Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2020

Nhân dân Việt Nam đã thấy chưa

Khi Thủ tướng Nguyễn xuân Phúc lên nhận chức Thủ tướng Chính phủ cũng chính là lúc Tổng thống Mỹ Obama sang thăm Việt Nam. Obama đến Hà Nội, người dân Thành phố Hà Nội kéo nhau đứng chật các ngả đường, quán xá đón tiếp rất ân tình. Khi vào thành phố Hồ Chí Minh, người dân đứng chật hai bên đường, cờ hoa đón tiếp Tổng thống Obama.
Cũng thời điểm đó cách nhau hai ngày. Đoàn xe của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào thành phố Hồ Chí Minh làm việc, khi mới lên nhậm chức không thấy có người dân nào ra đón gì cả. Còn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi nhận thêm chức vụ Chủ tịch nước vào thăm miền Nam, làm việc với tỉnh Kiên Giang cũng đâu có thấy người dân nào ra đón đâu.
Ngay cả khi ông bị cảm nắng phải đưa về thành phố Hồ Chí Minh cũng không thấy người dân thành phố Hồ Chí Minh quan tâm đến bác Trọng như quan tâm ông Obama. Không phải là người dân thành phố Hồ Chí Minh không biết hay người dân tỉnh Kiên giang không biết bác Trọng vào thăm và làm việc.
Nhân dân Việt Nam đã thấy chưa
Qua đây ta thấy mả bố không khóc mà đi khóc hố mối là như vậy. Hay kiểu bụt chùa nhà không thiêng ấy mà.
Bây giờ, cả thế giới có dịch covid-19. Đất nước Việt Nam làm tốt nhất thế giới cả về phòng và điều trị đạt 100%. Điều này phải do người đứng đầu đất nước là bác Nguyễn Phú Trọng có chủ trương và người chỉ đạo trực tiếp; là Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc rất tài giỏi và cương quyết. Cùng với đó là Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam được giao nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo của Chính phủ.
Nhưng chúng ta cũng không thể quên tinh thần và sức lực của tất cả mọi người dân chấp hành tuyệt đối theo sự hướng dẫn của ban chỉ đạo; Công lao trời biển của các giáo sư, bác sĩ, y tá, y sĩ… cùng với các chiến sĩ Công an, Quân đội và các ngành nghề, các cơ quan ban ngành có liên quan.
Có được sự chỉ đạo tài tình, thống nhất trong toàn Đảng, toàn dân là phải nói đất nước ta thời này được bác Nguyễn Phú Trọng và bác Nguyễn Xuân Phúc tài, đức vẹn toàn. Đó là phúc lớn cho đất nước ta, cho nhân dân ta.
Các nước khác trên thế giới không bằng ta nghĩa là lãnh đạo nhà nước thời này không giỏi bằng lãnh đạo Việt Nam. Cũng như trong chiến đấu, các yếu lĩnh tì vai, áp má, bóp cò giống nhau, binh pháp kĩ thuật giống nhau, tướng nào giỏi thì phần thắng về bên đó. Như vậy là Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ nước ta giỏi hơn Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ của các nước khác.
Thế thì người dân Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang thấy mình có lỗi với lãnh đạo Đảng và nhà nước Việt Nam hay không ? Còn một số cán bộ, nhà báo, trí thức, giáo sư, tiến sĩ, một số cũng không nhỏ rải rác khắp mọi miền đất nước, vẫn ăn đồng lương từ bộ máy chính quyền, bằng ngân quý của nhân dân. Vẫn dựa vào Đảng và Chính phủ mới có công ăn việc làm. Khi gặp khó khăn hoạn nạn vẫn chạy đến nhờ Đảng và Chính phủ. Vậy mà luôn ôm chân nước ngoài làm phản Tổ Quốc có âm mưu l.ật đ.ổ Đảng Cộng sản. Nghiêm khắc kiểm điểm mình thấy có tội với Đảng và Chính phủ với nhân dân không?
Tôi viết bài này để người dân Việt Nam chính ta thấy lãnh đạo nhà nước mình rất giỏi, tài đức vẹn toàn. Nhưng vẫn cứ tôn sùng lãnh đạo nước ngoài hơn dù mình chưa hiểu về họ. Đó là cái lỗi với lãnh đạo nhà nước mình.
Nói như vậy cũng cần thấy có những người bị thoái hóa, biến chất. Chúng ta cũng không nên đem cái đó ra để làm giảm cái tốt đẹp của lãnh đạo nước ta. Chúng ta phải hiểu đường lối chủ chương của Đảng là đúng đắn, nghiêm túc, mang tính khả thi. Chỉ có con người thoái hóa làm thay đổi mà thôi.
NSRD

Tại sao Bác Hồ chỉ nhận xe nhưng không nhận lái xe

Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm Trung Quốc, Mao Trạch Đông nói thế này “Các đồng chí cứ yên tâm đ.á.n.h Mỹ đi, miền Bắc để chúng tôi giữ cho, chúng tôi sẽ cho vài nghìn quân thậm chí cả triệu quân sang giữ miền Bắc, các đồng chí cứ yên tâm vào Nam đánh Mỹ”, Bác Hồ chỉ cười và không chấp nhận lời đề nghị đó, Mao lại nói“.
Vậy thì chúng tôi sẽ cấp cho vài nghìn xe tải để các đồng chí chở s.ú.n.g đ.ạ.n vào Nam! Bác Hồ nhận ngay nhưng Bác cũng nói luôn với Mao, Tôi nhận xe chứ không nhận người lái, lái xe sẽ do bộ đội Việt Nam lái….
Khi ra về một phụ tá hỏi Bác Hồ, tại sao Bác không nhận quân của họ như vậy chúng ta sẽ yên tâm hơn để đ.á.n.h Mỹ. Bác chỉ cười và nói “Chúng ta nhận s.ú.n.g, đ.ạ.n, xe sau này chúng ta sẽ trả, đất nước thống nhất, giàu mạnh sẽ trả bằng tiền, nhưng nếu nhận người s.i.n.h m.ạ.n.g thì có trả được bằng tiền hay không?”. Người phụ tá đã hiểu ngay ý Bác.
Ảnh minh hoạ bài viết
Năm 1950 cuộc c.hiến tr.anh Triều Tiên n.ổ ra, khi bị quân Mỹ – Hàn phản công, ông nội của Kim Jong Un đã nhờ đến Mao và hàng nghìn Chí Nguyện Quân Trung Quốc ào ạt vượt sông Áp Lục đánh sang Nam Hàn và bị Mỹ cùng các nước đồng minh đánh bật lại, chính trong cuộc chiến đó con trai của Mao Trạch Đông là Mao Ngạn Anh đã c.h.ế.t trong một trận n.é.m b.o.m của Mỹ. Sau đó thế nào thì ai cũng biết “Triều Tiên bị chia cắt hai miền cho tới tận bây giờ.”
Tại sao trên thế giới có rất nhiều nước sẵn sàng nhận đăng cai Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – Triều nhưng hai nước không chọn, mà chỉ chọn Việt Nam, điều đó cho thấy rằng ngoài những bài học về lịch sử và đường lối ngoại giao khéo léo kia còn nhiều thứ mà một nước như Triều Tiên phải học hỏi Việt Nam! Triều Tiên chọn Việt Nam là lẽ tất yếu… người Mỹ chọn Việt Nam là lẽ đương nhiên.
Việt Nam đang ngày càng chứng tỏ cho thế giới biết rằng, chúng tôi là đất nước yêu hoà bình và ổn định c.hí.nh t.rị hơn bất cứ nước nào trên thế giới…
Nguồn Việt Nam Tổ Quốc Tôi Yêu

vạch mặt thủ đoạn của GS-TS Nguyễn Đình Cống

Hôm qua, trên trang facebook Việt Tân có đăng tải bài viết của Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Đình Cống, bài viết có tựa đề “Thách đố dư luận viên”. Trong bài, ông ta “thách đố DLV” trả lời câu hỏi về cái c.h.ế.t của Lê Đình Kình, rằng dựa vào đâu để “g.i.ế.t h.ạ.i” Kình; theo đó, Cống công kích Đảng và nhà nước ta trong vụ việc xử lý k.h.ủ.n.g b.ố ở Đồng Tâm. Lão chăn bò có đôi lời phản bác, vạch mặt th.ủ đoạn đ.ê h.è.n của Nguyễn Đình Cống và đám “d.ân ch.ủ, nh.ân qu.yền” như sau:
Trước hết xin trả lời Ông Nguyễn Đình Cống rằng, chẳng có ai gọi là “dư luận viên” trên không gian mạng cả! Có chăng, đó chỉ là những con người Việt Nam yêu nước chân chính; họ đối lập với ông và những kẻ theo đóm ăn tàn; họ tự nguyện đấu tranh chố.ng lại những kẻ đang phá hoại sự bình yên của Tổ Quốc, của nhân dân, trong đó có họ và gia đình họ. Vì sao họ làm thế, ông biết không? Trả lời luôn rằng, nước Việt Nam từ ngàn đời nay, dù trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, nhưng tinh thần yêu nước thương nòi của con dân nước Việt thì không bao giờ vơi cạn! Họ g.hét lũ mưu đồ b.ất ch.ính, p.hản p.húc, trở cờ như ông đến tận xương tủy. Chẳng thế mà khi xưa cụ Nguyễn Trãi có câu “căm gi.ặc nước thề không cùng sống”; gi.ặc ở đây không chỉ là ng.oại xâ.m mà còn cả gi.ặc nguy hiểm nhất, đáng ng.u.yền r.ủa nhất, đó là g.iặc nội xâm. Lũ biến chất như ông và đồng bọn chính là gi.ặc n.ội xâm cần tiểu trừ.
Cổ nhân có câu “g.i.ế.t gà không cần dùng đến d.a.o m.ổ trâu”; Tôi tuy ngắn học, lại không có cái mác giáo sư, tiến sĩ như ông nhưng trước “thách thức” mà ông đưa ra, cũng xin có đôi lời: Dựa vào đâu để ti.ê.u di.ệ.t Lê Đình Kình ư? Dựa vào thiên đạo! Lê Đình Kình không hề có thước đất nào ở Đồng Sềnh nhưng vì hám danh lợi, hám tiền mà hắn cấu kết với các tổ chức p.h.ả.n đ.ộ.n.g để nhận tiền với “trách nhiệm” là k.ích đ.ộ.ng nhân dân Đồng Tâm thực hiện cái gọi là “thề c.h.ế.t để bảo vệ đất Đồng Tâm”, lừa bịp nhân dân Đồng Tâm để thực hiện những việc mà trời không dung, đất không tha, đó là tổ chức và hoạt động k.h.ủ.n.g b.ố. Kình chia tiền cho đám l.ưu m.anh, du thủ du thực, ng.hi.ệ.n h.út để chống lại lực lượng thực thi nhiệm vụ tại sân bay Miếu Môn; mua sắm, tự chế v.ũ k.h.í b.o.m xă.ng và các phương tiện. Chúng g.i.ế.t 03 chiến sĩ công an một cách m.a.n r.ợ; Kình chính là kẻ chủ mưu, sai khiến đám côn đồ tấ.n cô.ng các lực lượng chấp pháp. Trước hành động đó, lực lượng chức năng phải n.ổ s.ú.n.g t.iêu d.iệt Lê Đình Kình để không gây thêm hậu quả nghiêm trọng. Đúng Luật Quản lý, sử dụng v.ũ k.h.í, vật liệu n.ổ và công cụ hỗ trợ năm 2018. Ý trời và lòng người đều không thể dung dưỡng kẻ á.c ô.n, b.ạ.o t.àn như Lê Đình Kình!
Lão Chăn Bò vạch mặt thủ đoạn của GS-TS Nguyễn Đình Cống
3. Tôi xin hỏi ông Nguyễn Đình Cống rằng, luật nào quy định, cho phép “người dân” dùng vũ lực để g.i.ế.t h.ạ.i công an? Xin trả lời ông rằng Kình và đồng bọn là đám k.h.ủ.n.g b.ố, gi.ết người t.à.n b.ạ.o. Không thể gọi là dân. Hiện tượng Lê Đình Kình ở Đồng Tâm chính là một khối u nuôi dưỡng và thu hút các loại cú vọ “nhân sĩ trí thức”, các loại cơ hội c.h.ín.h t.r.ị trong nước và các thế lực th.ù đị.ch nước ngoài đang điên cuồng phá hoại an ninh ch.í.n.h t.rị, uy tín của Việt Nam trong mắt Thế giới. Các ngươi đang ngày đêm kêu đòi công lý cho Lê Đình Kình nhưng thực chất là một đám “kền kền rỉa x.á.c th.ối” không hơn, không kém. Thật đáng khinh bỉ cho Nguyễn Đình Cống, kẻ lư.u ma.nh mang danh “giáo sư, tiến sĩ”, ngươi là giống vô loài./.
Lão chăn bò DKV – MNQ

Thứ Năm, 27 tháng 2, 2020

Cách ly y tế tất cả các trường hợp trở về từ Hàn Quốc

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo (BCĐ) quốc gia phòng chống COVID-19 sáng nay (26/2), đại diện Bộ Y tế thông báo, đến hôm nay hai tỉnh Thanh Hoá, Khánh Hoà đã đủ điều kiện để công bố hết dịch. Tuy nhiên, nhưng diễn biến tình hình dịch bệnh trên thế giới còn phức tạp, khó lường, Bộ Y tế nhận định, thời gian tới Việt Nam (VN) có thể ghi nhận những trường hợp mắc COVID-19 mới.
Các ý kiến cho rằng “tuy chúng ta đã chiến thắng trận đầu, nhưng nếu chủ quan là tự sát”. Phân tích diễn biến tại Hàn Quốc (HQ), BCĐ thống nhất một số giải pháp:
Cách ly y tế tất cả các trường hợp trở về từ Hàn Quốc
Đề nghị các Bộ Ngoại giao, GD&ĐT, LĐ-TB&XH phối hợp chặt chẽ, lên danh sách lưu học sinh, người lao động và các đối tượng khác là người VN đang học tập, sinh sống, làm việc tại HQ để cung cấp cho bộ phận an ninh xuất nhập cảnh, hàng không… Tất cả các trường hợp người VN từ HQ về nước thì tiến hành tổ chức cách ly y tế theo đúng quy định.
Yêu cầu các cơ quan chức năng tiếp tục thực hiện các giải pháp quản lý chặt chẽ biên giới, cửa khẩu, cả đường bộ, đường hàng không,… nhất là đối với các công dân nước ngoài đến VN từ vùng có dịch hoặc đi qua vùng có dịch để có các giải pháp ứng phó phù hợp.
Với các trường hợp từ HQ đã nhập cảnh vào VN trong 14 ngày qua (cả người nước ngoài và công dân VN), BCĐ đề nghị cấp uỷ, chính quyền các địa phương, cơ sở chỉ đạo cảnh sát khu vực, trưởng thôn, tổ trưởng dân phố,… tổ chức theo dõi sức khoẻ, giám sát y tế theo quy định. Tiếp tục thực hiện khai báo y tế bắt buộc đối với người đến từ HQ, trong đó cần triển khai thực hiện khai báo điện tử, cũng như thông tin, phổ biến về nghĩa vụ, trách nhiệm cho các hành khách khi đến VN ngay tại các sân bay của HQ.
Cấp uỷ, chính quyền và hệ thống chính trị địa phương phải trực tiếp gặp gỡ, phổ biến cho tất cả các gia đình có người thân đang sinh sống, học tập, lao động tại HQ thực hiện nghiêm các khuyến cáo của chính quyền sở tại ở HQ về phòng, chống dịch bệnh, không nên di chuyển, kể cả về VN.
Các cơ quan báo chí, truyền thông thực hiện tốt công tác tuyên truyền tại những khu vực có nhiều cơ sở lưu trú cho người đến từ các vùng dịch, có các tài liệu hướng dẫn bằng các ngoại ngữ phù hợp để người dân hiểu đúng về dịch bệnh COVID-19, thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống theo khuyến cáo của cơ quan chức năng, tránh tâm lý hoang mang, kỳ thị đối với người nước ngoài.
Đáng chú ý, tại cuộc họp, có ý kiến cho rằng, vừa qua công tác truyền thông tại một số đơn vị, địa phương chưa thực hiện kịp thời. Cá biệt có nơi cung cấp thông tin không đúng với tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng, của BCĐ quốc gia, gây ảnh hưởng không tốt tới tâm lý người VN đang sinh sống, học tập, lao động tại nước ngoài, thậm chí ảnh hưởng tới quan hệ đối ngoại. Do đó, BCĐ đề nghị các địa phương phải thực hiện nghiêm kỷ luật phát ngôn, thông tin để tránh hiểu lầm, gây hoang mang dư luận.
Thông tin Chính phủ

Ai là người tự mọc lại tay đầu tiên trên thế giới

Ngày hôm qua, báo chí đăng tải thông tin về việc anh em bác sỹ bệnh viện 108 thực hiện thành công ca phẫu thuật ghép bàn tay từ người sống và ca ghép chi thể đầu tiên trên thế giới lấy từ người cho sống trên thế giới.
Phải công nhận rằng, đây là thành tích rất tự hào, nhưng tôi chỉ lưu ý anh em báo chí, đây không phải ca ghép chi cho người sống “đầu tiên” trên thế giới.
Ai là người tự mọc lại tay đầu tiên trên thế giới
Thực tế, ở Việt Nam ta cách đây gần chục năm đã tiến hành rồi và người ta còn tự ghép cho mình, không cần sự tham gia của đội ngũ y bác sỹ cơ.
Đó là trường hợp của anh blogger Nguyễn Văn Hải – tức Hải Điếu cày, một dân chủ có tiếng ở Việt Nam đang cư ngụ tại Mỹ.
Tháng 07/2011, bà Dương Thị Tân – vợ cũ của Nguyễn Văn Hải tức blogger Điếu Cày đã loan báo blogger này bị “cai ngục cộng sản” c.h.ặ.t đ.ứ.t một cánh tay.
Các hãng tin cuốc tế như BBC, RFA, VOA tiếng Việt vội chộp lấy như một “bằng chứng’ quý giá chứng minh việc chính quyền Việt Nam vi phạm nhân quyền.
Tuy nhiên, ngày 21/10/2014 blogger Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải được chính phủ Việt Nam “xuất khẩu” sang Mỹ theo diện tị nạn chính trị, thì anh này lại đầy đủ 2 tay, vẫy chào anh em ở Cali như lãnh tụ về nước. Tức là anh đã tự mọc tay sau một thời gian.
Không hiểu vì lý do gì đến ngày hôm nay, các nhà khoa học ở Mỹ chưa đem anh Hải vào phòng thí nghiệm để nghiên cứu kỹ về con người anh, chứ để phí hoài trường hợp tự mọc tay như anh kể cũng phí
Đông Kinh

Có phải người Hàn rất sợ Việt Nam phát triển

Trong cái sự “đóng cửa” của rất nhiều quốc gia đối với mình. Có lẽ người Hàn Quốc đã hơi mất bình tĩnh.
Sự việc 20 du khách Hàn Quốc “chê bôi sự tiếp đãi” mà Việt Nam dành cho họ (dù thực tế ở Hàn Quốc họ cũng sẽ chẳng bao giờ được tiếp đãi như thế). Việt Nam nhẹ nhàng tiễn họ về trong đêm như kiểu “OK, chê thì cút”.
Không ít người Hàn (không hiểu chuyện hoặc cố tình không hiểu) đã đả kích Việt Nam. Trong đó có nhiều bình luận kiểu như: Việt Nam đang là n.ô l.ệ của Hàn Quốc, Việt Nam phụ thuộc Hàn Quốc, Việt Nam vẫn rất nghèo và sẽ không bao giờ phát triển.
Có 2 điều người Hàn thực sự SỢ Việt Nam phát triển các bạn ạ.
Đó là bởi nếu Việt Nam phát triển, đó là con d.a.o đ.â.m vào “lí tưởng” và “niềm tin” của họ.
Một: Họ là nước tư bản, và vì vậy phần đông trong số họ ghét chính phủ Triều Tiên, đương nhiên nghĩa là họ ghét “hệ tư tưởng” Triều Tiên mà theo đuổi. Không cần quan tâm điểm khác nhau giữa “hệ tư tưởng” của Triều Tiên, Việt Nam hay Trung Quốc là gì. Miễn là vẫn có lá cờ búa liềm giao nhau, người Hàn tuyệt đối không thích. Họ không tin những nước như vậy phát triển, tuyệt đối phải nghèo nàn như họ thấy ở Triều Tiên.
Nếu Việt Nam phát triển, nghĩa là lí tưởng họ bị phản bội, họ căm phẫn, họ phải bôi nhọ, tìm cách dìm quốc gia đó xuống, đó ắt là lẽ tự nhiên.
Hai: Người Hàn rất ghét/khinh miệt/có cái nhìn tiêu cực với người Đông Nam Á. Từ hàng nghìn người làm việc với người Hàn ở Việt Nam, đến hàng trăm youtuber đang học tập, sinh sống ở Hàn, họ đã đều phải thừa nhận điều này. Đương nhiên trong sách Địa lý của Đại Hàn Dân Quốc: Việt Nam là nước Đông Nam Á. Trừ Singapore là đứa con gốc Hoa ở khu vực này, thì người Hàn tin chắc sẽ chẳng có cái nước Đông Nam Á “thấp hèn” nào phát triển được. Và dĩ nhiên nhiều người Hàn cũng không hề biết văn hóa, con người Việt Nam gần với Hàn Quốc nhiều hơn là họ nghĩ.
Nếu Việt Nam phát triển, một lần nữa cái “niềm tin” và “định kiến” bấy lâu của họ lại bị phá vỡ. Không thể để chuyện đó xảy ra, họ đương nhiên cố gắng để dìm nó xuống, âu cũng là lẽ tự nhiên.
Sau sự việc gần đây, hi vọng chúng ta sẽ không g.h.ét người Hàn Quốc, thế nhưng hi vọng không ít bộ phận hãy “bớt cuồng” Hàn Quốc, yêu đất nước mình hơn. Cùng nhau, chung tay đ.âm thật nhiều nh.át d.a.o vào lí tưởng và niềm tin của người Hàn Quốc nhé.
SRVN

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2020

Nếu chống dịch COVID-19 như một cuộc chiến thì chúng ta đã thắng trận mở màn

“Nếu chống dịch COVID-19 như một cuộc chiến thì chúng ta đã thắng trận mở màn nhưng chưa thắng cả cuộc chiến vì tình hình thay đổi rất khó lường. Nhưng điều quan trọng là chúng ta có niềm tin và bám sát vào những nguyên tắc đã chỉ đạo, kiên định, kiên trì, không vì điều gì từ bỏ nguyên tắc chống dịch, đề cao cảnh giác, không phút nào được lơi lỏng”. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh điều này trong hội nghị sáng nay của Bộ Y tế.
Nhân kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2), Phó Thủ tướng đề nghị các đại biểu tại hội trường Bộ và hơn 700 điểm cầu trực tuyến đứng lên dành 1 phút tri ân… Trong đó có cả các y bác sĩ hy sinh trong đại dịch SARS 2003 còn để lại cho chúng ta những tấm gương và bài học quý báu ngày hôm nay.
“Chúng ta cũng cảm ơn cả những chiến sĩ biên phòng, công an cửa khẩu, các ngành, cấp, các tổ chức, doanh nghiệp, các nhà báo và mọi người dân cùng tham gia chống dịch COVID-19″, Phó Thủ tướng nói.
“Năm nay không chỉ có tôi mà có rất nhiều anh em ngồi đây không có Tết. Đặc biệt, đúng đêm Giao thừa, Việt Nam là quốc gia đầu tiên trên thế giới thực hiện biện pháp khai báo y tế bắt buộc, cao hơn mức cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Sau này, WHO cũng đánh giá Việt Nam áp dụng những giải pháp sớm hơn và cao hơn mức khuyến nghị của WHO là hết sức đúng đắn”.
Nếu chống dịch COVID-19 như một cuộc chiến thì chúng ta đã thắng trận mở màn
Việt Nam đã xây dựng, hoàn thiện bốn kịch bản ứng phó dịch bệnh COVID-19 với tinh thần “luôn luôn lường đến tình huống xấu hơn để tình hình không xấu đi, tính đến tình huống xấu nhất để không bao giờ tình huống xấu nhất xảy ra.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết ông đã trực tiếp chỉ đạo các đơn vị của ngành y tế làm việc với các nhà mạng di động, cơ quan báo chí, công ty công nghệ thông tin để đưa thông tin kịp thời, minh bạch nhất có thể đến người dân, cả trên các mạng xã hội. “Chúng ta phải minh bạch để cảnh báo nguy cơ và đặc biệt là những việc cần làm để mọi người dân tham gia chống dịch. Đây không phải là việc của ngành y tế, bộ đội biên phòng, công an cửa khẩu… mà đầu tiên và tiên quyết là từng người dân phải ý thức được, cùng tham gia”.
“Đến ngày hôm nay với tất cả sự khiêm tốn cầu thị, có thể nói chúng ta đã kiểm soát tốt dịch bệnh”, Phó Thủ tướng nói. Một trong những bài học rút ra là việc điều trị bệnh nhân COVID-19 ngay ở tuyến dưới, kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin để các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành hỗ trợ chứ không tập trung vào một nơi.
Ông yêu cầu tất cả các cấp chính quyền tiếp tục không lơi lỏng. Với việc cách ly, “chúng ta thuyết phục mềm dẻo nhưng kiên quyết”. Ngoài việc chống dịch còn cần đưa cuộc sống sớm trở lại bình thường.
“Chúng ta nói quay lại bình thường nhưng không thể bình thường như lúc không có dịch mà phải có thêm các biện pháp bổ sung để bảo đảm an toàn, làm yên lòng, an tâm người dân”, Phó Thủ tướng lưu ý và nhấn mạnh vai trò của các hoạt động truyền thông để người dân hiểu đúng về dịch bệnh, không chủ quan nhưng không lo sợ thái quá và có những hành động không cần thiết, gây tốn kém và bất an trong xã hội.
Thông tin Chính phủ

Phong cách giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Phong cách Hồ Chí Minh có thể diễn tả từ nhiều khía cạnh mà sự nổi bật là sự giản dị, hài hòa. Trực cảm thì tự nhiên như thể nguyên vẹn cuộc sống, tự nó là như thế không cần bất cứ một tiểu sảo kỹ thuật nào để bổ trợ, để gia công. Song thật ra đó chính là sự chín muồi, thành thục đến độ tinh chất của tư tưởng, sâu sắc thành bản lĩnh.
Phong cách giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Với Chủ tịch hồ Chí Minh, càng giản dị, càng bộ lộ được thần thái, sinh khí sống động của tư tưởng qua chữ nghĩa, lời văn, tiếng nói của Người cứ đến một cách hồn nhiên giữa mọi người trong giao tiếp, ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng nhận xét rằng: “Hồ Chí Minh cao mà không xa, mới mà không lạ, to lớn mà không làm ra vĩ đại, chói sáng mà không làm ai choáng ngợp, mới gặp lần đầu đã cảm thấy thân thiết từ lâu”. Đó là sự giản dị ở bậc minh triết. Đạm và nồng trong lý trí và cảm xúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, qua văn chương và tư tưởng của Người hòa quyện và thẩm thấu vào nhau.
Cho nên cái trực cảm ở Người là trực cảm phát lộ ra từ những nghiền ngẫm sâu xa của trí tuệ, từ một tấm lòng thành được nuôi dưỡng, ấp ủ bởi một động cơ vĩ đại, cao thượng, nghị lực ý chí thì phi thường mà đời sống nội tâm, trong thế giới tinh thần của Người thì dạt dào tình cảm. “Tầm mắt đại dương” đi liền với “tâm hồn lộng gió bốn phương thời đại”.
Tư tưởng lý luận của một con người với khối óc và trái tim như vậy nên không mang dáng dấp hàn lâm, bác học mà thấm đượm sự mộc mạc, đậm chất dân gian, “làm tổ” trong lòng người sâu lắng. Đó là giản dị đến độ lão thực, hiền minh.
Văn hóa, đạo đức Hồ Chí Minh – NXB Hà Nội

Vén màn sự thật về 20 suất ăn cho người Hàn Quốc

Sự thật về phóng sự được phát trên đài YTN Hàn Quốc tối 25-2. Nội dung phát sóng dẫn lời 20 khách Hàn Quốc đến Đà Nẵng-Việt Nam được cho là “bị gi.am cầm, phải ăn uống tồi tệ”.
Có hay không có việc này?
Họ không hiểu hay cố tình không hiểu được gần hai ngày qua, ngành y tế TP Đà Nẵng đã phải cân não như thế nào để giải quyết, vừa đảm bảo khâu chống dịch, vừa đảm bảo tôn trọng với du khách.
Chiều nay, 25-2, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ đã chỉ đạo ngành chức năng chuẩn bị một bữa tốt nhất, ngon nhất có thể để đãi nhóm khách này trước khi về nước.
Bệnh viện Phổi Đà Nẵng đã liên hệ, tìm được một nhà hàng nổi tiếng món Hàn Quốc ở đường Hồ Nghinh, đặt suất ăn, mỗi suất hơn 200 ngàn đồng để cho 20 khách dùng bữa trước khi rời Đà Nẵng.
P/s: Mấy bạn phải chia sẻ mạnh để mọi người hiểu được bản chất của sự việc.
Việt Nam, Đà Nẵng đã ứng xử vô cùng lịch sự, tôn trọng nhóm khách Hàn Quốc trên!
Không thể nào đồng ý với các ý kiến chỉ trích của nhóm khách này được!
Một số hình ảnh về bữa ăn của nhóm 20 người Đà Nẵng bị cách ly ở Bệnh viện Phổi Đà Nẵng:
Theo Đà Nẵng news

Chỉ cần ở Việt Nam, các bạn sẽ được an toàn

Trong khi người Việt Nam chấp nhận cách ly trong các khu nhà tập thể hay doanh trại quân đội, khẩu phần ăn 1 ngày của họ chỉ bằng 1/4 của người Hàn Quốc, bộ đội Việt Nam phải dựng lán trại trong rừng rậm. Họ gọi bánh mì – thứ đặc sản của người Việt là “thứ đồ ăn thấp kém”.
Bạn không tuân thủ các quy tắc cách ly, ok! Chính phủ chúng tôi vẫn đối đãi các bạn với những món ăn ngon truyền thống của chúng tôi, chuẩn bị cả kim chi các bạn, cho các bạn ở khách sạn 4 sao. Và các bạn nói với thế giới và tại Hàn Quốc là chúng tôi ngược đãi các bạn?
Chúng tôi chu đáo đến mức chuẩn bị kim chi đầy đủ cho các bạn, giúp các bạn trải nghiệm bánh mì – món ăn với đầy sự tự hào của người Việt. Người Việt tự hào về bánh mì cũng như người Hàn tự hào về kim chi vậy. Các bạn đã từng cảm thấy bị sỉ nhục khi kim chi xuất hiện trong Sex Education, nhưng các bạn lại nói bánh mì của chúng tôi là “kém văn minh”?
Chỉ cần ở Việt Nam, các bạn sẽ được an toàn
Chúng tôi đã cố gắng thân thiện với các bạn, hỗ trợ các bạn, giúp đỡ các bạn và sẵn sàng chữa trị miễn phí cho các bạn. Nhưng đổi lại, chúng tôi đã nhận được những gì? Ngược đãi à? Đất nước hạ đẳng thấp kém văn minh?
Đó là một vài trong số hơn 400 ngàn dòng tweet gắn hashtag #ApologizeToVietNam trên Twitter tính đến 3h sáng nay. Và dòng hashtag này cũng đã leo lên top trending toàn cầu trên mạng xã hội này.
Đại đa phần những dòng tweet đó đến từ cộng đồng mạng Việt Nam, nhằm phản ứng lại những lời phỏng vấn của một nhóm người không chịu cách ly tại Đà Nẵng. Nhóm người này nhận lời phỏng vấn của YTN News, họ có nói rằng họ bị “giam cầm”, “ngược đãi” và “đối xử tệ bạc”.
Cần biết rằng, khẩu phần ăn của người Việt tại các khu cách ly chỉ vào khoảng gần 60 ngàn đồng, trong khi đó khẩu phần ăn dành cho người nước ngoài, trong đó có người Hàn Quốc là khoản từ 150 đến 200 ngàn đồng. Người Hàn Quốc được chúng tôi ưu tiên chuẩn bị kim chi, giúp các bạn bớt lạ miệng nơi đất khách, thiết đãi các bạn bánh mì – đại diện ẩm thực của chúng tôi, sẵn sàng chữa trị miễn phí cho các bạn – như cách chúng tôi đã làm với các bệnh nhân người Trung Quốc.
Nhưng mà, sau tất cả, chúng tôi nhận lại toàn những lời chẳng ra đâu vào đâu.
Người Hàn luôn luôn yêu cầu, nhắc đi nhắc lại việc người Nhật phải đền bù vì những tội lỗi của người Nhật gây ra trong quá khứ ở cuộc chiến tranh chiếm hữu bán đảo Triền Tiên, điều đáng nói ở đây là người Nhật đã hoàn thành nghĩa vụ đền bù và trả nợ từ rất lâu rồi.
Nhưng người Việt chúng tôi, chưa từng một lần công khai yêu cầu người Hàn xin lỗi vì những gì người Hàn gây ra tại chiến tranh Việt Nam, chúng tôi chỉ mong các bạn “kiềm chế” vì tình hữu nghị, hợp tác giữa hai nước.
Thêm bạn, thì bớt được thù mà? Phải không? Thôi thì, không nhắc lại chuyện quá khứ, chuyện gì qua, thì cho qua luôn.
Xem ra ai là người quân tử, các bạn có thể tự định liệu.
Trong bộ phim Crash Landing On You có một lời thoại nổi tiếng thế này: “Chỉ cần ở trong tầm mắt tôi, cô sẽ được an toàn”, sau tất cả, chúng tôi cũng rất muốn nói với các bạn một câu tương tự như thế:
Chỉ cần ở Việt Nam thôi, các bạn sẽ được an toàn.
tifosi

Việt Nam tuy còn nghèo, nhưng chưa bao giờ hèn

Tối qua, thời sự Hàn Quốc có đưa tin về tình hình ăn ở tại nơi cách ly của 20 người Hàn tại Việt Nam. Phần nhiều là phàn nàn về vệ sinh, chất lượng thức ăn,…
Vì Việt Nam chưa giàu, chúng tôi không đủ khả năng cho các bạn những thứ đắt nhất. Nhưng với chúng tôi, đó là tốt nhất trong hoàn cảnh này.
Cách đây nhiều năm, khi đất nước còn chưa có nhiều gạo như bây giờ, biết Triều Tiên thiếu gạo, ta vẫn viện trợ cho nước bạn. Đến giờ vẫn vậy, ta vẫn viện trợ nếu bạn cần. Đó là lá rách ít đùm lá rách nhiều.
Việt Nam tuy còn nghèo, nhưng chưa bao giờ hèn
Khi Nhật Bản bị thảm họa kép, thiệt hại cơ man, Việt Nam ta tuy không có nhiều, nhưng cũng quyên góp ủng hộ. Vì Nhật giúp đỡ ta rất nhiều. Đó là sống có trước có sau.
Khi Vũ Hán lâm nguy, ta gửi thiết bị y tế sang đó với giá trị nửa triệu đô. Không nhiều, nhưng cần thiết. Đó là nhân nghĩa ở trên đời.
39 người bỏ mạng tại Anh, không còn hộ chiếu, Chính phủ ta vẫn đưa họ về nước. Đó là trọn tình Tổ quốc.
Một dân tộc gồng mình chiến đấu từ khi lập quốc.
Một dân tộc chịu bao đau thương mất mát mà vẫn anh hùng.
Một dân tộc sống ân tình có trước có sau.
Chúng tôi dù nghèo, nhưng không bao giờ hèn.
Cre: 57 Survival Zone

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2020

Những người “thượng đẳng”

Có hơn 200.000 người Việt đang sinh sống và làm việc tại Hàn Quốc, mình nghĩ rằng chưa và sẽ không có người Việt nào “dỗi” hay đòi chế độ cách ly tại các khách sạn 4 sao.
Nhưng có khoảng 20 người Hàn Quốc, không chịu hợp tác cách ly, đòi ở khách sạn 4 sao, chế độ chăm sóc đặc biệt, họ lo ngại rằng Việt Nam sẽ “không đón tiếp tử tế”. Trong khi đó, những công dân Việt Nam trở về nước phải cách ly ở doanh trại quân đội hoặc các bệnh viện, trung tâm y tế, chế độ ăn uống cơ bản. Trong khi đó ở Israel, hơn 200 người trên máy bay từ Hàn Quốc bị từ chối nhập cảnh, phải quay lại Hàn Quốc.
Mình nhớ đến hai bác con người Trung Quốc viết thư cám ơn các bác sĩ Việt Nam tại Chợ Rẫy, một bác Việt Kiều nói “cám ơn đã sinh ra tôi lần thứ hai”.
Những người “thượng đẳng”
Một bạn gái nhiễm Corona nói ngượng: “Xin lỗi đã làm phiền mọi người”.
Vậy mà đắng nghẹn nhỉ?
Mình thích nghe nhạc K-pop, cũng thích xem phim Hàn Quốc luôn, nhưng chưa từng yêu thích Hàn Quốc – mình từng thú thực như vậy với vài ông bạn đối tác người Hàn, mà mình quen khi còn làm ở công ty cũ. Mình và mấy ổng vẫn hay nói chuyện, bằng thứ tiếng Anh nửa nạc, nửa mỡ, hồi trước, cứ mỗi lần tuyển Việt Nam thi đấu, Kakao và Instagram của mình lại có những tin nhắn chúc mừng từ mấy ổng.
Nãy mình có gửi cho mấy ổng thông tin về việc khoảng hai chục người Hàn từ chối cách ly tại bệnh viện, đòi yêu sách, chế độ này kia, không hợp tác cách ly, mấy ổng chỉ bảo:
  • Tao chả biết phải nói thế nào, tao xin lỗi.
Mình biết là Việt Nam còn nghèo, chúng ta cần khách du lịch và người Việt luôn có một tinh thần hiếu khách vô bờ. Nhưng cảm giác ngay tại chính quê hương mình, có một nhóm người thượng đẳng, trịch thượng hành xử vô thiên như vậy, vừa thấy tội, vừa thấy ức.
Cảm giác cứ như ăn bát bánh đa mà cắn phải hạt chanh bỏ quên khi vắt vậy.
tifosi

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến

Tôi gọi bà ấy là “Bộ trưởng” vì cho đến hôm nay, sau hơn 3 tháng khi bà ấy rời nhiệm sở, “ghế nóng” Bộ trưởng vẫn chưa có ai ngồi, chưa có ai thực sự vượt qua được cái bóng của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến sau hơn 8 năm bà làm Tư lệnh ngành Y.
Hôm nay mọi người nhắc nhiều đến Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam – một lãnh đạo tâm huyết, mẫn cán trong những ngày Việt Nam phòng, chống dịch, và cũng có những người nhớ đến Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến – người đã xây dựng, đặt nền móng rất vững chắc cho thành công của y tế Việt Nam hôm nay.
Dĩ nhiên, trong nhiệm kỳ của mình, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cũng không tránh khỏi những “th.ị phi” – ghế Bộ trưởng, Tư lệnh ngành Y xưa nay không dễ ngồi, và chính Bộ trưởng cũng thừa nhận khi rời ghế rằng “Bản thân tôi bị t.hị phi!”. Đến hôm nay, khi Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến rời nhiệm sở, khi dịch Covid-19 đang hoành hành, khi thị phi đã không còn, người ta lại nhớ đến những thành tựu của ngành y do 1 nữ Bộ trưởng gây dựng!
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến là “Bộ trưởng hành động”. Bà có 1 nhiệm kỳ làm thứ trưởng, 8 năm làm Bộ trưởng. 13 năm gắn bó với ngành Y, Bộ trưởng đã tạo nên 1 bước ngoặt, tạo nên những thay đổi nhất định, kéo ngành Y ra khỏi sự trì trệ, quan liêu.
Người ta nói “Lương y như từ mẫu”, và chính Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã làm được tốt điều ấy. 13 năm trên cương vị lãnh đạo, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã khiến thái độ của cán bộ y tế cải thiện rõ rệt. Chỉ số PAPI 2018 cho thấy, tỷ lệ hài lòng của người bệnh đối với dịch vụ y tế tại các bệnh viện công tăng 76%. Tổ chức Sáng kiến Việt Nam phỏng vấn 3.000 người nhà bệnh nhân sau khi ra viện 2 tuần cho kết quả hài lòng lên tới 80%. Thực tế tại nhiều bệnh viện, khu vực ngoại trú, khám bệnh giảm từ 12-14 bước xuống còn 4-8; giảm trung bình 48,5 phút/lượt khám bệnh. Từ đó đã tiết kiệm được trung bình 27,2 triệu ngày công lao động/năm cho xã hội. Có 1 sự thật là hiện nay bệnh nhân đi khám không còn phải “xếp lốt” lấy số đứng chờ lâu như trước. Ngành y tế đang dần điện tử hóa nhiều thủ tục nhanh gọn và tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều. Đó là tư duy y tế 4.0 của Bộ trưởng Tiến.
Nhớ lại thời điểm Bộ Y tế quyết định tăng giá dịch vụ y tế – một trong những quyết định gây tranh cãi nhất trong 8 năm nhiệm kỳ của Bộ trưởng Tiến. Đó là một quyết định đầy dũng cảm và bản lĩnh, nhưng là một quyết định có cơ sở.
Cái mà Bộ trưởng Kim Tiến làm được, là tăng viện phí đi đôi với tăng chất lượng dịch vụ và phổ cập bảo hiểm y tế cho người nghèo. Nhưng vào thời điểm tăng viện phí, người ta chưa nhìn thấy tăng chất lượng, chưa nhìn thấy bảo hiểm có chạy tốt không. Nên người dân có nghi ngờ, đặt câu hỏi, thậm chí phản đối quyết liệt. Đương nhiên họ sợ, nếu nhỡ may viện phí tăng rồi mà chất lượng không tăng, bảo hiểm không chạy thì lúc đó sẽ là th.ả.m h.ọ.a. Nhưng mọi thứ gần như ngược lại suy nghĩ của họ, ngược lại những “thị phi” mà những người “ghét” Bộ trưởng Tiến g.ieo rắc.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến
Thực tế, giá thấp song hành với chất lượng thấp diễn ra không chỉ trong y tế, mà còn cả giáo dục, năng lượng, nước sạch, giao thông công cộng, hạ tầng giao thông… Và để cải thiện những lĩnh vực này, như y tế đã làm được bước đầu, thì quyết định tăng giá luôn phải được đưa ra cùng với một kế hoạch tỷ mỉ, kín kẽ và minh bạch về việc tăng chất lượng và trợ cấp người nghèo. Thêm một điều kiện cần nữa là có các chính khách dũng cảm, bản lĩnh, dám làm – tôi thấy tất cả những điều đó ở Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến!
Ngày hôm nay, khi Việt Nam đang kiểm soát tốt Covid-19, có lẽ người nên được cảm ơn chính là Bộ trưởng Kim Tiến, 13 năm công tác quản lý, 8 năm tư lệnh ngành y, rút kinh nghiệm sâu sắc từ dịch Sars năm 2003, Bộ trưởng Kim Tiến đã xây dựng nên 1 nền y tế bài bản, hiện đại cả về cơ sở vật chất và trang thiết bị, y tế Việt Nam dần theo kịp các nước phát triển về nhiều mặt. Cùng các cộng sự của mình, Bộ trưởng Tiến xây dựng nên 1 hệ thống y tế dự phòng tốt về mọi mặt, kéo dài đến tận cơ sở, làm tiền đề vững chắc cho công cuộc chống dịch thành công hôm nay.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã xây dựng được 1 nền y tế mà ở đó người bệnh là trung tâm của sự chăm sóc, ở đó y bác sỹ được đào tạo bài bản, có trình độ rất cao, có thực tiến rất phong phú, ở đó có cơ sở vật chất ngày càng khang trang, hiện đại. Ở đó, người nghèo, người cận nghèo, gia đình chính sách có điều kiện được tiếp cận miễn phí với bảo hiểm y tế – điều mà hiện nay đến nước Mỹ còn đang tranh cãi. Bảo hiểm y tế len lỏi vào đời sống xã hội, san sẻ đáng kể gánh nặng cho gia đình người bệnh, chi trả 100% cho người bị nhiễm Covid-19… đó là di sản của 8 năm tư lệnh ngành y mà Bộ trưởng Kim Tiến để lại và hôm nay, nó đang phát huy tác dụng trước dịch bệnh nguy hiểm. Hàn Quốc hơn 600 ca mắc, Nhật Bản gần 200 ca và Việt Nam đã khống chế ở con số 16 – hiện chưa ghi nhận thêm con số mới.
Bộ trưởng Kim Tiến có một quá trình công tác “nhiều tranh cãi”, nhưng không ai có thể phủ nhận những đóng góp to lớn của bà với y tế Việt Nam hiện đại. Nữ chính khách Việt Nam không nhiều, nhưng một khi họ đã cất bước thì nơi nào họ bước tới nơi ấy có tiếng vang!
Cảm ơn Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến!

Tầm nhìn cử vị Tướng đường Trường Sơn Đồng Sỹ Nguyên

“Tôi không phải là người khai sơn phá thạch đường Trường Sơn -Đường Hồ Chí Minh. Đừng có nói quá lời nhé!” – Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên có lần nói với tôi.
Vâng, đường dây 559, sau này là đường Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh bắt nguồn từ tiếng thét c.ă.m h.ờ.n của nhân dân miền Nam dưới ách kìm kẹp dã man của chế độ Mỹ – Diệm, từ Nghị quyết 15 năm 1959 của Trung ương đề ra nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới.
“Kiến trúc sư” con đường là Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Quân ủy Trung ương, người xuyên rừng thực hiện là đồng chí Võ Bẩm. “Tôi cũng không phải là người đề xuất và bảo vệ việc cơ giới hóa tuyến đường. Công đầu thuộc về ông Phan Trọng Tuệ và ông Đinh Đức Thiện” – Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên khẳng định như vậy.
Những năm 1964-1965, đường Trường Sơn lúc đó đã có cơ giới nhưng đội hình mới ở cấp tiểu đội. Sang năm 1966, toàn tuyến đã phát triển thành 100 xe nhưng kế hoạch vận chuyển đạt thấp, vì đường ùn tắc, xe bị c.h.á.y do b.o.m đ.ạ.n đ.ị.c.h. Trước tình hình đó, tháng 6-1966, Quân ủy Trung ương họp.
Tuy chưa là ủy viên Quân ủy nhưng Đồng Sỹ Nguyên vẫn được mời dự vì lúc đó ông là Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần phụ trách tiền phương. Trong cuộc họp, một số tư lệnh chiến trường cho rằng cần phải quay trở lại thời kỳ gùi thồ. Ông Phan Trọng Tuệ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và ông Đinh Đức Thiện, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần kiên quyết bảo vệ và ủng hộ vận tải cơ giới. Hai ông khẳng định, vận tải gùi thồ với 2.000 cây số thì riêng việc nuôi đội quân đó cũng đã khó, lấy gì để cung cấp cho chiến trường.
Tầm nhìn cử vị Tướng đường Trường Sơn Đồng Sỹ Nguyên
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bí thư Quân ủy Trung ương kết luận: Vẫn lấy cơ giới làm chính, kết hợp gùi thồ từng nơi, từng tuyến, từng lúc, giao cho Bộ tư lệnh 559 tìm biện pháp hữu hiệu thực hiện. “Đó là một kết luận chiến lược!”-niềm tự hào bừng lên trên khuôn mặt Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên.
Vậy vì sao chỉ một thời gian ngắn sau, ông được chọn làm Tư lệnh Bộ tư lệnh 559?
Đây là sự lựa chọn chính xác của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Quân ủy Trung ương. Đồng Sỹ Nguyên từng giữ chức Chính ủy Quân khu 4, một thời gian được cử sang làm Chính ủy kiêm Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam ở Mặt trận Trung Lào.
Những vị trí đó đều liên quan đến đường Trường Sơn. Thời điểm năm 1966, ông lại đang là Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần phụ trách các binh trạm phía Nam. Dạo đó, máy bay Mỹ đánh phá Khu 4 rất á.c li.ệt, giao thông ách tắc. Đi kiểm tra các tuyến đường, thấy xe vận tải ta thường bị sa lầy, ông chủ trương đá hóa tuyến đường ở địa bàn quan trọng này. Ông huy động 2 vạn người của tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình ra đập đá, làm đường từ Khe Ve đến nam Xuân Sơn (Quảng Bình) nối với Đường 20 – Quyết Thắng.
Từ ngã ba Khe Ve lên Mụ Giạ cũng được đá hóa, tất cả chỉ 3 tháng là xong. Từ đó, xe chạy trong mọi điều kiện thời tiết, mọi thời gian với đội hình cả tiểu đoàn. Sau thành công đó, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương điều ông kiêm chức Tư lệnh Bộ tư lệnh 559.
Đồng Sỹ Nguyên rất ít nói, trong hội nghị cũng như trong đời thường. Người ta chỉ thấy bóng dáng cao lớn của ông hòa vào trong trùng trùng điệp điệp bộ đội, thanh niên xung phong (TNXP) Trường Sơn. Người ta cũng chỉ thấy ông thâm trầm trong các hội nghị, buổi họp mặt, mừng công; thấy ông âm thầm, lặng người đ.au đ.ớn khi hay tin Chính ủy Bộ tư lệnh Trường Sơn Đặng Tính và nhiều bộ đội, TNXP ngã xuống, cũng như lúc biết con trai mình, một thiếu úy pháo binh h.y s.i.n.h ở pháo đài Đồng Đăng trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979.
Ông ít nói, không đại ngôn, song dấu ấn của ông với đường Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh không bao giờ phai mờ. Vậy, dấu ấn ấy là gì?
Phải khẳng định ngay, đó là chuyển Đoàn 559, rồi Bộ đội Trường Sơn thành một binh chủng hợp thành, vừa trực tiếp chiến đấu, vừa vận tải phục vụ chiến trường. Tháng 1-1967, khi nhậm chức Tư lệnh Bộ tư lệnh 559, Đồng Sỹ Nguyên thực hiện ngay kết luận của Tổng Tư lệnh, Bí thư Quân ủy Trung ương. Giở Nghị quyết của Đảng ủy Bộ tư lệnh 559 ra xem, thấy biện pháp phòng tránh địch là chủ yếu, ông nghĩ, có lẽ vì điểm này mà Bộ đội Trường Sơn chưa tìm ra sức mạnh tổng hợp.
Sau khi đi kiểm tra thực địa một tháng, ông thấy bộ đội vận tải chưa chiến đấu hóa, chưa quân sự hóa, vẫn là vận tải thời bình. Còn các điều kiện để bảo đảm vận tải chiến lược chưa có, cầu đường thì độc đạo.
Một hôm, ông ngồi xe vận tải đi kiểm tra tuyến đường, đến trọng điểm Văng Mu thì máy bay Mỹ thả pháo sáng. Theo quy luật, khoảng 30 phút sau thì máy bay chiến đấu sẽ đến n.é.m b.o.m. Chiến sĩ lái xe cho xe vào bụi rậm và đề nghị ông xuống hầm trú ẩn.
Ông hỏi: “Tại sao đồng chí không tranh thủ pháo sáng đi thật nhanh để qua trọng điểm?”.
Anh chiến sĩ trả lời: “Tất cả cho chiến trường thì bọn em quán triệt, nhưng phải đưa hàng đến tận nơi. Còn c.h.ế.t mà hàng hóa không đến tay đồng đội mình thì cũng vô ích thôi”. Suốt đêm đó, ông không ngủ được vì câu nói của chiến sĩ lái xe ấy.
Sáng hôm sau, ông sang tiểu đoàn cao xạ ở Đường 128 thuộc khu vực Tà Hồng (Lào), cách trọng điểm Văng Mu 60km. Ông nói với chỉ huy tiểu đoàn rằng, đơn vị ti.ê.u di.ệ.t máy bay là để bảo vệ xe vận tải, chứ không phải t.iê.u di.ệt bất cứ mục tiêu nào. Chính vì chưa xác định được điều đó nên đơn vị còn để cho máy bay Mỹ đánh lúc nào thì đ.á.nh, bộ đội vận tải thì rời rạc, phân tán.
Sau ngày đó, ông điều các đơn vị cao xạ lên các trọng điểm, xây dựng thành trận địa chiến. Rồi công binh cũng phải ra trọng điểm, đào hầm trú ẩn hai bên đường để sẵn sàng làm nhiệm vụ san lấp đường. Từ đó, các trọng điểm của Đường Hồ Chí Minh hình thành binh chủng hợp thành: Phòng không – công binh – xe vận tải – thông tin…
Sau khi pháo cao xạ được điều đến các trọng điểm chặn đường bổ nhào thì máy bay địch cũng sợ, chúng ném b.o.m thiếu chính xác, chiến sĩ lái xe không phải trú ẩn mỗi khi có pháo sáng nữa. Nhưng để vượt qua mỗi trọng điểm cũng phải mất hai, ba tiếng đồng hồ, vì phải chờ công binh, TNXP ra san lấp. Rồi đ.ị.c.h quay lại đánh, ta lại san lấp, như dã tràng xe cát. Ông ra lệnh mở đường phụ hai bên để khi địch đánh phá đường chính, xe ta vẫn vượt trọng điểm một cách an toàn. Việc tắc đường ở các trọng điểm bị loại bỏ.
Đến năm 1972, trên tăng cường hai sư đoàn cao xạ và tên l.ửa vào Trường Sơn, ta đã làm đường ngụy trang dài 800km trong rừng để các trung đoàn vận tải đi ban ngày, tạo nên “trận đồ bát quái” có một không hai trên thế giới. Đó là nghệ thuật phá thế độc đạo kết hợp nghi binh, công sự ngụy trang mang dấu ấn đặc sắc của Đồng Sỹ Nguyên.
“Như vậy, sự hình thành binh chủng hợp thành đã tạo nên sức mạnh của Bộ đội Trường Sơn, làm cho vận tải thông suốt trên tuyến đường vô cùng ác liệt này?” – có lần tôi hỏi ông.
Ông gật đầu xác nhận. Ông nói, muốn có chính diện rộng, chiều sâu sâu phải xây dựng căn cứ chiến lược Đông – Tây Trường Sơn trên 3 nước Đông Dương. Căn cứ chiến lược này bao gồm 3 cao nguyên rộng lớn là Tây Nguyên của Việt Nam, Boloven của Lào và Đông Bắc Campuchia.
Xây dựng được căn cứ này xem như ta đã nắm chắc phần thắng, bởi đã có thế trận Trường Sơn “tiến vi công, thoái vi thủ”, phát triển nhanh và lớn, bỏ qua các binh trạm để tiến lên hình thành các binh chủng hợp thành cấp sư đoàn. Đến đầu năm 1973, Bộ đội Trường Sơn bỏ binh trạm, tổ chức hiệp đồng binh chủng cấp quân khu, cho xe chạy suốt Bắc-Nam trên Đường Hồ Chí Minh.
Chính nhờ có sự phát triển đó mà trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975, với khẩu hiệu “Thần tốc, thần tốc hơn nữa…”, Bộ đội Trường Sơn dùng một sư đoàn ô tô chở cả Quân đoàn 1 từ miền Bắc vào tận Bù Đăng của Phước Long (nay là Bình Phước) chỉ mất có 8 ngày!
Sau năm 1975, dù trải qua các cương vị quan trọng khác nhau, song Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên vẫn luôn theo dõi sự phát triển của Binh đoàn 12, đơn vị tiếp nối Bộ đội Trường Sơn. Đặc biệt, ông luôn ủng hộ sự phát triển Đường Hồ Chí Minh trong giai đoạn công nghiệp hóa-hiện đại hóa hiện nay.
Ông kể: Năm 1973 vào thăm Bộ đội Trường Sơn, đồng chí Lê Duẩn có nói: Đây là con đường thống nhất Bắc-Nam, con đường đoàn kết 3 nước anh em, con đường tương lai giàu có. Cuối thập niên 80 của thế kỷ 20, đồng chí Võ Văn Kiệt nêu ý kiến phải nâng cấp Đường Hồ Chí Minh thành Xa lộ Bắc Nam.
Ông nói: “Hạnh phúc cho chúng ta là trong những thời điểm lịch sử đã xuất hiện những nhà lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược!”.
Còn tôi nghĩ, Bộ đội Trường Sơn, quân đội và nhân dân ta luôn tưởng nhớ đến Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, vị tư lệnh có tầm nhìn xa trông rộng.
PL

Việt Nam có minh bạch về COVID-19?

Sau khi 15/16 ca nhiễm COVID-19 đã được xuất viện, vẫn còn một số người Việt chúng ta, không tin tưởng và nghi ngờ chính phủ Việt Nam chưa thật sự minh bạch thông tin về dịch COVID-19.
Thế nhưng trái ngược lại, các chuyên gia trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC Mỹ), ngành y tế Mỹ, đại sứ Mỹ và chính phủ Mỹ lại tin vào mức độ minh bạch của chính phủ Việt Nam.
“Chúng tôi ấn tượng với mức độ hợp tác của chính phủ Việt Nam và mức độ minh bạch của chính phủ Việt Nam”. Đấy là nhận định của ông Daniel J. Kritenbrink, đại sứ Mỹ tại Việt Nam trong buổi gặp gỡ các cử tri và giới báo chí người Việt hải ngoại ở khu vực Little Saigon ngày 19/02/2020.
Đây là những gì ông Đại sứ Daniel J. Kritenbrink đã nói với cử tri và báo giới Việt Hải ngoại tại khu Little Saigon (bang California, Hoa Kỳ):
Việt Nam có minh bạch về COVID-19?
“Chúng tôi theo dõi rất sát sao và rất hài lòng và ấn tượng về hành động của chính phủ việt nam đối với tình hình coronavirus ở Việt Nam cho đến nay.
Trong văn phòng chúng tôi tại Việt Nam, chuyên gia y tế là lực lượng đông đảo nhất với hơn 100 chuyên gia y tế về sức khoẻ ở Việt Nam hàng ngày, việc của họ là cố gắng xây dựng khả năng y tế của Việt Nam, bao gồm khả năng tìm ra và chống lại các cơn dịch bệnh, họ đã sẵn sàng để đối phó với những tình huống như thế này.
Chúng tôi ấn tượng với mức độ hợp tác của chính phủ Việt Nam và mức độ minh bạch của chính phủ Việt Nam. Chúng tôi tin rằng chính phủ Việt Nam cân nhắc rằng tình trạnh này là rất nghiêm trọng và rất chủ động, họ hợp tác rất tốt với nhóm của chúng tôi.
Chúng tôi có sự hiện diện đông đảo đội ngũ trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) tại Việt Nam, họ cho chúng tôi biết rằng họ rất hài lòng về mức độ hợp tác và minh bạch. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi sát với các nhà chức trách của chính phủ Việt Nam.
Trong 16 ca bệnh ở Việt Nam, có một người Mỹ gốc Việt đã quá cảnh ở Vũ Hán trước khi đến Việt Nam. Tôi rất vui để báo cáo rằng chúng tôi đã liên lạc rất sát sao với ông ấy trong thời gian nằm bệnh viện và được chữa trị ở Sài Gòn. Chúng tôi nghĩ rằng ông ấy đã nhận được sự điều trị rất tuyệt vời, theo tôi biết bệnh của ông ấy đang tiến triển rất tốt”.
Như vậy là các chuyên gia Mỹ tin về minh bạch của Chính phủ Việt Nam. Không phải một chuyên gia mà cả trăm chuyên gia. Không phải chuyên gia thường mà là chuyên gia Y tế của CDC Mỹ. Không phải họ ngồi ở Washington mà ngồi ở Hà Nội. Không phải họ ngồi 1 vài ngày mà đã ngồi cả tháng nay ở ở Hà Nội. Không phải chỉ ngồi ở ĐSQ Mỹ mà họ làm việc hàng ngày với các cơ quan y tế và CDC Việt Nam.
Các chuyên gia Y tế CDC Mỹ, ông Daniel J. Kritenbrink, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam và chính phủ Mỹ tin vào sự minh bạch và họ hài lòng về sự hợp tác cũng như mức độ minh bạch của chính phủ Việt Nam (về dịch Covid-19).
Thế mà có nhiều bạn người Việt hẳn hoi vẫn chưa tin. Hay là các bạn đòi minh bạch cả tên tuổi, giới tính, địa chỉ nhà riêng, nghề nghiệp, nơi làm việc, ảnh chụp chân dung, ra viện chụp ảnh phải tháo khẩu trang ra để các bạn có nhìn cho rõ mặt, không chỉ bệnh nhân nhiễm mà cả những người mới chỉ nghi nghiễm.
Thế thì yêu cầu minh bạch của bạn cao hơn cả Mỹ rồi đấy.
Cre: Cao Bao Do