Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2019


THỰC HIỆN DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG CẦM QUYỀN

50 năm sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa, Di chúc của Người tiếp tục soi sáng việc nâng cao đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay, nhằm xây dựng “Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.
Di chúc là công trình lý luận về xây dựng đảng cầm quyền.
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ vĩ đại và kính yêu của Đảng và dân tộc Việt Nam, người chiến sĩ đấu tranh không mệt mỏi, nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại, trước khi đi xa đã để lại cho dân tộc ta một văn kiện lịch sử đặc biệt, một bảo vật quốc gia, di sản vô cùng quý giá, đó là Di chúc của Người.
Bao trùm và xuyên suốt toàn bộ Di chúc là hai chữ Đảng và Nhân dân; là mối quan tâm sâu sắc, những trăn trở nhất trong suốt cuộc đời một người luôn tận trung với nước, tận hiếu với dân khi biết mình sắp phải đi xa. Những lời căn dặn trong Di chúc không chỉ là tâm tư, tình cảm của Hồ Chí Minh mà còn là những chỉ dẫn có giá trị lâu dài đối với nhiều thế hệ cách mạng không ngừng rèn luyện, đấu tranh, kết hợp tốt hai nhiệm vụ xây và chống trong Đảng, tự đổi mới và chỉnh đốn, ngày càng xứng đáng với vai trò to lớn mà lịch sử và nhân dân đã giao phó.
Di chúc chỉ có 1.431 chữ nhưng gồm 5 nội dung chính; trong đó, Hồ Chí Minh đã cân nhắc và dành để viết “TRƯỚC HẾT NÓI VỀ ĐẢNG” với 108 chữ. Người nhấn mạnh: “Việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng”, đây là nhiệm vụ chiến lược, là công việc thường xuyên để giữ vững vai trò lãnh đạo và cầm quyền của Đảng. Người khẳng định “Đảng ta là Đảng cầm quyền” và để làm tròn nhiệm vụ của một Đảng cách mạng, tiền phong, đáp ứng được nhiệm vụ lãnh đạo xã hội, Đảng phải luôn trong sạch, vững mạnh. Đảng phải lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, không ngừng nâng cao bản chất giai cấp công nhân; phải thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng và Điều lệ Đảng; xây dựng và củng cố mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân; chú trọng xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên có đức, có tài; thường xuyên chỉnh đốn và đổi mới Đảng, chăm lo bồi dưỡng lực lượng kế cận…
Do đó, để năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng được nâng cao xứng tầm với các yêu cầu, nhiệm vụ mà lịch sử dân tộc giao phó, Di chúc đã tập trung nêu những vấn đề cốt yếu của công tác xây dựng Đảng.
Tiến hành cách mạng Việt Nam là thực hiện một sự nghiệp bền bỉ, dài lâu, đòi hỏi phải có sự tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác. Do vậy, Đảng cầm quyền phải chăm lo phát triển lực lượng cho hiện tại và chuẩn bị cho tương lai một thế hệ trẻ kế cận vừa “hồng” vừa “chuyên”. Đồng thời, cách mạng Việt Nam là một bộ phận không thể tách rời cách mạng thế giới, sự vững mạnh của Đảng còn được khẳng định trong mối quan hệ đoàn kết với các đảng cộng sản và bè bạn quốc tế, vì thế, căn dặn của Người “về phong trào cộng sản thế giới” là những định hướng quan trọng cho hoạt động đối ngoại của Đảng trên “nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý có tình”.
Di chúc chỉ dẫn về nâng cao đạo đức cách mạng
Thực hiện Di chúc của Người, nửa thế kỷ qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đặc biệt quan tâm, tập trung thực hiện xây dựng và chỉnh đốn Đảng, coi đó là nhiệm vụ then chốt. Nét nổi bật trong công tác xây dựng Đảng là Đảng chú trọng đến việc củng cố, giữ vững và phát huy sự đoàn kết thống nhất trong Đảng; nghiêm túc thực hiện và phát huy nguyên tắc tập trung dân chủ; các tổ chức cơ sở đảng được chăm lo xây dựng trong sạch, vững mạnh, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu ngày một nâng cao. Đặc biệt chăm lo xây dựng đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đã chú trọng tới việc xây dựng đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. Tiếp đó, với thái độ nghiêm túc và quan điểm nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” đã nhận diện đúng và lần đầu tiên chỉ rõ 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ, đảng viên và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Xem xét, đối chiếu những biểu hiện cụ thể này hoàn toàn thuộc về tư cách, đạo đức cách mạng đã được Hồ Chí Minh căn dặn trong Di chúc.
Từ chỉ dẫn của Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên “phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”, việc nhận diện và chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm để mau chóng sửa chữa làm cho Đảng “mạnh khỏe, chắc chắn” là hết sức cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Trên cơ sở chỉ ra 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đề ra mục tiêu, quan điểm và đặc biệt lựa chọn 4 nhóm nhiệm vụ với 29 giải pháp hết sức cụ thể để đấu tranh ngăn chặn, khắc phục những khuyết điểm, nâng cao đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Cùng với đó, Đảng còn ban hành Quy định số 08- QĐi/TW về “Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương”. Quán triệt và thực hiện các nhóm nhiệm vụ và giải pháp trong Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII, cùng với trách nhiệm nêu gương, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên, những cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là người đứng đầu phải dành thời gian suy ngẫm về những điều chỉ dẫn trong Di chúc của Người. Từ đó, tự đối chiếu với tiêu chuẩn, nhiệm vụ của người cán bộ, đảng viên; nghiêm túc tìm ra những biểu hiện suy thoái để tự mình tích cực sửa chữa và khắc phục. Việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII gắn với Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” cũng chính là làm theo những chỉ dẫn của Người nêu ra trong Di chúc, để thông qua đó, mỗi cán bộ, đảng viên “thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”, “xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.

Nam Sinh


TỚI LÚC ĐI XA, TRÊN NGỰC BÁC HỒ
KHÔNG 1 TẤM HUY CHƯƠNG.....

Hồ Chủ tịch đã suốt một đời không màng vật chất, sang quý, sẵn lòng gửi đi hết mà không cần nhận lại. Tại kỳ họp Quốc hội khoá II, đúng vào dịp chuẩn bị kỉ niệm lần thứ 73 ngày sinh của Bác, các đại biểu đã nhất trí đề nghị Quốc hội trao tặng Bác Hồ huân chương cao quý nhất của Nhà nước ta.
Biết tin ấy, Bác Hồ rất cảm động. Bác nói: “Tôi vừa nhận được một tin tức làm tôi rất cảm động và sung sướng. Đó là tin Quốc hội có ý định tặng cho tôi Huân chương Sao vàng, huân chương cao quý nhất của nước ta. Tôi xin tỏ lòng biết ơn Quốc hội. Nhưng tôi xin Quốc hội cho phép tôi chưa nhận huân chương ấy. Vì sao? Vì huân chương là để thưởng người có công huân, nhưng tôi tự xét chưa có công huân xứng đáng với sự tặng thưởng cao quý của Quốc hội”.
Bác nhắc đến đồng bào miền Nam đang sống khổ, đang anh dũng kiên quyết đấu tranh xứng đáng với danh hiệu “Thành đồng Tổ quốc” và xứng đáng được tặng huân chương cao quý nhất, vì những lẽ đó, Bác đề nghị với Quốc hội: “Chờ đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc hoà bình thống nhất, Bắc Nam sum họp một nhà, Quốc hội sẽ cho phép đồng bào miền Nam trao cho tôi huân chương cao quý. Như vậy thì toàn dân ta sẽ sung sướng vui mừng”.
Năm 1967, Đảng, Chính phủ và nhân dân Liên Xô quyết định tặng Bác Huân chương Lênin – huân chương cao quý của Nhà nước Xôviết - nhưng Bác cũng từ chối, hẹn đến ngày đất nước Việt Nam thống nhất, Bắc Nam sum họp một nhà. Nhưng đến ngày vui đại thắng ấy đã không có Bác. Và cho đến lúc đi xa, trên ngực Bác vẫn không một tấm huy chương.
Phạm Dũng

DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH - SỐNG MÃI CÙNG THỜI GIAN

          50 năm qua, Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là nguồn cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phát huy tinh thần yêu nước, đại đoàn kết toàn dân tộc, vượt qua thử thách, giành những thắng lợi vẻ vang, đưa cả nước bước vào thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một dịp để chúng ta tiếp tục ôn lại lời căn dặn tâm huyết cuối cùng của Lãnh tụ kính yêu, Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới trước lúc đi xa.
          Bác Hồ kính yêu của chúng ta đi xa nhưng Người đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta một bản Di chúc vô cùng quý báu. 50 năm đã đi qua (1969 - 2019), bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn sáng rõ tầm nhìn thời đại và vẹn nguyên giá trị. Di chúc của Người vẫn là những chỉ dẫn quý báu, động lực tinh thần giúp chúng ta vượt qua khó khăn, tận dụng thời cơ, chấp nhận thách thức để tiến tới con đường phát triển bền vững.
          Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là văn kiện của một nhà chính trị lớn, lãnh tụ cao nhất của Đảng và dân tộc, Người đã sáng tạo ra thời đại mới, “thời đại Hồ Chí Minh”, thời đại của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của dân tộc Việt Nam; vừa là tác phẩm nghệ thuật tầm cỡ của một nhà văn hoá lớn. Đây là sự phản ánh thống nhất, cô đọng nhất về toàn bộ cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh; thể hiện phẩm chất đạo đức sáng ngời suốt đời phục vụ cách mạng, phục vụ Tổ quốc và nhân dân của người chiến sĩ cộng sản kiệt xuất; thể hiện mong muốn cuối cùng của Người.
          Trong Di chúc, điều đầu tiên nói về Đảng, Bác căn dặn: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của nhân dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần giữ gìn sự đoàn kết của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Bác không phải chỉ căn dặn toàn Đảng giữ gìn sự đoàn kết, Bác cũng chỉ rõ cách thức, phương pháp để thực hiện đoàn kết trong Đảng, Bác nói nguyên lý đoàn kết: không thực hiện dân chủ thì không đoàn kết được, nhất là dân chủ trong Đảng. Vấn đề mất đoàn kết luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh giải quyết một cách bao dung, nhẹ nhàng mà thấm thía. Đây vẫn sẽ là một bài học quý báu trong xử lý vấn đề mất đoàn kết trong Đảng đang diễn ra ở một số nơi hiện nay.
          Ngay trong kháng chiến, Bác thể hiện rõ quyết tâm: Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà. Nước ta sẽ có vinh dự lớn là một nước nhỏ mà đã anh dũng đánh thắng hai đế quốc to - là Pháp và Mỹ; và đã góp phần xứng đáng vào phong trào giải phóng dân tộc.
          Di chúc Bác như lời nước non kêu gọi mọi người hãy sát cánh bên nhau dưới sự lãnh đạo của Đảng, quyết tâm đánh thắng Mỹ hoàn toàn. Sức mạnh của cả dân tộc đã được huy động cao độ vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Chúng ta đã đánh bại kẻ thù xâm lược và tay sai cả về quân sự, chính trị và ngoại giao. Với thắng lợi rực rỡ mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân của nước ta đã thành công, chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc trên đất nước ta, làm cho Tổ quốc độc lập, thống nhất và tạo điều kiện từng bước tiến lên theo con đường chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi vĩ đại giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là thắng lợi của đường lối, phương pháp cách mạng đúng đắn, thắng lợi của ý chí quyết tâm thực hiện bằng được lời hứa với Bác “đánh thắng giặc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”.
          Trong bản Di chúc của mình, Bác thường nhắc đến nhi đồng, mở đầu Bác viết: “Tôi có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc, để chúc mừng đồng bào, cán bộ và chiến sĩ anh hùng; thăm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng yêu quý của chúng ta”. Lời vĩnh biệt cuối cùng là “muôn vàn tình thân yêu” của Bác dành cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thiếu niên và nhi đồng. Với đoàn viên thanh niên, Bác viết: “Đoàn viên thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên””; Đối với nhân dân lao động, Người chỉ rằng: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”.
          Chúng ta có thể thấy rằng, đạo đức mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập trong Di chúc là đạo đức cách mạng với hệ chuẩn mực giá trị cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Đó cũng là đạo đức hành động, mà điểm đặc biệt nhấn mạnh là đạo đức và sự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên trong điều kiện Đảng cầm quyền. Đó là đạo đức trong quan hệ giữa Đảng với nhân dân, giữa Nhà nước với nhân dân, sự quan tâm chăm lo của Đảng đối với giáo dục, rèn luyện đạo đức trong các tầng lớp nhân dân, nhất là đối với thế hệ trẻ tương lai của đất nước. Như Người căn dặn: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”. Người cũng nhắc nhở trong Đảng phải thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình. Trong Đảng, cán bộ, đảng viên phải sống với nhau có tình, có nghĩa, phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau, phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, ra sức thực hành dân chủ và cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, để luôn xứng đáng là người lãnh đạo và người đầy tớ thật trung thành của nhân dân như Người mong muốn. Người viết: “thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”
          Bác kết thúc Di chúc của mình: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới” - đấy chính là chỉ thị cuối cùng, ước vọng tối cao của Bác trước lúc đi xa.
          Mỗi cán bộ, đảng viên cần phải nỗ lực học tập lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, học tập, quán triệt nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị của Đảng... Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), Quy định số 101-QĐ/TW “Về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp”, Quy định số 124-QĐ/TW về “Giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên” và gần đây nhất là Quy định số 08-QĐ/TW về “Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương”...Thông qua đó, tạo sự chuyển biến, từ nâng cao nhận thức sang hành động cho mỗi cán bộ, đảng viên, tại mỗi tổ chức cơ sở đảng bằng cách gắn thực hành đạo đức cách mạng với phòng chống, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Thực hiện thường xuyên, có hiệu quả tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt Đảng. Xây dựng hệ thống các nguyên tắc, cách thức tiến hành tự phê bình và phê bình thường xuyên trong sinh hoạt của cấp ủy và trước nhân dân, gắn kiểm điểm tự phê bình và phê bình thường xuyên đối với cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức lối sống. Đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá Đảng bộ, Chi bộ trong sạch, vững mạnh và tư cách đảng viên.
 Quá trình rèn luyện đạo đức phải được thực hiện trong mọi hoạt động thực tiễn, trong mọi mối quan hệ với tổ chức và cá nhân, trong đời tư cũng như trong sinh hoạt cộng đồng; phải được sự giám sát của cấp ủy, của nhân dân trên tinh thần: dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng.
            Kỷ niệm 129 năm ngày sinh nhật Bác (19/5/1890 – 19/5/2019) và 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 – 2019) là dịp để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phát huy tinh thần yêu nước, đại đoàn kết toàn dân tộc, vượt qua thử thách, giành những thắng lợi vẻ vang, đưa cả nước bước vào thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Chúng ta tiếp tục ôn lại lời căn dặn tâm huyết cuối cùng của Lãnh tụ kính yêu, Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới trước lúc đi xa. Với tất cả tình cảm kính yêu vô hạn và niềm tin tuyệt đối vào lời căn dặn của Người, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đồng lòng quyết tâm thực hiện thắng lợi Di chúc thiêng liêng và con đường cách mạng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã lựa chọn, xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.

                                                                                                         TRẦN THUYÊN

CẢNH GIÁC TRƯỚC ÂM MƯU THỦ ĐOẠN CỦA CÁC TỔ CHỨC PHẢN ĐỘNG TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

Chiến tranh Việt Nam đã lùi xa hơn 43 năm, ngày 30-4-1975, chúng ta đã giành chiến thắng, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, đồng nghĩa với chế độ Việt Nam cộng hòa của Mỹ Ngụy tan rã. Phần lớn người theo chế độ Việt Nam cộng hòa tháo chạy trước ngày 30-4-1975 và một số đã sang định cư ở các nước phương Tây như: Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Úc, Canada…
Cũng từ đó, trong lòng họ nuôi một mối hận thù với cách mạng Việt Nam, với Đảng Cộng sản Việt Nam, hận thù chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và luôn ảo vọng một ngày sẽ quay trở về Việt Nam để lật đổ chế độ do Đảng Cộng sản lãnh đạo, gọi là “rửa hận”. Chúng gọi ngày 30-4 là ngày quốc hận. Đất nước ta sau chiến tranh đã dần hồi sinh, từng ngày phát triển đi lên với những thành tựu vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực, trong đó phải kể đến lĩnh vực ngoại giao. Hiện nay, chúng ta có quan hệ ngoại giao với 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với nhiều cấp độ khác nhau. Có thể nói là một trong những đất nước được thế giới biết đến với tinh thần đoàn kết dân tộc cao độ, lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự lực tự cường, biết khắc phục khó khăn để vươn lên, đưa đất nước ngày càng phát triển, đời sống nhân dân không ngừng được nâng lên, Việt Nam ngày càng có uy tín trên chính trường quốc tế. Điều đó đã làm cho số người theo chế độ Việt Nam cộng hòa rời bỏ quê hương ra định cư ở nước ngoài, có tư tưởng hận thù rất tức tối. Nỗi căm hận đó càng dâng lên, họ tìm đủ mọi phương thức, thủ đoạn để chống phá, làm cản trở sự phát triển của đất nước, phá hoại sự bình yên của nhân dân, bất chấp mọi thủ đoạn như: xuyên tạc sự thật, bịa đặt thông tin, dàn dựng cắt ghép hình ảnh, qua đó vu khống, nói xấu Đảng Cộng sản Việt Nam, nói xấu chế độ, bôi nhọ hình ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh, lực lượng vũ trang…
Đặc biệt, tung nhiều thông tin sai trái nhằm chia rẽ đoàn kết nội bộ, kích động bạo lực, gây chia rẽ hận thù dân tộc. Điển hình như tổ chức khủng bố “Việt tân”, “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”, “Chính phủ Việt Nam cộng hòa lưu vong”… Chúng bày ra rất nhiều chiêu trò khác nhau, trong đó có việc tập hợp lực lượng, lôi kéo số người tham gia những cuộc biểu tình ở hải ngoại gọi là “phản đối Việt Nam”, bằng hình thức tuần hành trên đường phố, với cờ vàng ba sọc, kéo đến những trụ sở các nước có lãnh đạo cấp cao Việt Nam mới đến thăm và hội đàm với lãnh đạo cấp cao đang diễn ra, hô hào những khẩu hiệu phản đối chuyến thăm, yêu cầu Lãnh đạo Việt Nam thực hiện cái gọi là “dân chủ”, “nhân quyền”, sau đó quay phim, chụp hình các cuộc biểu tình để tung lên internet, loan tin trên các đài như RFA, BBC, RFI, VOA… và các đài phát thanh hải ngoại một cách rầm rộ. Mục đích của chúng làm những cuộc biểu tình này là muốn gây khó khăn, trở ngại cho quan hệ ngoại giao của Việt Nam với các nước, làm xấu đi hình ảnh Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế nhằm hạ uy tín Việt Nam.... Ngoài việc kích động biểu tình ở hải ngoại, bọn chúng còn liên kết với một số đối tượng chống đối trong nước kêu gọi, kích động, lôi kéo người dân biểu tình, viết thư kiến nghị cho các tổ chức quốc tế về vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, gửi lên lãnh đạo Đảng và Nhà nước rồi tung lên mạng, nhằm tuyên truyền rộng rãi trong quần chúng, để gây sức ép với Việt Nam trước khi các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước có chuyến thăm cấp Nhà nước ở nước ngoài, trước các sự kiện tầm cỡ quốc tế diễn ra trong nước, nhằm gây khó khăn cho công tác ngoại giao của ta. Hành động chống phá đất nước của một bộ phận người Việt Nam lưu vong là đi ngược lại lợi ích của dân tộc, phá hoại cuộc sống bình yên của nhân dân, là hành động cần phải bị lên án. Như đã nói ở trên, cứ đến dịp 30-4 hàng năm, thì chúng tăng cường tuyên truyền xuyên tạc, chống phá một cách ráo riết và toàn diện. Mặt khác, để gây tiếng vang trong nước, chúng âm mưu thực hiện những hoạt động chống phá như: đốt, phá gây cháy nổ các cơ sở kinh tế, trụ sở cơ quan chính quyền, kích động dân chúng biểu tình gây bất ổn định về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Trong thời gian qua, lực lượng chức năng đã chủ động phát hiện, kịp thời đấu tranh ngăn chặn một số đối tượng tham gia tổ chức phản động, hội nhóm chống đối. Hoạt động đáng chú ý là thường xuyên truy cập internet vào các trang web, blog, facebook của các cá nhân, tổ chức phản động để xem những thông tin liên quan vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “tự do ngôn luận”, “tự do lập hội”, sau đó viết bài, đăng tải, chia sẻ, bình luận có nội dung chống Đảng và Nhà nước và nhận tài trợ của tổ chức nước ngoài.
Bên cạnh đó, bọn phản động còn kích động, thuê mướn số dân khiếu kiện đất đai, khiếu kiện đòi đền bù giải tỏa, các dự án khu công nghiệp, chợ nông thôn… để tập hợp lực lượng, kéo đi tuần hành trên các đường phố ở TP. Bến Tre, gây rối tại những trụ sở như Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Thanh tra, Đoàn đại điểu Quốc hội, trụ sở tiếp dân để gây áp lực, đòi yêu sách, làm mất an ninh trật tự tại địa phương. Để chủ động phòng ngừa, đấu tranh vô hiệu hóa hoạt động phá hoại, khủng bố của bọn phản động và các phần tử xấu, trong sự kiện chính trị diễn ra sắp tới, các cơ quan, ban, ngành, địa phương liên quan cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, công khai vạch trần âm mưu, thủ đoạn các tổ chức phản động như “Việt tân”, “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”… Đồng thời, đề cao cảnh giác nhận diện những chiêu trò tuyên truyền, kích động, lôi kéo của bọn phản động và phần tử xấu, nhất là trên mạng internet. Tuyệt đối không nghe theo các tổ chức phản động với hình thức tham gia các hội nhóm trái pháp luật trên mạng, không chia sẻ bài viết, hình ảnh của các tổ chức, hội nhóm có nội dung nói xấu Đảng, Nhà nước, bôi nhọ Bác Hồ và lực lượng vũ trang, vì đây là những hoạt động chống phá đất nước do bọn phản động bày ra nhằm mục đích phá hoại tư tưởng người dân, phá hoại đất nước. Khi phát hiện những hoạt động có biểu hiện nghi vấn của những cá nhân, tổ chức, thì báo ngay với cơ quan chức năng để kịp thời ngăn chặn không để xảy ra tình huống xấu, phức tạp, nhằm đảm bảo về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội và bảo vệ an toàn các sự kiện chính trị diễn ra tại địa phương trong thời gian sắp tới.
                                                                                         LÊ THÀNH

Thứ Hai, 20 tháng 5, 2019

NHÂN LÊN NHỮNG TIN TỐT, CHUYỆN ĐẸP

Trong sâu thẳm tình cảm, suy nghĩ của hầu hết mọi người, khi đọc, nghe, xem một câu chuyện hay, một cử chỉ đẹp, một hành động nghĩa hiệp được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, ai nấy đều thấy hài lòng, phấn khích, cảm động trước những thông tin nhân văn như vậy. Đối với thiếu niên, thanh niên, nếu thường xuyên được tiếp cận, hấp thụ những thông tin về người tốt, việc tốt sẽ góp phần hình thành, xây dựng thái độ, suy nghĩ, hành động tích cực cho các em.
Với mong muốn lấy thông tin đẹp “dẹp” thông tin xấu, thông tin tích cực đẩy lùi thông tin tiêu cực, từ đầu năm 2019 đến nay, tổ chức đoàn các cấp trong cả nước đã hưởng ứng chiến dịch tuyên truyền những hành động đẹp, gương người tốt, việc tốt thông qua Cuộc vận động “Mỗi ngày một tin tốt-Mỗi tuần một câu chuyện đẹp”. Đây là một trong những nội dung trong hành trình “Tuổi trẻ Việt Nam nhớ lời Di chúc theo chân Bác” nhân kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (2-9-1969 / 2-9-2019).
Từ chiến dịch truyền thông này, thời gian qua, đoàn viên, thanh niên ở nhiều nơi đã chia sẻ, lan truyền cho nhau những thông tin tích cực trong giới trẻ. Điển hình như thông tin em Vũ Văn Hùng, học sinh Trường THCS Phúc Thịnh (Ngọc Lặc, Thanh Hóa) có hành động dũng cảm cứu 3 em nhỏ thoát khỏi đuối nước. Sinh viên Nguyễn Hoàng Minh Vũ (Trường Đại học Công nghệ Miền Đông) kịp thời cứu một ông lão 65 tuổi bị tai nạn giao thông thoát khỏi cơn nguy kịch. Sinh viên Nguyễn Khánh Vân Hạ (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2) nhặt được số tiền 1.500USD cùng giấy tờ tùy thân ngay lập tức liên hệ để trả lại người bị mất. Anh Lê Hữu Thắng, Bí thư Đoàn Thanh niên xã Thạch Liên (Thạch Hà, Hà Tĩnh) 17 lần tham gia hiến máu cứu người, trong đó có 7 lần trực tiếp hiến máu, góp phần cứu sống bệnh nhân ngay tại bệnh viện...
Những thông tin trên không chỉ xuất hiện trên các trang báo chính thống mà còn được nhiều bạn trẻ cập nhật, đăng tải, bình luận, chia sẻ trên mạng xã hội, tạo ra hiệu ứng thông tin nhanh nhạy, sâu rộng để mọi người cùng học tập, noi theo. Nhiều cán bộ đoàn, nhiều thủ lĩnh thanh niên đã chủ động tìm đọc, chọn lọc những tin tốt, chuyện hay, hình ảnh đẹp trên các phương tiện thông tin đại chúng để kịp thời đưa lên mạng xã hội, từ đó giúp các bạn trẻ thường xuyên có cơ hội tiếp thu những thông tin tích cực trong xã hội.
Giới trẻ có đặc điểm tâm lý là ưa cái mới, hay tò mò tìm hiểu, khám phá những điều lạ. Vì vậy, nếu chỉ đưa thông tin bình thường thì dễ tạo ra sự nhàm chán đối với người trẻ. Nhận rõ đặc tính này, có cán bộ đoàn đã dày công nghiên cứu, thiết kế hình ảnh, infographic, quay clip chứa đựng nhiều nội dung thông tin sinh động, bổ ích, hấp dẫn, phù hợp với nhận thức, thị hiếu giới trẻ, qua đó góp phần cuốn hút và tạo cảm xúc tích cực cho người đọc, người xem.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Lấy gương người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Ðảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới”. Vì vậy, có thể nói rằng, việc tổ chức đoàn các cấp đẩy mạnh chiến dịch tuyên truyền “Mỗi ngày một tin tốt-Mỗi tuần một câu chuyện đẹp” là việc làm rất cần thiết. Nhất là trong bối cảnh bùng nổ thông tin hiện nay, một bộ phận trong giới trẻ vẫn đang “đắm chìm” vào những thông tin, hình ảnh vô bổ, thậm chí độc hại trên mạng xã hội, thì việc chủ động đăng tải, kết nối, chia sẻ, nhân rộng, lan tỏa những tin hay, việc tốt, chuyện đẹp, gương sáng trong giới trẻ và trong xã hội, rất cần được duy trì thường xuyên, hiệu quả hơn nữa. Bởi những thông tin này không chỉ góp phần làm trong sạch môi trường thông tin xã hội mà còn kiến tạo những giá trị văn hóa lành mạnh và lối sống tích cực cho giới trẻ.
AT (QĐND)
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, văn bản

VỀ CÁI GỌI LÀ "BÁO CÁO VỀ TỰ DO TÔ GIÁO Ở VIỆT NAM" CỦA USCIRF

Như thường lệ, Uỷ ban tôn giáo quốc tế Mỹ (USCIRF) lại đưa ra một bản Báo cáo thường niên năm 2019 tiếp tục kịch bản quy chụp và có những đánh giá thiếu khách quan, phiến diện về tình hình tôn giáo ở Việt Nam.
Trong “Bản báo cáo” của USCIRF nhận định rằng, “tình hình vi phạm tự do tôn giáo ở Việt Nam tiếp tục có khuynh hướng tiêu cực” và “tình trạng chung của các nhóm tôn giáo (ở Việt Nam) đã xấu đi trong năm 2018.”…”Các vấn đề lớn tại Việt Nam được USCIRF nêu trong bản phúc trình 2019 là: Hội Cờ đỏ, Chi phái Cao Đài 1997, tình trạng vô quốc gia của người Tin Lành H’mong và Tây Nguyên, tù nhân lương tâm, và việc chính quyền đàn áp các cuộc biểu tình ôn hòa…
Khẳng định chắc chắn rằng, người làm ra cái “báo cáo” này không hề dựa trên những nghiên cứu thực tiễn tình hình Việt Nam để đưa ra đánh giá khách quan mà chỉ cóp nhặt những thông tin bịa đặt, cắt ghép trên các trang phản động, thù địch với Việt Nam như VOA, RFA, BBC… Và quả thực bản báo cáo này không khác gì tự làm trò cười.
Trước hết, để tôi nhắc lại cho các bạn nhớ, chính Mỹ đã đưa Việt Nam ra khỏi danh sách “Các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo – CPC” năm 2006 và đến năm 2018, Bộ Ngoại giao Mỹ sau khi rà soát vẫn không hề đưa Việt Nam vào lại danh sách này. Bên cạnh đó, tháng 1 – 2019 vừa qua, Việt Nam đã tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế UPR chu kỳ III tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Đáng chú ý, bản báo cáo đã nhận được sự đồng tình của hầu hết các thành viên và đại diện các quốc gia tham dự, trong đó có cả đại diện của Liên Hiệp Quốc. Vậy có khác gì “báo cáo thường niên” mới đây của USCIRF lại vả vào mặt Bộ Ngoại giao Mỹ và các nước thành viên Liên Hiệp Quốc. Tốt nhất từ nay, USCIRF nên dừng ngay cái trò “báo cáo thường niên” này đi.
Còn về phía Việt Nam, ngay sau khi “báo cáo” được công bố, người Phát Ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã khẳng định: “bản báo cáo vẫn còn một số đánh giá không khách quan, trích dẫn những thông tin sai lệch về Việt Nam”. Đồng thời đưa ra những con số cụ thể chứng minh thành tựu của Việt Nam trong đảm bảo quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng:
Chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Điều này được ghi rõ trong Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và được bảo đảm, tôn trọng trên thực tế. Thời gian qua, Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo, đặc biệt việc thông qua Luật tín ngưỡng, tôn giáo và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.
Sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của người dân được bảo đảm với hàng nghìn lễ hội, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo hàng năm: Theo thống kê của Ban tôn giáo Chính phủ thì 95% dân số Việt Nam có đời sống tín ngưỡng, trong đó trên 24,3 triệu người là tín đồ của các tôn giáo khác nhau, chiếm 27% dân số; gần 53 ngàn chức sắc, 134 ngàn chức việc, 28 ngàn cơ sở thờ tự. Việt Nam có đời sống sinh hoạt tôn giáo phong phú với hơn 8000 lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo hàng năm. Đây là những con số được nghiên cứu, thống kê khách quan và được cộng đồng tín đồ tôn giáo, tín ngưỡng thừa nhận.
Các tổ chức tôn giáo rất tích cực tham gia các hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế. Việt Nam đã đăng cai tổ chức nhiều sự kiện tôn giáo quốc tế lớn như: Kỷ niệm 500 năm Cải chánh Tin Lành vào năm 2017 và lần thứ 3 tổ chức Đại Lễ Phật đản Liên Hợp Quốc Vesak trong năm 2019.
Có thể thấy, thực chất việc đưa ra một bản báo cáo thiếu căn cứ trắng trợn như vậy thì mục đích duy nhất là cổ vũ, giật dây cho đám linh mục cực đoan trong nước tiếp tục chống phá chế độ, cổ súy cho các thế lực thù địch và bọn phản động. Đây là một chiêu trò núp bóng USCIRF, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam, trong đó các tín đồ tôn giáo là một bộ phận không thể tách rời.
Vì vậy, mỗi người dân cần thực sự nhận thức đúng chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước; tích cực kiên quyết đấu tranh với các thủ đoạn lợi dụng chiêu trò của tổ chức USCIRF để kích động, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, nhất là các hành vi chống phá ngông cuồng của các linh mục cực đoan. Đồng thời, không ngừng phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đập tan các quan điểm đi ngược lại tinh thần đại đoàn kết dân tộc Việt Nam hiện nay.
Không có mô tả ảnh.

PHÁP LUÂN CÔNG VÀ VỤ ÁN XÁC NGƯỜI TRONG KHỐI BÊ TÔNG

Pháp Luân Công thường được biết đến nhiều nhất qua phong trào khí công ở Trung Quốc. Hiện nay Pháp Luân Công truyền bá rất mạnh mẽ tại Việt Nam, riêng các trang fanpage của daikynguyenvn đã có 20 triệu lượt người theo dõi, chưa kể rất nhiều trang web, fanpage khác đang tuyên truyền Pháp Luân Công với số lượng theo dõi rất lớn. Pháp Luân Công cũng được truyền bá thông qua các hình thức như mở các lớp đào tạo 09 buổi cho những người mới tham gia, phát tờ rơi, rải truyền đơn tại các khu dân cư, hay thông qua các chương trình nghệ thuật miễn phí như đoàn nghệ thuật Hồng Dương, đoàn nghệ thuật Hồng Ân.v.v...
Nếu có ai quan tâm về vụ xác người trong khối bê tông gần đây, thì vụ án này liên quan trực tiếp đến việc tu luyện Pháp luân công. 02 nạn nhân là nam giới, cùng trong nhóm tu luyện "pháp luân công" bị cho rằng 'quỷ nhập hồn', buộc những người trong nhóm phải ra tay sát hại. 2 nạn nhân được xác định là Trần Đức Linh và Trần Trí Thành, cùng nhóm tu luyện còn có Phạm Thị Thiên Hà và Lê Ngọc Phương Thảo.
Nạn nhân Linh được cho là đã nhảy từ trên lầu 1 xuống đất tử vong do thấy "phần quỷ" trong người lấn át. Sau khi Linh chết, nhóm này đưa thi thể vào phòng rồi bật máy lạnh nhiệt độ thấp để bảo quản thi thể, sau đó cho thi thể vào thùng nhựa dùng xác trà ướp xung quanh, đổ keo dính, băng keo quấn xung quanh dựng trong phòng ngủ rồi tiếp tục tu luyện trong căn nhà. Nạn nhân Thành sau đó không lâu thì bị Hà và Thanh nhốt và giết vì “không tuân thủ nguyên tắc tu luyện”, Hà và Thanh lập âm mưu giết Thành trước khi “phần quỷ” lấn át. Sau đó, đi mua xi măng, đất đá về đổ bê tông che lấp thi thể, do thi thể bị trương phình nên Hà dùng dao đâm nhiều nhát để thi thể xẹp xuống, sau đó cho vào thùng đổ bê tông.
Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, đám đông và ngoài trời

KHAI MẠC KỲ HỌP 7: NHỮNG CON SỐ BÁO CÁO QUỐC HỘI


Không có mô tả ảnh.

Phiên khai mạc kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XIV sáng 20/5, Quốc hội nghe hàng loạt báo cáo về tình hình kinh tế xã hội, thực hiện kế hoạch ngân sách, nghe báo cáo tổng hợp kiến nghị cử tri… Rất nhiều những con số được nêu trong các bản báo cáo, đều là những con số biết nói.
Báo cáo quan trọng đầu tiên sẽ được lãnh đạo Chính phủ trình bày ngay sau phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội là báo cáo về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2018 và tình hình triển khai Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2019.
Theo thông lệ tại kỳ họp giữa năm, Phó Thủ tướng thường trực sẽ thay mặt Chính phủ trình Quốc hội báo cáo này. Đây cũng là báo cáo sẽ được dành thời lượng nhiều nhất trong các phiên thảo luận tại tổ, tại hội trường (truyền hình trực tiếp để cử tri cả nước theo dõi) trong kỳ họp.
Giới thiệu chương trình kỳ họp thứ 7, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, bản báo cáo số 171 ngày 6/5/2017 có những con số bổ sung cho thấy, việc mục tiêu kế hoạch phát triển KT - XH năm 2018 được hoàn thành, đạt kết quả tương đối toàn diện trên các lĩnh vực, hoàn thành toàn bộ 12/12 chỉ tiêu Quốc hội giao khẳng định vai trò là năm bản lề trong kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2016-2020. Trong đó có 3 chỉ tiêu đạt và 9 chỉ tiêu vượt mục tiêu kế hoạch, tăng thêm 1 chỉ tiêu vượt kế hoạch so với số đã báo cáo Quốc hội là chỉ tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP).
Trong quý I/2019, tình hình KT - XH vẫn giữ được xu thế tích cực, tốc độ tăng Tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt khá, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, tạo nền tảng quan trọng để cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển các ngành, lĩnh vực và đảm bảo an sinh xã hội.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực. Các chỉ số tài chính, tiền tệ, lãi suất nhìn chung ổn định. Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, doanh nghiệp thành lập mới tăng cao. Cán cân thương mại hàng hóa duy trì xuất siêu, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 81% so với cùng kỳ năm 2018, tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng giảm…
Đó tất nhiên là những con số đẹp, tích cực, đáng vui mừng.
Nhưng cũng có những con số trong bản báo cáo này từng gây tranh cãi. Ít ngày trước khi kỳ họp thứ 7 diễn ra, UB Thường vụ Quốc hội cũng đã có phiên họp thứ 34 để xem xét một số nội dung chuẩn bị cho kỳ họp Quốc hội, trong đó có buổi thảo luận về bản báo cáo số 171 của Chính phủ.
Tại báo cáo này, Chính phủ nhắc lại thành tích, trong năm 2018, Ngân hàng Thế giới đã khẳng định, Việt Nam nằm trong số 10 hệ thống giáo dục hàng đầu của thế giới tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, có sự phát triển thực sự ấn tượng… Con số 1 trong 10 hệ thống giáo dục hàng đầu này từng gây “sóng” tại phiên họp thẩm tra báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của UB Kinh tế. Và tại phiên họp của UB Thường vụ Quốc hội, chỉ số “đẹp” này cũng khiến lãnh đạo Quốc hội băn khoăn.
“Nói Việt Nam là 1 trong 10 hệ thống giáo dục hàng đầu của thế giới tại khu vực Đông Á – Thái Bình Dương thì chính tôi cũng rất khó hiểu” – Chủ nhiệm UB Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình thốt lên. Ông thông tin, ý kiến trao đổi một cách không chính thức của Bộ GD – ĐT với UB Văn hoá, Giáo dục thì dường như việc dịch “danh hiệu” này chưa chuẩn, nên hiểu Việt Nam được ghi nhận là 1 trong 10 hệ thống giáo dục có tiến bộ nhất của thế giới thì đúng hơn.
Đến thời điểm này băn khoăn nêu ra xung quanh con số “top 10 hệ thống giáo dục hàng đầu” vẫn chưa được làm rõ và nhiều khả năng con số đó còn trở lại trong các phiên thảo luận tại kỳ họp này của Quốc hội.
Cũng nằm trong hệ thống các báo cáo gửi tới Quốc hội sát ngày khai mạc kỳ họp thứ 7, báo cáo về việc thực hiện các nghị quyết chất vấn của Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân có những con số “đẹp” khác.
Bộ Nội vụ tổng kết số liệu báo cáo kết quả đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức năm 2018 của 19/33 Bộ, ngành ở Trung ương và 45/63 địa phương cho thấy, trong tổng số 284.668 công chức, số hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: 76.695 người, chiếm tỷ lệ 26,94%. Có 197.377 người hoàn thành tốt nhiệm vụ, chiếm tỷ lệ 69,34%. Số hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực là 6.732 người, chiếm tỷ lệ 2,36%; số không hoàn thành nhiệm vụ là 1.690 người, chiếm tỷ lệ 0,59%.
Tương tự, trong số 1,1 triệu viên chức, cũng chỉ 0,38% không hoàn thành nhiệm vụ, số viên chức xuất sắc là 27,24%, viên chức tốt là 67,08%.
Như vậy, tính chung, có tới 95-97% công chức, viên chức trong bộ máy là tuyệt vời, chỉ số rất nhỏ có thể xem là dư thừa, cần sàng lọc, tinh giản. Những con số chính thức này có khả năng đập tan nghi vấn lâu nay về tỷ lệ “công chức cắp ô” mà chính Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng đề cập với con số 30% cán bộ “không có cũng được”.
Một vài con số nêu ra đó đều là những số “đẹp”, thứ thường được “trang hoàng” cho các bản báo cáo. Nhưng những số đó, mặt khác, cũng biết gợi… nghi vấn. Tại diễn đàn Quốc hội, không ít lần tính xác thực của các bản báo cáo được nêu ra, mổ xẻ. Cử tri thì luôn mong mỗi con số đều biết nói, với thứ ngôn ngữ chân xác, sinh động…

Thứ Tư, 15 tháng 5, 2019

Tổng bí thư trở lại làm việc và kỳ vọng 'lò nóng, củi gộc'

"Xoá tan tin đồn","lò lại nóng", "nhân dân đều phấn khởi chỉ có nhóm lợi ích lo lắng" là chia sẻ của nhiều người khi Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trở lại làm việc.
Tổng bí thư, Chủ tịch nước chủ trì họp lãnh đạo chủ chốt Ngày 14/5, trong buổi họp lãnh đạo chủ chốt, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh công tác chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp, tiến đến Đại hội toàn quốc lần thứ 13.
Chiều tối 14/5, thông tin và hình ảnh Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp lãnh đạo chủ chốt tràn ngập mạng xã hội. Nhiều người chia sẻ các bản tin với cảm xúc vui mừng, kỳ vọng: "Tin vui nhất ngày hôm nay", "Lò lại nóng", "Xoá tan mọi tin đồn"...
Tại cuộc họp, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng yêu cầu không được ngơi nghỉ, không được để người dân có suy nghĩ Đảng và Nhà nước đang chùng xuống.
"Phải tiếp tục cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Vừa qua ta đã làm tốt. Phải làm tiếp, không được nghỉ. Có khi phải làm mạnh hơn nữa thì mới tốt", ông nói.

Xoá tan tin đồn 

“Hình ảnh của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng xuất hiện, phát biểu về những vấn đề hệ trọng được nhân dân quan tâm như phòng chống tham nhũng, phát triển kinh tế... là một việc rất đáng vui mừng”, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Mão hào hứng chia sẻ với Zing.vn.
Tong bi thu tro lai lam viec va ky vong 'lo nong, cui goc' hinh anh 1
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tham dự cuộc họp với các lãnh đạo chủ chốt ngày 14/5. Ảnh: TTXVN.
Theo ông Vũ Mão, thời gian qua, khi nghe tin sức khỏe Tổng bí thư, Chủ tịch nước không được tốt, ông cũng như nhiều vị lão thành và nhiều người dân đều lo lắng và mong mỏi, chờ đợi người đứng đầu Đảng, Nhà nước chóng bình phục. Ông cũng bày tỏ kỳ vọng thời gian tới Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ có sức khỏe thật tốt để lãnh đạo công việc của Đảng, của đất nước, chuẩn bị tốt cho Đại hội Đảng lần thứ XIII, đưa đất nước đi lên với tinh thần đổi mới.
Phải tiếp tục cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Phải làm tiếp, không được nghỉ. Có khi phải làm mạnh hơn nữa thì mới tốt
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng
Đặc biệt, ông Mão đánh giá thời gian qua, Tổng bí thư, Chủ tịch nước đã phát huy rất tốt vai trò trong chỉ đạo quyết liệt chống tham nhũng, tạo dựng niềm tin cho nhân dân.
"Người dân kỳ vọng việc này sẽ được tiếp tục mạnh mẽ hơn với tinh thần kỷ luật nghiêm, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai", nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Mão nói.
Chung cảm xúc, ông Vũ Quốc Hùng (nguyên Phó chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương) và ông Lê Quang Thưởng (nguyên Phó trưởng ban Tổ chức Trung ương) nói sự xuất hiện của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã xua tan lo lắng. Thậm chí, ông Lê Quang Thưởng còn mở nhiều trang báo để đọc, xem hình ảnh của Tổng bí thư, Chủ tịch nước.
Theo ông Vũ Quốc Hùng, vừa qua, dưới sự chỉ đạo của Tổng bí thư, Bộ Chính trị và Ban bí thư, công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng và phòng chống tiêu cực, tham nhũng đã đạt những kết quả tốt. Nhưng nhân dân kỳ vọng việc này sẽ tiếp tục có bước tiến, đặc biệt trong bối cảnh chuẩn bị tiến tới Đại hội Đảng lần thứ XIII. Mục tiêu đặt ra là phải chọn được những người tiêu biểu, có đủ đức đủ tài, có tâm và có tầm để đưa vào các cơ quan của Đảng.
“Tôi luôn ấn tượng với phong cách làm việc trách nhiệm, quyết liệt nhưng lại luôn bình tĩnh của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Mong ông luôn khỏe để tiếp tục có những chỉ đạo đúng đắn, đem lại niềm tin cho nhân dân”, ông Hùng gửi gắm.

Ý chí quyết chiến với tham nhũng

Trong khi đó, đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân (Ủy viên Thường trực Ủy ban tài chính, ngân sách) chia sẻ: “Nhìn thấy hình ảnh Tổng bí thư, Chủ tịch nước xuất hiện trên truyền thông, nhiều người nói với tôi rằng hầu hết nhân dân đều vui mừng, phấn khởi, chỉ có nhóm lợi ích là hoang mang, lo lắng”.
Tong bi thu tro lai lam viec va ky vong 'lo nong, cui goc' hinh anh 2
Việc Tổng bí thư, Chủ tịch nước xuất hiện trên truyền hình khiến nhân dân vui mừng. Ảnh: TTXVN.
Theo dõi phát biểu của Tổng bí thư, Chủ tịch nước trước các lãnh đạo chủ chốt, đại biểu Lê Thanh Vân cảm nhận ý chí quyết chiến với tham nhũng và lo lắng cho nền kinh tế, sự ổn định của xã hội,
"Tổng bí thư đã thể hiện sự trăn trở, suy nghĩ về nhiều công việc của Đảng, của đất nước", ông Lê Thanh Vân nhìn nhận, đồng thời cho rằng điều đó đã xóa đi những tin đồn ác ý, những dư luận không tốt.

Theo ông Vân, chất lượng bộ máy lãnh đạo quản lý các cấp, vấn đề nhân sự là vấn đề cốt tử của sự ổn định và phát triển, nên vai trò người đứng đầu Đảng, Nhà nước lúc này cực kỳ quan trọng.
Vị đại biểu này cho rằng, vai trò của người đứng đầu Đảng, Nhà nước lúc này gắn liền với vận nước. Niềm tin của nhân dân đang được khôi phục rất mạnh mẽ nhờ cuộc phát động về chiến dịch phòng chống tham nhũng, chống "mua quan bán chức".
Đại hội Đảng lần thứ XIII đang phải bắt đầu khởi động từ công việc chuẩn bị văn kiện cho đến định hướng phát triển đất nước thông qua dự thảo nghị quyết cương lĩnh thì vai trò người đứng đầu chủ trì soạn thảo những nội dung này là không thể thiếu.
"Sự xuất hiện của Tổng bí thư, Chủ tịch nước vào thời điểm này không chỉ tạo ra niềm tin, mà còn cho thấy kỳ vọng rất lớn của nhân dân với cá nhân người đứng đầu Đảng, Nhà nước", ông Vân nói.
“Thật hiếm thấy có vị lãnh đạo nào được dân tin, dân quan tâm như thế, đó là điều đáng mừng với chúng ta”, bà Khánh nói.Bà Trần Thị Quốc Khánh, người cùng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, chia sẻ vừa qua tại các cuộc tiếp xúc cử tri, tất cả đều lo lắng và quan tâm tới sức khỏe của Tổng bí thư, Chủ tịch nước. Nay thấy ông xuất hiện trở lại, bà và nhiều cử tri cũng thấy rất vui mừng.
Sắp tới, với nhiều công việc còn ngổn ngang, bà Khánh bày tỏ mong muốn Tổng bí thư, Chủ tịch nước có sức khỏe để tham gia chỉ đạo, giải quyết; đặc biệt, tiếp tục trọng trách trong công cuộc phòng chống tham nhũng đang rất được nhân dân ủng hộ.

LẤY ẢNH FOMORSA Ở MỸ ĐỂ XUYÊN TẠC FOMORSA Ở VŨNG ÁNG VỚI ÂM MƯU KHƠI LẠI VỤ FOMORSA VÀ CÁ CHẾT

Cuối tuần qua bọn Vịt tần, vàng vẩu Cali lại cóp nhặt thông tin cá chết tại bờ biển Đà Nẵng. Trò mèo kích động bị bóc vẫn ko chừa, lạ nhể biển mà cá rô phi chết đầy. Phải chăng đây là phát hiện động trời mang tầm "Thế rới" khi cá rô phi sống ở biển bị ô nhiễm nên chớt?
Chưa dừng lại bọn vàng vẩu và trang anh của chàng Mai Phan Lợi lại cho đăng các ảnh fake về Formosa nhằm khơi lại với ý đồ bẩn thỉu, nhưng lại dùng ảnh ở Mỹ từ năm 2004 để gán cho Formosa ngày hôm nay. Tiếc là nhiều tờ báo của ta cũng dùng ảnh này và cũng ngu muội gán cho là thảm họa Formosa.
It has been nearly 10 years since the tragic explosion at the Formosa Plastics plant outside of Illiopolis on April 23, 2004. Five people died. The plant has since been almost entirely demolished. Here’s a collection of State Journal-Register photos.Không có mô tả ảnh.Trong hình ảnh có thể có: văn bản
Ps: 2 ảnh đầu chụp từ trang Góc nhìn báo chí và Công dân. 3 ảnh sau là kết quả tra cứu. Theo đó bức ảnh trên là ở Mỹ. 
Nguyên văn tiếng Anh: Remembering the Formosa Plastics plant explosion, April 2004
April 2, 2014 at 11:37 am

ĐỔ THÊM DẦU VÀO LỬA CỦA LINH MỤC ĐINH HỮU THOẠI

Ngọc Lam
Trên fb của linh mục Đinh Hữu Thoại thuộc Dòng Chúa cứu thế đăng thông tin rằng “Chiến hay mất” vườn rau Lộc Hưng tại Tp. Hồ Chí Minh. Cách làm đổ thêm dầu vào lửa này đã khiến nhiều người bất bình vì nó tiếp tục gây thêm chia rẽ trong vụ Lộc Hưng.
Đáng lý ra linh mục Đinh Hữu Thoại hiểu hơn hết kinh Hòa bình của giáo hội (Thánh Phanxicô thành Assisi sống vào thế kỷ 13), thế nhưng thay vào đó linh mục Thoại lại có cách làm đó là cổ súy cho con chiên lao vào cuộc chiến tranh giành, dù đã ngã ngũ rõ ràng về pháp lý bấy lâu nay.
Tại vườn rau Lộc Hưng, nhiều bề trên, các giám mục và linh mục cả nước đều nhất trí với cách làm đối thoại với giới cầm quyền để tìm kiếm các giải pháp vừa lợi ích cho giáo hội vừa để phục vụ chính sách phát triển kinh tế xã hội.
Nhưng vẫn còn đó những giám mục như Phaolô Nguyễn Thái Hợp, linh mục Nguyễn Duy Tân, linh mục Đinh Hữu Thoại. Những chức sắc này đến với Lộc Hưng không phải để làm quyền phép mục vụ cho con chiên nơi đây mà đến để tìm hiểu rồi cổ võ cho những hành động đi ngược lại với chủ trương của giáo hội đã đối thoại với chính quyền.
Giờ đây khi vụ việc đã rõ ràng và cả dư luận xã hội đang mong muốn giải quyết nhanh chóng tranh chấp nơi đây để xây dựng nhanh khu đô thị cho dân chúng ở thì những hộ còn lại vẫn đang phân vân vì những chức sắc của giáo hội liên tục tìm đến để khuyên can họ, thúc giục họ có cách làm rào đất, chống lại chính quyền.
Có lẽ đã đến lúc không nên chào đón những linh mục như Đinh Hữu Thoại đến với vườn rau Lộc Hưng, bởi đến đó linh mục này đâu vì con chiên của giáo hội mà vì động cơ của riêng cá nhân linh mục này.
Chợt nhớ đến kinh Hòa bình luôn răn dạy con chiên đó là:
Trong hình ảnh có thể có: 1 người
Ðể con đem yêu thương vào nơi oán thù,
Ðem thứ tha vào nơi lăng nhục
Ðem an hoà vào nơi tranh chấp,
Ðem chân lý vào chốn lỗi lầm.