Thứ Tư, 22 tháng 7, 2020

LẠI CHUYỆN MỘ LIỆT SĨ

Hôm trước, tối có tút về việc đổi tên bia mộ liệt sĩ từ “liệt sĩ vô danh” thành “liệt sĩ chưa xác định thông tin” là lương tâm, là trách nhiệm của thế hệ chúng ta, những người thụ hưởng hoà bình, độc lập bởi sự ngã xuống của bao anh hùng liệt sĩ.
Hôm nay, đọc bài viết “có nên đổi toàn bộ đài tưởng niệm, bia mộ liệt sĩ vô danh” của nhà đài RFA mới thấy rằng, có những việc chúng ta làm dù đúng đến đâu, dù hợp lý và vì lương tâm đến đâu thì các nhà đài như RFA hay các nhà “dân chủ” vẫn luôn xuyên tạc đủ đường để tuyên truyền chống phá.
Trong bài viết, nhà đài RFA trích một số ý kiến của một số nhà “dân chủ” như Hoàng Dũng và quan điểm nhà đài cho rằng thay bia mộ là k cần thiết, chỉ liệt sĩ vô danh là đủ, thay là tốn kém, lãng phí, là dẫn đến tham nhũng chính sách...
Như đã nói, trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc, không ai vô danh, tất cả đều ra đi có tên tuổi, địa chỉ và các liệt sĩ đều k vô danh với đất nước.

Việc sửa lại bia mộ cũng là lời nhắc nhở của lương tâm rằng phải tiếp tục tìm kiếm cho tới khi nào xác định được chính xác thông tin của các anh hùng liệt sĩ. Đó là lương tâm, là trách nhiệm của thế hệ sau!
Và cũng vì lương tâm, trách nhiệm ai dám tham nhung chính sách, ai dám lãng phí trong câu chuyện này.
Những nhà đài như RFA hay các nhà “dân chủ” mãi làm sao thấu hiểu được đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc này!
(Ngô Thu Hà)

BÀI HỌC TỪ VIỆC KHAI TRỪ KHỎI ĐẢNG ĐỐI VỚI BÙI TIẾN LỢI.

Thượng tá Bùi Tiến Lợi từng là giảng viên, chủ nhiệm bộ môn KHXH và Nhân văn, Trường sĩ quan Công binh.
Vì lên mạng xã hội có nhiều phát ngôn kích động, bị các thế lực thù địch lôi kéo dẫn đến suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức người cán bộ, để chúng mớm lời phát ngôn sai trái về Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, vu khống và xúc phạm Trung tướng Nguyễn Quốc Thước; có những bài viết, phát ngôn trên mạng xã hội trái với quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước, suy thoái nghiêm trọng về tư tưởng chính trị, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trượt dài theo các thế lực thù địch chống phá Đảng, Nhà nước; vi phạm nghiêm trọng những điều đảng viên không được làm.
Trong hình ảnh có thể có: 1 người
Tại kỳ họp 46 diễn ra từ ngày 15 đến 17/7/2020 vừa qua, UBKT Trung ương đã xét đơn khiếu nại kỷ luật Đảng của đảng viên Bùi Tiến Lợi và quyết định giữ nguyên hình thức kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng.
Đây là bài học cho cán bộ Quân đội nói riêng và những cán bộ Nhà nước đang đương chức cũng như về hưu lấy làm tấm gương phản chiếu để rút kinh nghiệm.
Đồng thời cũng là lời cảnh báo cho một bộ phận cán bộ, trí thức về hưu như Trần Đăng Khoa, Đỗ Ngọc Thống, Nguyễn Ngọc Chu, nguyên phó sở Văn hóa Nghệ An Nguyễn Quỳnh Anh... đã đưa nhiều thông tin sai lệch về tình hình đất nước, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, ngành tư pháp nhất là xúc phạm Thượng tướng Võ Tiến Trung vừa qua...
Nếu các vị ấy còn trượt dài theo đà suy thoái tư tưởng chính trị như Bùi Tiến Lợi thì cũng sẽ nhận kết cục như nhau./.
#Lão nông tri điền Phạm Huy Đức

KHÔNG THỂ PHẢN BỘI LỊCH SỬ: VAI TRÒ CỦA YAKOVLEV ĐỐI VỚI SỰ SỤP ĐỔ CỦA LIÊN XÔ

Đã đến lúc cần công bố rõ thêm về một nhân vật đóng vai trò quan trọng trong lịch sử Liên Xô và Nga - Alexander Nikolaevich Yakovlev, một nhân vật hàng đầu trong những năm cuối của chế độ Xô Viết. Yakovlev bắt đầu sự nghiệp với tư cách là một sĩ quan Hồng quân và là một đảng viên Cộng sản, nhưng thực sự hắn lại là một kẻ thù điên cuồng nhất, và hiệu quả nhất trong việc phá nát chế độ Xô Viết.
1. Yakovlev là một kẻ theo chủ nghĩa tự do phương Tây trong một chế độ xã hội chủ nghĩa
Yakovlev là kiến trúc sư chính của Perestroika (tức Cải tổ - tái cấu trúc hệ thống chính trị và kinh tế) và Glasnost (Công khai hoá - cởi mở) vào cuối những năm 1980 mà sự thật của nó là mở ra trào lưu "ngẫm lại lịch sử" và tấn công vào toàn bộ lịch sử Liên Xô núp dưới chiêu bài "phơi bày những lời dối trá và tội ác của chế độ Xô Viết". Trong phần lớn cuộc đời, Yakovlev là một kẻ theo chủ nghĩa tự do phương Tây trong một chế độ xã hội chủ nghĩa. Yakovlev công khai chống lại thế giới quan xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa dân tộc Nga.
Trong những năm 1980 đầy biến động của Liên Xô, Yakovlev là thành viên của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô, chỉ đứng thứ hai sau Mikhail Gorbachev, người thực tế là học trò của Yakovlev chứ không phải là ông chủ. Yakovlev được giao đứng đầu hệ tư tưởng của đảng (Ban Tư tưởng Văn hoá), hắn được gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau: "kiến trúc sư của perestroika, "cha đỡ đầu của glasnost", "nghệ sĩ múa rối", "kẻ thù của nhân dân", "kẻ bá chủ", "quỷ Satan", ... tùy thuộc vào quan điểm của người đánh giá.
Trong Thế chiến II, Yakovlev tham gia Hồng quân, bị thương nặng và được thưởng nhiều phần thưởng cao quý. Nhưng sau này, trong cuốn tự truyện The Dusk, hắn đã viết hạ thấp tinh thần chiến đấu của Hồng quân và đánh đồng chính nghĩa với phi nghĩa như sau:
"Ngay sau chiến tranh, tôi nhận ra rằng tôi chỉ là bia đỡ đạn ở mặt trận. Và tất cả các đồng chí của tôi, những sĩ quan trẻ, cũng nghĩ như vậy. Chúng tôi che giấu sự cam chịu của mình bằng sự dũng cảm, những bài hát, sự từ chối thành tích và những tranh luận vô nghĩa về việc chúng tôi sẽ đánh bại phát xít như thế nào. Vào ban đêm chúng tôi mơ chỉ thấy mẹ và mong được về nhà mình.
Ai đã gửi họ đến cái chết của họ? Tại sao họ bị giết? Vì tội gì? ... Sự điên rồ của chiến tranh, sự điên rồ của các chính phủ, sự điên rồ của những kẻ thống trị - những kẻ giết người"!

Tuy nhiên, sau chiến tranh Yakovlev đã gia nhập Đảng Cộng sản (đó là một hành động cơ hội để có thể được thăng tiến) và trở thành một sinh viên lịch sử tại Học viện Sư phạm Yaroslavl. Yakovlev đã được trao học bổng Stalin uy tín, nhưng đối với hắn tất cả chỉ là dối trá, như hắn viết:
"Ngày càng rõ ràng rằng mọi người đều nói dối - cả những người đang phát biểu và những người lắng nghe những bài phát biểu đó. Đối với tôi, một cậu bé làng, một người lính tiền tuyến phải đi vào chiến tranh từ trường học, tất cả những điều này là không thể chịu đựng được".

Học lịch sử, Yakovlev quan tâm tới "người anh hùng" của hắn là Piotr Stolypin (1862 - 1911), một nhà cải cách thị trường tự do và là thủ tướng của chính phủ Nga hoàng, kẻ bị tiêu diệt bởi Dmitry Bogrov, một nhà cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhưng chủ nghĩa thị trường của Stolypin đã để lại ấn tượng sâu sắc đối với Yakovlev, trong đó nhấn mạnh các yếu tố tư nhân hóa, và từ bỏ sử dụng đất chung cũng như sở hữu chung của nhà nước và tập thể.
Đánh giá về Stolypin, Yakovlev viết:
"Ông đã hy sinh mạng sống của mình để người nông dân Nga trở thành chủ sở hữu tư nhân và chủ nhân thực sự. Nhưng họ đã giết anh ấy. Tất cả hy vọng về một nước Nga tự do và thịnh vượng đã bị phá vỡ với việc thành lập chế độ xã hội chủ nghĩa tội lỗi vào năm 1917. Lenin là một kẻ mê sảng khủng bố".

Khi khi tốt nghiệp, Yakovlev, với tư cách là cựu chiến binh có nhiều thành tích, Yakovlev đã xin vào Đảng Cộng sản. Sáng sủa, chu đáo và có học thức, hắn đã tạo nên một sự nghiệp đặc biệt cho mình trong bộ máy đảng. Tuy nhiên, hắn ta luôn nói một điều, làm một nẻo và nghĩ một cách khác nhiều hơn nữa. Hắn tôn thờ những kẻ bất đồng chính kiến như Solzhenitsyn và Sakharov, từ đó nhận ra rằng cách duy nhất để tiêu diệt chế độ mà hắn đã tuyên thệ trung thành, mà sau này hắn ta gọi bằng cái tên "chế độ ác quỷ" - là phá hoại nó từ bên trong. Và lịch sử đã chứng minh hắn ta đúng, về điều đó!
2. Bắc Mỹ và cuộc họp của Gorbachev
Năm 1958, Yakovlev nhận được học bổng theo chương trình Fulbright của Hoa Kỳ và được cử đi học sau đại học tại Đại học Columbia, New York, Hoa Kỳ, cùng với một vị tướng KGB sau này và cũng là một kẻ phản bội, đào ngũ - Oleg Kalugin. Cả những người cộng sản và phát xít Nga ngày nay đều tin rằng Yakovlev đã trở thành đặc vụ của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ CIA, được tuyển dụng trong thời gian học tại Đại học Columbia, năm 1959.
Sau khi trở về từ Hoa Kỳ, Yakovlev từng là biên tập viên của một số cơ quan báo chí, xuất bản của Đảng cộng sản Liên Xô. Hắn đã vươn lên vị trí chủ chốt, là người đứng đầu Ban Tuyên giáo từ năm 1969 đến năm 1973. Tuy nhiên, năm 1972 Yakovlev đã đăng bài viết "Chống chủ nghĩa dân tộc", trong đó phủ nhận chủ nghĩa yêu nước và xét lại chủ nghĩa xã hội. Bị các thành phần cứng rắn trong đảng phản đối và muốn hắn phải rời khỏi đất nước, hắn đã được cử làm đại sứ Liên Xô tại Canada, và đây có lẽ lại là sai lầm tiếp theo của Đảng cộng sản Liên Xô, khi tạo thêm điều kiện cho hắn tiếp xúc với phương Tây.
Yakovlev làm đại sứ ở Canada trong một thập kỷ. Năm 1983, Mikhail Gorbachev, người là thành viên của Bộ Chính trị phụ trách nông nghiệp, đã đi thăm Canada để tìm kiếm công nghệ tiên tiến trong canh tác, đồng thời tìm kiếm những bài học mà ông ta cho rằng có thể áp dụng ở Liên Xô. Yakovlev, ban đầu khá thận trọng, đã bắt đầu thảo luận với Gorbachev về triển vọng tự do hóa ở Liên Xô. Trong một cuộc phỏng vấn nhiều năm sau đó, Yakovlev nhớ lại:
"Lúc đầu, chúng tôi đánh hơi thăm dò lẫn nhau, và các cuộc trò chuyện của chúng tôi không liên quan đến các vấn đề quan trọng. Và sau đó, thật ra, lịch sử đã tạo ra không chỉ một cơ hội. Chúng tôi đã có nhiều thời gian bên nhau hơn, với tư cách cùng là khách mời của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Canada, Eugene Whelan. Vì vậy, chúng tôi đã cùng đi bộ một đoạn dài trong trang trại của vị Bộ trưởng, và như thường xảy ra, cả hai chúng tôi đột nhiên thấy bị choáng ngợp và thấy cần phải trao đổi nhiều hơn với nhau. Bằng cách nào đó, vì một số lý do, tôi đã bỏ qua sự thận trọng và bắt đầu nói với anh ta về những gì tôi coi là ngu ngốc trong lĩnh vực đối ngoại, đặc biệt là về những tên lửa SS-20 của Liên Xô đang đặt tại châu Âu và rất nhiều thứ khác. Và anh ta cũng trao đổi những điều tương tự với tôi. Chúng tôi đã hoàn toàn thẳng thắn ngau. Anh ta thẳng thắn nói về những vấn đề trong tình hình nội bộ ở Liên Xô, rằng đất nước đang trong tình trạng của một chế độ độc tài và không có tự do, đất nước chỉ đơn giản là sẽ diệt vong. Vì vậy, trong cuộc trò chuyện kéo dài ba tiếng đồng hồ của chúng tôi, gần như quan điểm của chúng tôi đã gặp nhau hoàn toàn, chúng tôi đã vượt qua tất cả mọi nghi ngại và đi đến thống nhất về hầu hết mọi thứ".

Chưa đầy một tháng sau chuyến thăm Canada, Gorbachev đã yêu cầu Bộ Chính trị triệu hồi Yakovlev từ Canada về và bổ nhiệm hắn làm Giám đốc Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế (MGIMO) của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô tại Matxcova. MGIMO là tổ chức có uy tín nhất về nghiên cứu khoa học xã hội và học tập cao họ ở Matxcova. Hầu hết các sinh viên của nó là con cái của giới cầm quyền.
3. Khởi đầu cho sự kết thúc của Liên Xô
Tổng Bí thư của Đảng cộng sản Liên Xô lúc bấy giờ là một người già cả và yếu đuối: Konstantin Chernenko, người hầu như không thể đi lại hoặc nói chuyện mà không có sự trợ giúp. Ngay cả đối với những người theo trường phái bảo thủ, cứng rắn của Liên Xô khi đó, cũng thấy rõ ràng cần có người trẻ hơn để cứu chế độ Cộng sản. Định mệnh là họ đã chọn nhầm, và Gorbachev đã được bầu làm Tổng Bí thư vào ngày 11/3/1985, chỉ ba giờ sau cái chết của Chernenko. Ở tuổi 54, Gorbachev là thành viên trẻ nhất của Bộ Chính trị Liên Xô.
Sự kiện này đã bắt đầu một chuyến tàu mà hậu quả của nó không lường trước được. Gorbachev nhanh chóng bổ nhiệm Yakovlev vào các vị trí chủ chốt của đảng. Năm 1987, Yakovlev trở thành Uỷ viên Bộ Chính trị phụ trách công tác tư tưởng văn hoá, là nhân vật số 2 trong hệ thống chính trị của Liên Xô. Với sự chấp thuận của Gorbachev, Yakovlev đã bắt đầu chương trình Perestroika (cải tổ), điều đã biến tất cả thành quả vĩ đại của Liên Xô trở thành một đống gạch vụn trong vòng chưa đầy 5 năm. Nhớ lại khoảng thời gian này, Yakovlev viết:
"Liên Xô đã thua cuộc trong Chiến tranh Lạnh. ... Chiến thắng trong Chiến tranh Lạnh là chiến thắng chung của chúng tôi. Đó là một bước đột phá để tạo ra cộng đồng văn minh của các quốc gia thuộc Liên Xô trước đây".

Thông qua chính sách Glasnost (công khai hoá), Yakovlev khuyến khích tự do truyền thông. Lập tức chỉ sau một đêm, các phương tiện truyền thông tự do không kiểm soát đã mô tả lịch sử hào hùng của Liên Xô thành một mớ đen ngòm, như một chuỗi các tội ác và dối trá khủng khiếp. Chính Yakovlev đã đưa ra "kết luận" rằng Liên Xô và Đức quốc xã đã che giấu các "thoả thuận bí mật trong Hiệp ước Molotov-Ribbentrop năm 1939", mở đường cho trào lưu xét lại lịch sử Thế chiến II và tạo cớ cho sự tấn công của phương Tây nhằm vào Nga!
Khi Litva đòi độc lập khỏi Liên Xô vào tháng 1/1991, Gorbachev đã hỏi Yakovlev về giải pháp ngăn chặn điều này, rằng: "Chúng ta có nên bắn không"? Yakovlev đã trả lời: "Nếu một người lính Liên Xô bắn một viên đạn vào đám đông không có vũ khí, sức mạnh của Liên Xô sẽ chấm dứt".
Kết quả là Liên Xô đã sụp đổ ngay sau đó trong cùng một năm. Yakovlev đã kip từ chức Bộ Chính trị trước đó và sau đó ly khai Đảng Cộng sản!
4. Một kẻ chống Liên Xô, chống cộng sản cho đến lúc chết, được những kẻ phản bội và phương Tây vinh danh (nguỵ cũng yêu nước)
Trong hình ảnh có thể có: 3 người, mọi người đang ngồi, bàn và trong nhà
Sau khi dành cả đời góp phần vào sự sụp đổ của Liên Xô vào tháng 12/1991, Yakovlev trở thành người đứng đầu ủy ban của Tổng thống Nga Vladimir Yeltsin, cái gọi là "uỷ ban điều tra về các nạn nhân của sự đàn áp chính trị ở Liên Xô". Trong vai trò đó, hắn đã vu khống "chế độ Xô Viết là tội phạm và diệt chủng". Thậm chí hắn còn mô tả chủ nghĩa cộng sản là "một loại chủ nghĩa phát xít, các chính sách lâu dài của nó là giết người hàng loạt"!
Năm 2000, Yakovlev đưa ra thông tin về cái gọi là "bằng chứng về việc nhà ngoại giao Thụy Điển Raoul Wallenberg đã bị ám sát ở Lubyanka, Matxcova, tại trụ sở của cảnh sát bí mật Liên Xô, vào năm 1947". Ông Wallenberg là người đã cứu sống hàng ngàn người Do Thái ở Hungary, và thực tế Liên Xô chính là quốc gia đã cứu sống hàng triệu người Do Thái ở khắp châu Âu.
Sau đó, Yakovlev thành lập và lãnh đạo cái gọi là "Quỹ Dân chủ Quốc tế", thực hiện những việc gọi là "vạch trần toàn bộ tội ác của chủ nghĩa cộng sản" và tấn công Tổng thống Nga Putin đối với "quyền tự do ngôn luận và tự do kinh tế".
Yakovlev chết ngày 18/10/2005, ở tuổi 81. Gorbachev đã viết trong bài điếu văn của mình rằng "chúng tôi thường tranh luận nhưng luôn luôn hiểu nhau". Trên thực tế, chính Yakovlev đã dẫn dắt Gorbachev làm sụp đổ Liên Xô, mà phương Tây gọi là "giải phóng các quốc gia bị bắt làm nô lệ ở Liên Xô". Chính Yakovlev là kẻ điên cuồng nhất chống lại hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa và chế độ Xô Viết!
(Xuân Chí tổng hợp)

Thứ Tư, 8 tháng 7, 2020

ĐỒNG CHÍ ẤY LÀ AI?

Khi đồng chí ấy là ủy viên Trung ương Đảng mà vẫn rụt rè gửi người bạn học tập hồ sơ xin việc cho con, dù bằng cấp, trình độ đào tạo của con mình hoàn toàn đầy đủ. Rồi ngay cả khi con không được tiếp nhận, ông vẫn khiêm nhường cảm ơn, thậm chí cáo lỗi với người bạn được nhờ.
Khi đồng chí ấy là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội nhưng về thăm ngôi trường cấp 3 Nguyễn Gia Thiều, ông vẫn xin được đứng sau khi chụp ảnh, nhường ghế ngồi hàng đầu cho các thầy cô, bạn học lớn tuổi hơn.
Khi đồng chí ấy là người đứng đầu Thủ đô vẫn lặng lẽ một mình đi xe máy về thăm Trường Đại học Tổng hợp trong sự ngỡ ngàng của cô thầy bè bạn. Không xe đưa rước, không trống rong cờ mở, không võng lọng nghênh ngang, chỉ là một người đàn ông cao tuổi tự đi xe về trường.
Khi đồng chí ấy là Chủ tịch Quốc hội, tứ trụ triều đình, đám cưới con gái ông ấy hầu như không ai biết. Sau đó một số bạn bè thân lắm mới nhận được thiếp báo hỷ mà thôi.
Và khi đồng chí ấy là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, đi dự gặp mặt lớp cũ ông ấy đã nói: Xin cho em, cho tôi bỏ mọi chức tước bên ngoài căn phòng này. Em đến đây mãi mãi là học trò của các thầy các cô ngày nào. Tôi đến đây mãi mãi là bạn học của các bạn... Chức tước như phù vân !
Hôm vừa rồi lại có bạn đồng nghiệp nói về chị N, con ông ấy, tôi hỏi mãi mới ra, chị ấy giờ cũng chỉ là cán bộ bình thường ở một tạp chí.
Đấy chẳng phải đâu xa, đồng chí ấy là một vị quan đương chức đang hiển hiện trước mắt chúng ta. Một người đàn ông gần 80 tuổi có gương mặt hiền hòa, mái tóc trắng tinh thường mặc chiếc áo rét màu cánh gián đã cũ rất nhiều năm.
Bạn có biết, người đàn ông đang được nhắc đến đã, đang là:
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, văn bản
- Ủy viên Trung ương Đảng 6 khóa (hơn 26 năm); Đại biểu Quốc hội 4 khóa (hơn 18 năm); Ủy viên Bộ Chính trị 5 khóa (hơn 22 năm); Đảm nhiệm 3 chức vụ cao nhất trong "tứ trụ triều đình". Thế nhưng...
- Đồng chí ấy vẫn đang sử dụng xe công vụ là một chiếc Toyota Crown 1998 có tuổi đời đã hơn 20 năm. Phu nhân của ông ấy vẫn đi một chiếc xe Cub bình thường; các con ông ấy đều là những công chức nhỏ bé.
Nếu chúng ta để ý, có lẽ ngoài dịp thực hiện nghi lễ, hay gặp đoàn lãnh đạo cấp cao, ông ấy mới mặc vest. Còn lại với những hoạt động bình thường ông chỉ mặc những bộ quần áo giản dị, có những chiếc áo cũ đến sờn vai. Một cuộc sống giản dị xuất phát từ đạo đức của con người biết giữ gìn sự liêm sỉ cá nhân, hòa chung với cuộc sống của quần chúng nhân dân.
Đồng chí ấy là Nguyễn Phú Trọng - Một con người, một nhân cách lớn, có Tầm, có Tâm, và có đạo đức.
Ông ấy chính là một "vị quan" biết con đường để tu dưỡng của mình, vì đạo đức của vị quan đứng đầu bộ máy ảnh hưởng lên cuộc đời, dự nghiệp của nhiều người khác. Người làm quan mà lòng tham không kiềm chế được thì ảnh hưởng của họ sẽ đè lên công chúng vô cùng lớn và còn gây hại tới tiềm lực quốc gia./

NHỮNG KẺ DỊ HỢM!!!

Mấy ngày gần đây, bạn bè có gửi cho tôi những bức ảnh của nhóm "Yêu đồ lính", trong đó, các thành viên của nhóm này (trong đó có cả diễn viên Chu Hùng) mặc các sắc phục khác nhau của lính ngụy (VNCH) trước đây, từ quân phục của đám lôi hổ, trâu điên, hổ,... Đáng nói, đám này tỏ ra rất thích thú khi mặc các bộ đồ trên, còn tiến hành diễu phố biểu dương lực lượng hay thậm chí, tổ chức đánh trận giả rồi chụp ảnh đưa lên mạng nhằm câu like.
Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, văn bản, ngoài trời và thiên nhiên
Tôi phải gọi những kẻ có thú vui "chơi đồ ngụy" này là những kẻ dị hợm. Giữa thanh thiên bạch nhật, những kẻ sống trong thời bình, hưởng những thành quả của chế độ lại thích thú mặc lại bộ quân phục của những kẻ sát nhân, những kẻ mà trước đây đã làm tay sai cho thực dân, bắn giết hàng triệu đồng bào của chúng ta. Mặc những bộ đồ như vậy trên người, họ cảm thấy ngầu ư, oai phong hơn ư. Liệu họ có thấy những ánh mắt ghê tớm, khinh bỉ những thú vui dị hợm của người dân xung quanh hay không. Nó có khác gì ánh mắt của người dân Do Thái khi nhìn những kẻ tôn vinh cho đội quân phát xít hay không? Nếu yêu đồ lính thật sự, thì thiếu gì những quân phục của các lực lượng trên thế giới, tại sao họ cứ phải chọn bộ đồ lính Mỹ, ngụy trước đây, rồi khoác lên người để thách thức dư luận. Họ sẽ trả lời sao với những người cựu chiến binh, những người đã phải hi sinh xương máu để xóa bỏ vĩnh viễn những bộ quân phục trên trên dải đất hình chữ S này.
Trong cuộc sống, ai cũng có và theo đuổi đam mê của riêng mình. Nhưng đam mê phải phù hợp với lịch sử, với văn hóa của dân tộc, chứ không phải là cứ thích là làm được. Đừng biến mình trở thành những kẻ ngược dòng và bị cả dân tộc thù ghét.
(Lê Dung Anh)
#Lão nông tri điền Phạm Huy Đức

KHÉP LẠI QUÁ KHỨ, KHÔNG CÓ NGHĨA ĐƯỢC PHÉP QUÊN ĐI LỊCH SỬ

Một người bạn Mỹ nó nói với tôi: "Tao không hiểu sao ở đất nước mày lại ôm thù hận lịch sử lâu đến thế. Đến bây giờ tao vẫn gặp nhiều người cứ nói đi nói lại về lịch sử, về chiến tranh, và nhiều khi vẫn coi dân tộc tao là kẻ thù.
Ở đất nước tao (Mỹ) lịch sử là lịch sử, dù chiến tranh đẫm máu và tàn khốc bao nhiêu thì bọn tao cũng đem bỏ nó vào một quyển sách rồi cất vào thư viện. Tụi tao không quên, nhưng không không nhắc lại với thù hận nữa. Hãy hướng về tương lai.

Trả lời:
- Mày đã bao giờ tự tay chôn đứa con của mày vì bị trúng bom Mỹ chưa?
- Mày đã từng chứng kiến cảnh cả gia đình gục chết ngay tại mâm cơm khi bị lính Hàn Quốc điên cuồng xả súng.
- Mày có chứng kiến con gái mày bị đám lính Mỹ đè hiếp rồi ném xác vào đống rác ở đô thành Sài Gòn chưa.
- Bà mợ của tao khi đó mới 10 tuổi phải chứng kiến người mẹ của mình bị trúng đạn pháo của quân Mỹ chúng mày trong cơn mưa rừng lạnh giá, không thể chôn cất mẹ mình và lấy tạm áo mưa đắp lên thi thể mẹ rồi dò dẫm tìm đường về nhà...
- Bao nhiêu người lính sinh viên miền Bắc gác lại ước mơ giảng đường đại học để lên đường vào nam chiến đấu. Mày nghĩ gì về ước muốn của họ được 1 lần ăn cơm mẹ nấu, được quét nhà cho mẹ, được thả diều 1 lần trên triền đê,... rồi chết cũng cam lòng...
Trong hình ảnh có thể có: món ăn và ngoài trời
- Bạn thân tao, ông ngoại nó theo lính vnch, cậu út nó đi theo lính cộng sản. Ông ngoại nó và cậu út về thăm nhà cùng 1 ngày 2 người xách súng chĩa vào nhau. Bà ngoại nó van xin 2 người vì chút tình cha con đừng giết nhau, cậu út nó hạ súng rút lui ra phía ngõ sau... Ông ngoại tử trận ở Tây Nguyên, cậu út cũng thành liệt sĩ,...
- Những lãnh tụ cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khóc như đứa trẻ khi nghe tin đồng bào miền nam bị đám lính chúng mày thảm sát mấy trăm mạng người trong cùng 1 ngày.
...
Mày thấy không bao nhiêu năm trời cả dân tộc chiến đấu để đánh đuổi quân xâm lược, giải phóng miền nam, thống nhất đất nước. Chúng tao không nuôi lòng hận thù với ai, nhưng chúng tao không bao giờ quên những gì mà tụi mày và đám lính đánh thuê đã gây ra cho dân tộc tao. Không bao giờ, mày hiểu không? Đất nước tao mở rộng vòng tay và làm bạn với các nước, nhưng cây Ak47 chúng tao vẫn thủ sau lưng.

Đừng dại gì trở mặt với Việt Nam... !!!
Nguồn: St

GIÁM MỤC NGÔ ĐÌNH THỤC ĐÃ THAO TÚNG CHẾ ĐỘ TAY SAI NGÔ ĐÌNH DIỆM NHƯ THẾ NÀO?



Giám mục Ngô Đình Thục có công đưa em trai mình là Ngô Đình Diệm lên đỉnh cao quyền lực nhưng cũng tạo ra nhiều tội ác "làm giọt nước tràn ly" khiến Diệm bị ám sát.
#Quyền lực trong hậu trường
Ngô Đình Thục là anh thứ hai trong gia đình Ngô Đình Diệm. Sau khi người anh cả là Ngô Đình Khôi mất năm 1945, Thục theo nếp cũ “quyền huynh thế phụ” trở thành người có tiếng nói quyết định trong gia đình họ Ngô Đình, mặc dù ông này đã là một linh mục. Chính Ngô Đình Nhu cũng từng phân trần với linh mục Cao Văn Luận về quyền uy của ông Thục rằng “Thân sinh tôi mất rồi thì chỉ còn đức cha là bậc quyền huynh thế phụ. Tôi không biết phải nói thế nào, Tổng thống thì cả nể Đức cha (Thục) lắm”.
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, cận cảnh, văn bản cho biết 'LIFE'
Từ khi Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống, Thục ngày càng can dự sâu vào chính trị. Cuốn sách “Cái chết của anh em nhà Ngô” nói rằng: Từ ngày Ngô Đình Diệm trở thành Tổng thống chính quyền tay sai Sài Gòn thì Ngô Đình Thục cũng trở thành “Tổng thống” trong giới Công giáo. Ông ta can dự vào nhiều vụ dàn xếp, mua quan bán chức trong chính giới. Thậm chí ông ta còn lấy tư cách anh Tổng thống để ra lệnh mở kho tài sản quốc gia để lấy vật liệu xây dựng xây các công trình nhà thờ Công giáo.
Uy quyền của Ngô Đình Thục lớn nên các linh mục cũng theo đó trở thành thế lực có tiếng nói. Uy quyền của họ lên tới đỉnh điểm khi nhiều người dân có việc kiện cáo không mang ra chính quyền mà mang đến nhà thờ cho cha xứ. Chỉ cần vị linh mục phê vào lá đơn là đại diện chính quyền phải chấp hành răm rắp.
Chính Ngô Đình Thục, trên một tạp chí của Công Giáo vào ngày 15/4/1963 đã thừa nhận rằng trên bàn giấy của ông ta luôn luôn có 1 chồng đơn từ xin can thiệp những chuyện thế tục. Và cha Thục cũng “tự hào” khoe rằng mình từng nhiều lần có ý kiến với chính quyền để giải quyết các lá đơn.
Nhờ bóng Thục, các linh mục Công giáo cũng được thể làm lớn. Khi cần tiền làm việc gì, họ thường tổ chức bán vé xổ số “Tombola”. Đây là một hình thức vận động quyên góp có thưởng. Người ủng hộ sẽ được phát 1 tấm phiếu ghi số tiền đóng góp. Trên phiếu có ghi số thứ tự. Kết thúc cuộc quyên góp, ban tổ chức sẽ quay chọn số. Tấm phiếu nào có số thứ tự trùng với số xổ sẽ được nhận một phần quà hoặc một khoản tiền có giá trị tượng trưng.
Theo các quy định đương thời thì những cuộc tổ chức sổ xố như vậy phải xin giấy phép rất nhiêu khê. Nhưng các linh mục thì không cần phải xin mà cứ tự do tiến hành vì không ai dám đụng vào họ. Không những thế, các linh mục cứ nhằm mấy ông quận trưởng, xã trưởng nhờ bán vé hộ. Ôm một đống vé, bán thì không ai mua, không bán thì mất lòng các vị “con trời” nên họ đành phải xuất công quỹ ra mà ôm trọn.
Ở cấp dưới là như vậy, trên cấp cao, suốt thời kỳ Thục làm giám mục ở Vĩnh Long, hàng tuần các quan chức Chính phủ, Quốc hội, Quân đội... lại “hành hương” về Vĩnh Long để “thỉnh an” cha Thục. Sự việc này được chính Ngô Đình Nhu thổ lộ với linh mục Cao Văn Luận “Từ ngày Đức cha về Huế, ở đây tôi mới rảnh rang. Khi Đức cha còn ở Vĩnh Long thì thứ bảy, chủ nhật nào bọn họ cũng rủ nhau xuống Vĩnh Long cả nội các, cả Quốc hội. Biết là phiền phức nhưng không làm thế nào được”.
Minh chứng cho lời ông Nhu, trong cuốn sách “Ai đã giết anh em Ngô Đình Diệm” có kể câu chuyện: “Vào khoảng tháng 6/1960, nhân một buổi lễ trọng thể tại Vĩnh Long (buổi lễ thuộc phạm vi tôn giáo), thế nhưng từ sáng sớm đã có hàng trăm xe hơi nối đuôi nhau trên con đường “hành hương” về Vĩnh Long. Hầu hết là các Bộ trưởng, dân biểu, tướng tá, công chức cao cấp. Vì có hàng trăm xe của nhân viên chính quyền cho nên Bắc Mỹ Thuận bị kẹt, xe hàng, xe dân bị ứ lại dài cả hàng cây số và phải đợi cả hàng 2, 3 giờ mới được khai thông. Một nhà báo Mỹ cũng bị kẹt trong đám xe đó. Khi trở về Sài Gòn ông ta tỏ ý phàn nàn và phê bình gay gắt… Chuyện đến tai Ngô Đình Nhu, ông đỏ mặt tía tai đập tay vào bàn rồi gọi điện thoại cho ông Chủ tịch Quốc hội Trương Vĩnh Lễ: “Làm cái gì mà kỳ vậy. Xuống đấy làm cái gì mà lố vậy. Tôi nhờ ông bảo bọn họ ngưng ngay cái trò đó đi”. Ông Nhu không thích là chuyện của ông Nhu. Con đường Sài Gòn – Vĩnh Long vẫn tấp nập khách công hầu”.
#Thành vì Thục, bại cũng vì Thục
Cuối thập niên 1940, Diệm rơi vào cơn thất chí vì hết theo Pháp lại theo Nhật mà không được gì. Nhận thấy cách làm chính trị kiểu trùm mền ngáp ruồi của Diệm không hiệu quả, Thục đã thu xếp 1 chuyến đi dài cho Diệm. Lúc này Thục là Giám mục ở Vĩnh long. Ngày 18/6/1950, Thục xin với Đại sứ Mỹ – Gullion tại Sài Gòn cho Diệm và ông ta nhập cảnh Hoa Kỳ với lý do trên đường qua Roma dự năm Thánh.
Tại Mỹ, Thục vận động Hồng y Spellman thu xếp một bữa cơm chiều tại khách sạn Mayflower ở Washington với sự tham dự của nhiều chính trị gia Mỹ. Được Thục động viên, Diệm đã đứng lên miễn cưỡng diễn thuyết chống Cộng. Nhờ vụ này mà các nghị sĩ Mỹ biết tới một người mặt trắng bệch, dáng đi lúc lắc, là “con nước chúa”, từng làm quan triều Nguyễn và quan trọng là đang căm thù Cộng sản không rõ nguyên do.
Người Mỹ đang tự cho mình có sứ mệnh be bờ ngăn làn sóng cộng sản tại Đông Dương. Đúng lúc đó Ngô Đình Diệm xuất hiện với đầy đủ tiêu chí Mỹ cần nên ngay lập tức trở thành ứng cử viên sáng giá của Mỹ tại tiền đồn chống cộng ở Việt Nam. Chẳng bao lâu sau, Pháp thua, Mỹ nhảy vào miền Nam Việt Nam và Diệm trở thành Tổng thống dưới sự đạo diễn của Mỹ.
Trong việc này, Thục là người có công lớn nhất nhưng không ngờ 9 năm sau chính ông ta lại hủy hoại “ngôi vị” của Diệm. Ngày 6/5/1963 (2 ngày trước lễ Phật Đản), Diệm ra sắc lệnh cấm treo cờ Phật. Nguyên do của cái lệnh kỳ cục này đều xuất phát từ Thục.
Cuốn sách “Tại sao Mỹ thua ở Việt Nam” của Nguyễn Phú Đức cho biết: “ Đầu tháng 5/1963, tín đồ Phật tử ở Huế chuẩn bị lễ Phật Đản lần thứ 2507. Lần đó lại trùng với dịp kỷ niệm 25 năm cha Ngô Đình Thục được phong Giám mục đang phụng sự việc đạo tại Huế. Là anh cả của Tổng thống Diệm, cha Thục không phải là con người có tính khiêm nhường Cơ đốc giáo. Ông tỏ ra giận dữ khi không nhận được điện văn chúc mừng của các Thượng tọa Phật giáo tại Huế. Để trả thù, cha Thục dùng tình huynh đệ can thiệp với chính quyền Diệm ra lệnh cấm treo cờ Phật trong ngày Phật Đản với lý do chỉ có quốc kỳ mới được treo nơi công cộng”.
Khi cảnh sát đến từng chùa để thực thi sắc lệnh này đã gặp phải sự kháng cự quyết liệt của tăng ni phật tử Huế. Vào ngày 8/5/1963, một cuộc biểu tình lớn của phật tử Huế nổ ra và cứ thế lan rộng ra khắp miền Nam ở mọi ngành mọi giới. Đáp lại, Diệm Nhu đàn áp dã man, cho cảnh sát tấn công vào chùa. 11/6/1963, Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu, giáng một đòn dư luận mạnh mẽ vào chế độ Diệm. Mấy tháng sau đó, liên tiếp xuất hiện các cuộc biểu tình. Những làn sóng dư luận mạnh mẽ do sự kiện Phật giáo gây ra ở trong nước và trên thế giới, đặc biệt là ở Mỹ đã là giọt nước tràn ly dẫn đến việc Mỹ cho lật đổ Diệm để tìm một “con ngựa” khác. Do vậy, có thể nói trong sự nghiệp của Diệm, thành cũng nhờ Thục mà bại cũng vì Thục.
Ngô Đình Diệm đã bị nội các của mình ám sát bằng một viên đạn trên đầu vào ngày 2/11/1963
(Tổng hợp)
#Lão nông tri điền Phạm Huy Đức

TRẺ VÁC SÚNG BẮN VÀO LỊCH SỬ - LỖI TẠI AI, TỪ ĐÂU???

Đây là một nhóm học sinh chưa rõ trường nào chụp làm kỷ yếu ra trường.
Điều đáng buồn là các em tái hiện cảnh quan thầy Pháp, địa chủ, thực dân với những tên lính và gái điếm cho Tây vô tình gợi lại cảnh nô lệ của người dân Việt Nam dưới thời Pháp, Nhật đô hộ.
Các em đâu biết cảnh đầu rơi máu đổ, đâu biết được chúng đã từng cấu kết với nhau (phong kiến - thực dân) vơ vét tài nguyên, bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay, làm phu, làm khuyển mã để chúng đè đầu cưỡi cổ, hà hiếp như những người da đen bên kia bán cầu.
Các cháu đâu chứng kiến cảnh hơn 2 triệu người chết đói la liệt từ Bắc vào Nam dưới tay thực dân Pháp và phát xít Nhật??...
Tôi nghĩ tầm tuổi các cháu cũng ở bậc phổ thông cơ sở thì ít ra các cháu được học lịch sử và tội ác của chúng - những cái cảnh mà các cháu đang diễu cợt trên nỗi đau của một dân tộc đã bị ngoại bang bóc lột, giày xéo hàng trăm năm phải tốn bao xương máu cố can, ông bà các cháu mới đánh đổ và lật đổ được chúng.
Trong hình ảnh có thể có: 15 người, mọi người đang đứng
Qua sự việc này chúng ta lại phải đặt dấu hỏi lớn: Chẳng nhẽ Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu - Hai con người bằng da, bằng thịt chiến đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất non sông cũng từng bị xuyên tạc, lẽ nào cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ cứu nước cũng bị đổi trắng thay đen, người chiến thắng thì bắt nhận tội, đến cả một thế hệ tương lai nước nhà lại vô thức diễu cợt cả nỗi đau dân tộc???
Thế này thì còn đâu phân biệt chính - tà? Còn đâu thấy được chân lý lịch sử??? Lỗi tại ai, từ đâu? Viết sử, dạy sử hay tại người học sử? Gia đình hay nhà trường?Hãy chỉnh huấn ngay!
#Lão nông tri điền Phạm Huy Đức

TRƯƠNG CHÂU HỮU DANH - "KẺ ĐỒI BẠI" VỀ NHÂN CÁCH.

Nếu câu chuyện ông Lương Minh Sơn không được xác minh rõ thì nhà báo tuột xích Trương Châu Hữu Danh và đám kền kền đang tấn công nền tư pháp, chống phá chế độ hiện nay đã xâu mũi hàng triệu người dân Việt Nam rồi.
Việc chiếc xe biển xanh mang BKS 78A - 001.14 được ghi hình ở Sân bay Tuy Hòa là của ông Lương Minh Sơn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phú Yên. Tuy nhiên, sự việc được cơ quan chức năng xác nhận là không phải ông cho xe đón con mà xe này của cơ quan Tỉnh ủy đưa ông ra sân bay để đi công tác theo chế độ công vụ của Nhà nước đối với cán bộ cấp tỉnh. Khi đến cổng Sân bay bắt gặp người phụ nữ và cháu nhỏ đi bộ, trời nắng nên ông cho lên xe đi nhờ vào. Đây cũng là hành động đẹp của người cán bộ.
Trong hình ảnh có thể có: ngoài trời
Đúng là "làm ơn mắc oán" với mấy thằng kền kền như Trương Châu Hữu Danh. Trên trang facebook cá nhân, Danh tuột xích viết: "Sợ con gái đi bộ mỏi chân, đồng chí Lương Minh Sơn - Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy Phú Yên đã điều xe số xanh chạy luôn vào sân bay, tới ngay cầu thang máy bay để rước con dù chỉ cần đi bộ 200 bước chân là tới sảnh đón". Danh còn xuyên tạc rằng, "Nhiều hành khách trên chuyến bay đã phải dừng lại để nhường đường cho một cô gái và một chú nhóc nhảy chân sáo ra xe. Đồng chí Sơn cũng đi cùng con và cháu mình".
Đúng là một kẻ đồi bại nhân cách, bịa đặt, xuyên tạc trắng trợn về vị các bộ này, làm hàng ngàn người thiếu hiểu biết hoặc ngộ nhận cùng với các thế lực thù địch vào thích, chia sẻ để nhục mạ, chửi bới bôi xấu chế độ.
Mới đây, lợi dụng vụ chị bán hàng rong ở Quảng Ninh Danh cũng xuyên tạc trắng trợn sự việc này gây thông tin nhiễu loạn trên cộng đồng mạng xã hội, rồi đến phiên tòa Giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải đã được xét xử khách quan nhưng đối tượng này vẫn dùng chiêu trò suy diễn kích động nhiều tri thức biến chất, trở cờ lên tiếng để chống lại bản án này hòng hạ bệ nền tư pháp.
Những chiêu trò lợi dụng tự do ngôn luận để xuyên tạc của Trương Châu Hữu Danh trong thời gian qua, thiết nghĩ, Các cơ quan chức năng cần có biện pháp xử lý nghiêm minh trước pháp luật. Không thể để chúng tự tung, tự tác xuyên tạc, bôi nhọ chế độ, làm trò vô pháp vô thiên, coi trời bằng vung thế này!
#Lão nông tri điền Phạm Huy Đức

BỘ MẶT THẬT CỦA TRUNG QUỐC QUA TẤM BẢN ĐỒ KHÔNG CÓ QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG CỦA VIỆT NAM

(Chia sẻ chóng mặt vạch mặt sự tham lam của chính quyền Bắc Kinh)
Tấm bản đồ này của Trung Quốc được ông Mao Trạch Đông cầm giới thiệu tại một cuộc triển lãm chủ quyền đất nước Trung Hoa khoảng năm 1949 đến 1954 (sau khi Nhà nước Trung Hoa thành lập). Sau đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc lấy làm tranh cổ động cho các hoạt động thực hiện kế hoạch 5 năm 1952 -1957 xây dựng Nhà nước Trung Quốc.
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang đứng
Điều đáng nói là tấm bản đồ không hề có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Ấy thế mà Chính quyền Trung Quốc qua các thời kỳ sau đó đã thể hiện rõ bản chất tham lam bành trướng. Tháng 1 năm 1974 đánh chiếm toàn bộ Hoàng Sa; tháng 3/1988 xâm lược lược và chiếm giữ một số đảo phía Đông Quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Hành động của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế.
Sau khi công bố đường 9 đoạn bất hợp pháp và có nhiều hành động gây hấn trên biển Đông, bộ mặt chính quyền Trung Quốc ngày càng giống con vi rút của nhân loại, hết xâm lấn biển Đông sang quậy anh Ấn Độ rồi quậy anh Nhật, chiếm giữ bãi cạn Bãi cạn Scarborough thuộc tuyên bố chủ quyền của Philippines, đưa tàu hải cảnh gây hấn các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Trung Quốc ngày càng hung hăng bất chấp luật pháp Quốc tế cần phải lên án mạnh mẽ!
(Ai giỏi tiếng Anh dịch dùm gửi cho bạn bè Quốc tế vạch mặt thủ đoạn đê hèn của Trung Quốc)
#Lão nông tri điền Phạm Huy Đức

HUẤN HOA HỒNG - HUẤN NGHIỆN ĐÃ CÓ ÁN PHẠT

Ngày 6/7/2020, Bộ Công an cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông TP Hà Nội ra quyết định xử phạt hành chính đối với Bùi Xuân Huấn (hay còn gọi Huấn Hoa Hồng, SN 1985, trú huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái) số tiền 17.500.000 đồng do xuất bản sách vi phạm pháp luật.
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, văn bản
Trước đó, ngày 16/6, Cục An ninh chính trị nội bộ, Bộ Công an đã triệu tập Huấn đến làm việc để làm rõ hành vi xuất bản, phát hành và rao bán 2 cuốn sách có tiêu đề "Đệ nhất kiếm tiền" và "Bí kíp kiếm tiền online" được Huấn cóp nhặt trên mạng xã hội, sau đó chỉnh sửa một số câu chữ rồi đặt tên riêng cho nó và gắn tên "Nhà xuất bản SG" vào để đăng bán công khai trên mạng xã hội đã vi phạm Điều 10 Luật Xuất bản 2012.
Thực ra Huấn chỉ lòe những kẻ ngu hâm mộ, "cuồng fan" với Huấn thôi, thằng nghiện thì lấy gì tư cách dạy đời. Trò bịp của Khá Bảnh ấy mà, cái chiêu thức "cuồng fan" Huấn đã lừa được rất nhiều chú ngáo ộp, thanh niên hư hỏng nghe theo...
Cảnh giác nhé mấy anh chị Thanh niên!

TUYÊN PHẠT 08 NĂM TÙ KẺ “VÔ CÔNG RỒI NGHỀ” HỌC ĐÒI LÀM “NHÀ DÂN CHỦ”!

Sáng ngày 07/07/2020, TAND tỉnh Lâm Đồng đã đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam" theo điểm a khoản 01 điều 117, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 đối với Nguyễn Quốc Đức Vượng (sinh năm 1991, trú tại xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng).
Theo thông tin từ những người dân địa phương nơi đối tượng Vượng sinh sống, sau khi nghỉ học từ năm 16 tuổi, do không có việc làm ổn định nên Vượng thường xuyên “góp mặt” ở nhiều vụ TRỘM CẮP, CỜ BẠC, HÀNH HUNG, GÂY GỔ VÀ ĐÁNH NGƯỜI GÂY THƯƠNG TÍCH; Công an địa phương đã nhiều lần mời Vượng lên làm việc, khuyên răn và đã 03 LẦN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH thậm chí áp dụng biện pháp GIÁO DỤC TẠI CẤP XÃ nhưng Vượng vẫn chứng nào tật đấy.
Thông qua mạng Internet, Vượng tạo lập tài khoản mạng xã hội facebook tên “Vượng Nguyễn” và từng bước tìm hiểu, tiếp xúc với các trang mạng phản động, xuyên tạc. Do tò mò cộng với học thức thấp, Vượng đã tin theo, thường xuyên truy cập vào các trang mạng trên và dần dà bị tiêm nhiễm; dẫn đến bắt đầu chia sẻ các nội dung độc hại trên trang facebook cá nhân “Vượng Nguyễn”. Hiện Vượng đã 29 tuổi nhưng không có việc làm ổn định, thỉnh thoảng Vượng làm phụ lơ xe tải cho anh trai đi giao hàng tại TPHCM. Ở cái tuổi mà đáng lý phải là trụ cột của gia đình thì Vượng lại trở thành một gánh nặng, ngày ngày chỉ biết ăn chơi, hết tiền lại vịn vào gia đình; ngoài việc hàng đêm ngồi livestream "chém gió", chửi bới Nhà nước, Vượng không còn biết làm gì để nuôi chính bản thân mình. (Các bạn có thể tìm hiểu về BẢN CHẤT, BỘ MẶT THẬT của Nguyễn Quốc Đức Vượng tại đây: https://www.facebook.com/gocnhinnguoidalat/posts/2493503034234441https://www.facebook.com/gocnhinnguoidalat/posts/2490058177912260).
Theo cáo trạng, ngoài việc sử dụng tài khoản facebook “Vượng Nguyễn” để đăng tải, phát video trực tuyến với nội dung thể hiện luận điệu xuyên tạc, không đúng sự thật về các vấn đề chính trị xã hội, về vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Vượng còn đi Tp Hồ Chí Minh tham gia biểu tình phản đối “Luật đặc khu”, “Luật An ninh mạng” và bị Công an Tp Hồ Chí Minh xử phạt vi phạm hành chính. Mặc dù, cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đã nhiều lần tổ chức giáo dục, răn đe và yêu cầu Vượng cam đoan không đăng tải, chia sẻ các bài viết xuyên tạc, kích động vi phạm pháp luật nhằm tạo điều kiện cho Vượng sửa chữa sai lầm, tu chí làm ăn để cải thiện cuộc sống. Tuy nhiên, VƯỢNG KHÔNG CÓ CHUYỂN BIẾN MÀ CÒN TIẾP TỤC CÓ NHỮNG HÀNH VI CHỐNG PHÁ QUYẾT LIỆT, CỰC ĐOAN HƠN, THỂ HIỆN TƯ TƯỞNG TIÊU CỰC, BẤT MÃN HƠN với chế độ cũng như trong cách nhìn nhận, đánh giá các vấn đề nảy sinh trong xã hội.
Từ tháng 6/2018 đến 9/2019 (thời điểm Vượng bị khởi tố, bắt tạm giam), Vượng đã sử dụng tài khoản facebook “Vượng Nguyễn” ĐĂNG TẢI, TÁN PHÁT 98 VIDEO LIVESTREAM VỚI THỜI LƯỢNG TƯƠNG ĐƯƠNG 110 GIỜ PHÁT SÓNG VÀ 366 BÀI VIẾT VỚI NỘI DUNG THỂ HIỆN QUAN ĐIỂM, Ý THỨC XUYÊN TẠC, PHỈ BÁNG CHÍNH QUYỀN NHÂN DÂN, NÓI XẤU CHẾ ĐỘ XHCN, ĐẢ KÍCH CÁC CHỦ TRƯƠNG, ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, có nhiều lời lẽ xúc phạm tới lãnh tụ Hồ Chí Minh, mong muốn thay đổi thể chế Nhà nước hiện nay, xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Điều nực cười ở chỗ, trước sự cổ vũ, ca tụng, lăng xê từ các đối tượng chống đối, phản động “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã” ở nhiều nơi, Vượng ảo tưởng nghĩ rằng mình như một “người anh hùng”, “một nhà dân chủ”, “một thanh niên yêu nước”, luôn “hùng hồn” tuyên bố, thách thức chính quyền nhân dân. Tuy nhiên, khi đứng trước Tòa, đối diện với các câu hỏi của chủ tọa phiên tòa, Vượng không khác gì một "con mèo hen”, KHÔNG THỂ TRẢ LỜI ĐƯỢC CÂU HỎI TÒA ĐẶT RA MÀ CHỈ HƯỚNG MẮT VỀ PHÍA LUẬT SƯ CẦU CẠNH SỰ GIÚP ĐỠ như một đứa trẻ lên ba. Chẳng hạn như: Sau khi Vượng cho rằng "các nội dung do mình đăng tải là thể hiện quan điểm cá nhân", Tòa đã đặt câu hỏi: “Bị cáo là công dân nước nào? Là công dân Việt Nam phải chấp hành Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, một công dân được quyền trình bày quan điểm cá nhân, nhưng QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN KHÔNG PHÙ HỢP VỚI HIẾN PHÁP VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM, vi phạm pháp luật thì có chấp nhận được không?” thì Vượng cúi đầu, không trả lời được. Hay khi Tòa hỏi: “Bị cáo đăng tải thu thập từ đâu, có chứng kiến trực tiếp không?” thì Vượng trả lời: “Bản thân thu thập thông tin từ “gu gồ”, chỉ lên mạng đọc thông tin từ đài báo, trang mạng nước ngoài chứ không trực tiếp chứng kiến”...
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, trong nhà
Trước các câu hỏi và các bằng chứng phạm tội không thể chối cãi, Nguyễn Quốc Đức Vượng đã cúi đầu nhận tội, trong đó thừa nhận hành vi “Muốn xoá bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam, chống phá Nhà nước nhằm xây dựng một nhà nước mới”. Nhận thấy hành vi của Nguyễn Quốc Đức Vượng là hết sức nguy hiểm cho xã hội, bị cáo tại phiên tòa chưa thể hiện sự ăn năn, hối cải, cần xử lý nghiêm minh để làm gương cho những kẻ có âm mưu, hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước. Hội đồng xét xử đã TUYÊN PHẠT BỊ CÁO NGUYỄN QUỐC ĐỨC VƯỢNG 08 NĂM TÙ GIAM, 03 NĂM QUẢN CHẾ TẠI ĐỊA PHƯƠNG về tội "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam".
Việc sử dụng không gian mạng nhất là mạng xã hội để đăng tải, chia sẻ thông tin hiện nay khá phổ biến. Tuy nhiên, VIỆC LỰA CHỌN THÔNG TIN, ĐĂNG TẢI HÌNH ẢNH TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG CẦN CHẤP HÀNH ĐÚNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT. Đừng vì chút “ảo tưởng sức mạnh”, thích làm “anh hùng rơm” khi được các phần tử chống phá “tung hô”, “lăng xê” mà đưa các thông tin chưa được kiểm chứng, không có sự xác thực về nội dung, nhất là các thông tin liên quan đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội cũng như các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Hy vọng thông qua phiên toà xét xử Vượng ngày hôm nay sẽ đánh thức và cảnh tỉnh được nhiều đối tượng khác trong xã hội từ bỏ suy nghĩ sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi sai trái, nhất là chống phá Đảng, Nhà nước. MỌI NGƯỜI ĐỪNG AI NHƯ VƯỢNG!
(Góc nhìn người Đà Lạt)

BỊ PHẠT 25 TRIỆU ĐỒNG VÌ ĐƯA TIN SAI SỰ THẬT VỀ THỨ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN LƯƠNG TAM QUANG.

Đưa thông tin sai sự thật với nội dung "Thứ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang nhận tội nâng khống máy xét nghiệm Covid-19, nộp lại tiền chênh lệch", Công ty cổ phần Công nghệ EPI (Hà Nội) bị phạt 25 triệu đồng.
Ngày 7-7, thông tin từ Cục An ninh chính trị nội bộ (Bộ Công an) cho biết Chánh thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội vừa ra quyết định xử phạt hành chính 25 triệu đồng đối với Công ty cổ phần Công nghệ EPI (có đăng ký địa chỉ tại tầng 7, tòa nhà Báo Sinh viên Việt Nam, D29 Phạm Văn Bạch, Cầu Giấy, Hà Nội) do đưa tin sai về Thứ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang.
Không có mô tả ảnh.
Theo đó, quyết định xử phạt cho biết Công ty EPI đã đưa thông tin sai sự thật về bài viết "Thứ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang nhận tội nâng khống máy xét nghiệm Covid-19, nộp lại tiền chênh lệch" đăng trên ứng dụng đọc báo Báo mới. Thông tin này gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của lãnh đạo Bộ Công an, đồng thời vi phạm quy định về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
Do vậy, Sở Thông tin và Truyền thông đã quyết định xử phạt hành chính 25 triệu đồng đối với Công ty EPI với người chịu trách nhiệm trước pháp luật là ông Nguyễn Thanh Tùng, giám đốc công ty. Bên cạnh đó, sở cũng áp dụng hình phạt bổ sung là "tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là ứng dụng đọc báo có tên Báo mới dùng trên thiết bị di động" và yêu cầu công ty "gỡ bỏ thông tin vi phạm".
(Người lao động)

Thứ Hai, 6 tháng 7, 2020

QUẦN ÁO, VŨ KHÍ QUÂN DỤNG CỦA MỸ, NGỤY SỞ THÍCH, ÐUKANG hay ÂM MƯU?

Đất nước hòa bình, chỉ có quân đội, công an mới được pháp luật trao quyền sử dụng, quản lý vũ khí, trang bị, khí tài quân dụng để huấn luyện, rèn luyện SSCĐ, bảo vệ Tổ quốc, trấn áp tội phạm, giữ gìn ANCTTTXH. Và pháp luật cũng nghiêm cấm các thành phần khác mua bán, tàng trử, sử dụng vũ khí trang bị, khí tài quân sự. Đây là quy định đúng đắn nhằm ngăn chặn lối sống bạo lực, nguy cơ mất an toàn xã hội, để xây dựng xã hội yên bình, vì an toàn con người, vì hòa bình của đất nước.
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, ngoài trời và văn bản
👉Thế nhưng, khác với trẻ thơ được chơi các loại đồ chơi mô hình súng, kiếm, xe quân sự kích thước nhỏ xíu, làm bằng nhựa, thì trong thực tế một nhóm người lớn lại có sở thích dở người lớn, cũng chẳng giống trẻ, mua đồ lính, mô hình vũ khí quân dụng, nhưng lại toàn quần áo, vũ khí của Mỹ, ngụy thời 1975 về trước, tụ tập, giao du, họp hành, diễu phố. Càng nhố nhăng hơn nữa là vác những khẩu súng mô hình bằng sắt như thật đủ loại từ DKZ, phóng lựu, 12ly7, AR15, lựu đạn nghêng ngang giữa phố, vẻ mặt hầm hố, bạo lực, iêng hùng y như mấy lão già ngụy quân đang đồng sàng, dị mộng bên caliphọt. Tổ chức tụ họp nhảy múa, hát nhạc vàng y như "tổ chức phế binh VNCH" sinh hoạt tại Kỳ Đồng vậy. Thậm chí ngang ngược hơn, chúng còn mặc đồ lính, cầm súng (như thật) tụ tập lên rừng tập chiến thuật và tuyên bố "Anh em yêu đồ lính VNCH vùng II và vùng III hành quân vào Thủ đô Hà Nội".
👉Đây thật sự là một vấn nạn. Các anh chị muốn tỏ chí anh hùng đời lính thì tại sao không nhập ngũ, thực hiện nghĩa vụ quân sự để được vác khẩu súng thật, sở hữu quả lựu đạn thật, rèn luyện bản thân, đóng góp công sức cho đất nước. Nhưng lại lợi dụng lổ hổng pháp luật, các anh chị chơi đồ lính ngụy, trắng trợn tụ họp, diễu hành giữa phố vô tình cổ súy bạo lực cho nhiều người, cho trẻ nhỏ? Anh anh chị cũng cố ý tuyên truyền về hình ảnh, lối sống trụy lạc, vô nhân tính của những người lính ngụy SG năm xưa, một tầng lớp đã trở thành tội nhân thiên cổ.
👉Nếu xã hội không lên án cơ quan chức năng không xử lý các anh chị, để cho các anh chị vô tư, thoải mái làm cái việc dở hơi này đến quen mắt, quen tai, đến một lúc nào đó, kẻ xấu lợi dụng, thuê, cho tiền rồi cung cấp cho các anh chị vũ khí thật để các anh chị chống lại đất nước, tiến hành khủng bố, làm loạn xã hội thì hậu quả khôn lường.
👉Nếu bây giờ không nghiêm cấm thì e đất nước lại nảy nòi ra một tầng lớp đukang khác mà thôi.
😕😕😕😕😕
Ảnh không gạch chéo để ace nhìn cho rõ!

HÃY TRÂN TRỌNG GIÁ TRỊ CỦA HOÀ BÌNH

Trong muôn vàn những điều tốt đẹp mà cuộc sống mang lại cho mỗi người thì có lẽ hòa bình chính là món quà vô giá nhất, vì vậy hoà bình luôn là niềm khao khát cháy bỏng của con người khắp nơi trên trái đất này, đặc biệt là dân tộc Việt Nam ta .
Trong suốt chiều dài lịch sử hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, ngày 30-4-1975 là một bước ngoặc vĩ đại, đã mở ra một kỷ nguyên mới cho đất nước ta - Kỷ nguyên của độc lập, tự do, cả dân tộc cùng chung sức, đồng lòng xây dựng và phát triển đất nước và chúng ta cần phải nhận thức rõ giá trị cuộc sống từ những hy sinh vô giá của lớp lớp cha anh đi trước.
Trong các cuộc trường chính của dân tộc lớp lớp thế hệ cha anh lên đường ra mặt trận bỏ lại sau lưng mẹ già, em thơ, vợ trẻ, họ đã chiến đấu hy sinh vì Tổ quốc , độc lập tự họ hôm nay được viết lên từ máu xương của bao lớp người đã ngã xuống. Không thể kể hết những mất mát hy sinh mà cuộc chiến tranh để lại nên chúng ta không được phép lãng quên. Chỉ có những ai đã từng trải qua chiến tranh, chịu đựng những mất mát đau thương do chiến tranh gây ra mới có thể cảm nhận giá trị vĩnh viễn và to lớn của cuộc sống hoà bình.
Trong hình ảnh có thể có: chim
Chiến tranh đã đi vào quá khứ mất mát đau thương đã nhường chỗ cho một Việt Nam hoà bình và phát triển, nhưng mỗi câu chuyện được kể lại khiến cho chúng ta hình dung được những tháng năm bị hùng của dân tộc, nhắc về quá khứ không phải là gây thù chuốc oán, mà để chúng ta biết gìn giữ cuộc sống bình yên mà chúng ta đang được thừa hưởng, cái giá của hoà bình là không hề nhỏ không một thế lực nào có thể phủ nhận được điều đó và không ai được phép lãng quên đi lịch sử của dân tộc.
Giờ đây dân tộc ta vừa xây dựng đất nước vừa phải hàn gắn vết thương chiến tranh, các thế lực thù địch vẫn luôn hậm hực tìm mọi cách chống phá Đảng- Nhà nước ta. Dư âm của cuộc chiến tranh khốc liệt vẫn còn đó, nỗi đau nhức nhối của các anh thương bệnh binh, bao em bé nhiễm chất độc màu da cam có lớn mà không có khôn, bao cảnh vợ mất chồng, mẹ mất con, nước mắt mẹ cạn khô vì những người con ra đi mãi mãi không trở về ...
Tháng 7 về mỗi người dân Việt Nam lại rưng rưng xúc động và tự hào về một thế hệ không biết cúi đầu. Một thế hệ mà chúng ta phải kính cẩn nghiêng mình ngưỡng mộ và biết ơn. Học lịch sử để nhớ về nguồn cội, để hiểu rằng cái giá của hòa bình là không hề nhỏ. Không ngủ quên trong chiến thắng, nhưng nhìn về quá khứ để mỗi người chúng ta luôn hiểu rằng, mỗi tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc là phần máu thịt của cha ông đã đánh đổi mới có được./.
Hà Thanh
Đình Hoàn

“XA RỜI QUẦN CHÚNG LÀ LÀM SUY YẾU SỨC MẠNH CỦA ĐẢNG”

Xây dựng Đảng là vấn đề được nguyên Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đặt sự quan tâm hàng đầu. Đồng chí luôn coi việc nâng cao chất lượng của tổ chức Đảng, rèn luyện nâng cao chất lượng, phẩm chất của đội ngũ cán bộ, đảng viên là một điều kiện tiên quyết để vượt qua những khó khăn, thử thách, thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ cách mạng.
1. Đồng chí Nguyễn Văn Linh sớm nhận thấy tham nhũng, quan liêu có thể phát triển, trở thành “quốc nạn”. Cuộc đấu tranh chống tiêu cực được đồng chí phát động từ loạt bài báo “Những việc cần làm ngay” (gồm 27 bài đăng báo Nhân Dân trong khoảng thời gian từ ngày 25/5/1987 đến ngày 28/9/1990).
Các bài báo thể hiện quyết tâm làm trong sạch và nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ; thể hiện tinh thần đấu tranh mạnh mẽ, không khoan nhượng để làm lành mạnh hàng ngũ Đảng và bộ máy Nhà nước, làm lành mạnh xã hội để sửa chữa và ngăn chặn những sai lầm khuyết điểm mà một Đảng cầm quyền dễ phạm phải khi rơi vào chủ nghĩa quan liêu, xa rời quần chúng.
Đồng chí đã sớm chỉ ra căn bệnh hình thức trong đấu tranh phê bình, tự phê bình. Trong nhiệm kỳ của mình, nguyên Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh không chỉ đôn đốc việc tự phê bình và phê bình từ dưới lên mà cả từ trên xuống. Đồng chí đã tổ chức được việc kiểm điểm cá nhân từ Tổng Bí thư đến từng Ủy viên Bộ Chính trị, không chỉ trong công tác lãnh đạo mà cả trong ý thức tổ chức kỷ luật, trong đạo đức, lối sống. Việc làm đó có ý nghĩa rất lớn trong Đảng, được toàn Đảng, toàn dân nhiệt liệt hoan nghênh.
Đồng chí Nguyễn Văn Linh rất cảnh giác với xu hướng quan liêu hoá trong Đảng, cả trong lối sống và cách làm việc. Vì bệnh quan liêu đã làm hư hỏng nhiều cán bộ, làm cho Đảng xa rời quần chúng, không nhạy cảm với những gì quần chúng đang bức xúc, để cho lòng người nguội lạnh trước những vấn đề nóng bỏng mà cuộc sống đặt ra.
Khi còn là Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh, đồng chí cho rằng gắn bó với Nhân dân là “vấn đề sống chết của Đảng bộ”. Đồng chí thường nói: “Tình hình trì trệ kéo dài của bộ máy Đảng, chính quyền, đoàn thể, khuynh hướng hành chính hoá công tác cách mạng là một nguy cơ mà tổ chức Đảng ở một thành phố công nghiệp, một đảng của giai cấp công nhân phải hết sức cảnh giác, vì tai hại của nó thật vô cùng”.
2. Đại hội VI của Đảng đã nhấn mạnh bài học lấy dân làm gốc và “phải đặc biệt chăm lo củng cố mối quan hệ giữa Đảng và Nhân dân. Mọi chủ trương chính sách của Đảng phải xuất phát từ lợi ích, nguyện vọng, khả năng của Nhân dân lao động, phải khơi dậy được sự đồng tình, hưởng ứng của quần chúng. Quan liêu, mệnh lệnh, xa rời quần chúng, đi ngược lại lợi ích của Nhân dân là làm suy yếu sức mạnh của Đảng”. Là người đã từng đồng cam cộng khổ, chịu đựng hy sinh cùng Nhân dân đi qua cuộc cách mạng giành lại độc lập cho dân tộc, tự do cho Nhân dân, qua suốt hai cuộc kháng chiến gian khổ, lâu dài và anh dũng để bảo vệ nền độc lập tự do ấy, đồng chí Nguyễn Văn Linh đã rút ra những kết luận sâu sắc rằng: “Nguồn sức mạnh làm nên thắng lợi của chúng ta trong các thời kỳ cách mạng và kháng chiến trước đây chính là ở chỗ Đảng gắn bó máu thịt với dân, lãnh đạo và phát huy được tiềm năng to lớn của Nhân dân, quan tâm giải quyết được các lợi ích thiết thân của quần chúng”.
Trong hình ảnh có thể có: 8 người
Trên cương vị người lãnh đạo cao nhất của Đảng trong những năm đầu của thời kỳ Đổi mới, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh khẳng định mối quan hệ Đảng - Dân là “mối quan hệ sống còn”. Xây dựng, chỉnh đốn Đảng phải gắn liền với việc tăng cường mối quan hệ Đảng - Dân theo nguyên tắc tập trung dân chủ, mỗi đảng viên phải thành khẩn tự phê bình và phê bình. Trong chỉ đạo thực hiện công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. đồng chí Nguyễn Văn Linh luôn nêu cao tư tưởng Hồ Chí Minh “giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Theo đồng chí, mặc dù có những đặc điểm khác nhau trong mỗi thời kỳ nhưng các nhân tố tạo nên sự đoàn kết thống nhất trong Đảng ở mọi giai đoạn cách mạng là Đảng phải đề ra được đường lối, chủ trương đúng, thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, tích cực đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, thường xuyên thực hiện tự phê bình và phê bình. Đây là những vấn đề có tính nguyên tắc mà đồng chí Nguyễn Văn Linh luôn yêu cầu các cấp uỷ Đảng phải nghiêm túc tích cực thực hiện.
3. Sinh thời, đồng chí Nguyễn Văn Linh thường trăn trở: “Để xứng đáng là người lãnh đạo chính trị đối với xã hội, xứng đáng với niềm tin yêu, hy vọng của Nhân dân, Đảng ta phải không ngừng nâng cao và hoàn thiện sự lãnh đạo của mình”. Nhận trọng trách Tổng Bí thư trước Đảng, trước Nhân dân trong một nhiệm kỳ đánh dấu khởi đầu sự nghiệp Đổi mới toàn diện đưa đất nước thoát khỏi một trong những giai đoạn khó khăn nguy hiểm nhất trong lịch sử dân tộc, đồng chí Nguyễn Văn Linh đã cùng Bộ Chính trị, Trung ương Đảng lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân tiến những bước vững chắc đầu tiên. Công tác xây dựng, chỉnh đốn để Đảng trong sạch, vững mạnh, có đủ phẩm chất và năng lực lãnh đạo được khởi động từ Đại hội VI, hôm nay vẫn đang được Đảng nhấn mạnh trong hai Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI và khóa XII, đang được thực hiện mạnh mẽ trong thực tiễn để tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đấu tranh kịp thời,mạnh mẽ và có hiệu quả với những biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, đã tạo những chuyển biến tích cực trong xã hội, lấy lại lòng tin trong Nhân dân - như một nhân tố quyết định sự thành công.
TS. NGÔ VƯƠNG ANH