Thứ Hai, 31 tháng 7, 2017

ĐỂ DUY TRÌ VÀ TĂNG CƯỜNG CƠ SỞ VẬT CHẤT QUỐC PHÒNG QUÂN ĐỘI PHẢI THAM GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐẤT NƯỚC

Trên không gian mạng hiện nay, khi nói đến vấn đề Quân đội tham gia lao động sản xuất, phát triển kinh tế đất nước còn có luồng dư luận cho rằng: “Quân đội không nên làm việc đó mà tập trung vào nhiệm vụ huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu.”. Thoáng qua, loại ý kiến này có lý, nhưng xét từ bản chất, truyền thống của Quân đội ta thì ý kiến đó không phù hợp. Bởi, nếu chỉ tập trung vào nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu (vẫn biết rằng đây là nhiệm vụ chủ yếu và nòng cốt của Quân đội) thì không tận dụng được nguồn vật chất kỹ thuật mà Quân đội đang quản lý còn nhàn rỗi để tham gia phát riển kinh tế - xã hội; dẫn tới tiềm lực vật chất quốc phòng sẽ suy giảm, gánh nặng ngân sách nhà nước chi cho quốc phòng sẽ tăng nhanh chóng, ảnh hưởng tới nợ công và nền kinh tế nước ta. Đồng thời, không rèn luyện và phát huy được tay nghề của đội ngũ cán bộ, nhân viên ở những đơn vị quân đội có khả năng tham gia lao động sản xuất, phát triển kinh tế xã hội.
Thực tế cho thấy, cơ sở vật chất quốc phòng của bất kỳ quốc gia nào đều tồn tại ở 2 dạng là dự trữ trong Quân đội (dự trữ nóng) và dự trữ tiềm tàng trong nền kinh tế quốc dân (khi cần có thể huy động). Việc dự trữ nóng tuy dễ dàng sử dụng khi có tình huống quốc phòng nhưng rất tốn kém do phải mua, cất chứa và bảo trì. Đơn cử, để có 100 chiếc trực thăng vận tải loại EC-225, Nhà nước phải đầu tư 10.000 tỷ đồng mua trang bị, chi phí cất chứa và bảo đảm kỹ thuật cho một vòng đời máy bay (khoảng 20 năm) ít nhất là 600 tỷ (khoảng 6% giá trị trang bị), khiến tổng chi phí sẽ là 10.600 tỷ đồng. Như vậy, chi phí cho toàn bộ hệ thống trang thiết bị quân sự sẽ cao hơn rất nhiều.
Nếu cơ sở vật chất quốc phòng được dự trữ trong nền kinh tế, như: ô-tô, tàu thuyền, các cơ sở sản suất, cảng biển,… sẽ ít tốn kém do chỉ phải chi phí về công tác đăng ký quản lý; nhưng tỷ lệ trang bị ảo rất cao, khả năng huy động chậm, tài sản cố định hữu hình bị khấu hao nên dự trữ kỹ thuật không đúng theo dự kiến. Do vậy, phần lớn các nước chọn giải pháp kết hợp giữa 2 loại hình dự trữ này để củng cố vật chất quốc phòng. Ở Việt Nam, kế thừa và phát huy kinh nghiệm truyền thống, Đảng ta chủ trương kết hợp kinh tế với quốc phòng là vấn đề cốt lõi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Để bảo đảm trang bị, vật chất cho bất kỳ tình huống nào thì Quân đội cần phải nắm một số cơ sở vật chất quan trọng đủ để phục vụ chiến đấu trong những ngày đầu chiến tranh. Trừ các loại vũ khí, trang bị bắt buộc phải dự trữ nóng thì những trang bị có tính chất lưỡng dụng, như: thông tin - viễn thông, vận tải, gia công cơ khí, xây dựng,… rất cần thiết phải đưa ra làm kinh tế vì các lý do sau:
Một là, tận dụng công suất dư thừa để phục vụ nền kinh tế. Các hệ thống trang bị có thể phục vụ cho quốc phòng và sản xuất hàng quốc phòng sẽ không có bất kỳ tổ chức, cá nhân nào dám đầu tư, vì: dây chuyền máy móc rất đắt tiền; chuyển giao công nghệ và đào tạo nhân lực tốn kém; bảo trì, sửa chữa khó khăn; không bao giờ hoạt động hết công suất trong thời bình (lắp đặt dự trữ công suất cho thời chiến),… khiến việc thu hồi vốn là không thể. Vì vậy, khi Nhà nước đã đầu tư thì các đơn vị quốc phòng cần tận dụng công suất dư thừa để sản xuất các mặt hàng dân dụng, như: Bao bì, hòm hộp, các chi tiết máy móc, sản phẩm nhôm, inox, cao su; cung cấp các dịch vụ sửa chữa,… góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Hai là, giúp chuyển giao công nghệ, đào tạo và duy trì nguồn nhân lực. Công nghệ quân sự là bí quyết của mỗi quốc gia, nó chỉ được chuyển giao khi có cái mới thay thế. Quá trình chuyển giao khá lâu dài do phụ thuộc lộ trình hợp tác giữa Chính phủ các nước; dẫn tới chỉ có Nhà nước mới có khả năng tiếp nhận công nghệ quân sự từ nước ngoài, đào tạo nhân lực ban đầu để khai thác các hệ thống thiết bị quân sự đã đầu tư. Để duy trì, nâng cao chất lượng và mở rộng nguồn nhân lực trên lĩnh vực đó, Bộ Quốc phòng phải cho các đơn vị nắm giữ công nghệ tham gia quá trình sản xuất thương mại các sản phẩm công nghiệp nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực cho các doanh nghiệp ngoài Quân đội; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đó có thể sản xuất hàng cung cấp cho quốc phòng khi có yêu cầu; đặc biệt là các mặt hàng có yêu cầu hàm lượng khoa học cao, như: điện tử kĩ thuật cao, luyện kim, hoá chất, đóng tàu v.v.
Ba là, nâng cao số lượng, chất lượng và khả năng chiến đấu của trang bị,  đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất thiết bị quân sự. Bằng việc kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ phục vụ xã hội, các doanh nghiệp quân đội đã thu được nguồn vốn không nhỏ; không những có thể bù chi phí bảo trì máy móc và hao phí tài sản cố định, mà còn đủ để tái đầu tư nâng cấp, mở rộng hệ thống trang bị, nghiên cứu sản xuất nhiều sản phẩm phục vụ quốc phòng và xã hội. Đơn cử, tập đoàn Viettel khi mới thành lập (năm 1989) chỉ hoạt động xây dựng các công trình viễn thông (ăng ten, tuyến vi-ba, cáp quang,…); sau đó cung cấp thêm các dịch vụ điện thoại cố định, VoIP quốc tế, truy cập Internet; tiến tới cung cấp các dịch vụ di động, viễn thông. Hiện nay, Viettel đã cung cấp dịch vụ và cơ sở hạ tầng viễn thông ở 9 quốc gia với hơn 60 triệu thuê bao trên toàn cầu; nâng cấp mạng điện thoại quân sự từ tổng đài thủ công thành tự động, trang bị điện thoại quân sự 6 số đến cấp đại đội trong toàn quân. Đặc biệt, Viettel triển khai lắp đặt hơn 300 điểm cầu truyền hình cho các đơn vị quân đội trong cả nước,… góp phần nâng cao khả năng chỉ huy và sức mạnh sẵn sàng chiến đấu của Quân đội. Bên cạnh việc sản xuất các thiết bị di động giá rẻ cung cấp cho thị trường, Tập đoàn còn nghiên cứu sản xuất thành công nhiều thiết bị quân sự, như: máy điện thoại cố định, máy vô tuyến điện VRU-25, hệ thống thông tin di động,… nhất là các thiết bị có hàm lượng công nghệ cao, như: ra-da, thiết bị bay không người lái, góp phần tự chủ hóa hệ thống vũ khí trang bị của Việt Nam.
Những đóng góp của các công ty, doanh nghiệp quân đội cho nền kinh tế và nền quốc phòng toàn dân là rất to lớn, khó đong đếm được. Nhưng cơ sở vật chất quốc phòng được nâng cao là nhờ Quân đội tham gia sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội./.
Tre Việt

Thứ Tư, 19 tháng 7, 2017

BÀI CA KHÔNG QUÊN

BÀI CA HY VỌNG - TÌNH CA

ĐẤT NƯỚC TÌNH YÊU

TỔ QUỐC GỌI TÊN MÌNH

PHẠM THU HÀ: TỰ NGUYỆN

QUÂN ĐỘI THAM GIA LÀM KINH TẾ LÀ NHIỆM VỤ CHÍNH TRỊ CHỨ KHÔNG PHẢI KINH TẾ ĐƠN THUẦN

Thời gian gần đây trên một số tờ báo và trên các trang mạng xã hội xuất hiện nhiều bài viết, ý kiến cho rằng đã đến lúc quân đội không nên làm kinh tế. Quân đội tham gia làm kinh tế sẽ ảnh hưởng tới chức năng, nhiệm vụ SSCĐ, bảo vệ Tổ quốc của quân đội. Thực chất vấn đề này ra sao và có dụ ý gì, với sự phân tích của các chuyên gia, nhà nghiên cứu sẽ giúp quý vị và các đồng chí hiểu rõ hơn về bản chất của vấn đề.
http://www.qpvn.vn/tin-video/quan-doi-tham-gia-lam-kinh-te-la-nhiem-vu-chinh-tri-chu-khong-phai-kinh-te-don-thuan.html

Mai Hữu Tín lợi dụng vấn đề đối thoại để chống phá cách mạng

Thời gian qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn có những người đã cố tình lợi dụng vấn đề dân chủ, đối thoại để chống phá, xuyên tạc, phủ nhận mọi nỗ lực, cố gắng của Đảng và Nhà nước ta trong giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh, cũng như trong công cuộc kiến thiết đất nước, điển hình trong số đó là Mai Hữu Tín với bài viết “Thương Thảo hay đối thoại”. Bài viết cố tình xuyên tạc, bôi xấu các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thể hiện mưu đồ chống phá sự nghiệp cách mạng của nước ta.
Không chỉ có ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới vấn đề đối thoại trực tiếp, hoặc gián tiếp luôn được người dân đặc biệt quan tâm, coi đây là công cụ hữu ích đã để đánh giá năng lực, trình độ phẩm chất của những người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương. Đối thoại về bản chất là thảo luận, trao đổi thẳng thắn, trong sinh hoạt của các tổ chức chính trị – xã hội. Ở Việt Nam,vấn đề đối thoại đã có từ lâu, không phải đến bây giờ vấn đề này mới được đưa lên bàn nghị sự, trở thành vấn đề thời sự nóng hổi, mà đối thoại đã trở thành thói quen nề nếp, thường xuyên trong sinh hoạt của Đảng, Nhà nước ta. Đặc biệt ở trong các kỳ họp Quốc hội, các đại biểu quốc hội đã chất vấn, đối thoại với các thành viên Chính phủ rất sôi nổi, thẳng thắn, nghiêm túc, được đông đảo cử chi hoan nghênh, đồng tình ủng hộ. Việc tăng cường đối thoại với nhân dân là tạo niềm tin, động viên, khích lệ nhân dân tham gia xây dựng Đảng; lắng nghe dân góp ý để tự “sửa mình” ngày càng hoàn thiện hơn. Vì vậy, việc tổ chức đối thoại thể hiện tính dân chủ, công khai, minh bạch của Đảng, Nhà nước ta trong hoạch định các chính sách phát triển kinh tế – xã hội; đảm bảo an sinh xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh.
Thông qua chất vấn, đối thoại trực tiếp với nhân dân, các cấp ủy, đảng viên sẽ tiếp cận được những vấn đề bức xúc, trì trệ đang phát sinh và tồn tại trong cuộc sống để có những biện pháp hữu hiệu khắc phục, nhằm xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh. Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết một năm triển khai thực hiện Chỉ thị 05-CT/ TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, cho biết Ban Tuyên giáo Trung ương đang chờ Ban Bí thư thông qua một văn bản hướng dẫn về việc “tổ chức trao đổi và đối thoại với những cá nhân có ý kiến và quan điểm khác với đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước”. Rõ ràng, Mai Hữu Tín đã quá ấu trĩ hoặc cố ý hiểu sai về bản chất của đối thoại ở nước ta hiện nay, gã này đã lợi dụng đối thoại để tuyên truyền, cổ suý cho những hành vi bạo lực trái pháp luật.
Sự thật lịch sử ở Việt Nam và các nước trên thế giới đã bác bỏ hoàn toàn cho những nhận định mơ hồ, mang đầy ý kiến cá nhân chủ quan, khi quy chụp, võ đoán cho rằng: đối thoại về thực chất của Đảng và Nhà nước ta chỉ là “một trò” đối phó;  “con bài” đối thoại với các lực lượng chính trị đối lập, nó chỉ là một thứ hàng trang trí, một nơi trú ẩn khi còn đường lùi cho cuộc gặp ngày mai. Trong quá trình lãnh đạo, điều hành mọi mặt của đời sống xã hội, cấp ủy, chính quyền không thể không có những hạn chế, thiếu sót. Do vậy, việc đối thoại sẽ giúp cho đội ngũ cán bộ các cấp nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị, sáng kiến của nhân dân về các lĩnh vực trong cuộc sống, nhất là những vấn đề mới nảy sinh trong xã hội liên quan đến quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người dân. Đồng thời, đây cũng là dịp tuyên truyền, phổ biến, đưa chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước đến với nhân dân một cách trực tiếp, tạo sự đồng thuận, thống nhất giữa cấp ủy, chính quyền với nhân dân trong quá trình tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của địa phương, giúp cho mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền với nhân dân ngày càng bền chặt, gần gũi thân thiết, củng cố niềm tin, tạo nên đồng thuận xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Việc gì có quần chúng tham gia bàn bạc, khó mấy cũng trở nên dễ dàng và làm được tốt”. Làm tốt công tác tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy với nhân dân sẽ mở ra, giải quyết được nhiều vấn đề hơn, tạo được lòng tin với nhân dân. Thiết nghĩ, Mai Hữu Tín hãy tỉnh táo suy nghĩ trước khi đưa ra bình luận về một vấn đề nào đó, đừng có hồ đồ, quy chụp, tuyên truyền, xuyên tạc chống Đảng, Nhà nước.
Nhanvanviet


Mơ tưởng hão huyền của Bùi Thanh Truyết


Chẳng biết Bùi Thanh Truyết (người vừa có bài viết “Thử nhận diện thành phần chấp nhận sự thay đổi của Đảng Cộng sản Việt Nam” đăng trên trang mạng danlambao) là ai, nhưng tôi thấy đó là một bài viết văn phong chắp vá, câu cú lủng củng, nội dung thì lộn xộn không bằng một đứa trẻ tiểu học. Thế mà còn kêu gọi, mong muốn tổ chức được một lực lượng đủ mạnh để thực hiện trận “xa luân chiến” chống lại Đảng, chống lại quân đội và công an. Đó chỉ là một giấc mơ hão huyền trong tuyệt vọng mà thôi.
1. Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam (bao gồm Quân đội nhân dân và Công an nhân dân) ra đời do yêu cầu đòi hỏi tất yếu của sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ khi ra đời đến nay, lực lượng vũ trang luôn là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với lực lượng vũ trang là một nguyên tắc nhất quán từ khi lực lượng vũ trang nhân dân thành lập. Đây là nguyên tắc xuất phát từ đòi hỏi tất yếu để thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử vẻ vang của Đảng và mục tiêu lý tưởng của lực lượng vũ trang. Nguyên tắc lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam hoàn toàn không phải là sự “ép buộc” của Đảng. Thực chất những yêu sách của Mai Thanh Truyết và một số kẻ cơ hội là muốn phá hoại nguyên tắc này, công kích, xuyên tạc đòi xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang. Luận điệu của Mai Thanh Truyết trong bài viết không phải là vấn đề gì mới, vấn chỉ là sự “xào sáo” những luận điệu cũ rích mà thôi. Lâu nay, trên các diễn đàn xã hội, đã không ít kẻ cơ hội như Mai Thanh Truyết vẫn luôn rêu rao, kêu gọi, cổ súy cho vấn đề này. Họ tung ra những luận điệu rằng, “Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam chỉ là của quốc gia, dân tộc, không cần đặt dưới sự lãnh đạo của đảng phái, lực lượng chính trị nào”, hoặc “Quân đội, công an chỉ phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân và chủ quyền quốc gia”. Họ còn “góp ý”, “kiến nghị” yêu cầu Đảng Cộng sản Việt Nam phải “duy trì tính trung lập chính trị của lực lượng vũ trang”; quân đội và công an phải “đứng ngoài chính trị”. Thậm chí, họ còn đưa ra yêu cầu hết sức phi lý, ngang ngược là phải bỏ nội dung lực lượng vũ trang tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, được ghi trong Hiến pháp; khuyến nghị Việt Nam “học tập kinh nghiệm xây dựng lực lượng vũ trang theo mô hình của quân đội tư sản”.
2. Tôi chắc chắn rằng những lời kêu gọi của ông và đồng bọn sẽ không bao giờ lay chuyển thay đổi bản chất cách mạng của quân đội và công an, những chiêu trò và “mơ ước” của ông và đồng bọn chỉ là những mơ tưởng hão huyền. Đó chỉ là sự dối trá, thâm thù của bọn phản tặc đối với Đảng, Nhà nước Việt Nam. Tôi biết, vì lòng thâm thù chế độ cộng sản chủ nghĩa nên các ông mới có những lời lẽ xuyên tạc và kích động như vậy, thực ra trong thâm tâm các ông đang tự lừa dối lòng mình.
Mọi hoạt động chống phá của ông và các thế lực thù địch nhằm làm tê liệt, vô hiệu hóa vai trò lãnh đạo của Đảng, phủ nhận nguyên tắc “Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt” đối với lực lượng vũ trang nhân dân sẽ càng làm cho Đảng Cộng sản Việt Nam, Quân đội và Công an nâng cao tinh thần cảnh giác. Những hành động xuyên tạc, phá hoại, kêu gọi và tập hợp lực lượng để âm mưu làm cuộc “luân chiến xa”(như mơ ước của Mai Thanh Truyết) hòng phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với lực lượng vũ trang nhân dân không bao giờ thành sự thật, mà chỉ làm cho nhân dân Việt Nam và cán bộ chiến sĩ Quân đội nhân dân, Công an nhân dân thêm căm thù các thế lực phản động, nâng cao cảnh giác cách mạng và ý chí quyết chiến, quyết thắng mà thôi./.
Nhanvanviet


Thứ Bảy, 8 tháng 7, 2017

QUÂN ĐỘI THAM GIA LAO ĐỘNG SẢN XUẤT, TẠI SAO KHÔNG?


Xét về bản chất, Quân đội ta là quân đội nhân dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Việc tăng gia sản xuất đã là truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong kháng chiến, hễ đi đến đâu là cán bộ, chiến sĩ quân đội đều phải trồng trọt, dù rằng đơn vị có di chuyển đến địa điểm khác vẫn phải trồng trọt. Làm như vậy để tạo ra nguồn hậu cần tại chỗ cho đơn vị khác khi đến có nguồn sử dụng, đảm bảo sức khỏe và chiến đấu giành thắng lợi. Trong hòa bình, với bản chất, truyền thống của Quân đội ta việc tiếp tục tăng gia sản xuất cũng rất cần thiết. Về chức năng, Quân đội ta là đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân lao động sản xuất. Vẫn biết rằng, Quân đội là lực lượng nòng cốt trong bảo vệ Tổ quốc, nhưng không có nghĩa là không tham gia xây dựng đất nước. Thông qua thực hiện chức năng đội quân lao động sản xuất, quân đội đã và đang tăng cường tiềm lực quốc phòng, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Các đơn vị quân đội thường xuyên tổ chức tăng gia sản xuất đáp ứng yêu cầu phần lớn rau xanh và một phần quan trọng thực phẩm bổ sung cho bữa ăn của bộ đội lại không cần thiết sao? Doanh nghiệp quân đội với hai loại hình: (1). Loại doanh nghiệp thuần túy kinh tế thì phải hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, bình đẳng như các doanh nghiệp dân sinh khác. (2). Loại hình doanh nghiệp quốc phòng, trong thời bình phải tham gia sản xuất dân sinh, khi thời chiến thì chuyển sang sản xuất quốc phòng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Nếu các doanh nghiệp quốc phòng này không sản xuất dân sinh thì không có nguồn kinh phí hoạt động, phải trông chờ vào nguồn ngân sách quốc phòng eo hẹp thì còn đâu nguồn vốn đầu tư cho hiện đại hóa quân đội? Mặt khác, có sản xuất dân sinh thì mới đảm bảo cuộc sống của công nhân quốc phòng và điều quan trọng là giữ gìn tay nghề của nguồn nhân lực này, nếu không thì không thể xoay sở kịp khi có yêu cầu sản xuất quốc phòng. Hơn nữa, một số lĩnh vực quân đội không thực hiện thì khó có lực lượng nào thực hiện được. Chẳng hạn, một số lĩnh vực sản xuất quốc phòng thì phải do doanh nghiệp quốc phòng đảm nhiệm, vừa đảm bảo bí mật quân sự, vừa đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội, bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Quân đội cũng được Chính phủ giao xóa đói giảm nghèo ở các huyện khó khăn nhất trong số 62 huyện nghèo của cả nước theo Nghị quyết 30 a của Chính phủ.

Với việc xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng trên các địa bàn chiến lược, trọng yếu về quốc phòng - an ninh, các đoàn kinh tế - quốc phòng đã phối hợp với địa phương xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, tổ chức quy hoạch, bố trí lại dân cư, tạo việc làm, điều kiện bền vững cho các hộ dân định cư lâu dài, hình thành các điểm, cụm dân cư tập trung trên vành đai biên giới, địa bàn xung yếu, tạo thế bố trí chiến lược mới trên các địa bàn, hướng chiến lược. Từ năm 2000 đến nay, các đoàn kinh tế - quốc phòng đã đỡ đầu, đón nhận trên 101.000 hộ dân vào sinh sống, lập nghiệp trong các khu kinh tế - quốc phòng; xây dựng mới 536 điểm dân cư tập trung với trên 32.000 hộ dân; xóa 344 thôn, bản “trắng” đảng viên; củng cố, giúp hàng nghìn chi bộ, tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở đi vào hoạt động nền nếp có hiệu quả, v.v. Điều đó tạo ra nguồn lực tại chỗ cho sự nghiệp quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc. Cán bộ, chiến sĩ, công nhân, người lao động các binh đoàn 15, 16 làm nhiệm vụ phát triển kinh tế, tăng cường quốc phòng trên biên giới Nam Trung Bộ và biên giới phía Tây Nam Tổ quốc chẳng nhẽ lại không cần sao? Vì thế, ai đó cho rằng, Quân đội chỉ tập trung huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu mà không tham gia lao động sản xuất, phát triển kinh tế là không có cơ sở./.
(Trí Hiếu)

ĐÂU PHẢI ĐỘI QUÂN NHÀ NGHỀ

Vừa qua, một số trang mạng lề trái và tài khoản Facebook, Twitter, Youtube,… lợi dụng một số thông tin liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Quân đội để xuyên tạc, chống phá Quân đội ta với những tin bài, như: “Nếu Quân đội Cộng sản Việt Nam không làm kinh tế nữa, mọi người hy vọng điều gì?”, Mừng vì “quân đội sẽ không làm kinh tế”, v.v. Họ phủ nhận chức năng đội quân lao động sản xuất, tuyệt đối hóa chức năng chiến đấu, nhằm biến Quân đội ta thành đội quân nhà nghề như các nước phương Tây. Điều đó xa lạ với bản chất, truyền thống của Quân đội ta.
Thực vậy, Quân đội nhân dân Việt Nam - tiền thân là Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, được thành lập ngày 22-12-1944. Ngay từ khi ra đời, theo Chỉ thị của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân - đội quân chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam vừa làm nhiệm vụ chiến đấu, đánh giặc, vừa làm nhiệm vụ tuyên truyền, vận động cách mạng trong quần chúng nhân dân, phát triển lực lượng và vừa phải tăng gia, sản xuất, tự túc lương thực, thực phẩm để nuôi quân, mua sắm vũ khí, trang bị để chiến đấu và công tác. Như vậy, ngay từ khi ra đời, Quân đội ta đã có chức năng là: Đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân lao động sản xuất. Đó cũng là bản chất, truyền thống của Quân đội ta; và là sự khác biệt với quân đội các nước khác trên thế giới.
Thực hiện chức năng đội quân chiến đấu, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự thương yêu đùm bọc của nhân dân, từ 34 chiến sĩ đầu tiên, Quân đội ta không ngừng trưởng thành, lớn mạnh; đã đánh bại 2 đế quốc sừng sỏ là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, ghi dấu mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Thực hiện chức năng đội quân công tác, Quân đội ta luôn gắn bó mật thiết, đồng cam cộng khổ với nhân dân. Sống trong lòng nhân dân, bộ đội ta luôn tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; đoàn kết đấu tranh, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; ra sức giúp dân xóa đói giảm nghèo, xóa mù chữ, khám chữa bệnh, đẩy mạnh sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Quân đội ta cũng là lực lượng xung kích trong cứu hộ, cứu nạn, phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai; giải quyết các hậu quả lâu dài của chiến tranh, như: khắc phục hậu quả bom mìn, chất độc Đi-ô-xin,… giải phóng đất đai phục vụ sản xuất, an sinh xã hội.
Và đội quân lao động sản xuất, với tinh thần “sản xuất cũng là một mũi tiến công”, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Quân đội ta luôn nêu cao tinh thần tự lực tự cường, tích cực tăng gia, sản xuất cải thiện đời sống bộ đội; tham gia sản xuất xây dựng hậu phương lớn miền Bắc; khắc phục khó khăn, thiết lập những binh trạm, căn cứ hậu cần tại các vùng chiến lược, như: Chiến khu C, Chiến khu D, miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên,… sản xuất, cung cấp vũ khí, nhu yếu phẩm cho bộ đội.
Đặc biệt, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Quân đội đã phát huy vai trò xung kích, nòng cốt trong tham gia xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội gắn với xây dựng tiềm lực và thế trận quốc phòng toàn dân trên các địa bàn chiến lược, vùng sâu, vùng xa, biên giới, ven biển, đảo. Trong đó, tiêu biểu là việc xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng, tạo điều kiện bền vững cho hàng chục nghìn hộ dân sinh sống, định cư lâu dài trên vành đai biên giới và địa bàn xung yếu, hình thành thế bố trí chiến lược mới trên các địa bàn chiến lược, trọng yếu về quốc phòng - an ninh. Các khu kinh tế - quốc phòng đã và đang phát huy hiệu quả to lớn cả về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh, được Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các địa phương và nhân dân đánh giá cao, thực sự trở thành nhân tố quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo, phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường quốc phòng - an ninh của đất nước.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp quân đội phần lớn được hình thành từ các cơ sở công nghiệp hậu cần, kỹ thuật, các đơn vị làm kinh tế trong chiến tranh trước đây, đã tích cực đổi mới, phát triển, chuyển đổi mô hình tổ chức, hoạt động, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và yêu cầu nhiệm vụ quân sự, quốc phòng. Đáng ghi nhận là, chỉ tính riêng năm 2016, tổng doanh thu của các doanh nghiệp quân đội đạt gần 350 nghìn tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt hơn 43 nghìn tỷ đồng; nộp ngân sách Nhà nước hơn 40 nghìn tỷ đồng. Điều đó khẳng định vai trò to lớn của Quân đội trong lao động sản xuất, tham gia phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng. Đồng thời, khẳng định bản chất, truyền thống của Quân đội ta từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, luôn gắn bó máu thịt với nhân dân nên không thể và không bao giờ chỉ biết có chiến đấu như quân đội nhà nghề mà còn biết làm công tác dân vận, vận động quần chúng và lao động sản xuất, tham gia phát triển kinh tế đất nước./.
(Tre Việt)