Sáng ngày 11/10/2022, mức học phí mới áp dụng cho các cơ sở giáo dục công lập từ mầm non tới trung học phổ thông được năm học 2022-2023 thông qua bởi Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể mức học phí trước đó là 60.000 đồng/học sinh/tháng được thay đổi thành 300.000 đồng/học sinh/tháng. Lợi dụng vấn đề này Vịt Tân đã làm một phép chia đơn giản lấy 300.000 chia cho 60.000 được 5 rồi lại tự đặt câu hỏi với sự tăng vọt học phí như vậy thì tương lai đất nước sẽ đi về đâu. Đất nước này đi về đâu là việc của đất nước chúng tôi, những kẻ bợ đ*t Mẽo, đu càng, 3 que xỏ lá thì có nước đâu mà đòi đau xót.
Đối với một phép chia, bọn chúng không sai ở đâu cả, và cả những người chưa kịp tìm hiểu thì cũng sẽ bị Vịt Tân đánh tráo sự việc. Nhưng sự việc không phải chỉ một phép chia mà đã có thể vội vàng đi đến kết luận. Vậy nên xin phép được giải thích cho các con giời rận chủ và cả những bạn chưa hiểu như thế này.
Đầu tiên, mức học phí hoặc bất kể một chi phí dịch vụ công nào cũng không thể giữ nguyên mãi mãi mà sẽ tăng giảm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có sự lạm phát của đồng tiền và cách dễ nhất để đo lường là dựa vào chỉ số giá tiêu dùng (CPI) thống kê hằng năm. Chỉ số này tăng đồng nghĩa với việc các chi phí trên cũng phải được tăng theo để đảm bảo quy luật của nền kinh tế.
Hãy cùng coi lại mức học phí cũ, tức là mức học phí 60.000 đồng/học sinh/tháng. Mức học phí này được thành phố Hồ Chí Minh áp dụng từ năm học 2015-2016 theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP quy định về Cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021. Tức là mức học phí này đã có quy định cách đây 6 năm.
Mặt khác, theo Khoản 2, Điều 4 thì từ năm học 2016-2017 trở đi, học phí được điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng bình quân hằng năm do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo. Chúng ta đều biết rằng, chỉ số giá tiêu dùng hằng năm đều tăng, và việc tp Hồ Chí Minh giữ nguyên mức học phí chính là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giáo dục và đào tạo.
Sau khi Nghị định 86 năm 2015 hết hiệu lực, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định số 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo. Theo đó, năm học 2021-2022 sẽ căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương và không vượt mức trần khung học phí đã ban hành năm 2020-2021. Thực tế tp Hồ Chí Minh đã giữ nguyên mức học phí do khó khăn gặp phải khi đối đầu với đại dịch Covid-19.
Đặc biệt theo dõi Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 86/2015/NĐ-CP và Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP, có thể dễ dàng nhận ra rằng mức học phí 60.000 đồng hay 300.000 đồng đều là mức học phí tối thiểu có thể áp dụng.
Tóm lại, phép chia chỉ diễn ra trong 1 giây thực chất lại là cả một quá trình khách quan và tất yếu kéo dài tới 6-7 năm. Bên cạnh đó, chúng ta đều thấy được tp Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện hết mức có thể cho hệ thống giáo dục bằng cách luôn áp mức học phí thấp nhất có thể. Cái luận điệu xuyên tạc của Việt Tân thì cũng không lạ là mấy nhưng trình độ tri thức của chúng đúng là càng ngày càng dốt nát. Chỉ biết hóng hớt chuyện xã hội rồi lại đi gào thét tất cả tại Cộng sản. Hiền tài đất nước đào tạo ra vẫn còn nhiều lắm không cần Tân lo, các chính sách cũng được tính toán kỹ lắm nên đất nước mới phát triển vượt bậc đến vậy. Mời Tân về đây xem đất nước Việt Nam đã đổi thay tốt đẹp như thế nào.
<Nguyễn Anh>
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét