“Tôi hiểu được việc Việt Nam muốn giữ thế trung lập. nhưng hiện không phải thời điểm thích hợp để giữ lập trường như vậy, bởi vì đây không chỉ là chuyện của Ukraine. Đây là vấn đề trật tự thế giới, đây là vấn đề tôn trọng luật pháp quốc tế. Việt Nam là nước nhỏ, cần dựa vào luật pháp quốc tế. Họ cần thể hiện ra rằng bất cứ vi phạm luật pháp quốc tế đều phải chịu hậu quả và phải đối mặt với công lý” – đó là phát biểu của bà Nataiya Zhynkina, đại diện lâm thời Ukraine tại Việt Nam đã và đang gây ra sự phản ứng dữ dội của người dân Việt Nam và cộng đồng mạng xã hội trong những ngày qua. Sự lên án và phản ứng đó cũng là điều dễ hiểu khi những phát biểu này hoàn toàn trái ngược với thực tiễn con đường đối ngoại của Đảng, Nhà nước Việt Nam, đặc biệt là liên quan đến chiến sự Nga – Ukraine đang trong thời điểm căng thẳng suốt những ngày qua.
Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2022
LÀ “NƯỚC NHỎ” NHƯNG VIỆT NAM KHÔNG CẦN DẠY VỀ ĐƯỜNG LỐI NGOẠI GIAO
Như đã đề cập ở các bài viết trước khi nói về đường lối đối ngoại của Việt Nam mà page “Việt Nam Thời Báo” đã đăng tải, thực tiễn lịch sử cho đến hiện tại, Việt Nam luôn cân bằng các mối quan hệ với các nước lớn, nhất là Trung Quốc và Mỹ, luôn thể hiện Việt Nam sẵn sàng là bạn là đối tác tin cậy của các nước “vượt qua khác biệt, bất đồng; phát huy tương đồng; hướng tới tương lai” chung tay gìn giữ hoà bình ổn định khu vực và thế giới. Việt Nam không theo Trung Quốc để chống Mỹ, không theo Mỹ để chống Trung Quốc. Việt Nam có mối quan hệ đội ngoại chiến lược với các quốc gia lớn như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, các nước châu Âu và đặc biệt chúng ta là một trong những quốc gia hiếm hoi có mối quan hệ thân thiết với cả Triều Tiên - Hàn Quốc và Nhật Bản...
Điển hình như số liệu tính đến 01/2022, Việt Nam có tới 15 FTA với các quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức lớn từ khắp nơi trên thế giới. Việt Nam có một sự “cân bằng hoàn hảo” trong lĩnh vực hợp tác, phát triển kinh tế. Chúng ta có ACFTA với Trung Quốc thì cũng có AIFTA với Ấn Độ, có EVFTA với khối EU thì cũng có Việt Nam – EAEU FTA với khối Nga, Belarus, Amenia, Kazakhstan, Kyrgyzstan. Việt Nam tham gia VJEPA với Nhật Bản thì cũng có tham gia AKFTA, VKFTA với Hàn Quốc. Sau khi Vương Quốc Anh rời EU thì chúng ta thì UKVFTA giữa Việt Nam với Vương Quốc Anh cũng nhanh chóng có hiệu lực. Bên cạnh đó, Việt Nam còn có các hiệp định với tư cách là thành viên ASEAN, CPTPP… Việt Nam bán gạo cho Triều Tiên và nhận FDI Hàn Quốc, mua công nghệ Israel và khuyến khích sinh viên Palestin du học, xuất siêu sang Mỹ và hỗ trợ Cuba khi có thể.
Xuyên suốt chặng đường xây dựng, bảo vệ đấtnước, Đảng ta luôn xác định và thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa; tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp quốc và luật pháp quốc tế, trong việc giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định và phát triển đất nước. Đường lối đối ngoại đúng đắn đó cũng đã tiếp tục được đề cập tại Đại hội Đảng XIII, đó là đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hội nhập và phát triển, Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước và các tổ chức quốc tế, kiên trì đấu tranh giữ vững hoà bình ổn định trong khu vực, không tham gia liên minh Quân sự, không để nước ngoài xây dựng căn cứ Quân sự trên lãnh thổ Việt Nam, không dựa vào nước này để chống nước khác và không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Như phát biểu của thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã từng phát biểu “Không nước nào có thể buộc Việt Nam chọn bên. Việt Nam là của thế giới, vì thế giới nhưng giá trị Việt Nam là của Việt Nam và chúng ta phải tự bảo vệ lấy”.
Đối với chiến sự giữa Nga – Ukraine, lập trường nhất quán của Việt Nam về giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc, đặc biệt là nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ, không sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Việt Nam quan ngại sâu sắc và kêu gọi kiềm chế, chấm dứt các hành động sử dụng vũ lực, nối lại đối thoại và tìm kiếm giải pháp lâu dài cho các bất đồng. Điều này đã được Người phát ngôn Bộ Ngoại giao phát biểu sau khi chiến sự Nga – Ukraine diễn ra căng thẳng và gần đây nhất là phát biểu của Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc trong ngày 01/3/2022 tại phiên họp đặc biệt do Đại hội đồng Liên hợp quốc tổ chức về tình hình Ukraine.
Việt Nam là nước "nhỏ", nhưng chúng tôi đủ thông minh để biết "Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển” thưa bà Nataiya Zhynkina. Bà là đại diện lâm thời Ukraine tại Việt Nam nhưng xem ra bà không hiểu gì về Việt Nam, về con người, đất nước Việt Nam, về con đường đối ngoại của Việt Nam. Bà nên nhớ rằng, cả Nga và Ukraine đều là những người bạn truyền thống, tốt đẹp của đất nước chúng tôi. Đúng sai thế nào trong chiến sự này hãy để lịch sử phán xét. Không có đồng minh vĩnh viễn, bạn bè vĩnh viễn, chỉ có lợi ích dân tộc, quốc gia là vĩnh viễn và tối thượng.Vậy nên không có quốc gia nào có thể dạy Việt Nam về đường lối đối ngoại thưa bà Nataiya Zhynkina.
<Tống Giang>
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét