Thứ Ba, 25 tháng 6, 2019

ASEAN THÔNG QUA QUAN ĐIỂM TRUNG LẬP GIỮA ĐỐI ĐẦU MỸ - TRUNG

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang đứng và bộ vét
Các lãnh đạo ASEAN thống nhất về một tầm nhìn riêng của khối về Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, tránh bị cuốn vào căng thẳng thương mại ngày càng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc.
"Hội nghị cấp cao đã đồng ý với sáng kiến của Thái Lan nhằm củng cố vai trò lãnh đạo của khối trong việc thực thi mối quan hệ với các đối tác bên ngoài khu vực. ASEAN hiện có một cách tiếp cận chung về vấn đề này", Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha, nước đang là Chủ tịch ASEAN, tuyên bố tại buổi họp báo hôm 23/6 sau vòng thảo luận đầu tiên của hội nghị, theo Nikkei Asian Review.
Tầm nhìn của ASEAN về Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương cung cấp chỉ dẫn cho khối trong mối quan hệ với các đối tác tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Nó cũng thừa nhận tiềm năng cho sự hợp tác với các khối khác trong khu vực.
Tầm nhìn cho rằng những điều này có thể đạt được bởi nguyên tắc “đột phá, đa phương và cách tiếp cận đôi bên cùng có lợi.”
Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Tự do và Mở là chiến lược mà Mỹ và Nhật thúc đẩy để mở rộng và củng cố liên kết về an ninh - kinh tế với các quốc gia trong khu vực, cũng là nơi Trung Quốc tham vọng tăng cường sự hiện diện.
"ASEAN tin rằng sự hợp tác trong khuôn khổ tầm nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nên dựa trên sự bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và vai trò của ASEAN là nòng cốt", thủ tướng Thái Lan cho biết.
"Nó cũng cần bổ sung cho các bộ quy tắc hiện hành về sự hợp tác giữa các nước trong khối và các đối tác ngoài khối”.
Tầm nhìn được đưa ra trong bối cảnh khối "vẫn lo ngại về làn sóng chủ nghĩa bảo hộ và tư tưởng chống toàn cầu hóa đang tiếp tục gây khó khăn cho nền kinh tế toàn cầu, khiến chủ nghĩa đa phương bị đe dọa", theo tuyên bố của chủ tịch luân phiên ASEAN.
Lãnh đạo các quốc gia ASEAN cũng nhấn mạnh cam kết của mình trong việc hoàn thành các cuộc đàm phán về Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP, do Trung Quốc khởi xướng) trong năm nay.
Ông Prayuth cho biết: "Nó sẽ giúp ASEAN kiểm soát sự thay đổi và những bất định ở khu vực, đặc biệt là liên quan đến căng thẳng thương mại giữa các đối tác thương mại quan trọng của ASEAN".
Tuy nhiên, các quan chức từ nhiều quốc gia thành viên đã nhấn mạnh rằng sẽ còn rất nhiều việc phải làm, khi chỉ mới có 30-40% chương trình nghị sự RCEP đã được tranh luận và thông qua. Các chủ đề lớn như sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử và dịch vụ tài chính vẫn chưa được thảo luận.
RCEP sẽ bao phủ khu vực chiếm một nửa dân số thế giới và 30% giá trị thương mại toàn cầu.
Các nhà lãnh đạo ASEAN cũng quyết định xúc tiến ý tưởng đồng đăng cai World Cup 2034. Bóng đá là một trong những môn thể thao phổ biến nhất trong khu vực, và việc sở hữu một đội bóng cũng là một trào lưu của các tỷ phú châu Á.
Vòng thứ hai và cuối cùng của hội nghị dự kiến diễn ra từ ngày 31/10 đến ngày 4/11. Các nhà lãnh đạo từ các nước bên ngoài khu vực dự kiến cũng tham gia.
Zing

VIỆT NAM LUÔN TÔN TRỌNG VÀ BẢO ĐẢM QUYỀN ĐƯỢC THÔNG TIN CỦA NGƯỜI DÂN

Trong hình ảnh có thể có: 7 người, mọi người đang ngồi và trong nhà
Bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của người dân là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước Việt Nam chú trọng, bởi đây là một trong những quyền cơ bản của con người.
Thế nhưng thời gian vừa qua, các thế lực thù địch, phản động đã cố tình bóp méo, xuyên tạc sự thật về việc thực hiện các quyền dân sự, chính trị nói chung và quyền tiếp cận thông tin nói riêng ở Việt Nam. Trên một số trang mạng thiếu thiện chí có kẻ cho rằng Việt Nam "bóp nghẹt", "bưng bít" thông tin; “cản trở các quyền tự do biểu đạt, chính kiến và ngôn luận"... của người dân. Thậm chí trên trang mạng của RFA còn hồ đồ phán rằng: “bưng bít thông tin là nguyên tắc của Chính phủ Việt Nam...”.
Cần khẳng định ngay rằng giọng điệu trên là bịa đặt vô căn cứ, trắng trợn xuyên tạc việc bảo đảm các quyền dân sự, chính trị nói chung và quyền được thông tin ở Việt Nam nói riêng. Hành động ấy lộ rõ ý đồ, động cơ chính trị không trong sáng đối với Việt Nam. Sự thật bảo đảm quyền được thông tin của người dân ở Việt Nam đã bác bỏ hoàn toàn những luận điệu sai trái ấy.

Chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam là khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân được thông tin; khai thác, sử dụng internet để tiếp cận thông tin nhằm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội, hỗ trợ cải cách hành chính, nâng cao chất lượng cuộc sống và thực hiện các quyền tự do cơ bản của nhân dân. Theo tinh thần ấy, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về bảo đảm quyền được thông tin của người dân. Những thành tựu ấy trước hết được thể hiện ở việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã sửa đổi và ban hành mới nhiều văn bản luật nhằm bảo đảm tốt hơn quyền được thông tin của người dân, trong đó có những luật, nghị định như: Luật Báo chí 2016; Luật Tiếp cận thông tin 2016; Luật An ninh mạng 2018; Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về “Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng”... Tất cả những văn bản luật ấy đều tuân thủ nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, theo đúng Hiến pháp năm 2013, vừa bảo đảm quyền tiếp nhận thông tin, vừa bảo đảm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong bảo vệ bí mật Nhà nước, chống việc lộ, lọt bí mật thông tin.
Nghị định số 72/2013/NĐ-CP xác định chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam là tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, tạo điều kiện tốt nhất cho nhân dân ở các vùng khó khăn có thể sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng vào việc tìm kiếm và tiếp cận thông tin. Trước sự phát triển mạnh mẽ của internet và mạng điện tử, vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng là một nhiệm vụ quan trọng, tất yếu. Luật An ninh mạng xác định nguyên tắc pháp quyền của Nhà nước ta, đồng thời tôn trọng và bảo đảm quyền con người, trong đó có quyền được tiếp cận thông tin. Đối với các trang mạng đang hoạt động tại Việt Nam, Luật An ninh mạng cũng có các quy định rất rõ ràng, cụ thể. Bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng theo Luật An ninh mạng dựa trên thông lệ quốc tế không cản trở quyền được thông tin của người dân và cũng không cản trở hoạt động của các doanh nghiệp mạng đang triển khai dịch vụ ở Việt Nam. Điều này được thể hiện rõ trong Báo cáo quốc gia về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ III của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc công bố tại hội thảo tổ chức ngày 3-12-2018. Theo đó, Việt Nam đang là một trong những nước có tốc độ phát triển internet nhanh nhất thế giới, với trên 50 triệu người dùng internet...
Chính phủ Việt Nam đã triển khai hệ thống tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp thông qua Cổng thông tin điện tử Chính phủ, xây dựng và công bố công khai hằng năm Chỉ số cải cách hành chính của các cơ quan hành chính Nhà nước và Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước. Trong điều kiện cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, Chính phủ Việt Nam đã thành lập Ủy ban quốc gia, đẩy nhanh tiến độ xây dựng “Chính phủ điện tử”; cổng thông tin điện tử của các cơ quan Nhà nước, nhằm cung cấp dịch vụ công trực tuyến, để cán bộ, cơ quan, tổ chức đối thoại trực tiếp với nhân dân; để người dân thông qua mạng internet có thể bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, gửi ý kiến tới Đảng, chính quyền nhằm nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận phản ánh thông tin, kiến nghị của người dân. Thực tế cho thấy số người dùng internet, MXH để bày tỏ chính kiến, tổ chức các diễn đàn thảo luận, phản biện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, gửi các góp ý, kiến nghị đến các cơ quan chức năng ở Việt Nam ngày càng tăng. Nhiều thông tin từ MXH đã được các cơ quan chức năng, các cấp chính quyền kiểm tra, xác minh và xử lý kịp thời.
Nhằm bảo đảm quyền được tiếp nhận thông tin của người dân, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, trong đó có việc phát triển báo chí, truyền thông. Để tăng cường tính công khai, minh bạch thông tin, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quy chế về cơ chế phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo các quy định của pháp luật và hoạt động báo chí hiện hành... Được Đảng, Nhà nước quan tâm, báo chí cách mạng nước ta đã có sự phát triển nhanh chóng và toàn diện, ngày càng thể hiện rõ vai trò cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, là diễn đàn xã hội rộng rãi để phát huy dân chủ; là người bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân... Không chỉ tăng nhanh về số lượng các cơ quan báo chí, các chương trình phát thanh, truyền hình và công nghệ làm báo, chất lượng các xuất bản phẩm ngày càng đổi mới cả về nội dung, hình thức thể hiện. Đội ngũ những người làm báo có sự phát triển, trưởng thành trên nhiều mặt. Đặc biệt, định hướng phát triển báo chí theo mô hình cơ quan truyền thông đa phương tiện đã tạo ra khả năng to lớn cho việc truyền tải thông tin của các cơ quan báo chí, góp phần bảo đảm tốt hơn quyền được thông tin và tiếp nhận thông tin của nhân dân.

Sự phát triển nhanh của các phương tiện thông tin đại chúng và internet cho thấy quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin ở Việt Nam đã có bước cải thiện, phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, cũng như mọi quốc gia trên thế giới, luật pháp Việt Nam quy định hạn chế quyền tự do ngôn luận, quyền được thông tin và tiếp cận thông tin trong một số trường hợp, phù hợp với Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, nhằm tôn trọng các quyền hợp pháp và chính đáng, uy tín, danh dự của người khác; nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, sức khỏe cộng đồng và đạo đức của xã hội. Những trường hợp mà một vài trang mạng dẫn ra để nói rằng Việt Nam vi phạm quyền tự do thông tin, thực chất họ đã vi phạm pháp luật Việt Nam. Cũng như mọi quốc gia trên thế giới, ở Việt Nam mọi hành vi cản trở, đe dọa đến quyền được thông tin, quyền tự do tiếp cận thông tin; lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin để xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp và chính đáng của tổ chức, cá nhân; gây tổn hại đến uy tín, danh dự của người khác; xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức và sức khỏe cộng đồng... tùy vào tính chất, mức độ đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, chúng ta cũng khách quan thừa nhận rằng, việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của người dân vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần sớm được khắc phục. Đáng lưu ý là việc thực hiện Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí ở một số bộ, ngành, địa phương chưa tốt. Còn có biểu hiện cán bộ được phân công phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí sợ trách nhiệm, đùn đẩy cho người không có thẩm quyền hoặc viện dẫn nhiều lý do để từ chối cung cấp thông tin. Một số cán bộ được phân công cung cấp thông tin còn thiếu kỹ năng phát ngôn, chưa tìm hiểu sâu kỹ vấn đề, vụ việc, nên chưa đáp ứng được yêu cầu của báo chí và dư luận. Sự phối hợp giữa người phát ngôn với bộ phận chức năng chuyên sâu chưa chặt chẽ dẫn đến tình trạng thông tin cung cấp chưa kịp thời và thiếu rõ ràng. Việc điều tra, xử lý những đối tượng vi phạm quyền được thông tin của người dân, tung tin xuyên tạc, bịa đặt, bôi xấu, gây ảnh hưởng tới danh dự, uy tín của tập thể, cá nhân... chưa kiên quyết, kịp thời; chế tài xử phạt chưa đủ mạnh...
Mặc dù còn những hạn chế, nhưng những thành quả của Việt Nam trong bảo đảm quyền được thông tin của người dân là rất cơ bản và không thể phủ nhận. Những tiến bộ đó đã được dư luận quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn nỗ lực phát huy những thành quả đã đạt được và khắc phục những tồn tại, hạn chế. Mặt khác, Việt Nam kiên quyết đấu tranh, phản bác mọi luận điệu sai trái, xuyên tạc, bóp méo sự thật về bảo đảm quyền con người nói chung và quyền được thông tin, tiếp cận thông tin của người dân Việt Nam nói riêng.
QĐND

Mỹ: TÀU DÂN QUÂN BIỂN TRUNG QUỐC CÓ HẦM ĐẠN, THƯỜNG HOẠT ĐỘNG Ở TRƯỜNG SA

Trong hình ảnh có thể có: đại dương, bầu trời, ngoài trời, nước và thiên nhiên
Bộ Quốc phòng Mỹ vừa cảnh báo trong báo cáo mới rằng lực lượng dân quân biển tỉnh Hải Nam của Trung Quốc nhận được trợ cấp đáng kể để hoạt động thường xuyên ở khu vực quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Cảnh báo trên nằm trong báo cáo Diễn biến an ninh và quân sự liên quan CHND Trung Hoa năm 2019 do Bộ Quốc phòng Mỹ trình cho quốc hội nước này, theo tờ The Philippine Star ngày 24.6. Trong tài liệu, Lầu Năm Góc cảnh báo ở Biển Đông, lực lượng dân quân biển (PAFMM) của Trung Quốc giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động nhằm giúp Bắc Kinh đạt được mục tiêu chính trị mà không phải gây ra xung đột vũ trang.
Trong đó, đơn vị PAFMM của tỉnh Hải Nam được tổ chức chuyên nghiệp nhất và thường xuyên nhận được nguồn trợ cấp lớn để mở rộng hoạt động tới khu vực Trường Sa. Tài liệu mới của Lầu Năm Góc chỉ ra chính quyền Hải Nam đã ra lệnh đóng 84 tàu cá dân quân biển cỡ lớn với thân tàu được gia cố và hầm chứa đạn. Ngoài ra, phần lớn các thành viên PAFMM Hải Nam là cựu quân nhân và được trả lương riêng.
Cũng theo báo cáo, nhiều tàu PAFMM được huấn luyện và hỗ trợ hải quân cùng hải cảnh Trung Quốc trong những nhiệm vụ bao gồm cả giám sát và do thám, hỗ trợ hậu cần, tìm kiếm và cứu hộ.
Báo cáo mới của Lầu Năm Góc được The Philippine Stardẫn lại sau khi tàu cá Trung Quốc đâm chìm tàu cá Gem-Ver 1 của Philippines gần bãi Cỏ Rong trên Biển Đông tối 9.6 rồi bỏ mặc 22 ngư dân trước khi họ được một tàu Việt Nam cứu.
Giám đốc Chương trình sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS, Mỹ) Gregory Poling mới đây nhận định vụ đâm tàu Gem-Ver 1 là “kết quả tất yếu của việc Bắc Kinh điều hàng trăm tàu cá làm lực lượng dân quân”. Ông Poling còn cảnh báo vụ đâm tàu tương tự sẽ tái diễn vì có hàng trăm tàu dân quân Trung Quốc hoạt động ở khu vực Trường Sa, theo The Philippine Star.
Văn Khoa

LINH MỤC TRƯƠNG VĂN KHẨN ĐANG THÁCH THỨC PHÁP LUẬT

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang đứng và trong nhà
Thời gian vừa qua, linh mục Trương Văn Khẩn, quản xứ giáo xứ Đạo Đồng, xã Quang Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An lợi dụng danh nghĩa “Cha” của mình đã liên tục có những hoạt động thách thức pháp luật, thách thức chính quyền để phục vụ lợi ích cá nhân của mình.
Trước đây, ngày 27/1 và 22/2/2019 linh mục này đã chỉ đạo giáo dân tiến hành cướp đất, phá tài sản của gia đình anh Lê Đức Bắc. Anh Bắc là giáo dân giáo xứ Đạo Đồng có niềm tin và tình yêu với Thiên Chúa; đồng thời cũng tích cực trong việc làm ăn, phát triển kinh tế góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Cũng như bao người dân làm ăn chân chính khác anh Bắc đã thầu đất để làm trang trại mấy năm nay. Sau đó, vị linh mục này đã không biết vì mục đích gì mà muốn chiếm diện tích đất của anh Bắc đang làm trang trại. Linh mục Trương Văn Khẩn đã nhiều lần dụ dỗ, thuyết phục anh Bắc nhượng đất, tuy nhiên anh Bắc không đồng ý. Để thực hiện được ý đồ đó, với bản tính cực đoan, vị linh mục đã tìm mọi cách để ép buộc anh Bắc khi chỉ đạo giáo dân cô lập gia đình anh Bắc.
Từ khi về chủ chăn tại giáo xứ Đạo Đồng, linh mục này đã lập ra “Ban an ninh xứ” làm tay sai cho các hoạt động cực đoan của mình. Điển hình là vụ việc sáng ngày 2/4/2019, ông Bắc tiến hành chuyển ngói vào nhà để xây dựng, tu sửa nhà của mình thì với sự chỉ đạo của linh mục, “Ban an ninh xứ” đã ngăn cản, hăm dọa, bắt anh Bắc đưa số ngói ra khỏi nhà… Sau đó, vị chủ chăn này đã tổ chức cho giáo dân phá bờ bao, rút cạn nước trong 5 ao đang thả cá của anh Bắc làm thiệt hại rất lớn về kinh tế của gia đình. Hiện nay anh Bắc và gia đình đang rất hoang mang, lo sợ vì những việc làm giống như côn đồ của vị cha xứ và cũng rất đang rất khó khăn vì bao nhiêu tiền bạc, vốn liếng làm ăn có nguy cơ bị mất trắng.
Gần đây, sáng ngày 20/6/2019 tại xóm Trung Nam, xã Quang Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An khi Linh mục Trương Văn Khẩn đã tự ý huy động máy múc và nhiều xe tải để múc đất lâm nghiệp, san lấp đất nông nghiệp tại khu vực cánh đồng Nương Mạ, xóm Trung Nam. Ngay sau khi sự việc diễn ra, chính quyền xã Quang Thành đã thành lập tổ công tác tiến hành lập biên bản vi phạm, đình chỉ tất cả các hoạt động múc đất lâm nghiệp trái phép. Không những thế khi tổ công ra về đến đoạn Dốc Tràn – Khe Đá, xóm Trung Nam thì có 4 giáo dân chặn tổ công tác lại. Nhóm người này yêu cầu cán bộ địa chính xã phải xóa hết ảnh chụp khu vực vi phạm mới cho tổ công tác đi. Một trong 4 người trên còn có hành vi dùng thanh sắt chống giàn giáo đẩy vào người cán bộ địa chính. Sau khi bắt tổ công tác xóa ảnh thì sau đó nhóm người này để tổ công tác ra về.
Vị linh mục Trương Văn Khẩn nên phải hiểu rằng, là công dân Việt Nam thì phải có quyền và nghĩa vụ bình đẳng trước pháp luật, vì thế họ phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ công dân và phải có ý thức chấp hành pháp luật. Chẳng lẽ là linh mục, là giáo dân Công giáo thì họ có quyền đứng trên pháp luật, bất chấp luật pháp? Nếu ai cũng như linh mục Khẩn và những giáo dân cuồng tín kia thì xã hội sẽ đi về đâu và còn đâu nữa nguyên khí quốc gia, còn đâu nữa tinh thần và sức mạnh trường tồn của dân tộc Việt Nam.
Thật đáng tiếc, dù đều là con lạc cháu hồng, nhưng một bộ phận giáo dân đã và đang bị lũ chủ chăn đội lốt linh mục kích động xúi bẩy tham gia vào những hoạt động vi phạm pháp luật, đi ngược lại những giá trị đạo đức và chống lại dân tộc đã sinh ra mình. Để thượng tôn pháp luật, bảo vệ thành quả của nhân dân, những kẻ vi phạm pháp luật phải bị trừng trị thích đáng dù chúng là linh mục hay thú dữ. Mong sao những giáo dân lầm lỡ sớm phản tỉnh, sám hối và chuộc lại lỗi lầm trước khi quá muộn. Mong sao Giáo hội Công giáo sớm có hình thức xử lý với những kẻ đi ngược lại đạo và đời như linh mục Trương Văn Khẩn./.

Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2019

LINH MỤC PHẢI CHĂNG ĐANG VƯỢT QUYỀN

Trong hình ảnh có thể có: ngoài trời
Chuyện chẳng là tôi thấy trên trang truyền thông Thái Hà và facebook cá nhân của linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong vài ngày trước có đăng tải bài viết có tiêu đề “Nhà thờ Thái Hà yêu cầu Phường Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội dừng thi công trên mảnh đất Nhà Thờ”.
Biết nói gì bây giờ? Ai đời lại có cái lý sự rằng, Phường Quang Trung phải dừng việc thi công công trình vì công trình này "đối diện và ngay sát Nhà thờ". Chẳng lẽ, nhà thờ Thái Hà lại có quyền to vậy sao? Vì nhà thờ Thái Hà tọa lạc ở khu vực đó nên không công trình nào bên cạnh được phép xây dựng? Ở đâu ra cái lý sự này?
Khu đất “Trụ sở Ban Bảo vệ” rõ ràng có đủ văn bản chứng minh thuộc quyền quản lý của Nhà nước, vì vậy việc phường Quang Trung, quận Đống Đa tiến hành xây dựng, sửa chữa là việc làm hoàn toàn bình thường như cân đường hộp sữa. Vậy nhà linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong vẫn tự cho mình cái quyền yêu cầu chính quyền dừng việc thi công công trình.
Nghĩ đến đây tự nhiên tôi lại thêm bực mấy cái vụ xây dựng công trình tôn giáo trái phép ở một số nơi. Nhà thờ của mình thì muốn mở rộng khuôn viên, xây dựng cho khang trang mặc cho việc lấn chiếm đất đai đủ kiểu. Như thế đã là quá đáng lắm rồi. Đằng này, chính quyền xây dựng, sửa chữa trụ sở làm việc ngay trên đất của chính quyền để phục vụ cho nhân dân tốt hơn thì lại dám lớn tiếng yêu cầu dừng thi công? Hay phía nhà thờ đang có ý định lấn chiếm phần đất đó để mở rộng khuôn viên nhà thờ hay sao?
Chẳng là đã lộ rõ ý đồ rồi sao ?
Chẳng biết tự bao giờ, nhà thờ Thái Hà, truyền thông Thái Hà và linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong lại cho mình cái quyền đưa ra những yêu sách phi lý như vậy? Thực sự họ đang đi quá giới hạn cho phép rồi./.

CẦN PHẢI CÓ BIỆN PHÁP VỚI TRƯƠNG HUY SAN


Không có mô tả ảnh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là Người Cộng sản chân chính, vĩ đại, là Anh hùng giải phóng dân tộc của Nhân dân Việt Nam và của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Sau khi Người qua đời, có để lại Di chúc, trong đó Người có dặn: Hỏa táng thi hài, lấy tro đựng vào 3 chiếc bình, đặt trên 3 ngọn đồi thấp ở 3 miền Bắc, Trung, Nam để đồng bào cả nước có thể đến với Bác để Bác mãi mãi được gần gũi với dân, với nước.
Ngày Bác Hồ mãi mãi đi xa, Tổ quốc ta bị chia cắt 2 miền. Hàng triệu người con ưu tú của dân tộc đang cầm súng đánh giặc ngoại xâm và bè lũ tay sai ngụy Sài Gòn ở miền Nam, không thể trực tiếp viếng Bác mà chỉ có nước mắt đưa tiễn Bác Hồ về với Tổ tiên. Đã có biết bao nhiêu người anh hùng trước giờ phút hy sinh đã hô lớn: “Hồ Chủ tịch muôn năm!”, “Bác Hồ muôn năm!”. Lời hô giản dị và tha thiết ấy trước kẻ thù trên nhiều pháp trường đã vang lên như một lời thề, thể hiện khí phách “tận trung với nước, tận hiếu với dân” của người chiến sĩ cách mạng.
Dù Di nguyện của Bác Hồ muốn hỏa táng nhưng Bác là niềm tin chiến thắng, là lòng tự hào của dân tộc, là kết tinh lòng yêu nước...của dân tộc Việt Nam nên phải giữ gìn thi hài Bác cho đời đời con cháu mai sau được chiêm ngưỡng, đó là nguyện vọng thiêng liêng của toàn Đảng, toàn dân ta. Đó sẽ là phần thưởng vô giá mà Đảng ta dành cho các thế hệ tương lai của đất nước.
Vậy mà tên phản động, cơ hội, lưu manh chính trị Trương Huy San dám xúc phạm đến Anh linh của Người. Trương Huy San, đúng là một tên VÔ LIÊM SỈ, vậy mà có rất nhiều kẻ đồng tình ủng hộ bài viết của kẻ VÔ LIÊM SỈ kia. Đúng là 1 loài bỉ ổi vô liêm sỉ.
Thiết nghĩ Cơ quan an ninh điều tra cần vào cuộc và có biện pháp kịp thời với tên phản động này!
Nguồn: Phan Văn Thiết

TRỤC XUẤT 8000 NGƯỜI VIỆT RA KHỎI MỸ



Mỹ dự định trục xuất gần 8000 người Việt ra khỏi Mỹ có nghĩa là về lại Việt Nam. Lý do là không đủ điều kiện để ở lại định cư tại Mỹ. Nhưng chính trị mà, một mũi tên bắn nhiều con chim.
Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, mọi người đang đứng, bầu trời và ngoài trời
Mỹ sẽ cài cắm nhiều người trở thành nội gián trong lòng Việt Nam. Những người nội gián đó có nhiều hạng, hạng được đào tạo tình báo chuyên nghiệp, hạng được đào tạo tình báo ngắn hạn.
Họ sẽ đóng kịch bất mãn tức giận, nhưng rồi sẽ được cung cấp tiền để hoạt động chống phá trong nước dai dẳng.
Bài toán có nhận người bị trục xuất trở lại hay không cũng rất đau đầu cho Nhà nước Việt Nam.

Họ đã không muốn sống ở Việt Nam, hy vọng tìm tương lai ở Mỹ, tình cảm quê hương đã nguội lạnh, thì họ về sẽ sống với tâm trạng gì? Họ còn chút nhiệt tình xây dựng quê hương chăng, hay chỉ sống vật vờ vô nghĩa. Còn người về mang theo nhiệm vụ chống phá lại càng gây khó cho đất nước.
Trump chơi cái đòn trục xuất này lợi đủ đường, mà gây mệt cho các nước khác.
Nguồn:cscđ

ĐỪNG LẦM TƯỞNG ĐỂ TỰ PHÁ HOẠI BÌNH YÊN CỦA CHÍNH MÌNH


Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, mọi người đang đứng, mọi người đang đi bộ, văn bản và ngoài trời

Trong chiến lược "diễn biến hòa bình", chiêu thức thường được các thế lực thù địch tận dụng tối đa nhằm làm sụp đổ một quốc gia là tìm cách bôi nhọ chế độ xã hội hiện tại, thổi phồng những mặt trái của xã hội đó để gây tâm lý bất mãn rồi kích động sự phản kháng trong xã hội. Từ những vụ việc cụ thể cá biệt, những sai phạm của cá nhân, thường được nâng lên thành bản chất của chế độ xã hội. Đáng tiếc là vẫn có không ít người nhẹ dạ, thiếu thông tin, thiếu tầm nhìn, không tự phát hiện được sự thật đằng sau những luận điệu kích động đó, họ vô tình tự cướp đi bình yên của chính mình.
NGỘ NHẬN VÀ BẤT MÃN DẼ BỊ KẺ XẤU LỢI DỤNG.
Trong xã hội hiện nay, có những người rất hay than trách cuộc sống, nghi ngờ mọi thứ xung quanh, cho rằng mọi thứ đều xấu xa, tự cảm thấy mình chịu nhiều bất công, từ đó oán trách chế độ xã hội. Họ nhìn xã hội qua lăng kính màu đen nên mọi thứ xung quanh đều trở nên đen tối. Khi kinh tế phát triển họ nói rằng phát triển không thực chất, phải đánh đổi môi trường, lợi ích vào túi một số ít người. Khi một số cán bộ, đảng viên bị kỷ luật, một số vụ tham nhũng bị phát giác, xử lý nghiêm minh theo pháp luật, thì họ cho rằng như thế là chưa đủ, mà thậm chí phải "đập chế độ này đi xây lại vì cả hệ thống tham nhũng". Khi một vài nơi xảy ra bạo lực học đường, thì họ kết luận cả nền giáo dục là bỏ đi. Thậm chí khi bóng đá Việt Nam giành được nhiều thành tích, nhiều chiến thắng vinh quanh ở tầm châu lục và vươn lên đứng đầu khu vực Đông Nam Á, họ cũng cho rằng đó là may mắn, rồi chỉ là thành tích của một lứa cầu thủ, một huấn luyện viên, còn cả nền bóng đá vẫn tồi tệ...
Thực tế trong bất cứ xã hội nào cũng còn những người bi quan và bất mãn. Điều này là kết quả, là ảnh hưởng từ xuất phát điểm của mỗi người; từ quá trình giáo dục, từ những kết quả công việc và cuộc sống cho đến cách tiếp nhận, phân tích thông tin của mỗi người và quan trọng là cách tự xác định tâm thế, vị trí của mỗi người đối với cuộc sống. Chúng ta có thể gặp không ít người có đời sống vật chất đủ đầy, có nhà lầu, xe hơi... nhưng vẫn bất mãn với cuộc sống, vẫn thấy nhiều người hơn mình, vẫn thấy mình thiệt thòi. Từ những bất mãn so bì đó, thay vì nỗ lực để mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn nữa cho bản thân như mong muốn, thì họ lại quay ra oán trách, thậm chí chửi bới, bôi nhọ chế độ xã hội. Những lúc bình thường thì tâm thế của kiểu người nêu trên gây tiêu cực cho chính bản thân họ và xã hội. Nhưng khi mà cuộc đấu tranh tư tưởng, đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" diễn ra rất quyết liệt, có nhiều sắc thái mới thì việc tồn tại trong xã hội kiểu người nói trên sẽ là cơ hội để các thế lực thù địch hướng tới, lôi kéo, nhằm đạt được mục đích là gây bất ổn xã hội, thậm chí gây rối loạn xã hội, tiến tới lật đổ chế độ.
Để thấy điều này, cần phải nhìn lại giai đoạn vừa qua của lịch sử thế giới đã chứng kiến những kết cục đau lòng từ sự ngộ nhận, lầm tưởng của một lớp người trong xã hội. Năm 2011, các cuộc biểu tình có cái tên rất mỹ miều là "Mùa xuân Ả Rập" đồng loạt nổ ra tại một số quốc gia Bắc Phi, Trung Đông, như: Tunisia, Algerie, Ai Cập, Yemen, Libya, Iraq, Syria... Các cuộc biểu tình này đã dẫn tới bạo động chống chính phủ, lan nhanh như một bệnh dịch khiến chính phủ ở một loạt nước Ai Cập, Libya, Tunisia, Yemen... bị lật đổ, xã hội hỗn loạn... Các nước Syria, Yemen chìm trong nội chiến. Theo ước tính đến năm 2016, "Mùa xuân Ả Rập" và các cuộc nội chiến từ hậu quả của nó đã làm Syria, Lybia, Iraq bị tàn phá, khoảng 500.000 người đã bị chết, hàng chục triệu người bị mất nhà cửa, phải chạy tỵ nạn sang các quốc gia khác.
Nguyên nhân dẫn tới biểu tình và bạo động là những vấn đề xã hội đã tồn tại trong các quốc gia nêu trên chậm được cải thiện, những vấn đề tư tưởng, những ấm ức, bất mãn, tâm lý bị thiệt thòi của một bộ phận người dân không sớm được giải tỏa và tìm biện pháp khắc phục. Cùng với đó là sự can dự, giật dây của các nước Mỹ, phương Tây, tiếp sức bằng tiền và vũ khí cho các nhóm chống đối, kích động, lôi kéo người dân xuống đường biểu tình. Vì các nước Mỹ, phương Tây muốn thay đổi các chế độ trái mắt họ, vì lợi ích của họ. Kết quả của "Mùa xuân Ả Rập" là một thứ mùa xuân chết chóc, hỗn loạn, tan vỡ, ly tán, vợ mất chồng, cha mất con, người dân mất nhà cửa, đất nước tan hoang. Những nhà lãnh đạo bị Mỹ, phương Tây gọi là những “độc tài” đã bị lật đổ, để rồi thay thế vào đó là nhiều nhóm quyền lực mới nổi lên bắn giết nhau, bất chấp mạng sống của người dân để giành lợi ích. Nhiều người dân Ả rập đã hối tiếc, muốn mọi thứ trở lại "tiền" "mùa xuân Ả Rập”.
NHÌN NGƯỜI ĐỂ NGẪM ĐẾN TA.
Đất nước Việt Nam ta đang ở nhóm các quốc gia có tốc độ phát triển nhanh hàng đầu thế giới. Chúng ta có thể cảm nhận thấy rõ đời sống của người dân đang đi lên theo thời gian. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2018, 70% người dân Việt Nam đã được bảo đảm về kinh tế, trong đó 13% thuộc tầng lớp trung lưu theo chuẩn thế giới. Tính từ năm 2014 tới nay, trung bình mỗi năm có 1,5 triệu người Việt Nam gia nhập vào tầng lớp trung lưu toàn cầu, cho thấy các hộ gia đình đang tiếp tục leo lên bậc thang kinh tế cao hơn sau khi thoát nghèo. Tất cả vấn đề xã hội, vấn đề về môi trường, phát triển bền vững đều được Đảng, Nhà nước quan tâm. Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên được đặc biệt quan tâm và thực hiện thực chất, quyết liệt. Thế nhưng tất cả những thực tế rõ ràng đó, những con người có con mắt thiếu khách quan vẫn cố tình không thừa nhận.
CÓ MỘT XÃ HỘI HOÀN HẢO HAY KHÔNG ?
Để nhận thấy sự quan tâm của Nhà nước Việt Nam đối với các vấn đề trong xã hội, có thể nhìn sang quốc gia hùng mạnh nhất thế giới là nước Mỹ. Năm 2004, siêu bão Charley quét từ vịnh Mexico qua Florida đến Đại Tây Dương, tàn phá một số vùng của nước Mỹ, làm 22 người chết và thiệt hại 11 tỷ USD. Điều đáng nói, sau cơn bão này, người dân Mỹ mới nhận ra những điều bất ổn trong xã hội mình. Đó là nhân việc bão quét sạch mọi thứ, nhiều doanh nghiệp đã nâng giá bán với mức cắt cổ để kiếm lợi. Máy phát điện từ 250 USD tăng lên 2.000 USD; nước đá từ 2 USD bị nâng lên 10 USD; một gia đình muốn dọn hai cây đổ vào nóc nhà thì phải trả giá là 23.000 USD (khoảng 530 triệu VNĐ). Đỉnh điểm là câu chuyện một cụ bà 70 tuổi chạy bão với người chồng và cô con gái khuyết tật đã phải trả 160 USD (khoảng 3,7 triệu VNĐ) một đêm cho buồng trọ giá bình thường chỉ 40 USD. Tờ USA Today khi đó đã bức xúc chạy dòng tít: “Kền kền sau bão” để phê phán thực trạng lợi dụng thảm họa, lợi dụng sự khổ đau của người khác để ép giá cắt cổ. Thế nhưng, điều đáng nói hơn là một số nhà kinh tế tại Mỹ lại phản đối tờ USA Today và cho rằng việc tăng giá như thế là "bình thường", vì trong kinh tế thị trường kiểu Mỹ khi cầu tăng mà cung giảm thì ắt giá sẽ tăng, chứ không “cắt cổ”.

Nhìn vào sự việc trên để thấy sự khác biệt ở Việt Nam. Khi xảy ra những trận thiên tai, bão lũ, thảm họa ở bất kỳ khu vực nào thì cả nước đều quan tâm, theo dõi, lo lắng rồi chung tay, quyên góp cùng địa phương kịp thời khắc phục hậu quả, giúp người dân sớm ổn định cuộc sống. Các lực lượng chức năng, trong đó quân đội làm nòng cốt, được huy động để giúp đỡ người dân khẩn trương thu hoạch mùa màng, dựng lại nhà cửa, dọn dẹp vườn ruộng, đường sá, trường học, bệnh viện sau lũ, bão. Các hoạt động ấy vừa là nhiệm vụ được cấp trên giao phó nhưng cũng xuất phát từ trái tim. Bởi dân tộc Việt Nam, xã hội Việt Nam là xã hội hướng thiện, yêu thương đùm bọc đã là truyền thống từ xưa tới nay: “Lá lành đùm lá rách”, “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”... Khi nền kinh tế phát triển thường sẽ kéo theo những sự phát triển không đồng đều vì đặc điểm địa lý, lợi thế của mỗi vùng miền, rồi khả năng của mỗi con người cũng khác nhau. Nhận thấy điểm này, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm để thiết kế các chế độ, chính sách thúc đẩy sự phát triển của vùng sâu, vùng xa, giúp đỡ người nghèo vươn lên theo phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”.
Ở một xã hội phát triển như Nhật Bản, được coi là hình mẫu của nhiều quốc gia, thế mà trong nhiều tác phẩm của mình, ông Inamori Kazuo, một doanh nhân, một nhà giáo dục nổi tiếng của Nhật vẫn nhiều lần phê phán, tỏ ý thất vọng vì xã hội và con người Nhật Bản hiện nay đang bị thoái hóa về đạo đức, một xã hội dần trở nên bị lũng đoạn bởi nhiều thói xấu như tham nhũng, ích kỷ, thiếu tử tế... Do đó có thể thấy, ở bất cứ một quốc gia nào, một chế độ nào cũng chưa thể có sự hoàn hảo. Tất cả quốc gia, dân tộc, cơ quan, tổ chức, cá nhân đều đang trên con đường để vươn tới sự hoàn hảo. Và muốn tiệm cận tới sự hoàn hảo đó thì mỗi chúng ta cần phải có cái nhìn đúng đắn, khách quan về mọi thứ xung quanh mình. Thay vì oán trách tại sao ai đó không làm điều tốt cho mình, tại sao mình không được hưởng những điều tốt đẹp hơn thì nên tự nỗ lực hơn nữa trong công việc và cuộc sống.
Đất nước chúng ta đang trên con đường xây dựng, hội nhập, còn nhiều vấn đề đặt ra, còn những mặt trái cần phải giải quyết. Vì vậy, muốn đất nước phát triển thì mọi người cần bình tĩnh, tỉnh táo để nhìn nhận đúng mọi vấn đề xung quanh mình, nỗ lực đóng góp sức mình dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Đừng vì những mặt trái hiện có trong xã hội mà thất vọng, chán nản, để rồi dễ bị lợi dụng, bị kích động, tự mình phá hoại sự ổn định của đất nước mình, sự bình yên, hạnh phúc của bản thân mình.
QĐND

HIỆN THỰC SINH ĐỘNG PHỦ ĐỊNH NHỮNG LUẬN ĐIỆU SAI TRÁI, XUYÊN TẠC VỀ TỰ DO BÁO CHÍ

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người
Ngày nay, ngành truyền thông nói chung, báo chí nói riêng phản ánh bộ mặt xã hội, là sự thể hiện trình độ văn hóa, văn minh và bản chất của một dân tộc, một chế độ chính trị. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác báo chí.
Ngày 3-4-2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định 362/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí (QHBC) toàn quốc đến năm 2025. Nội dung QHBC theo hướng cách mạng, chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân, tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tạo đồng thuận trong xã hội, định hướng tư tưởng và thẩm mỹ, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam.
Trên cơ sở QHBC, Nhà nước sẽ có cơ sở để đề ra cơ chế, chính sách tài chính, đào tạo, tạo điều kiện cần thiết cho báo chí phục vụ nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền đồng thời khuyến khích các cơ quan báo chí tăng cường huy động nguồn lực phát triển nhưng phải bảo đảm đúng tôn chỉ, mục đích, không chạy theo lợi nhuận thuần túy, không để tư nhân sở hữu báo chí, không để nhóm lợi ích chi phối báo chí.
Kỷ niệm Ngày Báo chí Cách mạng năm nay, chúng ta có nhiều niềm vui lớn. Bên cạnh những thành tựu kinh tế xã hội là vị thế quốc gia, dân tộc được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Tại khóa họp thứ 73, Đại hội đồng Liên Hợp quốc (LHQ) ngày 7-6-2019, Việt Nam được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2020-2021 với số phiếu gần như tuyệt đối. Đó là minh chứng sống động cho thấy uy tín, vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, xã hội ta cũng đang đối mặt với nhiều thách thức. Đó là duy trì nhịp độ tăng trưởng, hạn chế phân cực giàu nghèo, âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, đặc biệt là những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, tình trạng tham nhũng, tiêu cực.
Cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”, suy thoái về tư tưởng chính trị hiện nay diễn ra trong bối cảnh internet, mạng điện tử phát triển mạnh mẽ, đặt ra nhiều thách thức mới với nhà báo, người cầm bút.
Những thủ đoạn của các thế lực thù địch, những phần tử cơ hội chính trị, những kẻ tự xưng là “người bất đồng chính kiến” thường chỉ trích, phê phán rằng xã hội ta là “độc tài”, là “phản phát triển”, mất tự do, dân chủ, nhất là xuyên tạc Việt Nam “không có tự do báo chí”! Chúng cổ vũ cho mô hình xã hội tư bản chủ nghĩa (TBCN) hiện đại, tâng bốc tự do dân chủ, tự do báo chí kiểu phương Tây.
Bác bỏ những thông tin xấu độc, những quan điểm chống phá của các thế lực thù địch, báo chí, người cầm bút cần chỉ ra bản chất, chân lý. Chân lý ở đây không phải là mô hình xã hội nào tiên tiến hơn mà là mô hình xã hội phù hợp với bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội và lịch sử của dân tộc. Đấu tranh với các thủ đoạn của các thế lực thù địch, nhà báo, người cầm bút cần dựa trên quan điểm chính trị của Đảng, Nhà nước ta hiện nay.

Nếu như trong thời kỳ chiến tranh lạnh (1945-1985), lợi ích của dân tộc ta gắn liền với hệ tư tưởng, với lợi ích chung của cả hệ thống XHCN thì ngày nay, lợi ích của quốc gia, dân tộc độc lập được đặt ở vị trí cao hơn tất cả. Nếu như trong thời kỳ chiến tranh lạnh, tất cả các nước trong hệ thống XHCN đều là anh em thì ngày nay, tất cả các nước, không phân biệt ý thức hệ, chế độ chính trị, đều có thể trở thành đối tác.
Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” xác định: “Những ai tôn trọng độc lập, chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác; bất kỳ thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của chúng ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng của chúng ta”.
Về tư duy kinh tế - chính trị, nhà báo, người cầm bút nắm vững quan điểm đổi mới theo mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN. Trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10 ngày 18-5-2019, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: “Đừng kỳ thị với kinh tế tư nhân, phải công bằng, tôi đề nghị sắp tới nơi nào làm tốt phải biểu dương, khen thưởng, thậm chí phong danh hiệu anh hùng cho doanh nghiệp tư nhân”.

Trên lĩnh vực đấu tranh chống suy thoái về đạo đức lối sống, báo chí ngày nay đã góp phần tích cực đưa ra trước công luận những biểu hiện tiêu cực, lệch lạc. Đặc biệt là những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, thực dụng, cơ hội, vụ lợi; chỉ lo thu vén cá nhân, mắc bệnh “thành tích”, “chạy thành tích”, “chạy khen thưởng”, “chạy danh hiệu”, những cán bộ có chức, có quyền thao túng trong công tác cán bộ...; sử dụng quyền lực được giao để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi... như Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII đã chỉ ra.
Hiện nay, Đảng ta đang chuẩn bị cho Đại hội XIII, báo chí tham gia vào công tác chuẩn bị Đại hội bằng đưa tin, ý kiến của các nhà khoa học, của người dân tham gia đóng góp vào dự thảo các văn kiện. Báo chí nêu cao tính giám sát, phản biện, chống những phần tử tham vọng quyền lực, cơ hội, tham nhũng, tìm cách “chạy chức, chạy quyền” để vào danh sách đề cử, ứng cử dịp đại hội; những luận điệu sai trái, chống phá của kẻ địch.
Trên lĩnh vực đấu tranh chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, báo chí cách mạng Việt Nam đã có nhiều bài viết phân tích, chỉ ra những biểu hiện lấy cớ đổi mới, lấy cớ “phản biện” quan điểm, đường lối của Đảng, nhưng thực chất là hành vi phản bác, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; phủ nhận nền dân chủ XHCN, đòi thực hiện thể chế “tam quyền phân lập”, phát triển “xã hội dân sự”. Làm rõ những hành vi “xuyên tạc lịch sử, bịa đặt, vu cáo các lãnh tụ tiền bối và lãnh đạo Đảng, Nhà nước” như Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII đã nêu.
Nhà báo có những vinh dự và trọng trách đặc biệt, đó là có quyền tiếp cận đầy đủ thông tin (trừ những điều pháp luật cấm và hạn chế), quyền truyền tải thông tin tới người dân. Pháp luật cũng quy định các cơ quan chức năng Nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin mà báo chí yêu cầu (trừ những thông tin bí mật Nhà nước, bí mật chuyên ngành). Tuy nhiên, ngoài quy định của pháp luật còn là những đòi hỏi về lương tri, đạo đức của nhà báo, của người cầm bút. 
Hiện nay, dư luận đang bức xúc với những biểu hiện thương mại hóa báo chí, đặt nặng lợi ích kinh doanh, lợi nhuận khiến thông tin truyền tải bị “méo mó”. Không ít báo chí coi nhẹ việc đưa những thông tin chân thực, những mặt tốt đẹp của dân tộc, của đời sống xã hội mà tập trung vào các mặt tiêu cực, lệch lạc. Từ kỹ thuật câu view, câu like bằng mọi giá như rút tít (title) giật gân, ly kỳ, tìm kiếm những câu chuyện “tiền, tình, tù, tội” đến việc “hư cấu” đưa thông tin không kiểm chứng…

Nhân dân mong rằng trong thời gian tới, không còn những biểu hiện sai lệch về chính trị, tư tưởng, gây phương hại đến an ninh quốc gia. Phòng ngừa, ngăn chặn những trường hợp nhà báo lợi dụng quyền hạn để “đánh” doanh nghiệp với mục đích dọa dẫm để kiếm “phong bì”, thu lợi bất hợp pháp… Bởi vậy có thể nói, để thực hiện được trọng trách của mình, báo chí cũng cần đấu tranh với những biểu hiện suy thoái trong đội ngũ những người làm báo, những người cầm bút.
Nhân dân mong rằng có nhiều hơn những bài báo phát hiện những cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất như vụ Trịnh Xuân Thanh, vụ bổ nhiệm cán bộ sai quy định, sai nguyên tắc ở Thanh Hóa... Hoặc gần đây, từ phóng sự về vụ chùa Ba Vàng ở Uông Bí, Quảng Ninh đã buộc cơ quan chức năng vào cuộc giải quyết rốt ráo việc lợi dụng mê tín dị đoan để trục lợi bất chính.
Không gian đổi mới, sáng tạo rộng mở và chính báo chí đã đồng hành, giúp cơ quan chức năng phát hiện, đấu tranh có hiệu quả tệ tham nhũng, tiêu cực, các biểu hiện lệch lạc trong đời sống xã hội.

Thế nhưng, nhiều hãng báo chí phương Tây vẫn “bổn cũ soạn lại”, nhai lại điệp khúc xuyên tạc, bịa đặt về tự do báo chí ở Việt Nam. Họ phỏng vấn những cá nhân vi phạm pháp luật Việt Nam, bị xử lý, chụp mũ dưới danh nghĩa “bất đồng chính kiến” để vu cáo rằng: quản lý báo chí là bóp nghẹt tự do ngôn luận, là ép báo chí phải thực hiện “cái gậy chỉ huy của Đảng Cộng sản Việt Nam”…
Những kẻ đưa tin xấu độc phê phán sự lãnh đạo, quản lý báo chí, xuyên tạc về tự do báo chí, tự do ngôn luận ở Việt Nam thường là những đối tượng phạm pháp, cơ hội chính trị, làm tay sai cho các thế lực chống phá Việt Nam. 
Chúng ta tin tưởng rằng, với truyền thống của báo chí cách mạng do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt nền móng, giới báo chí Việt Nam nhất định sẽ bảo vệ và tôn tạo một nền báo chí vì Tổ quốc, vì nhân dân, tôn trọng sự thật và góp phần bảo đảm quyền con người.

CAND

HÀ VĂN THÀNH BỊ TRỤC XUẤT TỪ MỸ: VỪA BẼ BÀNG, Ê CHỀ, VỪA KHÔI HÀI!

Trong hình ảnh có thể có: 3 người, mọi người đang ngồi
Mấy ngày gần đây, dư luận từ các thế lực thù địch hoặc thiếu thiện chí với Việt Nam lại đang lao xao về chuyện Hà Văn Thành bị Tòa án Di trú Mỹ từ chối cấp quy chế tị nạn và phán quyết trục xuất người này về Việt Nam.
Để cứu vãn tình thế, một số tổ chức, cá nhân vốn rất thành thạo thủ đoạn biến sói thành cừu, biến cú vọ thành bồ câu vội đứng ra tô vẽ Hà Văn Thành “là người dấn thân đấu tranh vì môi trường”, cầu cứu từ dân biểu Mỹ Alan Lowenthal tới thị trưởng Tạ Đức Trí ở Westminster (California); thậm chí linh mục Nguyễn Đình Thục ở Giáo phận Vinh không chỉ lên RFA, SBTN chia sẻ, mà còn gửi thư tới Bộ Di trú Mỹ để “báo cáo thành tích” của Hà Văn Thành, đồng thời “Kính mong Chính phủ Mỹ cưu mang và không để anh phải trở về Việt Nam”!
Nỗ lực như thế nhưng xem ra cũng khó gỡ, bởi như lời kể của Hà Văn Thành trên RFA ngày 7-6-2019 thì “tòa phán tôi không đủ điều kiện được tị nạn vì họ không tin tôi và không tin các việc làm của tôi. Sau đó, tôi có kháng cáo và luật sư cũng đệ đơn kháng cáo của tôi lên tòa nhưng tòa cũng từ chối luôn vào hôm mùng 10-5-2019 và nói rằng trong vòng 30 ngày thì họ trục xuất”. Còn theo luật sư Khanh Phạm, người trợ giúp pháp lý cho Hà Văn Thành, thì diễn biến cụ thể còn thảm hại hơn: “Lúc ra tòa đã nộp hết bằng chứng anh Thành đưa, gồm có giấy triệu tập và những lá thư của linh mục gửi qua để trình bày về chuyện anh Thành bị đánh đập… Cũng có đơn tường trình của anh Thành gửi vào nữa. Các bằng chứng này nằm trong hồ sơ hết rồi. Nhưng điều đó không có nghĩa là quan tòa sẽ ra phán quyết dựa vào các bằng chứng trong hồ sơ. Quan tòa còn hỏi anh Thành những câu hỏi liên quan các bằng chứng đã đưa ra thì có nhiều lúc anh Thành đã không trả lời đúng, hay quan tòa hỏi một câu mà anh Thành không biết trả lời như thế nào”. Rốt cuộc, “bà thẩm phán nói rằng có thể sự việc đã xảy ra nhưng bà không tin lời nói của anh Thành”!
Đứng trước tòa mà như vậy thì quả là vừa bẽ bàng, ê chề, vừa khôi hài. Nhưng xem ra điều đó lại khá tương ứng với hành tung của Hà Văn Thành khi “phấn đấu” để được tị nạn chính trị ở Mỹ. Theo trang ngheanthoibao.com, thì Hà Văn Thành sinh năm 1982, cư trú tại Nghệ An, là một người trong nhóm đối tượng cực đoan tham gia tổ chức biểu tình chống Nhà nước với nhiều danh nghĩa khác nhau, từng bị Công an Nghệ An triệu tập ba lần song cả ba lần người này đều không chấp hành. Như Hà Văn Thành đã kể trên RFA thì để đến được nước Mỹ, anh ta đi từ Việt Nam sang Lào rồi qua Thái-lan; từ Thái-lan mua vé bay đến Cuba; tiếp tục mua vé máy bay sang Panama để xin tị nạn. Trong khi chờ đợi, anh ta lại gặp mấy người Cuba đi Mexico và xin được đi cùng; đến Mexico, anh ta ở lại 20 ngày; sau đó từ TP Bonne Terre của Mexico, anh ta “đi bộ đến biên giới Mỹ và gặp cảnh sát tại cửa khẩu để xin tị nạn”! Hẳn là Hà Văn Thành ngỡ một khi đã trưng ra giấy triệu tập của công an, có linh mục “bảo kê”, rồi dối trá khai báo là “bị đánh đập” thì sẽ được đến sống tại Mỹ, nên mới lặn lội vòng vèo qua mấy nước như thế. Song tiếc thay, cuộc đời lại không như anh ta hoang tưởng. Và sự kiện này thật sự là bài học nhãn tiền cho mấy kẻ nghĩ rằng cứ gây rối xã hội, hung hăng chống phá chính quyền,… là sẽ có “hồ sơ đẹp” tị nạn chính trị để tìm cơ hội sang Mỹ.
Ảnh: Đối tượng Hà Văn Thành (người đứng đội nón bảo hiểm) đang kích động người dân tham gia gây rối khi đi khởi kiện Formosa vào tháng 2 năm 2017

Đập tan sự nghi kỵ, đồn đoán của bọn phản quốc

Trong hình ảnh có thể có: 6 người, mọi người đang cười, mọi người đang đứng
Ký sự về Bác Nguyễn Phú Trọng là “nốt son” cho dân tộc Việt Nam, dưới tài năng, đức độ Bác Trọng vẫn luôn giữ được niềm tin và giá trị của một vị lãnh đạo cho dân tộc Việt. Và ngay cả đến bây giờ, từ sau khi Bác Trọng có chuyến làm việc tại Kiên Giang với tinh thần làm việc cao độ, thời tiết nắng nóng... sức khỏe của bác có phần giảm sút. Và ngay lập tức, câu chuyện này trở thành đề tài “nóng” trên không gian mạng.

Với người dân Việt Nam, những người thực sự trân quý bác cảm giác lo lắng cho sức khỏe, và luôn mong bác hồi phục để lo cho “Quốc gia đại sự”. 
Nhưng, trái ngược với tinh thần hào sảng, đoàn kết và trân quý giá trị dân tộc của người Việt Nam thì một bộ phận phản quốc ăn theo ngoại bang (Sau đây gọi là phản quốc), cùng với các trung tâm truyền thông bẩn bên ngoài đã tuyên truyền, cắt xén, bịa đặt thông tin về tình trạng sức khỏe của Tổng bí thư, Chủ tịch nước, và hơn hết chúng luôn mong một điều không tốt đẹp xảy ra với bác Trọng.
Có đáng không ? Khi mà vừa qua Bác Trọng bận công tác không tiếp xúc với cử tri Hoàn Kiếm, ngay lập tức đám chóp bu ngoại bang đã tuyên truyền bẩn, cho rằng sức khỏe của bác đang yếu dần, một số thành phần phản quốc như: JB Nguyễn Hữu Vinh; Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Chí Tuyến, Lã Việt Dũng, Phạm Văn Chính, Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Văn Dũng, Đặng Thị Phương Bích... vẫn luôn tán phát các thông tin gây hoang mang trong dư luận quần chúng.

Thế nhưng, ngày hôm qua 21.6 Bác Trọng xuất hiện trên sóng truyền hình với tinh thần thoải mái, phong thái ung dung đã làm bao khuôn mặt của bọn phản quốc trở nên ngơ ngáo, vì chúng có chút nhầm lần. Nhìn Bác khoẻ, tác phong mạnh mẽ, dứt khoát, và mọi thứ thanh thoát... đã làm cho quốc dân đồng bào yên tâm với sức khỏe của Bác.

Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2019

BẢN LĨNH CỦA BÁO CHÍ TRONG “ĐẠI DỊCH” TIN GIẢ

Không có mô tả ảnh.
Trong không ít trường hợp, lẽ ra phải thuyết phục độc giả bằng sự chính xác, cân bằng, khách quan thì báo chí và các nhà báo lại bị cuốn vào dòng xoáy của tin giả.
Tin giả, thiệt hại thật
Để thổi giá đất lên cao, đầu tháng Ba vừa qua, một số kẻ "cò đất" ở Đà Nẵng đã tung tin thất thiệt trên trang mua bán bất động sản rằng sắp thành lập quận mới gây xôn xao dư luận. Rất may chính quyền địa phương đã vào cuộc kịp thời, lên tiếng khẳng định đó chỉ là tin giả và đề nghị nhà chức trách điều tra xử lý kẻ tung tin giả.
Cũng trong thời gian đó, hai chủ tài khoản Facebook đã bị phạt vì tung tin sai sự thật về dịch tả lợn Châu Phi. Chủ Facebook ‘Đầm bầu thời trang Mami’ bị phạt 20 triệu đồng vì tung tin dịch tả lợn Châu Phi có thể lây sang người và kêu gọi mọi người không ăn thịt lợn, chủ tài khoản Hue Trinh Thi bị phạt 10 triệu vì tung tin lợn nhiễm sán ở Lâm Đồng. Kẻ tung tin rác bị phạt vì thiếu nhận thức, nhưng thiệt hại mà họ gây ra với người nông dân, với xã hội thì quá lớn.
Còn đầu năm nay, tháng 1.2019, công an tỉnh Quảng Bình đã xử lý một đối tượng tung hoang tin nói rằng trong dịp gần Tết, trên địa bàn Quảng Bình và các tỉnh lân cận đang lưu thông hơn 200 tỷ đồng tiền giả mệnh giá 200.000 đồng. Thông tin lan truyền rất nhanh khiến người dân lo lắng, cuối cùng được khẳng định là tin thất thiệt, gây ảnh hưởng đến việc đảm bảo an ninh tiền tệ.
Tin giả như một bệnh dịch, một thứ virus lây lan, bùng nổ - người ta đã gọi vấn nạn tin giả hiện nay như một mối đe dọa có thực. Tin giả được tạo ra với nhiều mục đích, doanh nghiệp cạnh tranh nhau, đối thủ chính trị chơi nhau, tấn công hệ thống xã hội, tấn công cá nhân, thích nổi tiếng, thu hút sự chú ý để bán hàng, hay đơn giản "mình thích thì mình làm thôi". Người ta lan truyền tin giả chẳng cần kiểm chứng, chẳng cần nghĩ đến hậu quả, chỉ vì tò mò hiếu kỳ, vì thích sự giật gân, dường như càng ly kỳ càng tốt, kiểu như tin vịt máy bay rơi ở Nội Bài, hàng loạt vụ bắt cóc trẻ em, doanh nghiệp này khác làm ăn gian dối.
Tin giả nhưng thiệt hại là thật. Có những doanh nghiệp thiệt hại hàng tỷ đồng mỗi ngày. Người bị tung tin điêu đứng trong công việc, trong đời sống, có những em học sinh chịu tin đồn đến mức muốn tự tử, hay đã có những nạn nhân bị tung tin bắt cóc trẻ em mà bị đánh, bị đoạt mạng. Có những cuộc tranh luận, tranh cãi trên mạng nhưng gây hoang mang, chia rẽ, bất ổn xã hội... còn những hệ lụy, những tổn thương mà tin giả gây ra cho người đọc và cho xã hội là không thể kể xiết.
Bản lĩnh của báo chí
Với khoảng 58 triệu người dùng Facebook, Việt Nam đứng thứ 7 trên thế giới trong danh sách các quốc gia sử dụng mạng xã hội lớn nhất này – một thống kê công bố tháng 4.2018 cho biết . Dựa trên con số đó có thể hình dung ra lượng thông tin lưu chuyển trên Facebook lớn như thế nào và tin giả có môi trường bủa vây người sử dụng ra sao. Nếu không đủ sức đề kháng, người sử dụng Facebook dễ dàng bị tin giả chi phối và thực tế đã xảy ra như vậy. Tại Việt Nam, số liệu thống kê của công ty an ninh mạng BKAV cuối năm 2017 cho biết, 63% người dùng thường xuyên đọc được tin tức giả mạo trên Facebook, trong đó 40% là nạn nhân hằng ngày.
BKAV cũng cảnh báo trong năm 2018, Facebook tiếp tục là mảnh đất màu mỡ cho các hành vi lừa đảo và tin tức giả mạo. Thực tế đó đến giờ vẫn đúng. Và điều kinh khủng là không chỉ người đọc bình thường, mà cả báo chí, lẽ ra phải là người đưa tin chính xác, khách quan, trung thực thì lại bị tin giả lôi kéo. Không hiếm nhà báo vì quá ham câu view mà đưa tin giả không kiểm chứng, từ đó dẫn dắt người đọc đến những ấn tượng sai lầm, khiến họ sợ hãi, mất lòng tin, gây ra những hậu quả rất xấu với xã hội.
Các nhà báo chắc chắn không thể quên vụ việc bức thư của con gái gửi bố công tác ở đảo xa, trong đó có chi tiết chú công an phường thường xuyên đến nhà ăn cơm với con, với mẹ. Trò đùa của một diễn viên ca kịch ở Quy Nhơn được báo chí lấy trên mạng xã hội, không cần kiểm chứng, đăng tải hẳn hoi, thực sự đã xúc phạm đến các lực lượng công an, quân đội, nhất là những chiến sỹ đang công tác ngoài hải đảo. Hay vụ một tờ báo điện tử lớn đăng tin “Dàn siêu xe hàng chục tỷ đồng gắn biển xanh giả", nhưng hóa ra đó chỉ là những chiếc xe mô hình xếp dưới gầm giường, được đăng với mục đích hài hước trong một diễn đàn, và nhà báo vội chộp ngay lấy. Những vụ việc đó đã bị cơ quan chức năng xử phạt, nhưng thực sự là bài học cay đắng cho báo chí.
Hay trong vụ Formosa, nhiều tờ báo đã lấy ảnh cá chết hàng loạt phủ kín mặt sông hồ để minh họa, nhưng thực ra đó là hình ảnh ở nước ngoài. Mới đây hơn, khi vụ việc cô gái giao gà bị sát hại ở tỉnh Điện Biên đang gây phẫn nộ trong dư luận, nhiều tờ báo, trang tin đã tung lên những thông tin chưa được kiểm chứng gây phức tạp cho cuộc điều tra.
Những quy định, pháp luật về tin giả trên mạng xã hội là điều cần thiết để bảo vệ người dùng và toàn xã hội trong thời buổi tin giả hoành hành. Người dùng mạng cũng phải tự rút ra bài học, trở nên thông thái hơn, phải ý thức được mình đang là nạn nhân của tin giả. Còn báo chí, hãy đừng chạy đua với mạng xã hội, đừng để tin giả dắt mũi. Hơn lúc nào hết, người đọc, dù hiếu kỳ, nhưng trong thâm tâm, họ luôn mong báo chí trở lại với bản chất và thế mạnh là người đưa tin trung thực, xác tín, trở lại những giá trị đích thực của báo chí.
Mỹ Hằng