Trong khi cuộc xung đột giữa Nga và Ucraina chưa ngã ngũ thì tác động liên quan tới cuộc chiến đã thấm sâu vào toàn bộ kinh tế thế giới khiến nhiều quốc gia lâm vào khủng hoảng năng lượng. Trong khi đó hệ quả về chính trị của cuộc xung đột dường như đang tác động mạnh đến địa chính trị tại Biển Đông với hành vi gây hấn của phía Trung Quốc.
Theo đó Trung Quốc tuyên bố tập trận ở vùng biển Hoàng Sa thuộc Việt Nam từ ngày 4-15/2/2022. Đây đang là mùa biển lặng thuận lợi cho các hoạt động quân sự mà Trung Quốc tiến hành bất hợp pháp nhiều năm qua tại vùng biển của Việt Nam. Nhưng năm nay nó lại được đặt vào bối cảnh chính trị phức tạp khiến nhiều người không khỏi đặt ra những câu hỏi đằng sau mưu đồ tập trận là điều gì?
Một trong những ý kiến được cho là "phản bội lợi ích" của Việt Nam đó là việc đài RFA dẫn quan điểm của chuyên gia Carlyle Thayer, người Úc cho rằng "Chiến tranh Nga-Ukraine có thể khiến Việt Nam nhượng bộ Trung Quốc ở Biển Đông" khiến nhiều người Việt Nam không khỏi phải lên tiếng vì thiếu am hiểu đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam.
Đối với quan điểm này cần phải lấy lợi ích của quốc gia, dân tộc Việt Nam là trên hết, Việt Nam luôn nhân nhượng những điều đúng với lẽ phải, đúng với quy tắc luật pháp quốc tế. Trong khi Trung Quốc xâm phạm lợi ích của một quốc gia có chủ quyền đương nhiên chúng ta không khoanh tay ngồi nhìn.
Thực tế rằng nếu trên biển Đông nếu Việt Nam nhân nhượng với Trung Quốc thì liệu hiện nay Việt Nam có trở thành nước kiểm soát nhiều đảo nổi, đảo đá và đảo ngầm nhất trong các bên tranh chấp hay không? câu trả lời đương nhiên Việt Nam là nước mạnh mẽ nhất trong tiếng nói chống sự xâm lấn của Trung Quốc và là nước kiểm soát thực tế tốt nhất tại Trường Sa hiện nay.
Vấn đề đó là cương - nhu phải phù hợp với bối cảnh tình hình để tránh xung đột dẫn đến chiến tranh, đó là chiến lược mà các nhà lãnh đạo Việt Nam luôn theo đuổi từ nhiều năm qua. Hiệu quả của chiến lược này vừa kiềm chế được hành động ngang ngược của Trung Quốc đồng thời làm cho thế giới hiểu rõ hơn tính chính nghĩa của cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Vậy nên dù các quan điểm trái chiều của ông Carlyle Thayer hay đài RFA thì họ không mang tính đại diện cho lợi ích của Việt Nam mà tự chúng ta thấy rằng những bài học thực tế về sự nhân nhượng chỉ càng làm cho mất đi chủ quyền quốc gia trên biển và giới lãnh đạo Việt Nam biết làm những cách để bảo vệ giá trị lợi ích cốt lõi của mình.
<Lam Hồng>
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét