Lúc sinh thời trong muôn vàn công việc Bác vẫn luôn quan tâm theo dõi hoạt động của Ban tuyên giáo, kịp thời động viên, cổ vũ và hướng dẫn nghiệp vụ cho anh em làm nhiệm vụ trên mặt trận tư tưởng văn hoá.
Trong hành trình suốt 30 năm tìm đường cứu nước, chính Bác Hồ đã là người tiên phong trong công tác tuyên giáo. Năm 1919, Bác gia nhập Đảng xã hội Pháp. Năm 1920, Bác đã đọc tác phẩm của Lênin: "Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa" đăng trên báo L' Humanité số ra ngày 17/7/1920. Tác phẩm này đã giải đáp cho Bác con đường giành độc lập, tự do cho đồng bào.
Thời gian này, Bác đã tìm cách thông qua hoạt động báo chí để tố cáo tội ác của thực dân Pháp gây ra cho nhân dân Đông Dương, tranh thủ sự ủng hộ của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, thức tỉnh tinh thần yêu nước của bà con Việt Kiều và cũng qua họ tìm cách đưa một số tài liệu báo chí về nước bằng nhiều con đường khác nhau để giác ngộ tinh thần độc lập dân tộc của nhân dân ta.
Bác đã lựa chọn một số thanh niên tiêu biểu sang đào tạo tại Liên Xô, mở nhiều lớp bồi dưỡng chính trị ngắn ngày cho một số thanh niên tại Quảng Châu (Trung Quốc), chuẩn bị đội ngũ cán bộ trở về nước để tổ chức hoạt động, đón thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền.
Năm 1930, Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập. Từ đây một số ban của Đảng cũng ra đời. Uỷ ban kiểm tra, các ban tổ chức, tuyên giáo, văn phòng để tham mưu cho Trung ương và cấp uỷ trên các mặt công tác của Đảng.
Qua từng giai đoạn cách mạng, các ban tham mưu của Đảng cũng có những thay đổi thêm, bớt, tách, chia để phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng, song ban tuyên giáo vẫn là một trong những ban đi suốt cả quá trình 80 năm thành lập Đảng và đã có những đóng góp to lớn vào công cuộc đấu tranh giành độc lập, đánh bại thực
dân Pháp và đế quốc Mỹ giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đã và đang góp phần vào công cuộc đổi mới của đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Lúc sinh thời trong muôn vàn công việc Bác vẫn luôn quan tâm theo dõi hoạt động của Ban tuyên giáo, kịp thời động viên, cổ vũ và hướng dẫn nghiệp vụ cho anh em làm nhiệm vụ trên mặt trận tư tưởng văn hoá.
Chỉ hơn một tháng sau khi nước nhà giành được độc lập Bác đã căn dặn đội viên tuyên truyền xung phong: "Phải biết rõ mục đích tuyên truyền của mình và trước khi định công tác ở đâu phải đặt rõ kế hoạch. Phải biết chịu kham khổ.
Phải biết nhẫn nại. Nói với người nghe một lần người ta không hiểu thì nói đến hai lần, ba lần. Về đức tính này, phải học theo những người đi truyền giáo. Chớ có lên mặt "Quan cách mạng".
Chớ có tưởng đi tuyên truyền đây là đi dạy người ta chứ không cần học lại người ta, lãnh đạo người ta chứ không chịu người ta phê bình. Chú ý đến cách phổ biến ý tưởng. Hết sức phổ thông.
Cố vào sâu trong quần chúng. Lấy những thí dụ tầm thường trông thấy trước mắt mà nói. Tránh những danh từ khó hiểu. Làm cho được 50 người hiểu rõ còn hơn là được 500 người chỉ hiểu lờ mờ".
Một lần khác nói chuyện với anh em cán bộ tuyên truyền Bác lại căn dặn: "Tuyên truyền, anh em nên chú ý một điều này nữa là bao giờ ta cũng tôn trọng sự thực. Có nói sự thực thì việc tuyên truyền của mình mới có nhiều người nghe.
Ta chớ bắt chước những nước tuyên truyền tin chiến tranh quá sai lạc sự thực". Trong công tác tuyên truyền liên quan đến chính sách đối ngoại, Bác nhắc: "Các báo và các ban tuyên truyền nên hướng dẫn lòng yêu nước và chí cương quyết cố giành độc lập hoàn toàn của đồng bào một cách ôn hoà, bình tĩnh có lợi cho ngoại giao...".
Ngay cả những ngày đau nặng và sắp đi xa, Bác vẫn giành thời gian làm việc với các đồng chí lãnh đạo Ban tuyên huấn Trung ương nghe báo cáo tình hình chiến trường miền Nam, tình hình lũ lụt ở sông Hồng và không quên nhắc phải quan tâm việc phát hành loại sách: "người tốt, việc tốt" để tuyên truyền, nhân rộng những
điển hình tiên tiến trên các mặt sản xuất, chiến đấu trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Tư tưởng của Bác, tấm gương đạo đức cách mạng của Bác và những lời dạy của Bác đã và đang tiếp sức cho những người làm công tác tuyên giáo phấn đấu để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, góp phần đẩy lùi đại dịch Covid-19.
Nguồn Ban Tuyên giáo Quảng Ninh
Bác Hồ với nhân dân Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, ngày 20/2/1961.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét