Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2018

GÓC SỰ THẬT VỀ BỨC ẢNH NGUYÊN THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG "LƯỜM" TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG


Từ hôm qua đến giờ trên mạng xã hội, bọn phản động đang lan truyền hình ảnh nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng "lườm" Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhiều cái "tit" rất ác ý nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết, gây hoang mang dư luận. Tuy nhiên chúng tôi xin khẳng định
1: Hình ảnh mà chúng ta thấy là hoàn toàn có thật, nó diễn ra trong lễ truy điệu của Chủ tịch nước Trần Đại Quang (xem video)
2. Xem video dưới chúng ta có thể thấy đ/c Nguyễn Tấn Dũng đang nhìn về hướng quan tài chứ không nhìn TBT, tuy nhiên, do góc máy chụp nên thành ra thế! 
3. Bọn phản động luôn tìm mọi sơ hở nhỏ nhất để cấu xé, nói xấu chế độ. Tuy nhiên chúng ta cũng cần khách quan khi xem xét một sự vật, hiện tượng. Không thể theo kiểu "tay nhanh hơn não" như bọn chúng
PS: Không có gì to tát cho hình ảnh này./.

Vận hội mới trên con đường phát triển

73 năm trước, ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, giữa trời thu xanh ngắt, trước hàng triệu đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, chấm dứt hơn 80 năm đô hộ, cai trị, áp bức tàn bạo của thực dân Pháp và phát xít Nhật. Tuyên ngôn Độc lập 73 năm trước là sự tiếp nối truyền thống kiên cường, bất khuất của hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa non trẻ vừa ra đời lập tức phải đối mặt với bao nguy nan, thử thách, đã lãnh đạo nhân dân ta chống thù trong, giặc ngoài, diệt giặc đói, giặc dốt để giữ vững nền độc lập, tự do cho dân tộc, cho đất nước. 
Giá trị của độc lập, hòa bình, thống nhất, phát triển đất nước mà ngày hôm nay đây chúng ta đang được hưởng là kết tinh, là hiện thực hóa khát vọng hàng nghìn đời của dân tộc Việt Nam, là thành quả từ máu xương, mồ hôi, công sức, trí tuệ của bao thế hệ. Đó là thứ tài sản vô giá, thiêng liêng mà nhất định chúng ta-các thế hệ người Việt Nam phải trân trọng, gìn giữ.
Hiện nay, đất nước ta đang có nhiều vận hội mới để phát triển. Kinh tế trong nước ổn định, tốc độ tăng trưởng cao hàng đầu thế giới. Hình ảnh của đất nước và con người Việt Nam ngày càng tươi đẹp trong mắt của bạn bè quốc tế. Việt Nam là điểm đến hấp dẫn, thân thiện, an toàn của bạn bè thế giới. Việc gìn giữ, phát huy giá trị của độc lập, hòa bình, thống nhất và từ đó tiếp tục thúc đẩy sự phát triển đất nước đã có những yêu cầu, đòi hỏi mới. Cùng với quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng, cơ hội mở ra ngày càng nhiều cho Việt Nam, đó là cơ hội để hợp tác, liên kết toàn diện, mở rộng thị trường, tiếp cận khoa học công nghệ, khoa học quản lý tiên tiến, nguồn nhân lực chất lượng cao trên thế giới.
Tuy nhiên, không ít thách thức cũng đang đặt ra đối với quá trình phát triển của đất nước. Những lợi thế trước đây như tài nguyên thiên nhiên, nhân công giá rẻ... giúp đất nước vượt qua khó khăn, từng bước đi lên đến nay đã dần suy giảm. Cùng với đó, sự phát triển của khoa học công nghệ (KHCN), nhất là lĩnh vực thông tin truyền thông, công nghệ thông tin, khiến biên giới truyền thống không còn là ranh giới tuyệt đối để bảo vệ toàn vẹn chủ quyền và an ninh quốc gia. Vì thế, trong thời đại hiện nay, thế giới đang bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chúng ta cần có động lực mới mạnh mẽ từ tài nguyên con người, phát huy tiềm năng trí tuệ của con người Việt Nam để nghiên cứu, phát triển KHCN, nâng cao năng suất lao động, bắt kịp ngay vào cuộc cách mạng công nghiệp mới. Phải bằng lòng yêu nước nồng nàn, trái tim nhiệt huyết, lòng dũng cảm và sự thông tuệ của mình chúng ta mới có thể bảo vệ vững chắc chủ quyền và phát triển bền vững đất nước.
Con đường đấu tranh giành độc lập dân tộc, hòa bình, thống nhất và phát triển đất nước Việt Nam suốt 73 năm qua luôn có vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam-đại diện tiêu biểu cho ý chí và nguyện vọng của cả dân tộc Việt Nam. Với sự sáng suốt, tài trí, đạo đức, Đảng đã tập hợp quanh mình sức mạnh đoàn kết của cả dân tộc Việt Nam, đưa đất nước vượt qua bao khó khăn, thác ghềnh trên con đường đi tới thành công. Tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, đoàn kết toàn dân tộc trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là yếu tố tiên quyết để giữ vững ổn định chính trị-xã hội, tập hợp trí tuệ để đất nước tiếp tục phát triển nhanh hơn, đời sống người dân ngày càng được nâng cao. 
Xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ Nhà nước là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng. Tự hào Nhà nước của dân được xây dựng từ cuộc Cách mạng Tháng Tám lịch sử, chúng ta cần ra sức góp phần xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ vững chắc Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam-Nhà nước của dân, do dân và vì dân, thực hiện bằng được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, tận dụng tốt những vận hội mới để đưa đất nước tiến nhanh, bền vững trên con đường phát triển.
Quân đội nhân dân Việt Nam là quân đội cách mạng, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, công tác. Quân đội cách mạng là một bộ phận trong bộ máy Nhà nước cách mạng, đồng thời cũng là công cụ của Nhà nước cách mạng để bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước và nhân dân. Từng cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội nhân dân luôn quán triệt sâu sắc quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nỗ lực học tập, rèn luyện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng giao phó.
QĐND

Khẳng định tầm vóc, trí tuệ của lực lượng tiên phong

Đại hội Công đoàn Việt Nam (CĐVN) lần thứ XII diễn ra từ hôm nay (24-9) tại Thủ đô Hà Nội. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân và hoạt động công đoàn; khẳng định vai trò, vị trí của giai cấp công nhân (GCCN), tổ chức CĐVN trong giai đoạn mới.

Trải qua 11 kỳ đại hội, đến nay, tổ chức công đoàn (TCCĐ) và lực lượng đoàn viên công đoàn (ĐVCĐ), công nhân viên chức (CNVC), người lao động (NLĐ) trong cả nước không ngừng lớn mạnh, trưởng thành. Đặc biệt, sự đoàn kết, nỗ lực, quyết tâm và tinh thần hăng say lao động của toàn thể ĐVCĐ, CNVC, NLĐ trong nhiệm kỳ vừa qua góp phần quan trọng vào thành tựu chung của đất nước, tạo nên thế và lực của một Việt Nam vững vàng, uy tín trên trường quốc tế.
Điều đáng ghi nhận trong hoạt động của TCCĐ là đã lãnh đạo nâng cao tầm vóc, trí tuệ của ĐVCĐ, CNVC, NLĐ Việt Nam. Trong xu thế hội nhập, người công nhân không còn “thuần nhất” là lực lượng lao động chân tay, mà nay đã là những chủ thể thực thụ, được đào tạo bài bản, có trình độ, kiến thức, làm chủ công nghệ và dây chuyền sản xuất hiện đại. Công nhân và NLĐ Việt Nam đã khẳng định được bản lĩnh, trí tuệ, hiệu quả lao động sản xuất, kiến tạo nên nền tảng vững chắc cho công nghiệp Việt Nam phát triển; đồng thời vun đắp nên mảnh đất màu mỡ, tạo thuận lợi cho việc kêu gọi đầu tư, kích thích sản xuất, mở rộng tiềm năng, lợi thế hội nhập quốc tế sâu rộng cho Việt Nam.
Đại hội CĐVN lần thứ XII là dịp để Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam và TCCĐ đánh giá lại quá trình, kết quả lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức phong trào công nhân, hoạt động công đoàn, tham gia vào công cuộc đổi mới đất nước; tổng hợp kiến nghị của cán bộ, công chức, viên chức, công nhân lao động và TCCĐ với Đảng, Nhà nước, Chính phủ... Đại hội cũng là dịp để TCCĐ và lực lượng lao động Việt Nam nhìn về phía trước, không chỉ tầm nhìn 5 năm mà trong nhiều năm tới, xác định đường hướng đúng, trúng, góp phần đưa nước ta sớm trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Niềm tin về vai trò, sứ mệnh của lực lượng tiên phong đối với sự nghiệp cách mạng càng vững chắc hơn bao giờ hết. Sau hơn 30 năm đổi mới, nhất là từ sau Đại hội XII của Đảng đến nay, tầm vóc, trí tuệ của GCCN và NLĐ được minh chứng không chỉ bằng kết quả thực tiễn cách mạng, mà còn được cụ thể hóa trong mọi hoạt động của Tổng LĐLĐ Việt Nam và TCCĐ cả nước. Chỉ tính riêng việc tổ chức đại hội công đoàn các cấp, đã có hàng triệu ý kiến của ĐVCĐ, CNVC, NLĐ thẳng thắn hiến kế với Đảng, Nhà nước trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo; đề xuất với TCCĐ tự đổi mới để hòa mình vào xu thế hội nhập đa phương, cải tiến phương thức hoạt động để bắt nhịp với dòng chảy cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
Tại Đại hội CĐVN lần này, tất cả văn kiện đều được xây dựng trên cơ sở trí tuệ chung của toàn thể ĐVCĐ, CNVC, NLĐ, thông qua việc đa dạng hóa các hình thức huy động, tiếp nhận ý kiến góp ý của toàn lực lượng ở các cấp. Đại hội CĐVN lần này sẽ tập trung thảo luận sâu về các vấn đề theo nội dung văn kiện đại hội, như: Xây dựng TCCĐ vững mạnh; xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn chuyên nghiệp, bản lĩnh, trí tuệ, tâm huyết, trách nhiệm; đổi mới phong trào thi đua yêu nước trong ĐVCĐ, CNVC, NLĐ theo hướng thiết thực, hiệu quả; phát triển đa dạng, hiệu quả hoạt động chăm lo lợi ích thiết thực cho ĐVCĐ… 
Là bộ phận cấu thành hệ thống tổ chức của GCCN và NLĐ cả nước, gắn liền với quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, trải qua các giai đoạn lịch sử, đội ngũ cán bộ, ĐVCĐ, CNVC, lao động quốc phòng toàn quân luôn nỗ lực, phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thử thách, tranh thủ vận hội mới, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết, sáng tạo, đưa phong trào công nhân, hoạt động công đoàn trong quân đội ngày càng phát triển vững chắc. Trước yêu cầu mới, các cơ quan, đơn vị trong toàn quân đã và đang làm tốt việc phổ biến, tuyên truyền sâu rộng trước, trong và sau đại hội; nghiên cứu, quán triệt sâu sắc các văn kiện đại hội; chuẩn bị một cách toàn diện để xây dựng, triển khai chương trình, kế hoạch hành động, đẩy mạnh phong trào thi đua trong ĐVCĐ, CNVC, lao động quốc phòng toàn quân, tạo chuyển biến vững chắc trong lao động, sản xuất, công tác, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.     
QĐND

Không thể xuyên tạc bản chất chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo

Chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Việt Nam ngày nay do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng. Bản chất của chế độ đó là quyền làm chủ của nhân dân gắn liền với bảo vệ độc lập dân tộc do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo theo con đường của Chủ nghĩa Mác-Lênin.

Tư tưởng đó xuyên suốt các giai đoạn cách mạng Việt Nam từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (năm 1930), qua các cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc xâm lược cho đến ngày nay-sự nghiệp xây dựng đất nước, hội nhập quốc tế. Thế nhưng, vì những mục tiêu xấu độc, trên internet, mạng xã hội (MXH) có kẻ cho rằng “Nhà nước Việt Nam theo mô hình Xô viết”, chế độ “độc tài toàn trị'', ''lệ thuộc vào nước ngoài''... Vậy lịch sử và thực tiễn chế độ xã hội XHCN ở Việt Nam đã vận động và phát triển như thế nào?
 
Cương lĩnh đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi thảo-Chính cương vắn tắt của Đảng (năm 1930)-xác định mục tiêu trước mắt của Đảng Cộng sản Việt Nam là: “Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Về xã hội: “Dân chúng được tự do tổ chức; nam, nữ bình quyền”… Về chính trị: “Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến; làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập”…
 
Sau thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám, trong Tuyên ngôn Độc lập ngày 2-9-1945, tư tưởng gắn chế độ dân chủ với nền độc lập dân tộc được Chủ tịch Hồ Chí Minh nâng cao từ những giá trị tư tưởng lớn trong Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ (năm 1776) và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp (năm 1789). Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”… “Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”.
Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN
Vào năm 1966, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam đang ở giai đoạn quyết liệt, kế thừa, phát triển tư tưởng gắn liền chế độ dân chủ với độc lập dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát một chân lý thời đại: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”!
Sau khi đất nước được hoàn toàn giải phóng, Bắc-Nam sum họp một nhà (năm 1975), mục tiêu của Đảng Cộng sản Việt Nam là “Dân giàu, nước mạnh”. Tuy nhiên, nhận thức về chế độ dân chủ có lúc cũng phạm những sai lầm. Thời kỳ từ khi đất nước được hoàn toàn giải phóng đến trước Đại hội VI (1975-1985), Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng xã hội theo mô hình cũ của CNXH. Về chính trị, đó là xây dựng “Nhà nước chuyên chính vô sản”; về kinh tế đó là xây dựng “nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung” với hai thành phần duy nhất là kinh tế tập thể và kinh tế nhà nước. Do đó, nhiều quyền về chính trị, kinh tế của người dân không được tôn trọng, bảo đảm.
Từ Đại hội VI (năm 1986) đến Đại hội XI (năm 2011) và Đại hội XII (năm 2016), Đảng Cộng sản Việt Nam đã chuyển sang đường lối đổi mới. Mục tiêu của Đảng Cộng sản Việt Nam là xây dựng chế độ XHCN gắn với độc lập dân tộc. “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011)” được Đại hội XI của Đảng thông qua, xác định mục tiêu tổng quát của Đảng Cộng sản Việt Nam và dân tộc Việt Nam là xây dựng xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện;… có Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.
Thể chế hóa Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011, Hiến pháp năm 2013 quy định cụ thể hơn các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Có thể khẳng định Hiến pháp năm 2013 và hệ thống pháp luật của Việt Nam không chỉ tương thích với pháp luật quốc tế mà còn tiên tiến hơn nhiều quốc gia, trong đó có việc ký kết các công ước quốc tế về quyền con người. Thực tế, có quốc gia phát triển cao nhưng chưa phê chuẩn “Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa”, hoặc có quốc gia không gia nhập “Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị”. Trong khi đó, Việt Nam đã gia nhập cả hai công ước nói trên.
Không phải ngẫu nhiên Điều 4, Hiến pháp 2013 quy định Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo xã hội và Nhà nước. Lịch sử hơn 80 năm, từ khi ra đời đến nay (1930-2018), Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng chính trị duy nhất lãnh đạo cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam; đồng thời, cũng là tổ chức chính trị dẫn dắt dân tộc Việt Nam sớm đi vào trào lưu văn minh của nhân loại.
Đại hội XII của Đảng xác định đường lối đối ngoại, quan hệ quốc tế của Việt Nam là “Bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia-dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển... Trên cơ sở vừa hợp tác, vừa đấu tranh, nhằm phục vụ mục tiêu giữ vững hòa bình, ổn định, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước”(1).
Trong giai đoạn 1989-1991, Việt Nam luôn phải đối diện với nhiều nguy cơ, thách thức, việc xác định “đối tác”, “đối tượng” của cách mạng là vấn đề chính trị mới và nhạy cảm. Hội nghị Trung ương 8, khóa IX của Đảng đề ra “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”. Trên tinh thần thêm bạn, bớt thù, phân hóa, cô lập các thế lực thù địch, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định “đối tác” và “đối tượng” của cách mạng Việt Nam có nguyên tắc và linh hoạt: “Những ai chủ trương tôn trọng độc lập, chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác của chúng ta. Bất kể thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng đấu tranh…”, trong đối tác có thể có đối tượng và ngược lại. Như vậy, thay vì quan điểm chính trị trong thời kỳ chiến tranh lạnh-lấy ý thức hệ làm tiêu chí “bạn”, “thù”, thì nay Đảng Cộng sản Việt Nam lấy lợi ích quốc gia, dân tộc làm tiêu chí bạn-thù. Đồng thời, lấy nguyên tắc tôn trọng chế độ chính trị, hai bên cùng có lợi làm tiêu chí để hợp tác với các quốc gia không phân biệt chế độ chính trị, ý thức hệ.
Ngày nay, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đặt trong bối cảnh chính trị quốc tế, khu vực và sự ra đời của internet, MXH, nguy cơ những cuộc chiến tranh xâm lược bằng vũ trang cổ điển dường như giảm đi, thì nguy cơ mất chế độ xã hội từ những chiến lược “mềm”-chiến lược “diễn biến hòa bình” với thủ đoạn lợi dụng internet, MXH có xu hướng tăng lên. Ứng phó với cuộc chiến này, vũ khí của chúng ta không chỉ bằng công tác tư tưởng, chính trị, mà còn bằng pháp luật và các chế tài theo luật định.
Các thế lực thù địch trong và ngoài nước gần đây đã tăng cường hoạt động nhằm từng bước chuyển hóa chế độ xã hội ở Việt Nam sang con đường tư bản chủ nghĩa. Những vụ án liên quan đến tội “lợi dụng quyền tự do ngôn luận…” gần đây là một ví dụ. Chẳng hạn, Tòa án Nhân dân (TAND) tỉnh Nghệ An xét xử sơ thẩm bị cáo Lê Đình Lượng về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” (ngày 16-8-2018). Trước đó, vụ Trần Thị Nga (Hà Nam), Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Đà Nẵng) cùng tội danh và cùng thủ đoạn sử dụng internet, MXH để tung tin xuyên tạc chế độ xã hội và Nhà nước Việt Nam. Gần đây nhất, ngày 19-9-2018, TAND tỉnh Hòa Bình xét xử bị cáo Đào Quang Thực về tội danh “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Những bản án nghiêm khắc cho các đối tượng chống phá chế độ nói trên để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân là cần thiết.
Chế độ dân chủ nhân dân, nay là dân chủ XHCN do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng. Bản chất của chế độ là bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân gắn liền với bảo vệ độc lập dân tộc. Chế độ đó đã trải qua nhiều thời kỳ lịch sử và phát triển cùng với nền văn minh nhân loại. Toàn thể dân tộc Việt Nam không cho phép bất cứ ai, với bất cứ lý do gì để xuyên tạc, bôi nhọ chế độ xã hội mà cả dân tộc đã đổ không biết biết bao nhiêu mồ hôi, xương máu để giành và bảo vệ chế độ đó.
BẮC HÀ
(1) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB Chính trị Quốc gia, 2016, tr.153.

D.TRUMP KHÔNG GHÉT CỘNG SẢN NHƯ RẬN CHỦ VẪN TƯỞNG


Trong hình ảnh có thể có: 1 người

Mới đây tít bài "Ông Trump đơn độc tại LHQ" trên báo in Tuổi trẻ nói về bài phát biểu của tổng thống Mỹ D.Trump tại kỳ họp thường niên lần thứ 73 của Liên Hợp quốc trở thành một chủ đề được đám rận chủ Việt quan tâm đặc biệt.
Ở Hà Nội, một đại diện phía bắc là nhà rận chủ Nguyễn Thuý Hạnh có nói có phần mỉa mai: ""Ai bảo dám hùng hồn chống thiên đường XHCN cơ. Báo Cộng không gọi ông là thằng phản động là nhân đạo lắm rồi. Liệu hồn đấy Trump, chỉ riêng Cộng Việt đã có hơn 700 cái loa hát cùng một giọng đấy!".
Thì ở khu vực TP Hồ Chí Minh, nhà rận chủ Chu Vĩnh Hải nói thẳng và cụ thể hơn: "Trong khi báo chí thế giới rầm rập thông tin về bài phát biểu hùng hồn của tổng thống Hoa Kỳ, ông Donald Trump, trong việc chống chủ nghĩa cộng sản và kêu gọi thế giới hợp lực để đưa các giá trị dân chủ về lại Venezuela, thì báo chí quốc doanh lại thông tin rằng, Trump đơn độc tại Liên hợp quốc. Truyền thông giả dối của nhà nước độc tài có thể lừa mị được tầng lớp bần cố nông nhận thức, nhưng lại làm trò cười cho những người biết tiếng Anh, có tư duy độc lập.
Rõ ràng rằng, tự do báo chí bao gồm cả báo chí tốt và báo chí xấu, nhưng nếu không có tự do báo chí, báo chí chỉ có thể là xấu xa và tồi tệ".
Nếu nội dung bài phát biểu của ông D.Trump như cách diễn đạt của Nguyễn Thuý Hạnh, Chu Vĩnh Hải nói ra thì dù có thanh minh đến mấy và kể cả công khai nói tới "tính Đảng" trong hoạt động của mình thì báo Tuổi trẻ cũng xứng đáng bị lên án. Và những ai đã từng tin vào sự thẳng thắn, nói thật, khách quan của báo này có quyền thất vọng, bởi vì cái này cái khác mà họ đã bẻ cong, uốn cong ngòi bút của chính mình.
Có một thực tế là báo Tuổi trẻ đang thực sự khó khăn, nhất là sau khi trang điện tử của báo này đang bị Bộ thông tin & truyền thông đình bản 3 tháng và xử phạt hành chính báo Tuổi Trẻ Online 220 triệu đồng. Trong hoàn cảnh hiện tại họ hoàn toàn có động cơ để làm vui lòng giới chức nhà nước để không còn chịu những án kỷ luật khác.
Song, có vẻ như điều đó không có bất cứ tác động trái chiều, khiến tờ báo có lượng đọc khủng này thay đổi mình để "dễ sống hơn". Những thông tin được chỉ ra cho thấy khá rõ điều này: "Cụ thể, ngoài một nội dung rất nhỏ của tổng thống D. Trump vào sáng ngày 25/9/2018 kêu gọi tất cả các nước trên thế giới chiến đấu chống chủ nghĩa xã hội thì phần lớn nội dung là phát biểu công kích Trung Quốc, dằn mặt Iran, Syria (xem thêm: http://soha.vn/toan-van-bai-phat-bieu-cong-kich-trung-quoc-…).
Với tư cách là những vấn đề nóng thì thật dễ hiểu tại sao khi những ông lớn như TQ (liên quan vấn đề thương mại) và Nga (liên quan vấn đề về Iran, Syria) lại có phản ứng trực diện. Đó là chưa nói, với tư cách là 2 cường quốc, thành viên chính thức của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc thì tiếng nói của Nga và TQ sẽ kéo theo sự lên tiếng của các quốc gia chịu ảnh hưởng, phụ thuộc. Họ sẽ cùng với Nga, TQ tấn công Mỹ tại hội nghị này và sự cô đơn của tổng thống D. Trump như nhận định của báo Tuổi trẻ là điều dễ hiểu, không có gì phải bàn cãi nhiều".
Và như thế, D.Trump không hoàn toàn ghét Cộng sản như ai đó vẫn nghĩ dù giữa nước Mỹ và các nước cộng sản đối lập về ý thức hệ. Đó có chăng là ý nghĩ của những kẻ cuồng Mỹ và luôn hi vọng người Mỹ đối lập hoàn toàn với Việt Nam và các nước xã hội chủ nghĩa. Vong bản đến thế cũng là hết chỗ để nói. 

BẢN CHẤT CỦA CÁI GỌI LÀ “HỘI ANH EM THANH NIÊN CÔNG GIÁO”


Trong hình ảnh có thể có: 6 người, mọi người đang đứng


“Hội anh em thanh niên công giáo” là tập hợp của những kẻ vô công rồi nghề, mắc bệnh ảo tưởng về chính trị, lợi dụng lòng yêu nước để kiếm tiền phục vụ mục đích hưởng thụ của những kẻ trên mà thôi. Bản chất của nó cũng như các tổ chức khủng bố, phản động, chống đối mà những kẻ chống phá trước đây thành lập như “Hội anh em dân chủ”, “hội lão mà chưa an”... hoạt động chống phá đất nước núp bóng vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo” mà thôi.

Vừa qua (ngày 23/9/2018) tại London (Anh) đã thành lập một nhóm mang tên “Hội anh em thanh niên Công giáo” (Brotherhood Catholic Youth Association - BCYA). Qua tìm hiểu thấy rằng, hội này được thành lập gồm 4 thành viên chính (Thanh Nguyen, Nhu Le, Ha Dinh, An Tran) và 20 thành viên khác;nhóm này cũng đưa ra cơ cấu gồm 01 trưởng nhóm, 01 phó nhóm, 01 thư ký và 01 thủ quỹ, những thành viên khác thực hiện các nhiệm vụ khác như chụp ảnh, check in...
Nếu thực sự cái nhóm này được thành lập chỉ là nơi sinh hoạt tôn giáo giữa theo đạo Công giáo với nhau thì không có gì để nhắc đến nhưng “Hội anh em thanh niên Công giáo” bày đặt tuyên bố mục đích của nhóm là “thiết lập các hoạt động và đấu tranh phi bạo lực để thúc đẩy quyền con người, dân chủ và tự do cho người dân Việt Nam”; “thiết lập các hoạt động và đấu tranh phi bạo lực để thúc đẩy quyền con người, dân chủ và tự do cho người dân Việt Nam”... Chưa dừng lại ở đó, những kẻ “ngông cuồng” này còn xuyên tạc tình hình Việt Nam, ảo tưởng về nhóm này rằng “…mạnh mẽ lên tiếng để cộng đồng quốc tế biết được những bất công, sự bắt bớ phi pháp, đàn áp bằng bạo lực một cách dã man của Cộng sản Việt Nam và yêu cầu Cộng sản Việt Nam ngay lập tức trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm, trả lại những quyền cơ bản cho người dân Việt Nam”.
Có thể nhận thấy rằng đây thực chất là một nhóm lợi dụng tôn giáo để xuyên tạc tình hình Việt Nam, chống phá nhà nước Việt Nam ở nước ngoài, ngoài ra đây cũng là chiêu trò để các đối tượng lừa bịp tiền từ cộng đồng người Việt ở hải ngoại hay nhận các khoản tiền tài trợ của các thế lực thù địch, phản động, chống đối với Nhà nước Việt Nam mà thôi.
Mọi người chắc hẳn không còn lạ lẫm gì mấy cái chiêu trò núp bóng bảo vệ “dân chủ”, “nhân quyền”, “vì lợi ích nhân dân” của những kẻ này nữa, chúng lúc nào cũng kêu gào đấu tranh cho đất nước nhưng thực chất là làm tay sai cho các thế lực thù địch và bọn phản động phá hoại đất nước, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, lừa bịp nhân dân. Khi mà nhân dân gặp khó khăn, cần giúp đỡ thì không thấy mặt mũi bất cứ kẻ nào, không thấy những hành động nào giúp đỡ nhân dân hay bảo vệ quyền con người cả.
Với bản chất phá hoại, lừa đảo thì cái nhóm được gọi là “anh em thanh niên công giáo” chắc chắn sẽ thất bại và bị cả dân tộc coi khinh vì những hành động phản bội tổ quốc của chúng. Người dân cảnh cảnh giác đối với những luận điệu xuyên tạc, lừa bịp của những kẻ này đừng để bị chúng lôi kéo, lừa bịp vào các mưu đồ xấu xa, vi phạm pháp luật./.

Thứ Năm, 27 tháng 9, 2018

Tình cảm của Chủ tịch nước Trần Đại Quang với Bộ đội Biên phòng

Dù trên cương vị nào, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng luôn dành nhiều tình cảm, sự quan tâm đối với lực lượng vũ trang (LLVT) nói chung và Bộ đội Biên phòng (BĐBP) nói riêng. Trải qua nhiều cương vị công tác nên Chủ tịch nước Trần Đại Quang thấu hiểu những khó khăn, vất vả của cán bộ, chiến sĩ BĐBP trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.

Mỗi khi có dịp đến thăm, làm việc với cán bộ, chiến sĩ BĐBP, nhất là ở các đồn biên phòng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đều ân cần hỏi thăm về đời sống sinh hoạt, nơi ăn ở của cán bộ, chiến sĩ. Chủ tịch nước thường xuyên căn dặn lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị phải quan tâm, chăm lo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bộ đội; xây dựng cảnh quan xanh, sạch, đẹp. Cán bộ, chiến sĩ các đơn vị phải quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới của Tổ quốc; tham gia giúp nhân dân địa phương phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc...
Tại Lễ kỷ niệm 73 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1944 / 22-12-2017), 28 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22-12-1989 / 22-12-2017) do Bộ tư lệnh BĐBP tổ chức, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã dành tình cảm, sự quan tâm sâu sát, gần gũi của mình khi nói chuyện qua cầu truyền hình với cán bộ, chiến sĩ các đồn biên phòng: A Pa Chải (BĐBP tỉnh Điện Biên), Bờ Y (BĐBP tỉnh Kon Tum), Hòn Chuối (BĐBP tỉnh Cà Mau) và đại diện chính quyền, nhân dân địa phương nơi các đơn vị đóng quân. Mỗi câu nói, lời hỏi thăm chân thành từ người đứng đầu Nhà nước được cán bộ, chiến sĩ BĐBP ghi nhớ mãi. Thiếu tá Phạm Văn Hiệp, hiện công tác tại Phòng Tham mưu, BĐBP tỉnh Điện Biên (khi đó đang là Đồn trưởng Đồn Biên phòng A Pa Chải), vẫn nhớ từng lời hỏi thăm của Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Anh chia sẻ: “Sau khi báo cáo với Chủ tịch nước về những kết quả nổi bật của đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ, chúng tôi cảm nhận được sự xúc động của Chủ tịch nước Trần Đại Quang trước những việc làm ý nghĩa, nhân văn, phản ánh bản chất, truyền thống cao đẹp Bộ đội Cụ Hồ mà cán bộ, chiến sĩ BĐBP đã phát huy trong thực hiện nhiệm vụ ở địa bàn đóng quân. Mỗi câu nói, lời hỏi thăm của Chủ tịch nước đối với cán bộ, chiến sĩ BĐBP là những lời động viên, tiếp thêm năng lượng để chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ được tốt hơn”. Với Thượng tá Nguyễn Quốc Thái, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Hòn Chuối (BĐBP tỉnh Cà Mau), qua những lời căn dặn hôm đó của Chủ tịch nước, cán bộ, chiến sĩ của đơn vị được tiếp thêm sức mạnh để tiếp tục phát huy truyền thống, thành tích, kết quả đạt được, phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân nơi đóng quân triển khai thật tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, cũng như tham gia thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang khi đó đã bày tỏ, mỗi lần đồng chí đi công tác ở các tỉnh biên giới, đều được nghe lãnh đạo địa phương và nhân dân ghi nhận, đánh giá rất tốt về BĐBP, rất tin tưởng vào BĐBP. Cùng với các lực lượng đứng chân trên địa bàn, cán bộ, chiến sĩ các đồn biên phòng đã chủ động tham gia tích cực giúp cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai nhiều chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hiệu quả, như: Chương trình xây dựng nông thôn mới; xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học; xóa đói, giảm nghèo; xây dựng đời sống mới… Nhiều chương trình hướng về biên giới, hải đảo, hướng về đồng bào dân tộc thiểu số được cán bộ, chiến sĩ BĐBP chủ động triển khai, như: “Chương trình bò giống giúp người nghèo nơi biên giới”, “Mái ấm biên cương”, “Nâng bước em tới trường”, “Xuân biên phòng-ấm lòng dân bản”. Theo Chủ tịch nước Trần Đại Quang, hình ảnh thầy giáo biên phòng, thầy thuốc biên phòng, cán bộ xã là BĐBP... đã tỏa sáng khắp mọi miền biên cương Tổ quốc. Những con người và việc làm đó giúp hàng nghìn hộ gia đình thoát nghèo; hàng nghìn con em đồng bào dân tộc thiểu số vượt qua khó khăn, có điều kiện cắp sách đến trường...
Thượng tá Phùng Văn Vĩnh, cán bộ Phòng Trinh sát, BĐBP tỉnh Lào Cai, vô cùng xúc động, hụt hẫng khi nghe tin Chủ tịch nước Trần Đại Quang đột ngột từ trần. Những ký ức về lần Chủ tịch nước Trần Đại Quang tới thăm Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai (BĐBP tỉnh Lào Cai), khi anh còn trên cương vị đồn trưởng, như mới hôm qua, cứ nối tiếp ùa về. Đó là dịp Tết Đinh Dậu 2017, trong không khí chuẩn bị đón Tết đầu tiên ở vị trí đóng quân mới, đơn vị vinh dự được đón Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Chuyến thăm, chúc Tết của Chủ tịch nước trước thềm năm mới là biểu hiện cụ thể sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước, quân đội đối với cán bộ, chiến sĩ BĐBP.  “Lần ấy, với phong thái giản dị, gần gũi, Chủ tịch nước chăm chú lắng nghe tôi báo cáo thành tích của đơn vị, căn dặn phải tiếp tục phát huy truyền thống đơn vị Anh hùng LLVT nhân dân, đoàn kết gắn bó với đồng bào, phối hợp chặt chẽ với chính quyền và các lực lượng làm tốt đối ngoại biên phòng, tạo điều kiện phát triển kinh tế cửa khẩu, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh, trật tự biên giới; xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị và phát triển. Đến giờ, tôi vẫn nhớ ánh mắt, cử chỉ trìu mến, lời căn dặn ân cần của Chủ tịch nước”-Thượng tá Phùng Văn Vĩnh bày tỏ.
Trong Sổ vàng truyền thống của BĐBP hôm đó, Chủ tịch nước Trần Đại Quang viết: “Tôi tin tưởng rằng, BĐBP sẽ tiếp tục phát huy truyền thống Bộ đội Cụ Hồ… làm tốt vai trò nòng cốt trong xây dựng nền biên phòng toàn dân; quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia; thực hiện tốt công tác đối ngoại biên phòng, kiểm tra, kiểm soát biên giới, cửa khẩu… Thực hiện thắng lợi nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, xứng đáng là “Đội quân chiến đấu giỏi, đội quân công tác tốt, đội quân dân vận khéo”, tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước và nhân dân”.
Những lời di huấn đó của Chủ tịch nước Trần Đại Quang được cán bộ, chiến sĩ BĐBP nguyện khắc sâu và quyết tâm không ngừng phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, duy trì tốt quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định… để xứng với niềm tin của Chủ tịch nước, của Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân.
PHÚC THẮNG

Phòng, chống "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa" cần có lực lượng rộng rãi

Qua theo dõi, chúng tôi nhận thấy, hiện nay có một số bạn đọc chưa hiểu rõ về lực lượng sẽ tham gia vào việc phòng, chống chiến lược "diễn biến hòa bình" nói chung; phòng, chống "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" nói riêng. Sau khi tìm hiểu, chúng tôi xin cung cấp một số thông tin tới bạn đọc.

Trong các chỉ thị, nghị quyết của Đảng ta về phòng, chống chiến lược "diễn biến hòa bình"; phòng, chống "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" đều xác định, lực lượng tham gia nhiệm vụ trên ở nước ta hiện nay gồm: Một là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở; hai là hệ thống các nhà trường trong cả nước; ba là các cơ quan, viện nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn; bốn là hệ thống các cơ quan báo chí của Trung ương, của các địa phương, các cấp, các ngành.
Trong đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội các cấp trong hệ thống chính trị có nhiệm vụ xây dựng các nghị quyết, chương trình hành động, kế hoạch hoạt động, đấu tranh trong hệ thống tổ chức của mình. Đồng thời trực tiếp tuyên truyền, giáo dục cho các thành viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân hiểu rõ về bản chất của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, tác hại của nó đối với xã hội và sự nghiệp cách mạng Việt Nam, tính cấp bách và ý nghĩa chính trị-xã hội to lớn của việc phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”...
Hệ thống nhà trường ở nước ta là lực lượng đặc biệt quan trọng trong phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, trước hết đối với thế hệ trẻ của đất nước. Thực tế cho thấy hiện nay, các hiện tượng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nảy sinh ngay từ thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên. Không ít những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, các tiêu cực và tệ nạn xã hội đã thâm nhập trực tiếp vào các nhà trường, vì vậy, các nhà trường phải vừa trang bị tri thức, giáo dục hình thành phẩm chất, nhân cách của con người Việt Nam mới, vừa kết hợp ngăn chặn các nguồn gốc, nguy cơ, tác nhân dẫn đến “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong học sinh, sinh viên.
Các cơ quan, viện nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn là lực lượng trực tiếp nghiên cứu các công trình khoa học các cấp, làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và đấu tranh phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa" nhằm cung cấp những luận cứ khoa học giúp Đảng xác định những chủ trương, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo đấu tranh hiệu quả; đồng thời tổ chức các cuộc hội thảo lý luận và thực tiễn, biên soạn những chuyên đề chuyên sâu, sách chuyên khảo, tham khảo cho các chủ thể, các tổ chức, các lực lượng trong triển khai phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở nước ta. 
Với ưu thế mạnh mẽ của mình, các cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình có tiềm lực to lớn trong đấu tranh phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Vì vậy bản thân các cán bộ, phóng viên, biên tập viên của các cơ quan thông tấn, báo chí cần phát huy vai trò, thế mạnh của mình trong phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” thông qua các tác phẩm báo chí về chủ đề này. Các cơ quan báo chí cần huy động các nhà nghiên cứu, đội ngũ chuyên gia, nhà giáo, báo cáo viên, tuyên truyền viên... để tạo lực lượng rộng rãi, chuyên sâu cùng đấu tranh trực diện trên các phương tiện thông tin đại chúng.
TRẦN THÔN

Bình tĩnh, tỉnh táo, cảnh giác trước những cái nhìn lệch lạc về giáo dục Việt Nam

Những ngày qua, trong khi hàng triệu học sinh, sinh viên háo hức bước vào năm học mới 2018-2019, thì trên nhiều trang mạng xã hội, nhất là các trang mạng của những phần tử cơ hội và một số tờ báo điện tử nước ngoài thiếu thiện chí với Việt Nam đã có những nhận định chủ quan, cái nhìn sai trái, ý kiến lệch lạc về giáo dục Việt Nam. Cần phải vạch rõ “chân tướng” đằng sau những luận điệu này.

Chuyện bé xé ra to, gắn vấn đề giáo dục với mưu đồ chính trị
Nguyên cớ khởi đầu từ một clip đăng trên trang mạng xã hội quay cảnh một người được cho là giáo viên tiểu học đang hướng dẫn phụ huynh cách dạy con lớp 1 đánh vần theo cuốn Tiếng Việt 1-Công nghệ giáo dục (TV1-CNGD) của một giáo sư. Một câu chuyện giảng dạy theo phương pháp mới tưởng như bình thường, nhưng nó bị đẩy lên quá mức làm “nóng” dư luận. Nhân cơ hội này, một số người vốn có cái nhìn định kiến, cực đoan và những kẻ có tư tưởng cơ hội chính trị, bất mãn, thù hằn với chế độ Việt Nam đã cố tình làm to chuyện, phức tạp hóa vấn đề, thậm chí gắn vấn đề giáo dục với vấn đề chính trị với những toan tính xấu.
Không chỉ đưa ra các nhận định đầy miệt thị, ác ý như: “Cải cách giáo dục của Việt Nam mấy chục năm nay thất bại vì tư duy tiểu nông, vì bóc ngắn cắn dài”, “Giáo dục Việt Nam trong 30 năm qua không chỉ rối loạn bởi các đề án hoang tưởng tiêu tốn hàng ngàn tỷ đồng mà còn đối diện với cuộc khủng hoảng suy đồi đạo đức nghiêm trọng khiến niềm tin vào những gì được gọi là “cải cách” sụp đổ”; có người còn đưa ra cái gọi là “kiến nghị” rằng: “Nếu không làm được một bộ sách giáo khoa cho ra hồn, giải pháp khả thi là mua một bộ sách giáo khoa của Anh, Mỹ về cho các cháu học, cháu nào học được thì học mà không học được thì dịch ra tiếng Việt mà học”(!). Rồi một số người lại đề xuất cái gọi là “khuyến cáo”: “Những thiên thần vô tội không nên và không thể tiếp tục bị đem ra làm vật hy sinh cho các tranh cãi liên miên về cải cách giáo dục và chương trình-sách giáo khoa hay các thử nghiệm cải cách thi cử”. Họ còn lên tiếng lu loa: “Ý thức hệ giáo điều trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường vẫn gây nên sự ngộ nhận chủ nghĩa xã hội là mục tiêu cải cách khiến cho mục đích giáo dục thiếu tính thực tế, sai với lẽ tự nhiên”(!)...
Trước đó, lợi dụng những sai phạm xảy ra ở Hội đồng thi Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ba tỉnh: Hà Giang, Sơn La và Hòa Bình, một số ý kiến cũng tỏ thái độ hằn học khi cho rằng “gian lận thi cử ở Hà Giang là bi kịch từ lỗi hệ thống”; “sự thối nát của nền giáo dục Việt có căn gốc từ thể chế chính trị”(!).
Những lời lẽ trên cần phải phê phán, bác bỏ vì nó đã được nhìn nhận qua “lăng kính màu đen”, đánh đồng hiện tượng với bản chất, lợi dụng vấn đề giáo dục để đan cài mục đích chính trị thiếu lành mạnh.
Về những sai phạm trong kỳ thi THPT quốc gia ở ba tỉnh nêu trên, ngay sau khi xảy ra vụ việc, những người gây ra sai phạm đã bị cơ quan chức năng khởi tố, bắt tạm giam vì đã phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ. Những bài thi, thí sinh được nâng điểm thi qua quá trình thẩm định chặt chẽ đã bị hạ điểm thi theo đúng quy chế. Có thể nói rằng, sự vào cuộc kịp thời, khẩn trương, quyết liệt của các cơ quan chức năng góp phần nhanh chóng làm sáng tỏ vụ việc để dư luận xã hội hiểu đúng tình hình; tin tưởng vào việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia ngày càng được bảo đảm nghiêm túc, chặt chẽ hơn.
Không thể phủ nhận những thành tựu và nỗ lực đổi mới của giáo dục Việt Nam
Có thể nói rằng, việc nhiều người dân cũng như dư luận xã hội quan tâm đến những đổi mới của lĩnh vực giáo dục nói chung, chương trình cải cách giáo dục và sách giáo khoa nói riêng, là điều bình thường, vì sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn dân. Người dân lo toan đến giáo dục là lo toan đến vận mệnh đất nước. Thế nhưng, cần tỉnh táo nhận diện, phân biệt đâu là những ý kiến thẳng thắn, tâm huyết, trách nhiệm, vì lợi ích chung; đâu là ý kiến đội danh “phản biện” mà “biện” thì ít, còn “phản” thì nhiều! Mặt khác, khi nhìn nhận, đánh giá về vấn đề giáo dục rất cần có thái độ thận trọng, khách quan và cái nhìn biện chứng, khoa học.
Ảnh minh họa: qdnd.vn.
Ví như khi nhận định về tài liệu TV1-CNGD, không nên và cũng không thể chỉ lấy một phương pháp đánh vần mới, không giống cách đánh vần truyền thống, rồi đưa ra hai thái cực, hoặc là phủ nhận hoàn toàn, hoặc là ủng hộ tuyệt đối. Về vấn đề này, đại diện lãnh đạo Bộ GD&ĐT đã khẳng định, tài liệu TV1-CNGD về cơ bản bảo đảm các yêu cầu về mục tiêu, chuẩn kiến thức kỹ năng của môn Tiếng Việt lớp 1 trong Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) cấp tiểu học. Tài liệu này là một trong những phương án để các địa phương lựa chọn nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 trong Chương trình GDPT hiện hành, nhất là với học sinh vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, sẽ không mở rộng triển khai chương trình để giữ ổn định cho đến khi thực hiện Chương trình GDPT mới được triển khai từ năm học 2019-2020.
Mặc dù cơ quan chức năng đã thông tin chính thức như vậy, nhưng một số người coi việc đánh vần “lạ” theo tài liệu TV1-CNGD như là cái cớ để “xới tung” một vấn đề không mới, nhưng lại ẩn chứa những dụng ý chính trị cũ rích khi cho rằng, giáo dục Việt Nam “rối rắm vì thiếu triết lý”, lại “không cải tiến được vì không có làn gió mới, máu mới vào nền giáo dục”, rồi từ đó phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp giáo dục, xuyên tạc bản chất của nền giáo dục cách mạng Việt Nam đã được bao thế hệ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục bền bỉ vun trồng, bồi đắp suốt 73 năm qua.
Thực tế, nền giáo dục Việt Nam luôn vận động theo sự phát triển của xã hội. Việt Nam đã tiến hành ba lần cải cách giáo dục (các năm 1950, 1956, 1981) cho phù hợp với từng thời kỳ lịch sử và đáp ứng với yêu cầu của từng giai đoạn cách mạng. Hiện nay, sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, đang được triển khai tích cực với những bước đi, giải pháp phù hợp.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia giáo dục, kể từ khi thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Đảng từ năm 2013 đến nay, nhiều đổi mới trong ngành giáo dục có tín hiệu khả quan. Việc triển khai chương trình GDPT mới đang đi đúng lộ trình. Theo kế hoạch đề ra đến năm học 2019-2020, chương trình GDPT mới sẽ được triển khai ở bậc tiểu học, bắt đầu từ lớp 1. Đến nay, đã có 24 trường đại học thí điểm tự chủ. Một trong những thành tựu của ngành giáo dục thời gian qua là chất lượng giáo dục mũi nhọn tiếp tục được giữ vững, nổi bật là các đoàn học sinh Việt Nam tham dự Olympic quốc tế hằng năm đều đoạt giải cao. Trong tháng 7-2018 vừa qua, 100% thí sinh Việt Nam dự thi Olympic quốc tế các môn: Vật lý, Toán học, Hóa học, Sinh học đều đoạt huy chương (gồm 7 huy chương vàng, 6 huy chương bạc, 5 huy chương đồng), trong đó, Việt Nam là một trong 10 nước đoạt từ hai huy chương vàng trở lên và xếp thứ hạng cao tại cuộc thi Olympic Vật lý quốc tế; đặc biệt thí sinh Nguyễn Phương Thảo đạt tổng điểm cao nhất cuộc thi trên tổng số 261 thí sinh tại Olympic Sinh học quốc tế tổ chức ở Iran.
Theo báo cáo được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 15-3-2018, 7 trong số 10 hệ thống giáo dục hàng đầu thế giới đang nằm ở khu vực Đông Á-Thái Bình Dương, trong đó sự phát triển thực sự ấn tượng thuộc về hệ thống giáo dục của Việt Nam và Trung Quốc. WB gọi Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia tiên phong trong đổi mới giáo dục. Đầu tháng 6-2018, QS (Quacquarelli Symonds) của Anh quốc-một trong những bảng xếp hạng có uy tín hàng đầu thế giới-đã công bố bảng xếp hạng tốp 1.000 trường đại học thế giới, trong đó lần đầu tiên Việt Nam có hai đại diện là Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. Những kết quả này thêm một lần khẳng định quá trình đổi mới của giáo dục Việt Nam đang đi đúng hướng, được nhiều tổ chức quốc tế có uy tín ghi nhận.    
Nỗ lực vượt qua thách thức, tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng toàn diện giáo dục
Tất nhiên, nói thế không có nghĩa là giáo dục Việt Nam chỉ có những thành tựu, mà cũng đang phải vượt qua những thách thức không nhỏ. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo đã nhận thấy những bất cập, hạn chế của ngành giáo dục cần phải khắc phục, đó là: Chương trình học có môn còn quá tải; phương pháp dạy học còn thiên về truyền thụ kiến thức nên chưa phát huy được tính tích cực của người học; việc kiểm tra, thi cử còn nặng về điểm số dẫn tới áp lực cho học sinh; giáo dục đại học chưa đáp ứng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước…
Nhận thức sâu sắc vấn đề đó, những năm qua, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm từng bước khắc phục những tồn tại trong lĩnh vực giáo dục, tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục theo hướng chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức GD&ĐT; xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống GD&ĐT. Từ đầu năm 2018 đến nay, nhiều phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và kỳ họp của Quốc hội đã góp ý, thảo luận sôi nổi về việc sửa đổi Luật Giáo dục và Luật Giáo dục Đại học hiện hành để sớm thông qua vào kỳ họp gần nhất. Động thái này của Quốc hội cũng không ngoài mục đích tạo ra “cú hích” mới, động lực mới thúc đẩy sự phát triển giáo dục nước nhà trong thời gian tới.
Giáo dục liên quan đến mọi người, mọi nhà và ảnh hưởng mật thiết đến sự ổn định, phát triển của quốc gia. Do vậy, khi nhìn nhận, đánh giá về giáo dục rất cần phải được xem xét toàn diện, thấu đáo ở mọi khía cạnh, đặt trong mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, giữa những thành quả đổi mới đã đạt được và những sức ỳ, lực cản trong lộ trình đổi mới cần phải khắc phục. Không nên lấy một vài cái sai đơn lẻ trong hoạt động giáo dục hay những vấn đề đang còn tranh luận để phủ nhận những nỗ lực đổi mới giáo dục cũng như những thành quả giáo dục của Việt Nam trong những năm qua. Vì điều đó làm tổn thương đến tình cảm, niềm tin, tinh thần nhiệt huyết, trách nhiệm cao cả của hơn 1,2 triệu giáo viên, giảng viên và hàng vạn cán bộ quản lý giáo dục đang lặng thầm cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”.
THIỆN VĂN

Không thể xuyên tạc bản chất chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo

Chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Việt Nam ngày nay do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng. Bản chất của chế độ đó là quyền làm chủ của nhân dân gắn liền với bảo vệ độc lập dân tộc do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo theo con đường của Chủ nghĩa Mác-Lênin.

Tư tưởng đó xuyên suốt các giai đoạn cách mạng Việt Nam từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (năm 1930), qua các cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc xâm lược cho đến ngày nay-sự nghiệp xây dựng đất nước, hội nhập quốc tế. Thế nhưng, vì những mục tiêu xấu độc, trên internet, mạng xã hội (MXH) có kẻ cho rằng “Nhà nước Việt Nam theo mô hình Xô viết”, chế độ “độc tài toàn trị'', ''lệ thuộc vào nước ngoài''... Vậy lịch sử và thực tiễn chế độ xã hội XHCN ở Việt Nam đã vận động và phát triển như thế nào?
 
Cương lĩnh đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi thảo-Chính cương vắn tắt của Đảng (năm 1930)-xác định mục tiêu trước mắt của Đảng Cộng sản Việt Nam là: “Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Về xã hội: “Dân chúng được tự do tổ chức; nam, nữ bình quyền”… Về chính trị: “Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến; làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập”…
 
Sau thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám, trong Tuyên ngôn Độc lập ngày 2-9-1945, tư tưởng gắn chế độ dân chủ với nền độc lập dân tộc được Chủ tịch Hồ Chí Minh nâng cao từ những giá trị tư tưởng lớn trong Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ (năm 1776) và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp (năm 1789). Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”… “Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”.
Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN
Vào năm 1966, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam đang ở giai đoạn quyết liệt, kế thừa, phát triển tư tưởng gắn liền chế độ dân chủ với độc lập dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát một chân lý thời đại: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”!
Sau khi đất nước được hoàn toàn giải phóng, Bắc-Nam sum họp một nhà (năm 1975), mục tiêu của Đảng Cộng sản Việt Nam là “Dân giàu, nước mạnh”. Tuy nhiên, nhận thức về chế độ dân chủ có lúc cũng phạm những sai lầm. Thời kỳ từ khi đất nước được hoàn toàn giải phóng đến trước Đại hội VI (1975-1985), Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng xã hội theo mô hình cũ của CNXH. Về chính trị, đó là xây dựng “Nhà nước chuyên chính vô sản”; về kinh tế đó là xây dựng “nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung” với hai thành phần duy nhất là kinh tế tập thể và kinh tế nhà nước. Do đó, nhiều quyền về chính trị, kinh tế của người dân không được tôn trọng, bảo đảm.
Từ Đại hội VI (năm 1986) đến Đại hội XI (năm 2011) và Đại hội XII (năm 2016), Đảng Cộng sản Việt Nam đã chuyển sang đường lối đổi mới. Mục tiêu của Đảng Cộng sản Việt Nam là xây dựng chế độ XHCN gắn với độc lập dân tộc. “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011)” được Đại hội XI của Đảng thông qua, xác định mục tiêu tổng quát của Đảng Cộng sản Việt Nam và dân tộc Việt Nam là xây dựng xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện;… có Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.
Thể chế hóa Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011, Hiến pháp năm 2013 quy định cụ thể hơn các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Có thể khẳng định Hiến pháp năm 2013 và hệ thống pháp luật của Việt Nam không chỉ tương thích với pháp luật quốc tế mà còn tiên tiến hơn nhiều quốc gia, trong đó có việc ký kết các công ước quốc tế về quyền con người. Thực tế, có quốc gia phát triển cao nhưng chưa phê chuẩn “Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa”, hoặc có quốc gia không gia nhập “Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị”. Trong khi đó, Việt Nam đã gia nhập cả hai công ước nói trên.
Không phải ngẫu nhiên Điều 4, Hiến pháp 2013 quy định Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo xã hội và Nhà nước. Lịch sử hơn 80 năm, từ khi ra đời đến nay (1930-2018), Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng chính trị duy nhất lãnh đạo cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam; đồng thời, cũng là tổ chức chính trị dẫn dắt dân tộc Việt Nam sớm đi vào trào lưu văn minh của nhân loại.
Đại hội XII của Đảng xác định đường lối đối ngoại, quan hệ quốc tế của Việt Nam là “Bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia-dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển... Trên cơ sở vừa hợp tác, vừa đấu tranh, nhằm phục vụ mục tiêu giữ vững hòa bình, ổn định, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước”(1).
Trong giai đoạn 1989-1991, Việt Nam luôn phải đối diện với nhiều nguy cơ, thách thức, việc xác định “đối tác”, “đối tượng” của cách mạng là vấn đề chính trị mới và nhạy cảm. Hội nghị Trung ương 8, khóa IX của Đảng đề ra “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”. Trên tinh thần thêm bạn, bớt thù, phân hóa, cô lập các thế lực thù địch, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định “đối tác” và “đối tượng” của cách mạng Việt Nam có nguyên tắc và linh hoạt: “Những ai chủ trương tôn trọng độc lập, chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác của chúng ta. Bất kể thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng đấu tranh…”, trong đối tác có thể có đối tượng và ngược lại. Như vậy, thay vì quan điểm chính trị trong thời kỳ chiến tranh lạnh-lấy ý thức hệ làm tiêu chí “bạn”, “thù”, thì nay Đảng Cộng sản Việt Nam lấy lợi ích quốc gia, dân tộc làm tiêu chí bạn-thù. Đồng thời, lấy nguyên tắc tôn trọng chế độ chính trị, hai bên cùng có lợi làm tiêu chí để hợp tác với các quốc gia không phân biệt chế độ chính trị, ý thức hệ.
Ngày nay, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đặt trong bối cảnh chính trị quốc tế, khu vực và sự ra đời của internet, MXH, nguy cơ những cuộc chiến tranh xâm lược bằng vũ trang cổ điển dường như giảm đi, thì nguy cơ mất chế độ xã hội từ những chiến lược “mềm”-chiến lược “diễn biến hòa bình” với thủ đoạn lợi dụng internet, MXH có xu hướng tăng lên. Ứng phó với cuộc chiến này, vũ khí của chúng ta không chỉ bằng công tác tư tưởng, chính trị, mà còn bằng pháp luật và các chế tài theo luật định.
Các thế lực thù địch trong và ngoài nước gần đây đã tăng cường hoạt động nhằm từng bước chuyển hóa chế độ xã hội ở Việt Nam sang con đường tư bản chủ nghĩa. Những vụ án liên quan đến tội “lợi dụng quyền tự do ngôn luận…” gần đây là một ví dụ. Chẳng hạn, Tòa án Nhân dân (TAND) tỉnh Nghệ An xét xử sơ thẩm bị cáo Lê Đình Lượng về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” (ngày 16-8-2018). Trước đó, vụ Trần Thị Nga (Hà Nam), Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Đà Nẵng) cùng tội danh và cùng thủ đoạn sử dụng internet, MXH để tung tin xuyên tạc chế độ xã hội và Nhà nước Việt Nam. Gần đây nhất, ngày 19-9-2018, TAND tỉnh Hòa Bình xét xử bị cáo Đào Quang Thực về tội danh “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Những bản án nghiêm khắc cho các đối tượng chống phá chế độ nói trên để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân là cần thiết.
Chế độ dân chủ nhân dân, nay là dân chủ XHCN do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng. Bản chất của chế độ là bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân gắn liền với bảo vệ độc lập dân tộc. Chế độ đó đã trải qua nhiều thời kỳ lịch sử và phát triển cùng với nền văn minh nhân loại. Toàn thể dân tộc Việt Nam không cho phép bất cứ ai, với bất cứ lý do gì để xuyên tạc, bôi nhọ chế độ xã hội mà cả dân tộc đã đổ không biết biết bao nhiêu mồ hôi, xương máu để giành và bảo vệ chế độ đó.
BẮC HÀ
(1) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB Chính trị Quốc gia, 2016, tr.153.

Cử hành trọng thể Lễ truy điệu Chủ tịch nước Trần Đại Quang

Đúng 7 giờ 30 phút sáng 27-9, tại Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội), Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê hương Chủ tịch nước - xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã cử hành trọng thể Lễ truy điệu đồng chí Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Lễ truy điệu đồng chí Trần Đại Quang

Dự Lễ truy điệu tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội) có các đồng chí: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh…
Cùng dự có các đồng chí: Nguyên Tổng Bí thư Nông Ðức Mạnh; nguyên Chủ tịch nước: Trần Đức Lương, Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang; nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng; các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các bậc lão thành cách mạng, nhân sĩ, trí thức, đại diện các cơ quan, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể, tôn giáo, đông đảo các tầng lớp nhân dân, cùng gia quyến đồng chí Trần Đại Quang.
Đồng chí Phăn-khăm Vị-pha-văn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch nước và Đoàn Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã dự Lễ truy điệu Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, các đồng chí; Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh; Nguyễn Văn Nên, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh; đại diện các bộ, ban, ngành, đoàn thể và các địa phương khu vực phía Nam; các tầng lớp nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã dự Lễ truy điệu Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Dự Lễ truy điệu Chủ tịch nước tại quê nhà - xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình có các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam, các sở, ban, ngành, đoàn thể và đông đảo nhân dân địa phương.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Lễ tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước đọc điếu văn tưởng nhớ và đưa tiễn Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Ảnh: TTXVN.

Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại Lễ truy điệu Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Tuyên bố Lễ truy điệu đồng chí Trần Đại Quang, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức lễ tang xúc động cho biết: Trong thời gian diễn ra Lễ viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang, đã có 1.658 đoàn, với khoảng 50.000 người, đại diện các cơ quan, đoàn thể, đơn vị LLVT, nhân sĩ, trí thức và các tầng lớp nhân dân đến viếng đồng chí, tại Nhà tang lễ Quốc gia (số 5, Trần Thánh Tông, Hà Nội), Hội trường Thống Nhất (TP Hồ Chí Minh) và xã Quang Thiện, Kim Sơn, Ninh Bình. Ngoài ra, có 164 đoàn ngoại giao và tổ chức quốc tế, trong đó có 16 đoàn lãnh đạo cấp cao các nước đã đến viếng đồng chí Trần Đại Quang. Nhiều lãnh đạo các quốc gia và bạn bè quốc tế cũng đã gửi lời chia buồn sâu sắc đến Đảng, Nhà nước, nhân dân ta và gia đình Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Gia đình, họ hàng nội, ngoại của Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Lễ truy điệu.
Trong không khí trang nghiêm, xúc động, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Lễ tang, đọc lời Điếu văn ghi nhận những cống hiến to lớn của Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Lễ tang đọc Điếu văn nêu rõ: Đồng chí Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương, đại biểu Quốc hội, nhà lãnh đạo có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân, đã vĩnh biệt chúng ta. Đây là một tổn thất lớn đối với Đảng, Nhà nước, nhân dân ta và gia quyến Đồng chí.
Ôn lại cuộc đời và sự nghiệp hoạt động, công tác của đồng chí Trần Đại Quang, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Hơn 45 năm hoạt động, công tác, từ khi là học viên Trường Cảnh sát nhân dân Trung ương đến khi giữ cương vị Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an rồi Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cuộc đời và sự nghiệp hoạt động, công tác của Đồng chí gắn liền với lực lượng Công an nhân dân, với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trên cương vị Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an, đại biểu Quốc hội khóa XIII, Đồng chí đã cùng tập thể Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thể chế hóa Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển năm 2011) về đảm bảo an ninh, trật tự. Chủ động chỉ đạo nắm chắc tình hình, kịp thời tham mưu với Đảng, Nhà nước nhiều chủ trương, giải pháp cơ bản, có ý nghĩa chiến lược về đảm bảo an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội; phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn nhiều âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động và các loại tội phạm; giữ vững thế chủ động chiến lược, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Những cố gắng, nỗ lực và kết quả nêu trên của Đồng chí với cương vị là người đứng đầu lực lượng Công an nhân dân đã góp phần giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và hoạt động đối ngoại của đất nước.
Từ sau Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII tháng 4/2016 đến nay, trên cương vị Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Đồng chí đã cùng tập thể lãnh đạo Đảng, Nhà nước tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn Đảng, toàn dân và toàn quân thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, của Quốc hội; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, quy định của Hiến pháp và pháp luật. Qua đó, đã tích cực góp phần đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế; tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị - xã hội; nâng cao vai trò, vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Là một trong những nhà lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước, Đồng chí luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức, gương mẫu và giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất của Đảng, thương yêu đồng chí, đồng bào; thực sự cầu thị, khiêm tốn học hỏi, trân trọng lắng nghe, tiếp thu các ý kiến đóng góp; luôn đặt lợi ích của Đảng, của dân tộc lên trên hết, được đồng chí, đồng bào quý mến, bạn bè quốc tế trân trọng.

Trong công tác, Đồng chí là cán bộ lãnh đạo có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối của Đảng và lợi ích quốc gia, dân tộc; có ý chí chiến đấu cao; kiên quyết đấu tranh bảo vệ Đảng, chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Nhà nước và nhân dân.

Trong gia đình, Đồng chí là người chồng, người cha mẫu mực, đức độ và giàu lòng nhân ái. Với 63 tuổi đời, 38 năm tuổi Đảng, đồng chí Trần Đại Quang đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, dân tộc và hạnh phúc của nhân dân. Đảng và Nhà nước đã ghi nhận trao tặng Đồng chí nhiều huân, huy chương cao quý và Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng.
Tiễn biệt đồng chí Trần Đại Quang, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định sẽ cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đoàn kết một lòng, ra sức phấn đấu, tiếp tục đi theo con đường cách mạng vẻ vang mà Đảng, Bác Hồ kính yêu và nhân dân ta đã lựa chọn; kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phát huy cao độ tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, xây dựng một nước Việt Nam "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh", vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Trong giờ phút tiếc thương và xúc động, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trân trọng gửi đến gia quyến đồng chí Trần Đại Quang lời chia buồn sâu sắc nhất trước nỗi đau thương, mất mát không gì bù đắp được.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Lễ tang, đọc lời điếu tại Lễ truy điệu đồng chí Trần Đại Quang.
Sau lời điếu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông Trần Quân- con trai trưởng của đồng chí Trần Đại Quang, đại diện gia đình phát biểu, cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng lãnh đạo các địa phương; các cơ quan, đoàn thể, đơn vị, các cơ quan ngoại giao đoàn; đồng bào, đồng chí, bạn bè, anh em họ hàng đã đến chia buồn, tiễn đưa Chủ tịch nước Trần Đại Quang về nơi an nghỉ cuối cùng.
Sau lễ truy điệu, trong nền nhạc trầm buồn “Hồn tử sĩ”, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và gia quyến đồng chí Trần Đại Quang đã xúc động đi quanh linh cữu đồng chí lần cuối, sau đó thực hiện các nghi lễ di quan, di chuyển linh cữu của đồng chí lên xe tang, rời Nhà tang lễ Quốc gia, về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê hương của Chủ tịch nước, xóm 13, xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
Gia quyến đồng chí Trần Đại Quang đi quanh linh cữu đồng chí lần cuối. Ảnh: TTXVN.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đưa linh cữu Chủ tịch nước Trần Đại Quang ra xe tang. Ảnh: TTXVN.

Thực hiện nghi lễ di quan, di chuyển linh cữu của Chủ tịch nước Trần Đại Quang.

 
 

Thực hiện nghi lễ di quan, di chuyển linh cữu của Chủ tịch nước Trần Đại Quang lên xe tang.

Đoàn xe tang đưa linh cữu Chủ tịch nước Trần Đại Quang rời Nhà tang lễ Quốc gia, về nơi an nghỉ cuối cùng tại xóm 13, xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

Lãnh đạo TP Hồ Chí Minh cùng các đồng chí nguyên lãnh đạo, cán bộ lão thành cách mạng tại lễ truy điệu Chủ tịch nước Trần Đại Quang tổ chức tại Hội trường Thống nhất TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Kiên Minh.

 

Các tầng lớp nhân dân tham dự lễ truy điệu tiễn đưa Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Hội trường Thống nhất TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Kiên Minh.
*Vào thời điểm diễn ra Lễ truy điệu tại số 5 Trần Thánh Tông, TP Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, tại xóm 13, xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, Lễ truy điệu theo nghi thức Quốc tang đồng chí Đại tướng Trần Đại Quang, Chủ tịch nước được cử hành trọng thể.
Từ sáng sớm, tại khu an táng tại xóm 13, xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, các tầng lớp nhân dân; các đồng chí lãnh đạo tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Ninh Bình; lãnh đạo một số tỉnh, thành lân cận; đại diện các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể tại tỉnh Ninh Bình; Huyện ủy, UBND huyện Kim Sơn; bạn bè, thân bằng, gia quyến đã có mặt trước giờ tiễn biệt đồng chí Trần Đại Quang.
Đúng 7 giờ 30 phút, Lễ truy điệu chính thức được cử hành. Trong nền nhạc trầm buồn “Hồn tử sĩ,” các đại biểu dự Lễ truy điệu kính cẩn nghiêng mình tưởng niệm đồng chí Trần Đại Quang- người con ưu tú của quê hương Ninh Bình.
Sau Lễ truy điệu, các ban, sở, ngành, các cấp chính quyền và đông đảo người dân Ninh Bình tiếp tục vào viếng và tiễn biệt Chủ tịch nước Trần Đại Quang về nơi an nghỉ cuối cùng.
Các đồng chí lãnh đạo và nhân dân tỉnh Ninh Bình tại lễ truy điệu Chủ tịch nước Trần Đại Quang.

Các đại biểu dự Lễ truy điệu kính cẩn nghiêng mình tưởng niệm đồng chí Trần Đại Quang.


Quang cảnh lễ truy điệu đồng chí Trần Đại Quang tại quê nhà.

Người dân địa phương đến dự lễ truy điệu và tỏ lòng thương tiếc Chủ tịch nước Trần Đại Quang.

Tin, ảnh: HOÀNG HÀ, TRỌNG HẢI, TRUNG KIÊN, DUY MINH, TRỊNH DŨNG, VĂN PHONG, PHÚ SƠN, TTXVN