Thứ Sáu, 28 tháng 4, 2017

Bài học nắm chắc và bám sát tình hình, chọn đúng thời cơ

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân ta trải qua 21 năm, là kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố, trong đó, nắm bắt thời cơ chiến lược và sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Nhờ đánh giá đúng tình hình thực tế, dự đoán chính xác thời cơ, diễn biến tình hình và chủ động, tích cực tạo ra tình thế chín muồi có lợi cho ta. Vì vậy, năm 1972, quân và dân ta đồng loạt mở các cuộc tấn công chiến lược ở miền Nam, đánh chiếm thị xã Quảng Trị, các căn cứ Đông Hà, Đắc Tô – Tân Cảnh ở Kon Tum, thị trấn Lộc Ninh ở Bình Phước,… Cùng với đó, với chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” ở Hà Nội, quân và dân ta đã buộc đế quốc Mỹ phải ký hiệp định Paris, rút quân khỏi miền Nam Việt Nam.
Ngay sau đó, chính quyền Sài Gòn đã vi phạm hiệp định Paris, xua lính đi lấn đất, giành dân. Do mất chỗ dựa là “quan thầy” Mỹ và bị quân giải phóng đánh trả quyết liệt, tình thế của Ngụy quân Sài Gòn ngày càng suy yếu nghiêm trọng. Cuối năm 1973 – 1974, khí thế của quân và dân ta ngày càng mạnh, một số quân đoàn chủ lực của ta (quân đoàn 1, quân đoàn 2, quân đoàn 4) lần lượt ra đời, đã tiếp thêm sức mạnh cho chiến trường miền Nam.
Vào mùa khô 1974 – 1975, quân và dân miền Nam đồng lọat mở cao điểm tấn công và nổi dậy dành thắng lợi. Cột mốc đánh dấu tinh thần mới, khí thế mới của quân và dân ta là chiến thắng Phước Long ngày 6/1/1975. Chiến thắng này là một đòn trinh sát chiến lược rất quan trọng cho tổng công kích, đồng thời là liều thuốc thử rất hiệu nghiệm để đo sự phản ứng của Mỹ và khả năng phòng ngự của quân ngụy Sài Gòn trước tình thế phát triển nhanh chóng của cách mạng Việt Nam. Vì vậy, bắt đầu từ chiến thắng Phước Long, thời cơ để “đánh cho Ngụy nhào” của quân và dân ta đã đến gần.
Trước tình hình ấy, từ ngày 30/9 đến 8/10 năm 1974, Bộ Chính trị ta đã họp và nhận định: “Lúc này chúng ta đang có thời cơ, 20 năm chiến đấu mới tạo được thời cơ này, chúng ta phải biết nắm lấy để đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc đến thắng lợi hoàn toàn. Dựa trên những thông tin chính xác và tình thế cách mạng Việt Nam ngày càng có lợi cho ta, Bộ Chính trị đã quyết định giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 – 1976 với quyết tâm chiến lược là “phải làm nhanh, làm gọn, làm triệt để và khôn khéo để gây bất ngờ. Vì vậy, cả nước phải  khẩn trương chuẩn bị, ra sức, động viên những nỗ lực lớn nhất của cả hai miền Nam – Bắc, để tổng tiến công và nổi dậy nhằm tiêu diệt và làm tan rã bộ máy Ngụy quyền sài Gòn, đánh tan bộ máy Ngụy quyền ở trung ương và các cấp, giành cho được chính quyền về tay nhân dân, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, thực hiện lời dạy của Bác “Bắc Nam xum họp xuân nào vui hơn”. Việc chọn thời cơ chiến lược và giải phóng miền Nam vào năm 1974 – 1975 là một quyết định táo bạo, dũng cảm, quyết đoán và sáng tạo của Đảng ta, trên cơ sở đã cân nhắc kỹ lưỡng diễn biến tình hình của chiến trường miền Nam, đánh giá đúng thực lực của Ngụy quân, Ngụy quyền Sài Gòn và sự bất lực của chính quyền Mỹ đối với chính quyền Sài Gòn.
Mặt khác, dựa vào kinh nghiệm thực tiễn, lãnh đạo, đấu tranh cách mạng mà Đảng và nhân dân ta đã tích lũy từ cách mạng tháng Tám, qua 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và hơn 20 năm chiến đấu trên chiến trường miền Nam; đồng thời là việc quan tâm xây dựng, củng cố lực lượng, giải quyết mối quan hệ trong tương quan so sánh lực lượng giữa ta và địch trong nước và trên thế giới để biến thời cơ thuận lợi cho ta. Trong đó, việc đánh giá chính xác sự bất lực của đế quốc Mỹ và khả năng không thể quay trở lại miền Nam của Mỹ cũng như sự suy yếu cả về vật chất lẫn tinh thần của Ngụy quyền Sài Gòn.
Trước tình thế diễn biến nhanh chóng trên chiến trường miền Nam có lợi cho ta, ngày 8/1/1975, Bộ Chính trị đã họp và đánh giá kỹ lưỡng tình hình chiến trường miền Nam từ sau Hiệp định Paris và sáng suốt nhận định rằng, tình thế và thời cơ chiến lược đã chín muồi đối với Cách mạng Việt Nam. Quân và dân ta đã chủ động trên khắp các chiến trường, các binh đoàn chủ lực, cơ động của quân đội ta đã được xây dựng và phát triển ngày càng mạnh mẽ, phong trào đấu tranh đòi giải phóng miền Nam của đồng bảo cả nước ngày càng dâng cao. Cùng lúc đó, quân và dân ta lại được sự đồng tình ủng hộ mạnh mẽ của các lực lượng cách mạng và nhân dân tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới.
Trong bối cảnh ấy, chính quyền Sài Gòn từ thế chủ động đã rơi vào thế phòng ngự, sức kìm kẹp, chống phá quân và dân ta đã rơi vào thế suy giảm nghiêm trọng, khả năng cơ động, trình độ hiệp đồng các binh chủng xuống mức thấp, tinh thần của binh lính Ngụy sa sút; mối liên hệ giữa các vùng chiếm đóng bị chia cắt, kế hoạch “bình định” của chính quyền Sài Gòn từng bước bị phá sản, tình hình kinh tế, chính trị, quân sự ngày càng khó khăn, rối loạn, lâm vào đường cùng, ngõ cụt, hoàn toàn bế tắc. Đánh giá đúng tình hình địch và ưu thế nổi trội của quân và dân ta trên chiến trường miền Nam, phân tích kỹ lưỡng tình hình thế giới và khu vực, nhất là sự hậu thuẫn của đế quốc Mỹ với chính quyền Sài Gòn, Bộ Chính trị đã đặt quyết tâm gấp rút chuẩn bị mọi điều kiện để kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trong năm 1975 – 1976.

Trên cơ sở đó, Bộ Chính trị vạch ra chủ trương, kế hoạch, nhiệm vụ tác chiến của đồng bào, chiến sĩ cả nước và chỉ rõ mục tiêu và nhiệm vụ chiến lược của chiến trường miền Nam trong năm 1975 và các  năm tiếp theo. Trong đó, Bộ Chính trị nhấn mạnh: Phải nắm vững diễn biến của chiến trường miền Nam, kịp thời nắm bắt thời cơ đến, mở nhiều chiến dịch tổng hợp, liên tiếp, đánh những trận quyết định để sớm kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thực hiện thống nhất Nam – Bắc một nhà xum họp. Bộ Chính trị cũng xác định nhiệm vụ cụ thể cho chiến trường miền Nam là quyết tâm đánh bại kế hoạch “bình định” ở đồng bằng Nam Bộ và Trung Bộ của Nguỵ quyền, phát triển nhanh, mạnh, rộng khắp phong trào đấu tranh chính trị đòi hòa bình, hòa hợp dân tộc, tăng cường công tác vận động quần chúng, nhất là công tác binh vận, đẩy mạnh phá hủy các phương tiện hậu cần, kho tàng, vũ khí của chính quyền Sài Gòn, làm cho chúng ngày càng lâm vào tình thế bị động, mất sức chiến đấu. Đồng thời, Bộ Chính trị cũng chỉ rõ miền Bắc phải nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, đẩy mạnh tăng gia sản xuất để giữ vững thành quả cách mạng và cung cấp đầy đủ sức người, sức của cho chiến trường miền Nam. Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết về quyết tâm hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ ở miền Nam ngày 20/1/1975. Trong đó, chỉ rõ quân và dân ta đang đứng trước thời cơ chiến lược lớn, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân cần phải chủ động, tích cực khi thời cơ đến để thực hiện tổng tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, sức sống của Nghị quyết này đã thấm sâu vào từng cán bộ, chiến sĩ, người dân hai miền Nam – Bắc với tinh thần tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc./.
Nhân văn Việt

Thứ Tư, 26 tháng 4, 2017

Nói bừa

Ngày 22-4 vừa qua, trên VOA tiếng Việt có đăng thông báo: cộng đồng người Việt tại Ca-na-da đang vận động Quốc hội nước này thông qua một đạo luật để trừng phạt những thủ phạm vi phạm nhân quyền quốc tế, trong đó có Việt Nam. Nhóm Thanh niên Ca-na-da Tranh đấu cho Nhân quyền tại Việt Nam (CYHRV) cho biết họ tổ chức cuộc vận động này với mục đích hỗ trợ mạnh mẽ và thiết thực cho công cuộc tranh đấu cho tự do, dân chủ của nguời dân trong nước. Theo Lê Duy Cấn (cố vấn cho tổ chức Thanh niên Ca-na-da Tranh đấu cho Nhân quyền tại Việt Nam) người thường xuyên tiếp xúc với các dân biểu Ca-na-da, có nhiều khả năng dự luật sẽ được Hạ viện Ca-na-da thông qua. Khi đó, luật sẽ là “một đòn mạnh mẽ nhất đánh trực tiếp vào những thủ phạm đàn áp nguời dân Việt Nam, có tác động hỗ trợ rất lớn cho công cuộc tranh đấu cho tự do, dân chủ trong nuớc”.

 
Trong bài viết, VOA đã dẫn lời của Lê Duy Cấn nói các vụ chà đạp nhân quyền xảy ra sâu rộng ở Việt Nam trong khi nhiều người bất đồng chính kiến bị hành hạ dã man (!)
Trái ngược với những quan điểm phiến diện, xuyên tạc tình hình nhân quyền ở Việt Nam như trên, nhiều nước, nhiều tổ chức quốc tế đã có những đánh giá, nhìn nhận tích cực về tình hình nhân quyền ở nước ta.
Chính sách nhất quán của Việt Nam là luôn tôn trọng và thúc đẩy các quyền cơ bản của người dân. Những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc không ngừng đảm bảo và cải thiện các quyền cơ bản của người dân trong thời gian qua đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.
Liên hợp quốc đánh giá cao Việt Nam về bảo đảm quyền con người. Trên thực tế, Việt Nam đứng thứ hai trong khối châu Á - Thái Bình Dương và đứng thứ chín về tỷ lệ phụ nữ làm việc trong Chính phủ của 135 nước được khảo sát. Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em. Đặc biệt, việc Việt Nam được Đại hội đồng Liên hợp quốc bầu vào Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014 - 2016 với số phiếu cao nhất (184/192) là minh chứng cho việc tôn trọng nhân quyền ở Việt Nam.
Như vậy, hành động trên của cộng đồng người Việt tại Ca-na-da cũng như những nhận định phiến diện, thiếu khách quan của Lê Duy Cấn là nói bừa, không đúng sự thật về nhân quyền ở Việt Nam nhằm phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kích động chống đối Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, phá hoại uy tín của nước ta trên trường quốc tế. Chúng ta cần nêu cao cảnh giác và đấu tranh không khoan nhượng với âm mưu thâm độc này./.
Tre Việt


Thứ Hai, 17 tháng 4, 2017

Chớ vội


Mấy ngày nay, tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội đang nóng việc tranh chấp đất đai giữa người dân địa phương với chính quyền về khu đất vốn thuộc dự án làm sân bay quân sự Miếu Môn từ 30 năm nay. Nhưng do dưới nền đất có sông ngầm nên việc xây dựng sân bay Miếu Môn chưa được triển khai. Khu đất này đã giao cho chính quyền quản lý và chính quyền cho dân thuê lại. Nay, chính quyền thu hồi, trả cho Quân đội bàn giao cho Viettel làm dự án. Qua nhiều lần vận động, tuyên truyền, giải thích, nhưng người dân chưa đồng tình. Vụ việc phức tạp khi người dân bắt giữ một số người thi hành công vụ, chính quyền cũng bắt giữ một số đối tượng quá khích. Vì thế, trên mạng xã hội, đã xuất hiện lời kêu gọi từ một số người về việc “tẩy chay hãng Viettel” do vụ tranh chấp đất đai này.

Mong rằng, mọi người tỉnh táo, bình tĩnh, không để các đối tượng xấu kích động, dụ dỗ dẫn tới hành vi làm tổn hại đến uy tín của Viettel - doanh nghiệp lớn không chỉ của Quân đội mà còn của quốc gia, có uy tín không chỉ trong nước mà còn ở một số nước trên thế giới. Thông qua hoạt động sản xuất, kinh doanh, Viettel đã mang hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Chẳng nhẽ, Viettel được bạn bè quốc tế đánh giá cao, mà ở trong nước người dân lại “quay lưng” sao? Hơn nữa, trong việc thu hồi đất ở xã Đồng Tâm nói trên, Viettel không có lỗi. Vì vậy, mọi người không vì việc thu hồi đất ấy mà “tẩy chay hãng Viettel”. Nếu “tẩy chay” không chỉ thiệt hại cho Viettel mà còn cho mỗi người dân. Vì Viettel là doanh nghiệp phục vụ tốt, người dân được hưởng lợi từ sự phục vụ ấy. Đồng thời, Viettel là doanh nghiệp có đóng góp nhiều vào ngân sách nhà nước, trong đó có quyền lợi của mỗi người dân. Vì thế, nếu “tẩy chay hãng Viettel” thì người dân sẽ thiệt đơn, thiệt kép nên chớ vội nghe theo lời kêu gọi của kẻ xấu./.
Tre Việt

GỬI ÔNG NGUYỄN ĐAN QUẾ-THẾ NÀO LÀ TỰ DO INTERNET BỊ THỬ THÁCH

Mới đây nhà “dân chủ” Nguyễn Đan Quế có bài viết trên trang Việt nam thời báo của Hội nhà báo độc lập với nội dung “tự do Internet bị thử thách” với nội dung là những cáo buộc rằng Chính phủ Việt Nam đang tìm mọi cách quản lý chặt Internet nhằm bóp tiếng nói của những nhà đấu tranh dân chủ, rằng Chính phủ Việt Nam đang vi phạm nhân quyền, rằng Chính phủ Việt Nam bóp nghẹt tự do Internet.
Sau đây là các lí do mà Nguyễn Đan Quế nêu ra chứng minh Việt Nam bóp nghẹt tự do Internet.
Thứ nhất, Nguyễn Đan Quế cho rằng với Nghị định 72/NĐ-CP năm 2013 của Chính phủ qui định về quản lý Internet và Thông tư 38 hướng dẫn quản lý các dịch vụ xuyên biên giới, đó là Chính phủ Việt Nam đang bóp nghẹt tự do Internet.
Tuy nhiên ai cũng biết đây là một luận điệu hàm hồ bởi thực ra Nghị định 72 và Thông tư 38 được Chính phủ Việt Nam xây dựng không phải để bóp nghẹt tự do mà để phục vụ cho quản lý dịch vụ Internet, hòng khai thác tối đa mặt tích cực của Internet phục vụ phát triển kinh tế xã hội và hạn chế mặt tiêu cực. Quản lý nhà nước bằng pháp luật, đó là việc làm bình thường vủa bất kì quốc gia nào từ Mỹ, Anh, Pháp… họ cũng đều có các qui định riêng để quản lý Internet. Vậy cớ sao Nguyễn Đan Quế lại cho rằng đó là hạn chế tự do. Phải chăng thứ tự do mà Quế đề cập là tự do vô giới hạn, tự do tuyệt đối, để Internet ngoài vòng pháp luật. Không bao giờ có quốc gia nào làm như thế cả, nhất là với một loại hình dịch vụ chứa đựng nhiều phức tạp như Internet.
Thứ hai, Nguyễn Đan Quế cho rằng tự do internet bị xâm hại vì gần đây Chính phủ Việt Nam bắt nhiều người sử dụng mạng Internet như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Nga, Vũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển, Phạm Minh Khánh, Bùi Hiếu Võ…
Tuy nhiên cần thấy rằng ở đây Quế đang cố tình đánh lận con đen. Những người trên bị bắt đâu phải vì sử dụng mạng Internet, đâu phải vì thể hiện quyền tự do trên Internet. Họ bị bắt về các hành vi vi phạm pháp luật như Tuyên truyền chống Nhà nước. Việt nam có hàng chục triệu người sử dụng Internet, nếu nói rằng Chính phủ Việt Nam hạn chế quyền tự do, bắt giữ người sử dụng Internet thì số lượng người bị bắt phải lớn chứ, đằng này sao chỉ có lèo tèo mấy người trên thôi. Bởi đơn giản họ là đối tượng vi phạm pháp luật.
Luận cứ thứ ba mà Nguyễn Đan Quế đưa ra chứng minh tự do Internet đang bị thử thách đó là vì Chính phủ Việt nam đang yêu cầu Google, Facebook gỡ bỏ các đoạn quảng cáo mà theo Quế là “phản động”.
Điểm này thì buồn cười thật. Việc Chính phủ Việt Nam yêu cầu hai nhà cung cấp dịch vụ loại bỏ các video clip có nội dung không phù hợp, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy là đúng quá chứ còn gì nữa mà Quế phản đối. Đây thực chất là một hành động dọn bớt rác trên Internet thôi mà. Ngay cả nhiều quốc gia lớn như Mỹ, Nhật, Anh cũng cõ những yêu cầu tương tự đối với Google và Facebook. Vậy hóa ra đó cũng là những nước vi phạm tự do Internet sao.
Rõ ràng quan điểm về tự do Internet của ông Nguyễn Đan Quế có quá nhiều vấn đề./.
Nghiêm Tú

Chủ Nhật, 9 tháng 4, 2017

MẤY VẤN ĐỀ VỀ NHÂN QUYỀN

"Nhân quyền" hay còn gọi là "quyền con người" là tổng hợp các quyền và các tự do cơ bản để đánh giá về địa vị pháp lý của cá nhân".
- Nó là thể thống nhất giữa quyền tự nhiên và quyền xã hội; là giá trị phổ quát toàn nhân loại.
- Là 1 phạm trù lịch sử - chính tri, nhan quyền gắn với cuộc đấu tranh chống áp bức bất công xã hội, phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Nhân quyền vừa mang tính giai cấp đồng thời mang tính dân tộc, do đó không thể lấy tiêu chuẩn nhân quyền ở quốc gia này áp đặt vào quốc gia khác - tiêu chuẩn kép".
NHÂN QUYỀN ở Việt Nam vừa mang tính phổ quát vừa có tính đặc thù:
- Tính phổ quát toàn nhân loại:
1. Quyền con người đồng nghĩa với tự do của con người, là quyền không thể bị tước đoạt.
2. Phản ánh giá trị nhân phẩm, giá trị làm người, trong đó giá trị nhân phẩm là cốt lõi. 
3. Thể hiện khát vọng muốn có tất cả các tiền đề, điều kiện cần thiết cho cuộc sống đầy đủ, tốt đẹp hơn.
4. Là vấn đề quan hệ giữa cá nhân với nhà nước, quan hệ cá nhân với quyền lực.
5. Là công cụ để mỗi người tự bảo vệ các quyền của mình trước cường quyền và bạo lực.
- Tính đặc thù về nhân quyền ở Việt Nam hiện nay:
1. Quyền con người và quyền dân tộc cơ bản là thống nhất. Sở dĩ như vậy là bởi, việc giải phóng con người Việt Nam gắn liền với giải phóng dân tộc thoát khỏi ách thống trị của thực dân, đế quốc; đồng thời là sự thống nhất giữa nhân quyền và chủ quyền. Hồ Chí Minh đã rất đúng và sâu sắc khi trích Tuyên ngôn độc lập (1776) của Hoa Kỳ là: "Tất cả mọi người sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được. Trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Đồng thời Người trích Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp (1791): "Người ta sinh ra tự do bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do bình đẳng về quyền lợi". Trên cơ sở chân lý đó, Hồ Chí Minh đã suy luận một cách logic: "Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền được sống, quyền sung sướng và quyền tự do".
2. Nhân quyền ở Việt Nam được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội...được bảo đảm bằng Hiến pháp và pháp luật.
Thực tế quyền con người ở 
Việt Nam đã và đang được thực thi và mở rộng cùng với quá trình dân chủ hoá trên cơ sở những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội đạt được trong quá trình đất nước đổi mới.
Tuy nhiên, bên cạnh thành tựu, Việt Nam còn có những hạn chế, khuyết điểm về bảo đảm quyền con người, biểu hiện ở tình trạng khiếu kiện diễn ra ở nhểu nơi... Những hạn chế đó đã và đang được dần khắc phục bằng quyết tâm chính trị cao.
Trên đây là mấy vấn đề cơ bản về quyền con người. Nhận thức rõ điều này, có ý nghĩa giúp chúng ta phê phán, bác bỏ những luận điệu của các thế lực thủ địch không hiểu hoặc cố tình xuyên tạc bằng các luận điệu "Nhân quyền cao hơn chủ quyền" ...vu cáo Đảng, Nhà nước Việt Nam vi phạm quyền con ngưởi để chống phá sự nghiệp cách mạng của chúng ta./.

Nguyên Hà

Kính chúa - yêu nước, nói không đi đôi với làm

Đức Giêsu là một giáo chủ vĩ đại trong lịch sử loài người. Ông chủ trương sống yêu thương hiền hòa, công bình, phục vụ chia sẻ cho nhau. Ông răn các con chiên rằng: Phải thờ kính Thiên Chúa; không được lấy danh Thiên Chúa để làm những việc phàm tục, tầm thường; không được giết người; không được tham lam lấy của người khác; không được che dấu sự giả dối.
Ở Việt Nam, cho dù là linh mục hay giáo dân nào đều phải làm tròn nghĩa vụ kính Chúa - yêu nước. Linh mục là người trực tiếp dẫn dắt giáo dân nêu gương sáng trong lối sống, sinh hoạt, yêu thương, hoà hợp với mọi người, giữ vững đức tin của người con Thiên chúa và chu toàn bổn phận của người công dân. Họ là những người được học hành rất cơ bản, được thực tiễn thử thách và có nhiều thành tựu trên con đường tu đạo. Với tư cách thay mặt đức Chúa để dẫn dắt con chiên, họ phải quán triệt lời răn, thấm nhuần giáo lý và ý nghĩa của đạo pháp, là tấm gương sáng trong đời sống và trên đường đạo.
Vậy mà có nhiều linh mục như Nguyễn Đình Thục, Nguyễn Thái Hợp…, dựa vào sự cố môi trường biển ở miền Trung và quá trình đền bù còn một vài vướng mắc chưa kịp giải quyết để xui xúc giáo dân bỏ việc cá nhân, tụ tập đông người, khiếu kiện trái phép, đòi hỏi quyền lợi không chính đáng. Những linh mục đó có kính Chúa? Có yêu nước?
Kính Thiên Chúa, có nghĩa là phải quán triệt và làm theo tư tưởng của Chúa, lấy mục tiêu là quyền lợi và hạnh phúc của giáo dân trên nền tảng tình yêu thương cao cả của con người để hành động. Ngược lại, họ không hướng dẫn giáo dân làm ăn, phát triển kinh tế gia đình mà tạo ra những mâu thuẫn, thù hằn trong xã hội, gây hấn với chính quyền, phá hoại mối đại đoàn kết toàn dân tộc. Họ lấy danh Thiên Chúa để làm những công việc mưu cầu lợi ích cá nhân. Vì tiền tài, chúng làm tay sai cho Việt Tân bán rẻ lợi ích cộng đồng. Xui giáo dân bỏ nhà, bỏ con, bỏ công việc để chạy theo những miếng mồi ảo tưởng do họ vẽ ra. Có lợi thì Họ hưởng, thiệt hại nhân dân chịu. Đó là làm những việc phàm tục, tầm thường, tà đạo.

Tuy họ không trực tiếp cầm dao giết người, nhưng thử hỏi, trong cái đám đông hỗn loạn ngoài quốc lộ kia, nếu xảy ra tai nạn giao thông thì ai chết, nếu xảy ra xô sát thì chỉ cần dẫm đạp lên nhau cũng đủ chết, người bị thương nằm đó mà họ không cho đi cấp cứu, v.v. Đó chẳng phải là gián  tiếp, là đối tượng gây ra giết chóc sao.
Họ bày cho giáo dân khai man thiệt hại để lấy tiền Nhà nước đền bù, để tổ chức phải mất công điều tra làm rõ. Khi được đền bù thì lại cho là không thỏa đáng, từ đó phát động sự tranh chấp quyền lợi. Đó là tham lam lấy của người khác làm của riêng.
Nổi trội nhất ở các vị linh mục này là sự giả dối. Họ dùng những lời lẽ hoa mỹ, giáo điều, nhân danh đức Chúa để lừa mị giáo dân làm điều xằng bậy, vi phạm pháp luật. Giáo dân nuôi họ như nuôi yêu quái trong nhà, họ làm kinh tế kiệt quệ, đạo hạnh suy vong.

Vì lợi ích cá nhân, họ bất chấp tất cả, tiếp tay cho phản động phá hoại mối đại đoàn kết toàn dân tộc, tôn giáo, hy sinh lợi ích cộng đồng để nhận tiền ngoại quốc. Bộ mặt thật của họ trước sau mọi người sẽ nhận ra. Không kính Thiên Chúa lại càng không yêu nước. Họ chỉ có cái lốt linh mục còn bên trong là yêu ma. Tri thức thì cao mà đạo hạnh thấp hèn, đó là những con người cực kỳ nguy hiểm. Họ rắp tâm dẫn dắt giáo dân vào con đường ma đạo. Đó là con đường suy vong. Đức Chúa linh thiêng phù hộ cho giáo dân tỉnh mộng! Nhưng trời thì cao, đất thì rộng, Chúa ở rất xa, vậy nên mỗi giáo dân hãy mau tỉnh ngộ./.
Tre Việt

Tự lột bỏ mặt nạ

“Ngựa quen đường cũ”, sau một thời gian im hơi, lặng tiếng, mới đây zận “dân chủ” Lê Công Định lại “sủa” bậy thể hiện đúng bản chất của một kẻ “lưu manh” chính trị.
Cậy có chút học thức, với tư tưởng chống phá chế độ, y tuyên bố “Muốn thoát Trung,… phải thoát Hồ”, tức là phải “thoát khỏi di sản tư tưởng và đường lối” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Y công khai cho rằng, Hồ Chí Minh đã giương ngọn cờ giải phóng dân tộc khỏi Pháp, Mỹ là sai lầm, là “tội đồ”, là dẫn đất nước tới “nô lệ giặc Tàu” (!)
Lê Công Định
Thật nực cười cho một kẻ được gọi là “luật sư” trong đám zận “dân chủ”!
Bởi, Lê Công Định khi đưa ra nhận định trên đã quên đi một sự thật: dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, nhân dân Việt Nam đoàn kết một lòng đứng lên đánh đuổi thực dân, đế quốc, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Đó là sự thật hiển nhiên, tự nó đã tát vào mặt Lê Công Định.
Mục đích xấu xa của Lê Công Định là hạ bệ thần tượng Hồ Chí Minh. Song y đã nhầm, Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người đã dành trọn cuộc đời, tâm huyết của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Dù Người đã mãi đi xa, nhưng hình ảnh về một lãnh tụ vĩ đại, đáng kính, được nhân loại biết đến và kính nể thì mãi vĩnh hằng trong trái tim mỗi thế hệ người Việt Nam chúng ta và bạn bè quốc tế. Nói đến Việt Nam, bè bạn quốc tế đều biết đến Chủ tịch Hồ Chí Minh, nói về Người bằng tình cảm tôn trọng và khâm phục. Từ lâu hình ảnh của Người trong con mắt họ đã là hình ảnh của một Việt Nam thu nhỏ – một dân tộc anh hùng, mà ở đó con người thật hiền hòa, chịu thương chịu khó trong lao động sản xuất, nhưng cũng vô cùng dũng cảm, kiên cường, gan dạ trong đấu tranh giành độc lập, tự do cho chính mình. Cuộc đời hoạt động cách mạng, hiến dâng đời mình cho lý tưởng cách mạng đã phác họa cả một giai đoạn lịch sử của một dân tộc từ bùn đen nô lệ vùng lên giành lại tự do, làm gương sáng cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Người là kết tinh của dân tộc, là đại diện tiêu biểu nhất cho một dân tộc, là người con của một dân tộc anh hùng, kiên trung.
Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ minh chứng rằng: những lập luận trên của Lê Công Định với những ngôn từ “mỹ miều” đều là sai. Đồng thời, bàn dân thiên hạ lại càng thấy rõ hơn bộ mặt thật ghê tởm của Lê Công Định. Tự y đã lột bỏ mặt nạ của mình cho mọi người thấy!

Tre Việt

Hôn mê

Trong bài viết “Ông tướng nửa tỉnh nửa mơ” của Bùi Tín đăng trên blog của Ông ta được VOA tiếng Việt và một số trang mạng “lề trái” đăng tải, thấy rõ Bùi Tín đang trong cơn hôn mê sâu. Điều đó báo hiệu Ông ta sắp “về” với tiên tổ. Thật “tội nghiệp”!
Bùi Tín
          Chẳng là, đến bây giờ mà Bùi Tín vẫn chưa nhận ra trong 2 cuộc kháng chiến chống xâm lược của dân tộc ta “bên nào là phải, là chính nghĩa, bên nào là trái, phi nghĩa, phản dân tộc phản nhân dân?” Ô hay, một điều đã rõ như ban ngày mà Bùi Tín còn chửa nhận ra thì có phải Ông ta đang trong cơn hôn mê sâu không? Cái tinh thần trong bài “Thơ thần” của Lý Thường Kiệt và Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn thể hiện ý chí quật cường của dân tộc Việt Nam: “sông núi nước Nam vua Nam ở”, Ông quẳng đi đâu rồi? Ừ mà cũng phải thôi. Bởi, Bùi Tín đang bợ đít những kẻ ngông cuồng chống Đảng, Nhà nước và nhân dân ta thì phải nói theo chúng, để kiếm ít đồng bạc lẻ kéo dài sự hôn mê. Khi có kẻ ngoại bang ngang nhiên đến chiếm đất, chiếm làng, đè đầu cưỡi cổ nhân dân ta bắt nhân dân ta vơ vét tài nguyên, khoáng sản, báu vật để phục vụ cho chúng thì chúng là chính nghĩa chắc? Trong khi Bùi Tín hô hào “Phải rất sáng suốt, rất công bằng, thấu đáo mới nhìn ra, nhận ra được” đâu là chính nghĩa, đâu là phi nghĩa, mà lại cứ hôn mê hoài thì làm sao nhận ra được hỡi Ông?
          Để khách quan, xin dẫn nhận xét của một cựu quân nhân Mỹ đã tham gia chiến tranh xâm lược Việt Nam - Thượng sĩ Donald Duncan. Ông ta đã xuất bản một bản cáo trạng có sức mạnh lớn về cuộc chiến tranh trong Tạp chí Ramparts (tháng 2-1965). Duncan là một người có tư tưởng chống cộng cứng rắn trước khi đến Việt Nam, nhưng những gì đã trải qua ở đó đã thay đổi con người này. Duncan đã viết: “Tôi đã phải chấp nhận rằng… đại đa số người dân là những người ủng hộ Việt Cộng và chống lại chính quyền Sài Gòn. Tôi cũng phải chấp nhận rằng quan điểm: “Chúng tôi ở Việt Nam bởi vì chúng tôi thông cảm với những khát vọng và ước muốn của người dân ViệtNam”, là một lời dối trá”[1]. Thế đấy, mà Bùi Tín lại cho rằng ta đánh Mỹ, đuổi Mỹ đi là sai lầm, để “thống nhất theo mô hình Việt Nam Cộng hòa thì Việt Nam đã phát triển nhanh hơn”(!) Chế độ tốt hơn sao không được nhân dân ủng hộ như nhận xét của Duncan ở trên thưa Ông? Hãy tỉnh đi, đừng kéo dài sự hôn mê nữa Bùi Tín ạ!
Tre Việt 
[1] - Joe Allen - Việt Nam cuộc chiến thất bại của Mỹ, Nxb Công an nhân dân (người dịch: Đào Tuấn), H.2009, tr. 275 - 276.