Thứ Tư, 15 tháng 2, 2017

Lộ mặt bọn cơ hội, bất mãn chính trị chống phá đảng và chế độ ta


Hiện nay, có thể chỉ ra một số dạng cơ hội và bất mãn chính trị ở nước ta như sau:
Thứ nhất, cơ hội và bất mãn chính trị là những phần tử có lập trường tư tưởng chính trị không vững vàng, dao động, thiếu niềm tin. Những phần tử này luôn hoài nghi, thiếu tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Do bản chất cơ hội, lập trường mơ hồ, không vững vàng, kiên định, nên khi cách mạng gặp khó khăn, bất lợi thì hoang mang, dao động, thỏa hiệp, phụ họa theo những nhận thức lệch lạc, những quan điểm sai trái, thù địch, quay lại chống phá cách mạng, phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chống phá Đảng và khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Thứ hai, họ là những phần tử luôn lợi dụng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để mưu cầu lợi ích riêng. Những phần tử này thường che dấu bộ mặt thật, ít bày tỏ quan điểm, chính kiến một cách rõ ràng, thể hiện thái độ chính trị trung dung, thỏa hiệp, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh, miễn là “dĩ hòa vi quý”, có lợi cho bản thân; lợi dụng phê bình để nịnh bợ, lấy lòng nhau hoặc vu khống, bôi nhọ, chỉ trích, phê phán người khác với động cơ cá nhân không trong sáng. Chúng tìm mọi cách vận động, tác động, tranh thủ phiếu bầu, phiếu tín nhiệm cho bản thân một cách không lành mạnh. Chúng lợi dụng cả chủ trương, chính sách lẫn sự “móc ngoặc với một số người có chức, có quyền” để trục lợi, tiến thân phục vụ cho tham vọng chính trị của mình; lợi dụng cả những thiếu sót, sơ hở của chính sách để công kích, chống phá, gây mất đoàn kết nội bộ, hạ uy tín của Đảng, bôi nhọ, nói xấu chính quyền. Chúng lợi dụng vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo” gây chia rẽ nội bộ, chia rẽ giữa các dân tộc, giữa các tôn giáo, giữa dân tộc với tôn giáo, giữa các dân tộc, tôn giáo với Đảng và Nhà nước.
Thứ ba, họ là những phần tử đã bị suy thoái, biến chất về tư tưởng chính trị, hoặc bị kỷ luật, không thăng tiến được, không kiếm được lợi lộc, sinh ra bất mãn, bị các thế lực thù địch tác động, lôi kéo, mua chuộc. Hầu hết các phần tử này có những tham vọng về chính trị, về chức quyền và khi những tham vọng đó không được đáp ứng, họ trở thành phần tử bất mãn với tập thể, với tổ chức, quay sang “kiếm chác, làm ăn”. Khi có sự móc nối, lôi kéo của các thế lực thù địch, các phần tử này trở thành lực lượng chống lại Đảng và chế độ độ rất nguy hiểm. Họ triệt để lợi dụng xu thế dân chủ hóa, các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội, tranh thủ sự hậu thuẫn của các thế lực thù địch ở nước ngoài dưới các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, ráo riết tập hợp lực lượng, từng bước công khai hóa các tổ chức chính trị đối lập dưới hình thức các hội, nhóm để tiến tới thực hiện mưu đồ xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Thứ tư, họ là những phần tử thực dụng về kinh tế và muốn thể hiện mình trước tổ chức và tập thể. Những phần tử này sẵn sàng rẽ theo bất cứ con đường nào để có lợi ích kinh tế lớn hơn cho mình; đồng thời, thường tự cho là người có học, có hiểu biết, muốn tỏ ra là người nổi trội, muốn thể hiện những “phát kiến” mới, có tài lôi kéo, tổ chức, gây thanh thế. Khi những mục đích kinh tế không đạt, những “phát kiến” của mình không được chấp nhận, do những nguyên nhân khác nhau; hoặc các mối quan hệ kinh tế không trong sáng bị phát hiện, ngăn chặn, các phần tử này thể hiện thái độ chống đối Đảng, chế độ; phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ngày càng công khai để có thể mong nhận được sự tài trợ từ các tổ chức phản động ở nước ngoài, cố tình nuôi tham vọng nổi tiếng.
Những dạng thức biểu hiện trên chưa phải là tất cả, chưa phản ánh hết tính chất đa dạng, phức tạp của cơ hội và bất mãn chính trị ở nước ta hiện nay, song đó là những dạng thức biểu hiện cơ bản, đang hàng ngày hàng giờ chống phá Đảng và khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Vấn đề cần chú ý hiện nay là, các thế lực thù địch đã và đang ra sức lợi dụng, sử dụng các các phần tử cơ hội và bất mãn chính trị làm lực lượng xung kích, tiên phong để thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng Việt Nam.
Nhân văn Việt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét