Thứ Sáu, 15 tháng 10, 2021

ĐỪNG CÓ BỊA ĐẶT VÀ XUYÊN TẠC SỰ THẤT THẾ

 Những ngày gần đây Trân Văn lại thêm một lần bịa đặt, xuyên tạc sự thật lịch sử vấn đề thực thi quyền con người ở Việt Nam khi tung lên mạng xã hội 2 bài viết: “Đại dịch và nhân quyền – nên tường trình với thiên hạ!” đăng trên VOA ngày 28/9 và “Trong đại dịch, công dân không còn là con người!” cũng trên VOA ngày 1/10/2021.

Một là, cần phải khẳng định với Trân Văn rằng, nhân quyền hay quyền con người là những quyền tự nhiên của con người; không bị tước bỏ bởi bất cứ ai/bất cứ chính thể nào và có giá trị phổ quát, cho nên, mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều vì con người, lấy người dân làm trung tâm. Có thể thấy, quyền con người, pháp luật về quyền con người đã được quy định rõ trong các Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992, 2013 cùng các bộ luật khác và hệ thống văn bản dưới luật. Hiến pháp và hệ thống pháp luật của Việt Nam đã không chỉ thể chế hóa quan điểm của Đảng về quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân phù hợp với thực tiễn Việt Nam và chuẩn mực quốc tế mà còn ngày càng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu chính đáng của người dân, để vừa bảo vệ vừa thúc đẩy sự thăng tiến về nhân quyền.
Việt Nam ngày càng hoàn thiện hệ thống pháp luật để thực thi quyền con người, song kiên quyết xử lý theo pháp luật những người lợi dụng dân chủ và nhân quyền để chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chắc chắn là, đã ở Việt Nam, đã là công dân Việt Nam thì bất cứ cá nhân, tổ chức, đơn vị, địa phương nào cũng đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. Vì thế, dù là ai, ở vị trí nào, nếu vi phạm pháp luật thì cũng đều phải chịu sự xử lý nhiêm minh. Vì thế, những đối tượng bị tạm giam và xử lý theo Điều 117, Khoản 1, Bộ luật Hình sự năm 2015 của nhà nước Việt Nam như Phạm Chí Dũng, Lê Hữu Minh Tuấn, Nguyễn Thúy Hạnh, Lê Trọng Hùng, Nguyễn Phước Trung Bảo, Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư, Phạm Thị Đoan Trang, Nguyễn Thanh Hóa, blogger “Bà Đầm Xòe” Phạm Thành… không phải là do “Việt Nam sách nhiễu, tống giam những người bất đồng về chính kiến” mà là thượng tôn pháp luật.
Cùng với đó, việc những người vi phạm thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ trong bối cảnh đại dịch Covid lây lan nhanh như tập trung đông người, chống đối và hành hung tổ kiểm soát dịch bệnh, đóng giả chở hàng từ thiện để không phải khai báo y tế, đo thân nhiệt,v.v.. bị áp chế, xử phạt của cơ quan chức năng cũng chính là thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật. Vì thế, sự nhận định kiểu bẻ lái của Trân Văn chỉ khiến người có lương tri bất bình, chứ không thể phủ nhận việc thực thi nhân quyền ở Việt Nam!
Ở Việt Nam, quyền con người được công nhận/tôn trọng/bảo vệ/bảo đảm bằng Hiến pháp và pháp luật. Việc người dân Việt Nam ngày càng được thụ hưởng đầy đủ hơn, trọn vẹn hơn các quyền con người đã được Liên hợp quốc, cộng đồng quốc tế ghi nhận. Thực tế là, Việt Nam đã là một trong 6 quốc gia thành viên Liên hợp quốc hoàn thành phần lớn các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ trước thời hạn năm 2015. Cho nên, không phải ngẫu nhiên Việt Nam được xem là tấm gương của cộng đồng quốc tế trong thực hiện mục tiêu phát triển bao trùm để không ai bị bỏ lại phía sau của Liên hợp quốc.
Đặc biệt, Việt Nam đã là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (UNHRC) nhiệm kỳ 2014- 2016; ngày 7/6/2019, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bầu Việt Nam làm Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021 với 192/193 phiếu…, thì việc Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ Việt Nam tham gia Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023 – 2025 và các cơ chế quan trọng khác của Liên hợp quốc không chỉ với tư cách quốc gia mà còn như đại diện của ASEAN ở UNHCR thì cũng chẳng có gì lạ, lại càng không có gì sai nhé Trân Văn! Cho nên, dù Trân Văn có bịa đặt và vu khống thế nào, thì cũng không thể phủ nhận được những thành tựu về đảm bảo nhân quyền tại Việt Nam trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… trong những năm qua.
Hai là, thực tế cho thấy, việc Trần Văn nêu ra những vấn đề liên quan đến khó khăn của người dân vùng dịch gặp phải khi thực hiện Chỉ thị 16 như phong tỏa từng khu phố, quy định về hàng hóa thiết yếu… không ngoài mục đích chứng minh rằng Việt Nam là thành viên không đủ tư cách để được bầu vào Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc; chỉ là nhằm để tạo cớ cho các thế lực thù địch, phản động, cơ hội tiếp tục chỉ trích và muốn Việt Nam phải bị trừng phạt vì là một quốc gia không có nhân quyền. Song, Trân Văn dường như không hiểu được rằng, nếu là người Việt Nam yêu nước thực sự, thì đồng cảm, chia sẻ với người dân khi phải đối diện với đại dịch, nhất là muốn đấu tranh cho đồng bào mình được sống tự do, hạnh phúc, vượt qua khó khăn của dịch bệnh thực sự không phải là “cào bàn phím” để xuyên tạc sự thật và lại càng không phải là sổ toẹt mọi nỗ lực của hệ thống chính trị các cấp…
Từ thực tiễn công tác phòng và chống dịch Covid- 19, nhất là những tháng vừa qua trong phòng, chống làn sóng dịch thứ 4 cùng biến thể Delta, có thể khẳng định, luận điệu “có hàng loạt bằng chứng cho thấy, hiến pháp và luật pháp của Cộng hòa XHCN Việt Nam đã bị hệ thống chính trị, hệ thống công quyền… tạm đình chỉ công tác vì Việt Nam đang có… đại dịch. Trong đại dịch, công dân có còn là con người hay không phụ thuộc vào việc viên chức hữu trách của các địa phương có… thích hay không!” của Trân Văn là bịa đặt, là xuyên tạc sự thật, là vu khống hệ thống chính quyền các cấp và các ban, ngành chức năng của Việt Nam.
Trong công tác phòng và chống dịch, việc các địa phương vùng dịch diễn biến nhanh, phức tạp như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội,v.v.. phải triển khai thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, phải nghiêm túc thực hiện 5k+vacine, phải thực thi chủ trương “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”… để kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh lây lan là yêu cầu cần thiết và cấp bách. Trong quá trình triển khai, không tránh khỏi có những nơi, có những lúc xuất hiện sự bất cập trong chỉ đạo thực hiện ở địa bàn cơ sở; không tránh khỏi sự nóng vội,… song đó chắc chắn không phải là phi dân chủ, cũng không phải là “tống người dân vào các trại tập trung” như Trân Văn vu khống. Hơn nữa, khi có sự chỉ đạo sai, việc xin lỗi người dân và điều chỉnh sự chỉ đạo đã được triển khai thực hiện kịp thời, cho nên việc ông Võ Thanh Quan (Bí thư phường Vĩnh Phú) đã xin lỗi bà Lan (khi đã buộc bà phải đi xét nghiệm Covid-19) cũng chắc chắn không phải là “động tác” để “nhằm giải độc dư luận chứ không… thật tâm!” và càng không phải là “chà đạp Hiến pháp và pháp luật” như Trân Văn kích động.
Trong khi cả hệ thống chính trị cùng đồng lòng ủng hộ công tác phòng và chống dịch trên tinh thần thực hiện nghiêm việc cách ly; mỗi địa bàn cơ sở là một pháo đài chống dịch, giữ vững sự an toàn của vùng xanh (có hàng rào ngăn cách) với vùng cam và vùng đỏ… để không chỉ bảo đảm an toàn cho người dân trong bối cảnh dịch lây lan nhanh mà còn là để pháp luật được thực thi nghiêm minh thì Trân Văn lại mượn cớ bàn về công tác phòng và chống dịch Covid- 19 của Việt Nam để thông qua đó bôi đen sự thật, phủ nhận những nỗ lực của cả hệ thống chính trị Việt Nam nhằm từng bước kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh. Điều đó cũng có nghĩa là Trân Văn không chỉ hồ đồ mà còn cố tình khích bác, phủ nhận mọi nỗ lực trong công tác phòng và chống dịch ở các địa phương của Việt Nam.
Khi kích động lòng dân bằng nhận định phản động rằng “khi Hiến pháp và pháp luật đã bị… tạm đình chỉ công tác thì những quyền bất khả xâm phạm về thân thể, về chỗ ở là… rác. Công dân không còn được xem như người nên chính quyền các phường – xã, quận – huyện, tỉnh – thành phố thấy cần là… dựng hàng rào, khóa cổng, Nếu may thì chỉ bị phá cửa xông vào nhà, trói lại, kém may măn hơn thì bị… phạt tù!”, Trân Văn đã mượn cái nhìn thấy bề ngoài để bôi đen công tác phòng và chống dịch ở Việt Nam.
Vì thế, cả hai bài viết nêu trên đều cho thấy, Trân Văn không chỉ sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền sai sự thật về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam nói chung, việc cả nước đồng lòng, chung sức để từng bước kiểm soát dịch Covid-19 nói riêng mà còn chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khi đưa ra câu cảm thán vô lương tâm rằng “đại dịch hóa ra là dịp khắc họa rõ hơn sự ưu việt của nhà nước pháp quyền XHCN!”. Đồng thời, việc nhận định thâm độc, lạc lối, lạc điệu khi tiếp cận vấn đề thực thi nhân quyền trong bối cảnh phòng, chống đại dịch Covid-19 ở Việt Nam cho thấy Trân Văn đã cố tình lái câu chuyện nhân quyền theo thuyết âm mưu và thủ đoạn này là không thể chấp nhận, cần phải bị vạch trần!
Trần Nhân Nghĩa
Có thể là hình ảnh về một hoặc nhiều người

XUYÊN TẠC LÃNH ĐẠO TỈNH HÀ TĨNH "NHẬN TIỀN HỐI LỘ TỪ CA SĨ THỦY TIÊN", THANH NIÊN BỊ PHẠT 5 TRIỆU ĐỒNG

 Ngày 12/10/2021, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh phối hợp với Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh đã xử phạt đối tượng Trần Văn Hậu (sinh năm 1993, trú tại xã Đỉnh Bàn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) với mức phạt 5 triệu đồng.

Trước đó, vào ngày 9 tháng 10 năm 2021, sau khi bài viết “Thêm một tỉnh xác nhận số tiền Thủy Tiên đã hỗ trợ” được đăng tải trên trang Fanpage Vinhvn.vn, đối tượng Trần Văn Hậu đã sử dụng tài khoản Facebook cá nhân của mình bình luận rằng: “Không biết đã đút lót cho tỉnh Hà Tĩnh mấy chục tỉ rồi”.
Sau khi phát hiện sự việc, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng Công nghệ cao đã tiến hành triệu tập đối tượng Trần Văn Hậu lên làm việc.
Tại cơ quan Công an, Hậu thừa nhận thông tin đăng tải là sai sự thật, không có căn cứ, cơ sở và cam kết gỡ bỏ nội dung trên, hứa không tái phạm và chấp hành các hình thức xử lý theo quy định của pháp luật.
Cơ quan chức năng xác định hành vi của đối tượng Trần Văn Hậu là thông tin sai sự thật, xuyên tạc, xúc phạm uy tín, danh dự của các tổ chức, cá nhân, chính quyền tỉnh Hà Tĩnh trong việc xác nhận số tiền từ thiện mà ca sĩ Thuỷ Tiên hỗ trợ bà con vùng lũ Hà Tĩnh năm 2020.
P/s: Ảnh: đối tượng Trần Văn Hậu đang ngồi uống trà đàm đạo cùng các anh chị cán bộ trên phường
Có thể là hình ảnh về 1 người, đang đứng, đang ngồi và trong nhà

LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 4 (KHÓA XIII) CỦA ĐẢNG

 Thực hiện Chương trình làm việc toàn khoá của Đảng, từ ngày 4-7/10/2021, Ban Chấp hành Trung ương họp Hội nghị lần thứ tư để thảo luận, quyết định nhiều vấn đề lớn của đất nước trong tình hình mới. Lợi dụng sự kiện chính trị quan trọng này, các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội chính trị lại tung ra những luận điệu sai trái, xuyên tạc về Hội nghị.

Hội nghị Trung ương 4 (khóa XIII) diễn ra trong bối cảnh sau hơn nửa năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Tuy nhiên, từ đầu năm 2021 đến nay, đại dịch COVID-19 với những biến chủng mới, lây lan nhanh và nguy hiểm, tiếp tục diễn biến phức tạp, khó kiểm soát, tác động tiêu cực, kéo dài đến kinh tế thế giới, khu vực và nước ta; làm thay đổi sâu sắc trật tự, cấu trúc kinh tế, phương thức quản trị, tổ chức hoạt động đời sống xã hội toàn cầu, buộc nhiều nước phải điều chỉnh định hướng, chiến lược phòng, chống dịch bệnh gắn với phát triển kinh tế – xã hội.
Trong điều kiện đó, Hội nghị lần thứ tư của Đảng đã được tổ chức để thảo luận, quyết định những vấn đề quan trọng như: Đánh giá tình hình kinh tế – xã hội năm 2021 và dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022; tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2021, dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và Kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 3 năm 2022-2024; chủ trương lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 khoá XII; tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ; sửa đổi, bổ sung quy định về những điều đảng viên không được làm…
Lợi dụng vào sự kiện, thời điểm và nội dung thảo luận, quyết nghị những vấn đề quan trọng của Hội nghị, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị, phản động lập tức tăng cường tuyên truyền xuyên tạc chống phá trên nhiều phương diện, từ chế độ chính trị, công tác phòng, chống dịch bệnh, tình hình kinh tế-xã hội của đất nước.
Hạ thấp vai trò, ý nghĩa của Hội nghị Trung ương 4, một số trung tâm truyền thông quốc tế như Đài VOA, RFA, RFI, các trang mạng của tổ chức phản động lưu vong như Việt Tân, Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời… tập trung khai thác, chống phá ở nhiều góc độ khác nhau. Họ xuyên tạc rằng, đang trong thời điểm dịch bệnh phức tạp, người lao động tại TP Hồ Chí Minh li tán, tị nạn, tháo chạy hỗn loạn không ai lo thì Trung ương lại tổ chức “họp trong phòng lạnh” để tung hô, khen ngợi các thành tích “vinh quang thuộc về Đảng” còn “đau thương trút lên đầu nhân dân”.
Xuyên tạc nội dung của kỳ họp, phê phán biện pháp, cách thức phòng, chống dịch bệnh. Họ cho rằng đó là phương pháp sai lầm, chế độ đã sử dụng kỷ luật thép, đưa quân đội, công an vào đàn áp, cấm đoán đi lại, các hoạt động kinh tế đình trệ, xã hội hỗn loạn để các nhà đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài đồng loạt tháo chạy, di dời nhà máy, sản xuất khỏi Việt Nam. Vu cáo rằng, các gói cứu trợ an sinh xã hội từ Trung ương thì lớn mà đến tay nhân dân thì nhỏ giọt, chảy vào túi quan tham, lợi ích nhóm… Suy diễn công tác xây dựng Đảng của Hội nghị Trung ương 4, các đối tượng xuyên tạc “Đảng không bận tâm về hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 mà chỉ quan tâm làm sao để Đảng vẫn “muôn năm trường trị”…
Như chúng ta thấy, Hội nghị Trung ương 4 với nhiều nội dung quan trọng, có ý nghĩa lớn trong cả nhiệm kỳ khoá XIII. Trung ương đã tập trung phân tích những ảnh hưởng nặng nề, nhiều mặt, đưa ra những chủ trương, chính sách tổng thể, căn cơ, bài bản hơn để quyết liệt phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh, định hướng phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội trong thời gian tới. Chỉ đạo việc xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án, kịch bản cụ thể, sát hợp hơn với thực tế tình hình hiện nay và có tính khả thi cao để tiếp tục tập trung ưu tiên phòng, chống dịch bệnh và khắc phục có hiệu quả ảnh hưởng của dịch bệnh.
Ưu tiên triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách, giải pháp hỗ trợ thiết thực, có hiệu quả cho nhân dân, người lao động và doanh nghiệp, ổn định đời sống và phục hồi sản xuất kinh doanh. Giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô. Tập trung tháo gỡ các khó khăn, điểm nghẽn, khơi thông mọi nguồn lực cho phòng, chống dịch và phát triển kinh tế – xã hội. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng tiếp tục tạo dấu ấn sâu đậm trong Đảng và trong nhân dân về “Nghị quyết Trung ương 4”, đây luôn là nhiệm vụ then chốt, đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng ta, chế độ ta.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, không phải ngẫu nhiên mà Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ này. Với những nội dung, yêu cầu mới, Đảng tiếp tục tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện một cách ráo riết, quyết liệt, có hiệu quả công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh toàn diện.
Các nội dung, kết luận của Trung ương tại Hội nghị sẽ góp phần quan trọng đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào cuộc sống, thúc đẩy việc hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh, phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của nhân dân, giữ vững ổn định chính trị – xã hội và xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới. Những luận điệu mà các đối tượng tung ra xuyên tạc nội dung, ý nghĩa Hội nghị có thể thấy rõ ở mấy điểm sau:
Một là, đằng sau những luận điệu sai trái, xuyên tạc mà các đối tượng xấu tập trung khai thác, lập luận, tuyên truyền, người ta thấy đó là quan điểm dân tuý, cố tình phê phán thể chế chính trị, vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và hệ thống chính trị trong đời sống xã hội ở Việt Nam. Với kiểu phê phán bằng mọi cách, cứ như thể chỉ họ mới là lực lượng, những người tiến bộ, dân chủ, quan tâm thực sự đến đời sống người dân, ca ngợi, cổ xúy, hướng lái theo cái họ gọi là giá trị xã hội phương Tây.
Hai là, tung ra các luận điệu sai trái, suy diễn, xuyên tạc Hội nghị Trung ương 4 nhằm mục đích hạ thấp vai trò, uy tín của Đảng, cố tình dẫn dắt dư luận để gieo rắc nhận thức lệch lạc, hạ thấp vị trí, ý nghĩa của Hội nghị, uy tín, niềm tin của Đảng trong lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Lợi dụng vào tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp để quy chụp nói xấu, xuyên tạc bản chất chế độ xã hội, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Ba là, phê phán, phủ nhận thành quả công tác phòng, chống dịch bệnh của hệ thống chính trị của Việt Nam trong suốt thời gian qua. Lấy một số hiện tượng tiêu cực, một số khó khăn, hạn chế ở chỗ này, chỗ khác để quy kết bản chất, từ đó lên án chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về phòng, chống dịch bệnh, an sinh xã hội, cách thức, phương pháp thực hiện của chính quyền địa phương.
Bốn là, làm méo mó hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam trong mắt bè bạn quốc tế, làm suy giảm uy tín, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Qua đó họ cố tình bóp méo tình hình Việt Nam, nhất là bản chất ưu việt, nhân văn của chế độ xã hội, nghĩa cử đồng bào, sự đùm bọc, chia sẻ, đoàn kết, đồng lòng của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong công cuộc phòng, chống dịch bệnh với quyết tâm, nỗ lực ngăn chặn sự ảnh hưởng, hạn chế tác động thấp nhất mà đại dịch gây ra.
Trái ngược thủ đoạn, ý đồ mà các đối tượng rêu rao, Hội nghị Trung ương 4 của Đảng với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, xem xét, phân tích, đánh giá một cách khách quan, toàn diện các vấn đề để đưa ra quyết nghị đúng đắn. Trên cơ sở đó, tạo ra sự đoàn kết, thống nhất như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Nhất hô bá ứng”, “tiền hô hậu ủng”, “trên dưới đồng lòng”, “dọc ngang thông suốt” để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phát huy tốt những thành tựu, kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế, yếu kém còn tồn tại và bình tĩnh, tỉnh táo xử lý kịp thời, đúng đắn những vấn đề khó, chưa có tiền lệ, mới phát sinh trong phòng, chống dịch bệnh; hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp từng bước vượt qua khó khăn; duy trì, phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe và đời sống nhân dân.
Lê Thế Cương (Học viện Chính trị CAND)
Không có mô tả ảnh.

BẮT TẠM GIAM ĐỐI TƯỢNG XUYÊN TẠC LỊCH SỬ

 Ngày 14/10, Cơ quan CSĐT Công an huyện Trà Cú (Trà Vinh) đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Thạch Rine (SN 1960, ngụ xã Kim Sơn, huyện Trà Cú) điều tra về hành vi lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân.

Theo cơ quan điều tra, Thạch Rine đã sử dụng tài khoản Facebook cá nhân, đăng tải hình ảnh chân dung của lãnh tụ nhưng đã chỉnh sửa, có tính chất xúc phạm. Quá trình làm việc với cơ quan điều tra, Thạch Rine thừa nhận hành vi trên với mục đích xuyên tạc sai sự thật về lịch sử vùng đất Tây Nam bộ.
Cơ quan điều tra đã thu thập được nhiều tài liệu, chứng cứ có liên quan. Theo cơ quan điều tra, Thạch Rine thường xuyên đăng tải, chia sẻ biểu tượng, tài liệu liên quan đến tổ chức phản động bên ngoài...
(*) Ảnh: Cơ quan điều tra tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Thạch Rine.
Có thể là hình ảnh về 2 người và mọi người đang đứng
14

NHỮNG HỒN MA ẤY LÀ ĐỒNG ĐỘI, HỌ SẼ ÁM LÍNH MỸ CHỨ KHÔNG TẤN CÔNG CHÚNG TA ĐÂU!

 Operation Wandering Soul - viết tắt là OWS, là một chiến dịch tâm lý chiến tranh của quân đội Mỹ. Mà trong chiến dịch này, quân đội Mỹ lợi dụng tâm lý mê tín dị đoan, sợ hãi ma quỷ và thờ phụng các linh hồn người chết của người Việt, và họ sản xuất các đoạn nhạc, đoạn thoại… mô tả giọng của những linh hồn đã chết vì chiến tranh của trẻ em, người già, phụ nữ và cả đồng đội của những người lính Việt Cộng. Mục tiêu của chiến dịch này là khiến những người lính Việt Cộng hoặc dân làng run sợ, buông vũ khí, rút lui khỏi vòng chiến.

Tại Việt Nam, chiến dịch này thường hay được gọi bằng cái tên như “Chiến dịch những linh hồn/oan hồn phiêu bạt/vất vưởng”.
Ví dụ một đoạn băng được phát:
- Giọng của một cô con gái: “Bố ơi, bố về với con, đi bố”
- Giọng của một người đàn ông, có lẽ là một lính Việt Cộng: “Đó là ai, ai vậy? Có phải là con gái của tôi không Ba đây, ba sẽ về với con. Vợ ơi, anh sẽ trở về vói em. Nhưng mà, cơ thể của tôi không còn nữa, tôi chết rồi."
- Và đoạn thoại này được phát đẻ chiêu mộ những người lính Việt Cộng: “Này các bạn. Tôi trở về để cho các bạn biết rằng tôi đã chết. Đó là địa ngục, một cái chết vô tri, rất vô trí, vô ích. Tôi nhận ra sự thật thì đã quá muộn. Hỡi các bạn, khi các bạn còn sống, các bạn vẫn còn khả năng về nhà và đoàn tụ. Nghe tôi, hãy về nhà, về nhà đi các bạn của tôi”.
Đoạn băng này là một trong những đoạn băng kinh dị được xem nhiều nhất trên Youtube. Thậm chí nó còn được dựng thành phim ngắn với gần 2 triệu lượt xem. Hầu như sau khi nghe qua, ai cũng thấy sợ hãi, trằn trọc và bần thần. Vậy những người lính Việt Cộng thì sao?
Quân đội Hoa Kỳ không ghi nhận được bất cứ một bằng chứng nào về việc những người lính Việt Cộng bị ảnh hưởng bởi những đoạn băng ghi âm này. Không một số liệu mật nào của MACV - Bộ Chỉ huy quân sự Mỹ ở Việt Nam cho thấy lính Việt Cộng đảo ngũ, bỏ chạy khỏi vị trí chiến đấu. Các ngôi làng được nghe những đoạn nhạc, thu âm từ chiến dịch OWS cũng không thấy khác biệt gì so với trước đó. “Chiến công vĩ đại” nhất mà chiến dịch này thu được là từ Phi đoàn 6 PSYOP khi họ phát một cuộn băng thu tiếng hổ dữ trên núi Bà Đen đã dọa chết khiếp 150 lính Việt Cộng. Nhưng khi được MACV chất vấn về sự chính xác của thông tin này qua dữ liệu tình báo, ảnh chụp thì Phi đoàn 6 PSYOP…bí.
Ngược lại, chính quân đội Hoa Kỳ lại là những người chịu nhiều tác động nhất của chiến dịch này. Chính những người lính Mỹ khi biết về nội dung của những cuốn băng trong chiến dịch OWS đã nghĩ rằng dường như nó nói về cuộc sống của họ chứ không phải của những người lính Việt Cộng. Hình ảnh người con, người vợ và người lính ra trận phải chết khiến họ liên tưởng đến chính bản thân họ. Chiến dịch OWS được triển khai phổ biến trong khoảng từ 1968 - 1970, lúc này là thời điểm phong trào phản chiến tại Mỹ tăng cao, số binh lính Mỹ thiệt mạng tại chiến trường Việt Nam lên tới đỉnh điểm với khoảng 5000 - 7000 bính lính/năm.
Ngoài ra, cách triển khai của chiến dịch OWS rất có vấn đề. Khi quân đội Mỹ sử dụng trực thăng hoặc xe kéo loa công suất cao, phát vào nửa đêm, rạng sáng hoặc chiều tối muộn, điều này tự nhiên lại khiến quân đội Việt Cộng dễ dàng phát hiện ra địa điểm tập kết của lính Mỹ và bắn trả rất gắt gao. Hãy thử nghĩ xem đang giữa đêm tối rừng rậm, kẻ thù tự nhiên lại tiết lộ ra vị trí, mà lại tiết lộ một cách công khai. Thì giữa lúc đoạn băng được phát lại vang đâu đó tiếng điểm xạ AK.
“À, thì ra tụi mày tìm đến cái chết”.
Một yếu tố nữa khiến cho chiến dịch này bị “dìm” là việc Mỹ dường như đã hiểu sai về văn hóa tâm linh của người Việt. Một bình luận có tiếng trên Reddit nói về chiến dịch này: “Người Việt mê tín nhưng không có ng*. Bất kỳ một người lính nào mang theo con lợn được được đánh thuốc mê và đi quãng đường hơn 300 cây số để vào chiến đấu giúp đồng bào miền Nam thì họ sẽ méo cảm thấy sợ”.
“Điều đáng sợ nhất không phải là những thứ này mà là tiếng trẻ em Việt Nam la hét vì bom Napalm” - bình tại tại video "Những âm thanh đáng sợ nhất trong chiến tranh Việt Nam" trên kênh Flying Dutchman thu hút gần 9 triệu lượt xem.
Thực tế, những người lính Việt Cộng đã chứng kiến những âm thanh ghê rợn hơn thế rất nhiều. Tiếng người dân bị thảm sát, tiếng B52 gào rú ném bom, tiếng bom Napalm, tiếng tra tấn trong các nhà tù… Và những người lính Việt Cộng đã được hun đúc bằng nỗi sợ và biến thành một tâm lý phục thù. Chứ không phải từ nỗi sợ, thành buông súng.
Chiến dịch thoáng qua có vẻ hay. Nhưng người Mỹ không hiểu người Việt, người Mỹ không nghĩ đến việc những người lính Việt Cộng luôn nghĩ rằng nếu linh hồn đồng đội của họ có trở về, thì những linh hồn này sẽ ám lính Mỹ - những người đã tiêu diệt họ và dẫn đường cho đồng đội trả thù. Đó là vì sao mà phim Mỹ thường có những bộ phim kinh dị mà nạn nhân không làm gì sai nhưng vẫn bị các oan hồn, ma quỷ ám hại. Còn linh hồn của người Việt sẽ quay lại trả thù cho những ai đã hãm hại họ và gửi lời tạm biệt đến những người còn sống. Tâm linh của người Việt là những người thân sẽ trở về “phù hộ độ trì” cho những người còn sống chứ không bao giờ tấn công, dọa dẫm.
Chiến dịch OWS trở thành một trong những chiến dịch “tâm lý chiến” thất bại nhất lịch sử quân sự Hoa Kỳ. Vì nó khiến “những người lính Việt Cộng sợ vãi linh hồn đến mức họ phải chạy thẳng vào Sài Gòn” - một bình luận trên Dark Docs, kênh Youtube chuyên về tài liệu mật lịch sử có hơn 700 ngàn theo dõi.
Tham khảo từ:
1. THE WANDERING SOULPSYOP TAPE OF VIETNAM, SGM Herbert A. Friedman
2. Ghost Tape No. 10: The Haunted Mixtape of the Vietnam War
3. TIL During the Vietnam War the US tried to weaponize the religious beliefs of the Vietnamese... Reddit.
4. A Vietnamese soldier is haunted by the ghost of a fallen comrade. | Wandering Soul, Omeleto
5. Operation Wandering Soul – Ghost Tape Number 10 and the Haunted Jungles of Vietnam, Militaryhistorynow
Có thể là hình ảnh về 1 người, máy bay trực thăng, ngoài trời và văn bản cho biết '8 ARMY ĐEM BĂNG KINH DỊ RA DỌA VIỆT CỘNG VÀ CÁI KẾT'

MÀN “CÀ KHỊA” MỸ ĐỈNH CAO CỦA ẤN ĐỘ: BẮT MỸ ĐI CON ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH

 Ở thành phố Kolkata của Ấn Độ có con đường to đẹp, nằm ở trung tâm thành phố mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh. Kolkata từng là thủ đô của Ấn Độ trong thời kỳ là thuộc địa của Anh nên người dân ảnh hưởng mạnh mẽ phong trào Giải phóng dân tộc của Việt Nam từ năm 1945 và nguồn cảm hứng đó đã thôi thúc người dân Ấn Độ đứng lên đấu tranh giành độc lập. Bác Hồ cũng đã nhiều lần ghé thành phố này, đầu tiên khi còn trên tàu La Touche de Tréville đi tìm đường cứu nước, Bác đã lên cảng Kolkate. Năm 1946, trên đường sang Pháp với tư cách Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bác cũng dừng chân ở Kolkata, gặp gỡ các đồng chí trong Đảng Cộng sản Ấn Độ.

Người Kolkata có câu tục ngữ: “ Chúng tôi có thể quên tên cha của mình nhưng không bao giờ chúng tôi quên tên Việt Nam”. Người dân Ấn Độ rất kính trọng và ngưỡng mộ Chủ tịch Hồ Chí Minh và các cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam
Đặc biệt, năm 1968, khi nghe tin Việt Nam mở cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân, Hội đồng thành phố đã họp ngay lập tức và quyết định đặt tên một đại lộ của thành phố là “Đại lộ Hồ Chí Minh” (Ho Chi Minh Sarani, theo tiếng Bengali). Ban đầu Đại lộ không dài, không lớn lắm, nhưng điều thú vị là đã đặt tên đúng vào con đường có tòa Tổng Lãnh sự của Hoa Kỳ.
Thời điểm đó Mỹ cũng thường xuyên can dự vào việc nội bộ của Ấn Độ nên người Ấn Độ không ưa gì. Mãi sau này, các đồng chí lãnh đạo thành phố còn thích thú kể lại: “Chúng tôi bắt đế quốc Mỹ phải hàng ngày đi theo con đường Hồ Chí Minh” ,Mỹ liên tục lên tiếng phản đối việc này nhưng chính quyền thành phố đáp trả đơn giản rằng đất của tôi, đường của tôi, tôi đặt tên gì thì tôi đặt, chả ảnh hưởng gì.
Cũng chỉ sau đó hơn một năm, tòa Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ “chịu không thấu”, đã phải... dọn nhà chuyển đi phố khác, bởi chẳng lẽ cứ phải ghi trên địa chỉ chính thức “Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ, số... Đại lộ Hồ Chí Minh, Kolkata”.
Nhưng dời đi dời lại cuối cùng hiện nay Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ vẫn chuyển về địa điểm cũ ở Đại lộ Hồ Chí Minh. Ngoài ra trên con đường mang tên Bác ở Kolkata này cũng có Tổng Lãnh sự Vương quốc Anh.
Cre: vietnew
Tổng hợp từ: Báo Sài Gòn giải phóng, VOV
Có thể là hình ảnh về ngoài trời, tượng đài và văn bản cho biết 'SỰ THẬT THÚ VỊ Contact Us U.S. Consulate General, Kolkata 5/1 Ho Chi Minh Sarani Kolkata 700071 Tel: +91-(0)33-3984-2400 Fax: +91-(0)33-2282-2335 E-mail: ConsularKolkata@state.gov AMERIC THEUNITEDSTATES MÀN "CÀ KHỊA" MỸ ĐỈNH CAO CỦA ẤN ĐỘ: BẮT MỸ ĐI CON ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH!'