Thứ Hai, 27 tháng 11, 2017

KHÓC MƯỚN!


          Ngày 23/11/2017, cây bút Đỗ Hồng có bài viết “Chiến sĩ văn hóa” trên Blogger Danlambao. Trong bài viết này tác giả đã chủ quan, càn dở khi cho rằng: Xã hội Việt Nam dưới thời cộng sản sau năm 1975 không còn có những quyền tự do căn bản nhất của con người và văn hóa thì nghèo nàn hay không muốn nói là suy đồi. Tuy chưa đến đỗi vô văn hóa, nhưng xã hội này dường như đã trở thành một vùng rừng rú suốt hơn 42 năm qua?
          Vậy thưa tác giả Đỗ Hồng, cái mà ông ca ngợi là “văn hóa” hay “văn hóa cao” theo tiêu chí cá nhân ông của thời ngụy quyền Việt Nam cộng hòa ấy nó giàu bản sắc và giá trị đến cỡ nào? Về vật chất: đó là một nền văn hóa thực dụng, chạy theo văn hóa phương Tây suy đồi, biết bao cô gái từ thôn quê đến thành thị làm cái nghề nhơ nhớp bán thân nuôi mình và khi miền Nam giải phóng đã để lại hậu quả 50.000 đứa trẻ con lai có thể được coi là thành tựu giao lưu văn hóa Đông  - Tây chăng?

          Quân đội ngụy, cảnh sát ngụy dùng các phương tiện chuyên biệt để buôn bán ma túy, đầu độc giới trẻ tràn lan - ấy là thành tựu văn hóa sao? 
Còn về văn hóa tinh thần – dù là những người có hiểu biết nhưng anh em nhà họ Ngô vì cổ súy cho Đạo Thiên chúa mà đàn áp các tăng ni, phật tử để đến nỗi các nhà sư phải tự thiêu thì có thể ca ngợi thế nào nhỉ?
          Cái sự phồn vinh của xã hội miền Nam Việt Nam trước năm 1975 là nhờ hoàn toàn vào viện trợ của nước ngoài – đặc biệt là Mỹ thì bên trong sự hào nhoáng ấy có còn hồn cốt dân tộc chúng ta không thưa ông Đỗ Hồng?
          Dân tộc Việt Nam đã tốn bao xương máu để đất nước thống nhất, giang sơn thu về một mối sau cái ngày 30/4 lịch sử ấy – và cái ngày ấy cả thế giới xuống đường vẫy cờ hoa chúc mừng, ngưỡng mộ dân tộc Việt Nam có độc lập, tự do toàn vẹn – sao ông lại có thể phủ nhận cái gọi là chân lý nhỉ?
          Từ khi đất nước thống nhất cho dến nay, điều hiển nhiên là văn hóa được chăm lo, quan tâm và phục hưng, phát triển. Hàng loạt các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới: Từ vịnh Hạ Long đến Cung đình Huế, tháp Chàm Mỹ Sơn, phố cổ Hội An đến tục thờ cúng Hùng Vương, hát Xoan Phú Thọ…các giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn, các giá trị văn hóa hiện đại được chọn lọc, bổ xung, thâu hóa dưới con mắt của ông hóa ra lại là sự suy đồi! lạ, lạ quá, lạ cho cái cách suy nghĩ của ông, cái cách xuyên tạc của ông và vì thế không khó để nhận ra cái động cơ khóc mướn của ông. Đọc xong bài viết tôi cứ nghĩ sao lại là Đỗ Hồng được nhỉ? Tên ông, hay bút danh của ông phải là Đỗ Đen mới đúng – cho dù nói thế cũng oan gia cho họ nhà đỗ đen thực sự có ích cho con người. Đỗ Hồng như ông chỉ như là một loại cỏ dại lạc loài trên thế gian này mà thôi! 
           NHN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét