thống nhất như hôm nay và mai sau là biết bao máu xương của biết bao thế hệ xây đắp nên , song khi nghe ông Hà trình bày và báo chí đưa lại tôi đã thất vọng vô cùng về những quan điểm mà ông ấy đã nêu như dẫn lời ông Phan Huy Lê “viết sử phải trên quan điểm toàn thể, toàn diện, khách quan“. Từ quan điểm cá nhân này các ông đã đứng ngoài quan điểm, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin mà Đảng ta coi đó là thế giới quan, phương pháp luận của Đảng, từ đó cho mình cái quyền đưa vào sử những vấn đề gọi là “nhạy cảm“ như không dùng (bỏ) từ ngụy, viết cả sự việc “những sĩ quan, binh sĩ VNCH hy sinh trong cuộc hải chiến ở Hoàng Sa”...
Ở đây khi lý giải về việc vì sao không dùng từ ngụy ông Hà cũng lặp lại quan điểm mà các ông Trần Đức Cường, cùng một số vị khác giải thích để cho khách quan, tránh miệt thị, vì họ là thực thể khách quan ra đời theo Hiệp định Giơ ne không thể phủ nhận họ là một quốc gia, để có cơ sở pháp lý đòi lại Hoàng Sa, Trường Sa và ...
Tất cả những gì ông Hà nêu không gì khác so với những gì mà các vị gọi là sử gia đã thể hiện khi họ cho ra đời bộ sử 15 tập trước đây và tao nên một sự phản ứng mạnh mẽ của dư luận trong nước và cả nước ngoài, tất nhiên họ lại được bọn chống cộng ở nước ngoài cổ suý.
Phải chăng họ muốn lòng dân bất an, nội bộ chia rẽ và tạo cơn dậy sóng mới ở đất nước ta, khi mà đất nước đang phải lo giải quyết nhiều vấn đề.
Trong bài này tôi không phân tích nhiều vì tất cả tôi đã phân tích đăng trên Facebook nick Tuan Nguyen và đăng trên báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua phê phán các quan điểm sai trái của những sử gia trực tiếp biên soạn các tập có liên quan trong Bộ sử 15 tập. Ở đây tôi chỉ phân tích tính phi chính trị hoá ngành sử, một sai lầm nghiêm trọng cần phải ngăn chặn.
Chúng ta đều biết viết sử là phải khách quan, cao nhất của khách quan là viết đúng sự thật, dù sự thật đó có phủ phàng đi chăng nữa; song sự thật được gọi, được nhìn nhận lại theo quan điểm của giai cấp và Đảng chính trị cầm quyền mà những sử gia là người viết lại nó.
Tôi có thể ví dụ ra nhiều dẫn chứng để nói lên vấn đề này như: Cuộc chiến tranh từ 1954-1975 dân tộc ta gọi đó là Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (tôi xin lưu ý đây là cách gọi của dân tộc ta), còn chế độ ngụy Sài Gòn thì lại gọi đó là cuộc chiến chống Cộng sản Bắc Việt xâm lược Miền Nam, đế quốc Mỹ thì gọi đó là Cuộc chiến tranh Việt Nam, vậy để khách quan các nhà sử gia nên viết thế nào? Chắc chắn họ không dám viết đó là Cuộc chiến chống Cộng sản Bắc Việt xâm lược miền Nam (nếu ai viết vậy thì họ sẽ không còn chổ đứng trên mãnh đất hình chữ S này) và không biết các nhà viết sử giai đoạn này sẽ viết thế nào?
Theo suy nghĩ của tôi chắc là họ sẽ viết Cuộc chiến tranh Việt Nam đây là cách gọi theo như họ là khách quan; song rất đáng tiếc họ lại viết theo cách gọi của đế quốc Mỹ kẻ đã xâm lược đát nước ta, họ Viết Theo Mỹ (tôi nhấn mạnh vấn đề này). Hay như khi nói về Quân đội ngụy Sài Gòn, Nhân dân ta gọi đó là ngụy quân, bọn ngụy gọi là Quân đội quốc gia còn đế quốc Mỹ gọi là Quân đội VNCH, quân đội đồng minh; vậy các nhà sử gia VN đang viết bộ sử này gọi là gì? Chác họ khổng viết là Quân đội quốc gia, mà họ sẽ viết Quân đội VNCH, họ lại Viết theo Mỹ; cũng tương tự như vậy khi gọi chính quyền ngụy Sài Gòn, Nhân dân ta lúc thì gọi chính quyền tay sai bán nước, và gọi tắt là ngụy quyền, còn bọn ngụy và đế quốc Mỹ gọi là chính quyền VNCH, vậy các nhà viết sử sẽ viết gì, chắc họ sẽ viết Chính quyền VNCH, lại viết theo Mỹ ...
Chỉ dẫn chứng đôi điều như vậy để nói rằng họ núp dưới cái gọi là toàn thể, toàn diện, khách quan song họ đã không khách quan, không đứng về phía Đảng ta, dân tộc ta mà họ đang đứng về phía Mỹ, gọi theo cách gọi của Mỹ, họ đi trái lại cách nhìn nhận của dân tộc ta trong sự nghỉeepj kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Với những quan điểm như vậy Bộ Quốc sử có còn là Quốc sử hay không, hay họ đang tiếp nối sự xét lại xuyên tạc lịch sử núp dưới cái gọi là sử viết không phụ thuộc quan điểm chính trị nhưng thực chất là họ viết theo cách nhìn của Mỹ.
Từ những vấn đề của Bộ sử 15 tập và nay đang chuẩn bị cho sự phát hành Bộ Quốc sử 25 tập như ông Nguyễn Mạnh Hà vừa giới thiệu, với tư cách là con của gia dình có bố mẹ và nhiều người thân hy sinh trong cuộc kháng chiến chống MỸ cứu nước, là chiến sĩ Quân Giải phóng miền Nam, là Đảng viên của Đảng, tôi đề nghị BCT, BCHTW hãy cho thẩm định kỹ và cần làm rõ chỗ đứng của những người tham gia viết sử nói chung và những sử gia trực tiếp viết các tập sử giai đoan 1930-1975 nói riêng, không thể họ là đảng viên mà lại có người xa rời chỉ nghĩa Mác - Lênin, nói viết không theo phương pháp luận của Đảng, không đứng trên lập trường của dân tộc , ...không nên để Bộ sử này lại gây ra phân hoá dân tộc, chia rẽ nội bộ, phân tâm xã hội làm bất ổn chính trị đất nước cũng giống như các sự kiện: Mỹ cử Bob Kerry làm chủ tịch Hội đồng tín thác Đại học Fulbright VN, hay như Bộ sử 15 tập, sách Gạc Ma vòng tròn bất tử, hoặc Dự thảo Luât tổ chức đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt ...
Hơn lúc nào hết, “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công“ mãi là nhân tố quyết định thắng lợi của Cách mạng Việt Nam!
====
Ảnh: “Saigon Puppet”, con rối - chính phủ bù nhìn chứ không phải nguỵ?
Update: Vnexpress đã gỡ bài báo trên, nhưng các báo khác vẫn còn.

“LÒ” NGÀY CÀNG NÓNG


Trong hình ảnh có thể có: 1 người, kính mắt và văn bản
“Lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào cũng phải cháy… cá nhân nào có muốn không làm cũng không thể được”. Câu nói của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đi vào lòng người, lòng dân như một tuyên ngôn mạnh mẽ cho cuộc chiến chống tham nhũng. Chuyện cái “lò” được nhắc đến từ câu chuyện của những người dân, trong các phương tiện thông tin đại chúng, đến nghị trường Quốc hội và những cuộc hội họp, tiếp xúc cử tri.
Chống tham nhũng là chuyện Đảng ta, dân ta đã nói và làm từ lâu. Đây là cuộc chiến đầy cam go, một cuộc chiến với giặc nội xâm. Ranh giới phân định đâu địch đâu bạn thật mong manh, những người không giữ được ý chí, bản lĩnh bị đồng tiền mua chuộc, suy thoái đạo đức, lối sống, không còn ý chí phấn đấu vì lý tưởng chính là những “thanh củi”. Có thể nói, đây là mong mỏi của người dân bấy lâu. Nhưng tình trạng “trên nóng dưới lạnh”, tình trạng nể nang, thiếu kiên quyết, bao che, làm “chìm xuồng”, để lọt tội phạm hay giảm nhẹ tội trong xử lý kỷ luật Đảng, xử lý theo pháp luật vẫn là thực tế đáng lo ngại. Báo cáo công tác phòng, chống tội phạm nói chung, tội phạm tham nhũng nói riêng từ đầu năm 2018 đến nay do Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương trình bày trước Ủy ban Tư pháp của Quốc hội ngày 04-08-2018, chỉ ra rằng, nhũng nhiễu, tiêu cực, tham nhũng vặt vẫn gây bức xúc.
“Lò” đã nóng không có nghĩa là tự nó cứ nóng đều, nóng mãi, mà phải không ngừng tiếp củi lửa, nguyên nhiên liệu. “Nguyên, nhiên liệu” cho “lò” chống tham nhũng nói gọn lại đó là ý chí, sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của “ý Đảng, lòng dân”, tất cả phải cùng vào cuộc. Chống tham nhũng - chống “giặc nội xâm” - cũng là cuộc chiến không khoan nhượng. Có tiêu diệt được nạn tham nhũng mới bảo vệ được Đảng và chế độ, bảo vệ được cuộc sống yên lành của nhân dân và sự phát triển bền vững của đất nước. Kinh nghiệm lịch sử và thực tế hiện nay cho thấy, không một thứ “giặc” nào lại dễ dàng bị đánh bại. Chống tham nhũng ngày nay là cuộc chiến không kém phần cam go, lâu dài, quyết liệt. Hành vi tham nhũng ngày càng gian manh, xảo quyệt; thủ đoạn tham nhũng cũng như thủ đoạn ẩn nấp, giấu mình, chống trả ngày càng tinh vi, phức tạp, khiến cho việc phát hiện, xử lý tham nhũng ngày càng khó khăn. Hơn nữa, chống tham nhũng là cuộc đấu tranh một mất, một còn nhưng lại diễn ra ngay trong nội bộ đảng, tổ chức, bộ máy chính quyền, và trong từng cá nhân có chức, có quyền. Vượt qua chính mình, thắng được chính mình, đó là điều khó khăn nhất.
Từ năm 2014 đến nay, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 840 tổ chức đảng và 58.120 đảng viên, trong đó có gần 2.720 đảng viên bị thi hành kỷ luật do tham nhũng, cố ý làm trái. Ngành thanh tra, kiểm toán tập trung thanh tra, kiểm toán các lĩnh vực nhạy cảm dễ phát sinh sai phạm, tiêu cực, tham nhũng; từ năm 2014 đến nay, qua thanh tra, kiểm toán, đã kiến nghị thu hồi hơn 260 nghìn tỷ đồng, chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự hơn 340 vụ với 436 đối tượng.
Ban Chỉ đạo T.Ư về PCTN đã chỉ đạo quyết liệt, đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh, kịp thời nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp với những mức án nghiêm khắc và nhân văn, tích cực thu hồi tài sản tham nhũng; không có "vùng cấm", không có ngoại lệ, không có đặc quyền, bất kể người đó là ai. Từ năm 2014 đến nay, các cơ quan chức năng đã khởi tố 971 vụ án với 2.010 bị can; truy tố 1.060 vụ án với 2.444 bị can; xét xử sơ thẩm 968 vụ với 2.297 bị cáo về tội tham nhũng. Các phiên tòa xét xử ngày càng đổi mới theo hướng công khai dân chủ, minh bạch, coi trọng tranh tụng, nghiêm minh và nhân văn. Riêng các vụ án, vụ việc tham nhũng thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo đến nay đã kết thúc điều tra, truy tố, đưa ra xét xử sơ thẩm 35 vụ với 440 bị cáo với các mức án nghiêm khắc; trong đó có 11 án tử hình cho 10 bị cáo, 20 án chung thân cho 19 bị cáo, bảy bị cáo với mức án tù 30 năm,… Năm 2016, tỷ lệ thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng đạt 26%, năm 2017 đạt 29,45%, sáu tháng đầu năm 2018 đạt 19%.
Công cuộc phòng chống tham nhũng còn nhiều khó khăn, gian nan. Chỉ có sự quyết tâm của Đảng, sự vào cuộc của toàn thể nhân dân mới có thể đẩy lùi. Đó chính là cách để bảo vệ chế độ, bảo vệ chính quyền và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân./.

Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2018

THẤY GÌ QUA VIỆC MỸ VÀ CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHÚC MỪNG TÂN CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM

Ngày 23/10/2018, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được Quốc hội khóa XIV trong kỳ họp thứ 6 bầu làm Chủ tịch nước. Sự kiện này đã thu hút được sự quan tâm đón nhận của cộng đồng quốc tế.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với uy tín và tinh thần trách nhiệm của mình đã đạt sự tín nhiệm cao của Quốc hội và người dân cả nước.
Mặc dù đám cơ hội chính trị trong và người nước vẫn luôn tìm mọi cách để tuyên xạc, kích động tư tưởng người dân khi Tổng Bí thư được bầu làm Chủ tịch nước. Nhưng cộng đồng quốc tế lại hết sức ủng hộ, nhiều quốc gia lớn đã gửi thư chúc mừng sự kiện lớn của đất nước Việt Nam. Có thể kể đến một số quốc gia như sau:
- Tổng thống Putin đã gửi thư chúc mừng Việt Nam: “Kết quả bỏ phiếu của Quốc hội Việt Nam chứng tỏ uy tín cao của Đồng chí trong những năm công tác trên các cương vị cấp cao của Đảng và Nhà nước, đồng thời là sự ghi nhận công lao của Đồng chí trong việc giải quyết các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và củng cố vị thế đối ngoại của Việt Nam”.
- Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink đã có lời chúc mừng nhân sự kiện trọng đại này: "Thay mặt phái đoàn ngoại giao Mỹ, tôi xin chúc mừng ngài Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dịp ngài đảm nhận vị trí Chủ tịch nước. Trong vòng 2 thập kỷ qua, Mỹ và Việt Nam đã cùng nhau tìm kiếm mục tiêu chung dựa trên các lợi ích chung. Chúng ta đã mở rộng mối quan hệ an ninh, thiết lập các quan hệ kinh tế và thương mại mới, và làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa nhân dân hai nước. Chúng ta có chung mong muốn thúc đẩy hoà bình, an ninh, và thịnh vượng trong khu vực Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương”.
- Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba Raúl Modesto Castro Ruz, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Cuba Miguel Mario Díaz-Canel Bermudez đã gửi các điện mừng tới Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Trong các bức điện, lãnh đạo Cuba gửi tới Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng lời chúc mừng nồng nhiệt nhất và chúc đồng chí Nguyễn Phú Trọng giành được nhiều thành công to lớn hơn nữa trên cương vị đầy trọng trách của mình. Lãnh đạo Cuba khẳng định quyết tâm tiếp tục tăng cường hơn nữa tình hữu nghị và hợp tác giữa hai nước.
Bên cạnh đó, các trang tin tức uy tín thế giới như Washington Post, New York Times (Mỹ), News Straits Times, Channel News Asia (Singapore), Jakarta Post (Indonesia), Aljazeera (Qatar), Times of India (Ấn Độ),… cũng đưa tin về sự kiện này.
Như vậy, sự kiện Tổng Bí thư đắc cử Chủ tịch nước nhận được sự đón nhận nồng nhiệt từ cộng đồng quốc tế, đó là tin mừng cho đất nước Việt Nam. Các quốc gia trên thế giới đều mong muốn nhận được sự hợp tác lâu dài với Việt Nam, đặc biệt là từ Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Chủ tịch nước là ý chí, nguyện vọng của toàn thể quần chúng nhân dân, được cộng đồng quốc tế đón nhận ủng hộ. Các nước tư bản vốn thù địch với Việt Nam cũng ủng hộ sự kiện này và coi đó là cơ hội hợp tác toàn diện hơn với Việt Nam.
Về phía Việt Nam, đây là thời cơ lớn đối với đất nước ta khi có một người đủ đức, đủ tài để giữ hai cương vị quan trọng của đất nước, giúp nước ta phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

VIỆT NAM-CUBA




Trong khi báo chí Việt Nam im hơi lặng tiếng về việc Mỹ đang gia tăng bao vây phong tỏa Cuba anh em.
Trong khi báo chí Việt Nam đồng loạt đưa tin "Đại diện Cuba la ó phản đối Mỹ tại sự kiện ở Liên Hợp Quốc".
Thì tại trụ sở LHQ, đại diện của Việt Nam, tiến sĩ lịch sử, Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc tái khẳng định tinh thần hữu nghị, đoàn kết và hợp tác với Cuba; Việt Nam cam kết kiên định sát cánh với Cuba chống lại mọi bao vây cấm vận của Mỹ; Việt Nam yêu cầu các quốc gia trên thế giới đồng lòng chống lại lệnh cấm vận phi lý của Mỹ áp đặt lên nhân dân Cuba anh em.

Kết quả: 189/191 Quốc gia ủng hộ phá bỏ cấm vận cho Cuba anh em; 2 quốc gia chống (ahihi) và 0 phiếu trắng.
Mỹ và Israel hai mình chống cả thế giới.
  

Phía Cuba ghi nhận sự ủng hộ của Việt Nam trong sự kiện này, tiến hành tuyên truyền cho người dân Cuba biết sự ủng hộ của Việt Nam cho Cuba, còn báo chí Việt Nam thì có vẻ như là chưa làm tròn trách nhiệm của mình.
Trong hình ảnh có thể có: 1 người

ĐƯA QUAN HỆ QUỐC PHÒNG VỚI BẠN BÈ QUỐC TẾ LÊN TẦM CAO MỚI

Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Australia và New Zealand. Chuyến thăm được kỳ vọng góp phần tăng cường và làm sâu sắc hơn mối quan hệ hợp tác quốc phòng (HTQP) giữa Việt Nam và hai quốc gia châu Đại Dương.
Việt Nam và Australia thiết lập quan hệ HTQP từ năm 1998. Trải qua 20 năm, quan hệ quốc phòng song phương ngày càng thiết thực và đi vào chiều sâu. Hai bên đã cử nhiều đoàn quân sự thăm lẫn nhau ở các cấp cao nhất, như: Bộ trưởng, tổng tham mưu trưởng (tư lệnh lực lượng quốc phòng), thứ trưởng, phó tư lệnh lực lượng quốc phòng, tư lệnh các quân chủng.
Điểm sáng trong quan hệ quốc phòng Việt Nam-Australia là lĩnh vực đào tạo sĩ quan. Hiện nay, Australia là nước nói tiếng Anh đứng đầu về tài trợ đào tạo tiếng Anh và chuyên môn cho quân nhân Việt Nam với tổng số 2.443 lượt người (từ năm 1999 đến hết tháng 9-2018), trong đó 1.733 lượt người đào tạo tại Việt Nam và 710 lượt người đào tạo tại Australia. Hoạt động Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (GGHB LHQ) cũng là một lĩnh vực hợp tác được hai bên rất quan tâm. Tháng 3-2015, hai Bộ Quốc phòng đã ký thỏa thuận thực thi bản ghi nhớ về HTQP trong lĩnh vực GGHB. Australia chính là quốc gia tài trợ trang thiết bị để vận chuyển lực lượng Việt Nam đến Phái bộ LHQ tại Nam Sudan. Hằng năm, Australia cũng thường xuyên mời cán bộ, sĩ quan Việt Nam tham dự một số hội thảo, khóa tập huấn ngắn hạn tại Australia về các nội dung liên quan tới hoạt động đa quốc gia, đồng thời hỗ trợ huấn luyện chuyên môn cho quân nhân Việt Nam tham gia nhiệm vụ GGHB LHQ. Ngoài ra, hai bên cũng phối hợp trong nhiều lĩnh vực, như: An ninh biển, hợp tác chống khủng bố, khắc phục hậu quả chiến tranh...
HTQP giữa Việt Nam và Australia có bước phát triển đột phá thông qua đối thoại chính sách quốc phòng lần đầu tiên được tổ chức tại Canberra, Australia, vào đầu tháng 11-2017. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự đối thoại. Sự thành công của Đối thoại Chính sách Quốc phòng lần thứ nhất mở ra tiềm năng hợp tác sâu rộng giữa hai nước trong lĩnh vực quốc phòng, góp phần thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác khác giữa hai nước.
Quan hệ quốc phòng Việt Nam-New Zealand những năm qua tiếp tục phát triển không ngừng trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. New Zealand luôn bày tỏ sự quan tâm đối với vị trí chiến lược và vai trò của Việt Nam đối với an ninh khu vực. Phía New Zealand đánh giá rất cao những đóng góp của Việt Nam trong tiến trình xây dựng cơ chế ADMM+. Ở chiều ngược lại, lãnh đạo Bộ Quốc phòng Việt Nam nhiều lần khẳng định Việt Nam coi trọng HTQP với New Zealand và sẽ làm những gì có thể để đưa quan hệ quốc phòng với New Zealand ngày càng thực chất hơn, đóng góp nhiều hơn cho việc duy trì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực.
Hai bên đã và đang triển khai có hiệu quả theo tinh thần bản ghi nhớ về HTQP đã ký năm 2013 và thỏa thuận thực thi về hợp tác GGHB đã ký năm 2017. Các cơ chế đối thoại song phương, như: Đối thoại Chính sách Quốc phòng cấp Thứ trưởng, Tham vấn Quốc phòng song phương được tổ chức thường xuyên nhằm trao đổi những vấn đề hai bên cùng quan tâm cũng như đánh giá và lập kế hoạch hợp tác cho những năm tiếp theo.
Cũng như Australia, New Zealand là quốc gia đã hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực đào tạo tiếng Anh cho các sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Bên cạnh đó, hai bên cũng hợp tác về đào tạo và chia sẻ kinh nghiệm tham gia lực lượng GGHB LHQ, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa, an ninh biển...
Thời gian tới, hai bên nhất trí sẽ tăng cường trao đổi đoàn các cấp, đặc biệt là các đoàn cấp cao, tiếp tục thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác hiện có, đồng thời tìm ra các biện pháp để tăng cường quan hệ, nghiên cứu mở rộng các lĩnh vực hợp tác mà hai bên có nhu cầu và tiềm năng, như: Trao đổi học thuật, an ninh mạng, tìm kiếm cứu nạn và công nghiệp quốc phòng.

PHÊ CHUẨN CPTPP THỂ HIỆN CAM KẾT MẠNH MẼ VỀ ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP

Sáng 2-11, tại Hội trường Quốc hội, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã trình bày Tờ trình về việc đề nghị Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan.
Theo đó, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định, việc tham gia và sớm phê chuẩn CPTPP giúp Việt Nam thể hiện cam kết mạnh mẽ về đổi mới và hội nhập quốc tế. CPTPP có mức độ cam kết sâu nhất từ trước đến nay
Chủ tịch nước cho biết, Hiệp định CPTPP gồm 7 Chương và 1 Phụ lục quy định về mối quan hệ với hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được 12 nước ký ngày 6-2-2016.
Về cơ bản, Hiệp định CPTPP giữ nguyên nội dung của Hiệp định TPP nhưng cho phép các nước thành viên tạm hoãn 20 nhóm nghĩa vụ để đảm bảo công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của các nước thành viên trong bối cảnh Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định TPP.

Hiệp định CPTPP được đánh giá là một FTA chất lượng cao và toàn diện với mức độ cam kết sâu nhất từ trước đến nay, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh.
Về tác động của Hiệp định CPTPP, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nêu rõ bên cạnh những thuận lợi, thì tham gia CPTPP cũng đặt ra thách thức về kinh tế - xã hội, thu ngân sách, hoàn thiện khung khổ pháp luật, thể chế. Việc mở cửa các hoạt động kinh tế, đi kèm với các quy định về lao động, minh bạch hoá, chống tham nhũng...đòi hỏi chúng ta cần chủ động, nỗ lực, đổi mới, thiết lập các cơ chế quản lý để vừa phù hợp với điều ước quốc tế nhưng cũng đảm bảo sự vững chắc sự ổn định về chính trị - xã hội của nước ta.