Tống Giang
Những ngày vừa qua, việc nhà lãnh đạo Tổng thống Myanmar U Win Myint, Cố vấn Nhà nước kiêm Bộ trưởng Ngoại giao bà Aung San Suu Kyi, và các nhân vật cấp cao khác của đảng cầm quyền Liên minh Quốc gia vì Dân chủ Myanmar (NLD) đã bị quân đội bắt giữ và động thái này diễn ra sau nhiều ngày leo thang căng thẳng giữa chính phủ và quân đội sau cuộc bầu cử mà quân đội cho là gian lận diễn ra năm ngoái đã gây ra sự chú ý đối với cộng đồng quốc tế và trong khu vực. Theo đó, thời điểm tháng 11/2020 Liên minh Quốc gia vì Dân chủ của bà Aung San Suu Kyi thắng áp đảo trong cuộc bầu cử. Tuy nhiên, chiến thắng này của bà Aung San Suu Kyi bị các nhóm nhân quyền chỉ trích vì tước quyền bỏ phiếu của cử tri ở các khu vực xung đột và không trì hoãn bầu cử giữa lúc đại dịch COVID-19 hoành hành. Do đó, phe đối lập đã liên kết với quân đội phản bác kết quả bầu cử và từ đó quân đội trong nhiều tuần cáo buộc xảy ra bất thường với phiếu bầu trên diện rộng và họ tuyên bố phát hiện 8,6 triệu trường hợp gian lận.
Vụ việc đảo chính diễn ra tại Myanmar những ngày qua đã để lại cho cộng đồng thế giới, các nước trong khu vực và đặc biệt là nhà “dân chủ” ảo tưởng về nền dân chủ Myanmar cách đây 5 năm bài học gì?
Đầu tiên đó là vấn đề “phi chính trị hóa quân đội”. Đối với Myanmar, quân đội không phải là người bảo vệ Đảng cầm quyền, chính quyền mà lại là lực lượng đối lập khi luôn nỗ lực thiết lập một hệ thống giúp đảm bảo lợi ích lâu dài, biến quân đội thành lực lượng có tầm ảnh hưởng đến mọi khía cạnh trong đời sống. Điển hình như việc quân đội Myanmar luôn được kiểm soát 25% số ghế trong Quốc hội mà không cần thông qua bỏ phiếu cũng như từ chối tuân theo chế độ dân sự. Khi “phi chính trị hoá quân đội” sẽ làm cho họ trở nên mất phương hướng, không biết phục vụ ai và hậu quả là vô cùng to lớn. Bên cạnh Myanmar thì trước đây bài học của Liên Xô cũng cho thấy vấn đề này khi quân đội kéo về thủ đô Moscow nhưng họ không biết là về để làm gì, bảo vệ ai và phải hành động như thế nào trước tình thế hiểm nghèo đó và họ thi nhau bắn vào toà nhà Quốc hội. Hay đối với cả Thái Lan, nơi mà Quân đội Hoàng gia Thái Lan cũng thường xuyên gây ra những cuộc đảo chính, làm cho tình hình an ninh, chính trị rối ren.
Đối với Việt Nam chúng ta, lâu nay các thế lực thì địch các đài báo chống phá như RFA đã đăng tải các bài viết như “Nguy hại của quyết tâm không phi chính trị hóa quân đội” để tìm cách “phi chính trị hoá quân đội” nhằm tác động, làm lung lay ý chí của quân đội, làm cho quân đội mất phương hướng và cái đích cuối cùng là muốn quân đội đứng ngoài cuộc để từ đó tạo điều kiện để các thế lực thù địch mưu đồ lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa, lật đổ Đảng Cộng sản Việt Nam và chính quyền nhân dân. Rõ ràng, nếu quyền lực nhà nước không thống nhất, nếu Đảng Cộng sản không lãnh đạo Nhà nước và xã hội, nếu lực lượng quân đội “trung lập”, “phi chính trị”, mất đi bản chất của giai cấp công nhân thì đây là sẽ mầm mống phát sinh những mâu thuẫn, tạo kẽ hở cho các cuộc chính biến diễn ra như những gì mà Myanmar đang phải gánh chịu.Vậy nên, Đảng ta lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với Quân đội Nhân dân là sáng suốt. Có như vậy thì mới bảo đảm có tính định hướng và mục tiêu để phục vụ. Đảng Cộng sản Việt Nam ngoài lợi ích của quốc gia, dân tộc, của nhân dân thì Đảng không có lợi ích nào khác.
Đối với các nhà “dân chủ” thì ảo tưởng về đất nước thiên đường Myanmar cách đây 5 năm đến nay cũng đã hoàn toàn vỡ mộng. Thời điểm đó, khi đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ Myanmar của bà Aung San Suu Kyi Myanmar giành thắng lợi áp đảo trong cuộc tổng tuyển cử quốc hội, các nhà “dân chủ”như Nguyễn Quang A, Trịnh Bá Phương, Bùi Văn Thuấn, Lê Hoàng, Ngọc Khanh, Trung Nghĩa, Thảo Gạo, Nguyễn Đình Hà, Lã Việt Dũng ... đã không ngừng ca ngợi cuộc bầu cử ở Myanmar, cho rằng tương lai tươi sáng đang chờ người dân nước này và mơ ước Việt Nam cũng làm được như Myanmar với những bài viết như: “Sao không nhìn sang Myanmar để “đi tắt đón đầu”. Thậm chí những đối tượng trên còn thách thức Đảng cộng sản Việt Nam dám làm như Myanmar với hình ảnh biểu ngữ "Tôi thách Đảng cộng sản Việt Nam dám làm như Myanmar".
Vậy nhưng thực tế trong 5 năm qua đất nước Myanmar có thực sự là thiên đường như ảo tưởng của các nhà “dân chủ” khi họ luôn xảy ra sự tranh chấp quyền lợi giữa đảng, phải, mâu thuẫn sắc tộc giữa những người thiểu số Hồi giáo gốc Rohingya với người theo đạo Phật giáo đưa đến cuộc khủng hoảng tị nạn ở quốc gia này hay việc quân đội Myanmar từ chối tuân theo chế độ dân sự và theo đuổi chương trình nghị sự của riêng mình. Và đỉnh điểm là vụ việc đảo chính đảng cầm quyền Liên minh Quốc gia vì Dân chủ Myanmar vào ngày 01/2/2021 vừa qua là sự vỡ mộng của các nhà đội lốt “dân chủ” khi thách thức Đảng Cộng sản Việt Nam dám làm như Myanmar.
Một lần nữa nhìn lại từ cuộc đảo chính ở Myanmar cũng như những bất ổn ở một số quốc gia như Thái Lan để thấy bài học về “phi chính trị hóa quân đội” và việc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo toàn diện, mọi mặt đối với Nhà nước và xã hội trong đó có lực lượng quân đội là hoàn toàn đúng đắn và sáng suốt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét