Mới đây, trên trang của tổ chức phản động lưu vong Việt Tân (viettan.org) có bài viết “Tiền hay ghế chỉ là một” qua đó xuyên tạc trắng trợn về tình hình chính trị của Việt Nam. Cụ thể tác giả bài viết là một thằng “chó săn” có tiếng Phạm Nhật Bình chuyên viết bài cho tổ chức Việt Tân để “kiếm tiền” đã lợi dụng vấn đề hết sức nóng bỏng của Việt Nam hiện nay được dư luận trong nước và quốc tế quan tâm đó là cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng mà Đảng và Nhà nước ta đang tiến hành. Trong đó, Bình đưa ra quan điểm “Nếu tham nhũng được mô tả như một con bệnh bất trị của chế độ cộng sản ở Việt Nam thì chống tham nhũng là liều thuốc bổ nuôi cho con bệnh ấy ngày càng vững mạnh.” Và Bình không quên đưa ra một “nhận định” : “Tình trạng cán bộ móc ngoặc, làm thất thoát công quỹ hay kinh doanh mờ ám để chia chác lợi nhuận bỏ túi riêng thì không nguy hại bằng hình thức chạy chọt mua ghế, hay bao che ghế ngồi trong các cơ quan. “ Qua những luận điệu này, Bình đã phủ nhận cuộc đấu tranh phòng chống, tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta và “thổi” vào quần chúng nhân dân sự hoang mang, gây thiếu niềm tin vào Đảng và Nhà nước. Đọc bài viết này chúng ta không khỏi có những điều “băn khoăn” và không đáng tin cậy:
Đầu tiên là Bình đưa ra hàng tá nhận định về tình trạng “mua ghế” ở Việt Nam nhưng thoạt nhiên y không đưa được bất kì bằng chứng xác thực nào. Bằng chứng ở đây là trường hợp cụ thể nào mà Y chỉ nhận định một cách “chung chung”, thiếu căn cứ xác thực như “Nhờ có tiền nhiều mới mua được ghế cao và ghế càng cao càng có nhiều quyền lực để càng kiếm được nhiều tiền. Ngay cả khi không còn ghế mà còn phe nhóm thì vẫn còn tiền để tiếp tục khống chế quyền lực chính trị một cách dễ dàng kiểu các thái thượng hoàng trong đảng.” Y không chỉ ra được cá nhân, tổ chức nào tiến hành “mua ghế”. Dường như với một kẻ làm “nghề làm báo phản cách mạng kiếm tiền” lâu năm như Bình thì y quên rằng lần sau có viết cũng nên đưa ra chứng cứ khách quan để người đọc có thể TIN được chứ đừng nhận định kiểu chung chung.
Hơn nữa, với những nhận định xanh rờn như “Chính trường Việt Nam thời xã hội chủ nghĩa đã để lại nhiều bài học cay đắng về quyền lực và phe nhóm mà cuối cùng có tay thủ tướng hai nhiệm kỳ thảnh thơi lui về làm người tử tế, bỏ lại sau lưng một nền kinh tế đang khập khiểng tiến lên công nghiệp hóa-hiện đại hóa vào năm 2020…” Vâng, chắc chỉ có những người không thường xuyên quan tâm đến tình hình phát triển đất nước, hay những người không có điều kiện tiếp cận với thông tin đại chúng mới tin vào luận điệu của Y. Vì đơn giản, trong hơn 30 năm đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã lãnh đạo một nước từ nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp lạc hậu trở thành một nước có nền kinh tế đang phát triển với thu nhập đầu người thuộc nhóm trung bình trên thế giới. Đặc biệt, kinh tế liên tục phát triển, Việt Nam trở thành nước hòa bình, ổn định, có vị thế trên trường quốc tế. Thử hỏi, nếu sự thật như những lời y nói liệu đất nước có được những thành tựu đó không.
Bên cạnh đó, quá trình bổ nhiệm, đề bạt các chức vụ trong Đảng và Chính quyền đều được tiến hành theo những quy trình nghiêm ngặt. Tuy nhiên, trên thực tế, có lúc, có nơi vẫn chưa thực hiện đúng quy trình, quy định của Đảng và Nhà nước ta về công tác cán bộ dẫn đến sai phạm. Nhìn vào kết quả công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý sai phạm thời gian qua của các cơ quan chức năng đã cho thấy điều đó. Các cơ quan chức năng đã tiến hành xử lý các vụ việc bổ nhiệm sai tại các tỉnh là Thanh Hóa, Hà Giang, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Đắk Lắk, Bình Định, Cần Thơ, Bà Rịa - Vũng Tàu, Yên Bái, Đà Nẵng với 58 trường hợp là người nhà; 10 trường hợp vi phạm về tiêu chuẩn, điều kiện, trình tự, thủ tục bổ nhiệm. Trên cơ sở đó, Bộ Chính trị đã đưa ra Kết luận số 12-KL/TW ngày 22/3/2017 của Bộ Chính trị về sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định về công tác cán bộ với quy trình bổ nhiệm cán bộ qua 5 bước chặt chẽ được đánh giá cao. Nhiều người cho rằng, đây sẽ là một biện pháp quan trọng để điều trị “bệnh” bổ nhiệm người nhà vốn gây bức xúc trong dư luận. Bởi quy trình này được xem là mở rộng dân chủ, công khai, minh bạch, đáng tin cậy, tạo sự đồng thuận. Những vấn đề này, chắc hẳn Bình “không biết” hoặc thậm chí biết mà lại cố tình giấu diếm. Tuy nhiên, cái sai của Bình là lợi dụng những sự việc nhỏ, con người cụ thể mang tính chất “hiện tượng” để xuyên tạc, coi đó là “bản chất” của một chế độ là hoàn sai.
Tóm lại, Phạm Nhật Bình với quá khứ chuyên viết bài kiếm tiền cho Việt Tân của Mình đưa ra những lý lẽ chống đối này cũng dễ hiểu. Nhưng chỉ có đôi điều khuyên Bình với tư cách là một độc giả rằng lần sau nếu có viết gì thì hãy tìm hiểu kĩ lưỡng và đừng viết nên điều ngu dốt, sằng bậy. Và có lẽ, Bình nên kiếm một công việc thực sự làm để làm thay vì chuyên nói xấu Đảng, Nhà nước để không hổ thẹn với dân tộc, với đất nước.
(Huy Thai)
Bài viết rất hay, bạn có thể xem qua một vài thông tin liên quan sau:
Trả lờiXóahttps://timviec365.vn/
https://timviec365.vn/viec-lam-lam-ban-thoi-gian-c6v0