<Nguyễn Anh>
Nghị quyết của Nghị viện Châu Âu được thông qua ngày 21/01 vừa qua đã đưa ra những nhận định vô căn cứ như: “lên án những vi phạm nhân quyền rộng khắp, đáng kể là tình cảnh của những tù chính trị tại Việt Nam”; “Việt Nam hiện giam cầm lượng tù chính trị lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á”…
Thông tin việc Nghị viện Châu Ân thông qua nghị quyết về nhân quyền tại Việt Nam mới đây đang được các đài báo phản động ra sức lợi dụng tuyên truyền. Đồng thời, Nghị viện Châu Âu kêu gọi Việt Nam sửa đổi các điều khoản trong Bộ luật Hình sự Việt Nam và những quy định của Luật An ninh mạng. Đây là những đòi hỏi hết sức vô lý và thể hiện sự can thiệp quá sâu vào công việc nội bộ của Việt Nam, vi phạm điều cơ bản cốt lõi nhất trong quan hệ quốc tế.
Nghị viện Châu Âu đã “tẩy trắng” cho những kẻ vi phạm pháp luật Việt Nam bằng những danh xưng rất hào nhoáng như: nhà hoạt động chính trị, nhà báo, bloggers, người bất đồng chính kiến hay người bảo vệ nhân quyền… Cụ thể trong đó, Nghị viện Châu Âu đã lên tiếng “bảo kê” cho ba đối tượng trong Hội nhà báo độc lập gồm Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn.
Xin khẳng định, tại Việt Nam không có cái gọi là “tù nhân chính trị”, chỉ có những kẻ phạm tội hình sự và đang bị nghiêm trị theo pháp luật hình sự. Việc bắt giữ, xét xử đối với những đối tượng đó đã được thực hiện theo đúng những quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật của Việt Nam, do đó kết luận việc bỏ tù các đối tượng phạm pháp hình sự là vi phạm nhân quyền là điều hết sức vô lý của Nghị viện Châu Âu.
Nói về ba đối tượng cụ thể mà Nghị viện Châu Âu lên tiếng “bảo kê gồm: Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn, có lẽ không cần bàn nhiều nữa bởi phiên tòa sơ thẩm xét xử đối với cả ba bị cáo trên vừa mới diễn ra cách đây 20 ngày. Những tội danh của ba bị cáo đã được làm rõ trong phiên tòa, các bị cáo đã khai nhận toàn bộ hành vi như cáo trạng đã tuy tố, cáo trạng của Viện kiểm sát là đúng người, đúng tội, không oan sai.
Theo đó, ba đối tượng từ năm 2014 đã thường xuyên tiếp xúc các đối tượng, tổ chức có tư tưởng bất mãn về chính trị trong và ngoài nước. Dũng nảy sinh tư tưởng bất mãn với chính quyền nên đã khởi xướng thành lập cái gọi là “Hội nhà báo độc lập Việt Nam” với mục đích là đấu tranh làm thay đổi thể chế chính trị Việt Nam, Dũng giữ vai trò “chủ tịch hội”, Thụy là “phó chủ tịch”.
Dũng lập trang web, blogger “Việt Nam thời báo”, do Dũng quản trị, tiếp nhận và duyệt đăng thông tin, bài viết có nội dung tuyên tuyền, xuyên tạc, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước; chỉ đạo Tuấn trực tiếp quản trị, quản lý kỹ thuật và thực hiện việc đăng tải các thông tin sau khi được Dũng duyệt; Tuấn còn sử dụng nhiều bút danh để viết, đăng tải các bài viết xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, cá nhân. Còn bị cáo Nguyễn Tường Thụy dùng 2 bút danh để viết và gửi cho Phạm Chí Dũng đăng tải các bài viết có nội dung tuyên truyền xuyên tạc, nói xấu chính quyền nhân dân; bịa đặt, xâm phạm uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nghị quyết đã thể hiện những nhận định hoàn toàn sai lệch về tình hình nhân quyền Việt Nam thời gian qua, và nhiều tổ chức, cá nhân thù địch cũng như đài báo phản động nước ngoài đã nhân cơ hội này để xuyên tạc, bóp méo tình hình nhằm can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.
Như vậy, Nghị quyết về nhân quyền Việt Nam của Nghị viện Châu Âu hoàn toàn không có giá trị gì cho vấn đề nhân quyền khi nó không phản ánh đúng sự thật; ngược lại nó cho thấy việc họ đang muốn cố tình can thiệp đến vấn đề nội bộ của quốc gia khác, cổ súy cho tội phạm tại Việt Nam và vi phạm những nguyên tắc cơ bản nhất trong luật pháp quốc tế
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét