Nhân văn Việt - Mới đây, trên trang mạng xã hội có học giả vỗ ngực tự xem mình là người am tường về “chính trị” và “sinh hoạt chính trị” rồi đưa ra ý kiến tỏ vẻ hoài nghi có hay không có “chính trị gia” – “người làm chính trị” và “sinh hoạt chính trị” ở Việt Nam. Kể cũng nực cười, vì kẻ tự vỗ ngực là người hiểu biết về chính trị nhưng lại chẳng hiểu gì về chính trị. Chính trị nói một cách đơn giản là những vấn đề trong hoạt động, trong quan hệ giữa các nhóm xã hội lớn, trước hết là các giai cấp, cũng như giữa các dân tộc và các nhà nước. Suy cho cùng, chính trị là khoa học và nghệ thuật đấu tranh giai cấp, là những biểu hiện tập trung của kinh tế và có vai trò tác động trở lại với kinh tế và các hình thái ý thức khác…
Sự khác nhau trong các cách khái quát về chính trị, chỉ là ở cấp độ và phạm vi nghiên cứu, nhưng đều thống nhất về bản chất – chính trị, là quan hệ giữa các giai cấp, các quốc gia, dân tộc. Mọi vấn đề chính trị đều liên quan tới quyền và lợi ích giữa các giai cấp, nhà nước. Chính trị là hiện tượng xã hội – lịch sử, xuất hiện khi xã hội phân chia thành giai cấp và đối kháng giai cấp, chính trị phản ánh mối quan hệ về quyền lợi, địa vị của các giai cấp, các tập đoàn người dựa trên những quan hệ sản xuất nhất định, mà hạt nhân cơ bản của những quan hệ sản xuất, đó là quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất. Chính trị luôn luôn gắn liền với đấu tranh giai cấp, với lợi ích giai cấp. Chính trị được phản ánh sâu sắc nhất, bao quát nhất trong các cuộc đấu tranh giữa các giai cấp nhằm mục tiêu giành chính quyền, thiết lập địa vị, bảo vệ quyền lợi kinh tế – xã hội của các giai cấp. Chính trị là toàn bộ những hoạt động có liên quan đến các mối quan hệ giữa các giai cấp, dân tộc, các tầng lớp xã hội mà cốt lõi là vấn đề giành chính quyền, duy trì và sử dụng quyền lực nhà nước, là sự tham gia vào công việc nhà nước, sự xác định hình thức tổ chức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của nhà nước.
Như vậy, quan niệm về chính trị như trên thì vấn đề mà học giả hoài nghi ở Việt Nam có hay không có “chính trị”, hay những người “làm chính trị” – những “chính trị gia” và “sinh hoạt chính trị” đã là quá rõ ràng, không có gì đáng để bàn cãi. Đồng thời Việt Nam là đất nước có rất nhiều người làm chính trị lỗi lạc – “những chính trị gia” nổi tiếng. Bởi lẽ, nếu không có những người làm chính trị lỗi lạc thì không có cuộc Cách mạng Tháng Tám thành công, không thể giải phóng được cho nhân dân lao động Việt Nam thoát khỏi ách thống trị của đế quốc, thực dân, thoát khỏi kiếp nô lệ trở thành người dân tự do, người làm chủ vận mệnh của quốc gia, dân tộc như ngày nay.
Sự thất bại của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ ở Việt Nam và Đông Dương, cũng như sự đầu hàng vô điêu kiện của ngụy quân, ngụy quyền trong chiến thắng mùa xuân 1975, là chiến thắng tất yếu của đường lối chính trị đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam; là chiến thắng của tinh thần yêu nước, của truyền thống đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nếu học giả cho rằng “Việt Nam Cộng hòa và Mỹ thua xiểng niểng”, trước hết là thua về “nói dóc”, chớ không hề thua về quân sự” thì bản thân học giả thực sự chẳng hiểu gì về chính trị, cũng như quân sự; nếu đúng là như vậy thì xin học giả cũng nên thôi đừng luận bàn về chính trị, cũng như quân sự làm gì để cho thiên hạ chê cười. Trên thực tế, chính trị, quân sự đều có nghệ thuật nhưng cái nghệ thuật của quân sự, cũng như chính trị hoàn toàn không phải cái gọi là “nói dóc” như tác giả luận bàn. Mỹ và Việt Nam Cộng hòa mà thua vì “nói dóc” như học giả quan niệm thì cái cách “nói dóc” mà học giả quan niệm đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật chính trị, cũng như đỉnh cao của nghệ thuật quân sự mà các nhà khoa học trên thế giới phải dày công nghiên cứu, các sổ sách lịch sử của Việt Nam cũng như của thế giới phải ghi thành những trang vàng đáng để lưu truyền cho đời sau học hỏi.
Ngày nay, trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước để từng bước đi tới sánh vai với các cường quốc, cũng phải thừa nhận rằng Đảng Cộng sản Việt Nam và những “chính trị gia” của Việt Nam quá tài tình, lỗi lạc, điều đó đã được phản ánh bằng sự phát triển ổn định của đất nước và những thành tựu đạt được trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh. Sở dĩ đạt được những thành tựu đó, phải chăng là do công cuộc đổi mới toàn diện đất nước của Việt Nam có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, có các nhà hoạt động chính trị lỗi lạc đảm đương các trọng trách, trên các cương vị trong bộ máy Đảng, bộ máy Nhà nước từ Trung ương đến địa phương- “những chính trị gia” tài ba như báo chí quan niệm.
Trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực như hiện nay nếu những ai thật sự có am hiểu về chính trị, có tâm trong sáng, tất cả vì dân tộc, vì sự nghiệp cách mạng của nhân dân lao động, của dân tộc Việt Nam thì không thể không thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; vai trò của các “chính trị gia” tài ba, lỗi lạc và cũng không thể không thừa nhận đất nước phát triển ngày càng tươi đẹp và phồn vinh hơn. Tất cả những ý kiến đối lập đều có dụng ý xấu, muốn tranh dành quyền lực chính trị với Đảng, muốn đi ngược lại quyền và lợi ích của quốc gia – dân tộc, của toàn thể nhân dân lao động. Đó là sự xuyên tạc, vu khống, chống Đảng, Nhà nước – Căn bệnh “nói dóc” cần chữa trị ngay./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét