Thứ Tư, 29 tháng 9, 2021

QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN VIỆT NAM - LB NGA TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN NĂNG ĐỘNG

 Ngày 28-9, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Liên bang (LB) Nga Sergei Lavrov nhân dịp thăm chính thức LB Nga.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, Việt Nam nhất quán coi LB Nga là một trong những đối tác quan trọng và tin cậy hàng đầu. Bộ trưởng Lavrov khẳng định, Việt Nam là đối tác rất quan trọng trong chính sách đối ngoại của LB Nga cũng như ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Hai Bộ trưởng đánh giá quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-LB Nga tiếp tục phát triển năng động mặc dù gặp nhiều trở ngại do dịch Covid-19 gây ra. Nhằm tạo xung lực mới cho quan hệ song phương, hai bên nhất trí tăng cường trao đổi đoàn các cấp; mở rộng và làm sâu sắc hơn hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, nhất là quốc phòng, an ninh; phát huy hơn nữa tiềm năng Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Liên minh Kinh tế Á-Âu, khoa học công nghệ, giáo dục, văn hóa...; tập trung triển khai các dự án trọng điểm trong lĩnh vực năng lượng-dầu khí; tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước tiếp cận thị trường, đầu tư vào mỗi nước trong các lĩnh vực cùng có lợi; tăng cường hợp tác phát triển nguồn nhân lực; sớm khôi phục đi lại bình thường của công dân hai nước.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị LB Nga tiếp tục hỗ trợ, ưu tiên cung cấp và chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine, thuốc điều trị Covid-19 của LB Nga cho Việt Nam theo kế hoạch đã thống nhất; mở rộng hơn nữa hợp tác nghiên cứu chung về y học, khoa học vũ trụ, quản lý tài nguyên, trong đó có tài nguyên biển; tạo điều kiện cho nông sản Việt Nam tiếp cận hơn nữa thị trường LB Nga; thúc đẩy hợp tác, giao lưu giữa các địa phương. Bộ trưởng Lavrov nhấn mạnh Việt Nam là thị trường quan trọng ở Đông Nam Á, ủng hộ các đề xuất của Việt Nam và đề nghị tăng cường hợp tác, giao lưu văn hóa và nhân dân.
Hai bên cũng dành thời gian trao đổi và chia sẻ nhiều điểm đồng về các vấn đề quốc tế và khu vực; nhất trí tiếp tục tăng cường phối hợp tại các tổ chức, diễn đàn đa phương quan trọng, nhất là Liên hợp quốc và ASEAN, cũng như trong ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống như dịch bệnh, an ninh nguồn nước, biến đổi khí hậu, an ninh mạng...; khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình; nhất trí tầm quan trọng của việc đề cao và tuân thủ nghiêm túc luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 đối với hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại khu vực./.
VTTĐ
Có thể là hình ảnh về 3 người, mọi người đang đứng và bộ vét

CHỦ TỊCH NƯỚC: NGƯỜI CAO TUỔI LÀ TRỤ CỘT CỦA GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI

 Sáng 29/9, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đoàn đại biểu người cao tuổi tiêu biểu nhân Ngày Quốc tế Người cao tuổi (1/10) và Tháng hành động vì Người cao tuổi (tháng 10).

Buổi gặp mặt diễn ra trong không khí thân mật, trang trọng, bảo đảm đúng các quy định phòng, chống dịch Covid-19.
Người cao tuổi là vốn quý của dân tộc
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ niềm vui khi tiếp đoàn, đồng thời biểu dương những hoạt động sôi nổi, thiết thực, đi vào chiều sâu, ý nghĩa của Hội người cao tuổi các cấp trong thời gian qua, mang lại quyền lợi chính đáng cho người cao tuổi khắp cả nước.
Nhắc lại lời nói của Bác Hồ "Tuổi cao, ý chí càng cao", "Đất nước hưng thịnh do phụ lão xây dựng. Đất nước tồn tại do phụ lão giúp sức", Chủ tịch nước nhấn mạnh người cao tuổi là vốn quý của dân tộc, là lực lượng quan trọng của đất nước, là trụ cột của gia đình và xã hội Việt Nam.
Trong những năm qua, Hội Người cao tuổi Việt Nam đã trở thành ngôi nhà chung ấm áp, chia sẻ niềm vui trong cuộc sống và dần khẳng định vai trò, vị thế, uy tín của tổ chức hội nòng cốt cho người cao tuổi cả nước, được nhân dân và bạn bè quốc tế đánh giá cao.
Khơi gợi lại tinh thần quyết tâm bảo vệ, xây dựng đất nước của các bậc phụ lão tại Hội nghị Diên Hồng diễn ra vào năm Giáp Thân 1284 do Thượng hoàng Trần Thánh Tông triệu họp, trưng cầu ý kiến về chủ trương "nên đánh hay nên hòa" khi quân Nguyên Mông xâm lược Việt Nam lần thứ 2, Chủ tịch nước nhấn mạnh ý chí vĩ đại của người cao tuổi Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của cha ông ta. Đó chính là một truyền thống vô cùng quý báu của dân tộc, của các bậc tiền bối, các cụ lão thành đất nước Việt Nam anh hùng.
Chủ tịch nước ghi nhận trong những năm qua, Hội Người cao tuổi các cấp, đặc biệt Hội Người cao tuổi Việt Nam đã cùng với hệ thống chính trị chăm sóc, giúp đỡ, tạo điều kiện cho người cao tuổi có điều kiện sinh hoạt tốt hơn để sống vui, sống khỏe tuổi già. Hội Người cao tuổi các cấp đã phát huy tinh thần "sống vui, sống khỏe, sống có ích, sống hạnh phúc" cũng như vai trò, sự đóng góp của các hội viên qua các câu lạc bộ, mô hình liên thế hệ tự giúp nhau.
Chủ tịch nước đánh giá cao việc trong gần 2 năm qua, đặc biệt ở đợt dịch lần thứ tư này, các thế hệ người cao tuổi ở địa phương, từ khu phố đến xã, phường, đều hăng hái tham gia đóng góp vào công tác phòng, chống dịch Covid-19 thiết thực.
"Hình ảnh những đồng chí cựu chiến binh 70-80 tuổi, những cán bộ lão thành đã về hưu cần mẫn làm nhiệm vụ ở đầu ngõ, đầu hẻm, canh gác người lạ mặt ra, vào; ân cần nhắc nhở, lưu ý, quan tâm người dân, thực hiện phương châm "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người" góp phần kiểm soát tình hình dịch bệnh. Nhiều cụ tích cực tham gia quyên góp từ những mớ rau, ổ trứng để ủng hộ cho những nơi khó khăn do dịch bệnh gây ra. Tấm lòng đóng góp thảo thơm của các cụ đã phát huy truyền thống dân tộc "bầu ơi thương lấy bí cùng", chia sẻ lẫn nhau trong những lúc khó khăn. Đó là những việc làm rất đáng trân trọng" - Chủ tịch nước xúc động chia sẻ.
Chăm lo, bảo đảm đời sống cho người cao tuổi
Nhân dịp này, Chủ tịch nước đề nghị Hội Người cao tuổi các cấp phải tiếp tục có những hoạt động thiết thực, hiệu quả, hướng về cơ sở, hướng vào người cao tuổi; từ đó đóng góp cho phong trào địa phương, làm gương cho các cấp, ngành trên cả nước.
Hội Người cao tuổi từ Trung ương đến địa phương tiếp tục phát huy vai trò quan trọng của người cao tuổi trong xây dựng gia đình văn hóa kiểu mẫu, "kính già, yêu trẻ", "tôn sư trọng đạo". Trong mỗi gia đình, dòng tộc, xóm làng, người già có vai trò "rường cột", là tấm gương để thế hệ trẻ noi theo học tập.
Chủ tịch nước mong muốn các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, Hội Người cao tuổi các cấp, các thế hệ trẻ trong gia đình có những việc làm thiết thực hơn nữa để chăm sóc sức khỏe, động viên tinh thần, bảo đảm đời sống người cao tuổi; xử lý nghiêm những cá nhân vi phạm, ngược đãi người cao tuổi.
Trong thời gian tới, Hội Người cao tuổi Việt Nam phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương, tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về người cao tuổi theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, nhất là xây dựng Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi Việt Nam 2021-2030.
Chủ tịch nước nhấn mạnh tinh thần trách nhiệm, nhân văn của tất cả các cấp trong việc chăm lo cho người cao tuổi, đặc biệt những người cao tuổi gặp khó khăn cần được quan tâm hơn nữa.
Ghi nhận ý kiến đóng góp của các đại biểu, Chủ tịch nước giao các bộ, ngành nghiên cứu kiến nghị liên quan đến tổ chức hệ thống Hội từ Trung ương đến cơ sở; chế độ, chính sách đối với người cao tuổi; tổng kết, sửa đổi Luật Người cao tuổi... Đồng thời, Chủ tịch nước cũng đề nghị ngành y tế Việt Nam, các giáo sư, bác sĩ đầu ngành lão khoa đẩy mạnh nghiên cứu nhằm nâng cao tinh thần sống vui, sống khỏe của người cao tuổi; giải quyết các vấn đề sức khỏe cho người cao tuổi.
Chủ tịch nước mong muốn người cao tuổi tiếp tục phát huy vai trò, uy tín của mình đối với gia đình, xã hội, sống vui, sống khỏe, sống có ích; tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, hệ thống chính trị, góp phần xây dựng gia đình, xã hội, đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Cảm ơn Chủ tịch nước đã dành thời gian tiếp đoàn, bà Phạm Thị Hải Chuyền, Chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam, cho biết hiện cả nước có trên 11,4 triệu người cao tuổi, trong đó, khoảng 9,7 triệu người tham gia Hội; 656 nghìn người tham gia công tác Đảng, chính quyền, đoàn thể; hơn 6,5 triệu người trực tiếp tham gia lao động sản xuất…
Thời gian gia, Hội Người cao tuổi Việt Nam đã tích cực tham gia xây dựng chính sách, pháp luật liên quan đến người cao tuổi và Hội Người cao tuổi; chăm lo công tác xây dựng và tổ chức Hội, tập hợp hội viên; phát huy vai trò người cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; quan tâm đến công tác đối ngoại, nghiên cứu khoa học; thực hiện hiệu quả các chương trình công tác lớn: "Người cao tuổi tham gia bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh" và "Người cao tuổi tham gia xây dựng, phát triển Quỹ Chăm sóc và Phát huy vai trò người cao tuổi ở cơ sở"; triển khai Tháng hành động vì Người cao tuổi Việt Nam, nhân rộng Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau…
Mỗi năm, Hội đã phối hợp ngành Y tế chăm sóc, tư vấn sức khỏe, lập hồ sơ theo dõi sức khỏe; khám định kỳ cho hàng triệu người cao tuổi; tích cực thăm hỏi, động viên người cao tuổi khó khăn, bị ảnh hưởng bởi thiên tai, lũ lụt hoặc ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Năm 2021 kỷ niệm 80 năm truyền thống người cao tuổi Việt Nam, là năm dự kiến tổ chức Đại hội VI Hội Người cao tuổi Việt Nam. Giai đoạn 2021-2026, Hội sẽ triển khai có hiệu quả Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng phù hợp với nhiệm vụ của Hội trong giai đoạn tới. Phương hướng chung là "Đoàn kết, sáng tạo xây dựng tổ chức Hội vững mạnh; tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi; tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".
Cùng với việc xác định một số tiêu chí cơ bản, Hội Người cao tuổi Việt Nam triển khai phương hướng đã đề ra với 3 nhiệm vụ trọng tâm và 3 chương trình công tác lớn; thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao: Nâng cao hiệu quả "Tháng hành động vì Người cao tuổi Việt Nam", nhân rộng mô hình Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau./.
VTTĐ

NHỮNG THÀNH TỰU NỔI BẬT TỪ CHUYẾN CÔNG DU CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC NGUYỄN XUÂN PHÚC TẠI HOA KỲ

 Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc vừa tham dự Đại hội đồng Liên Hợp quốc đã truyền đi những thông điệp mạnh mẽ về vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế và đạt được nhiều thành tựu to lớn trong hợp tác quốc tế về kinh tế và chiến lược ngoại giao vaccine Covid-19.

Trước hết, hoạt động của Đoàn công tác của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định vị thế Việt Nam đối với các quốc gia trên thế giới. Sau 40 năm Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Liên Hợp quốc, vị thế của Việt Nam đã có sự thay đổi mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Hình ảnh Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ngồi giữa 02 cường quốc là Mỹ và Trung Quốc chính là đại diện và tương trưng cho vị thế Việt Nam trong cộng đồng quốc tế. Sẽ có nhiều chuyên gia, học giả trên thế giới bình luận, phân tích nguyên nhân và những ẩn ý đằng sau sự sắp xếp này trong bối cảnh mối quan hệ Mỹ - Trung nhạy cảm hơn bao giờ hết nhưng cộng đồng quốc tế đã tự thừa nhận không dễ có quốc gia nào được thành viên LHQ và cả Mỹ - Trung thừa nhận. Điều này đã nhanh chóng được GS Carl Thayer và TS Larry Barman (Đại học Georgia - Hoa Kỳ) khẳng định trong bài phân tích, bình luận sau đó. GS Carl Thayer là một học giả uy tín chuyên nghiên cứu về chính trị. Những khuyến nghị và nhận định của GS Carl Thayer là sự thừa nhận của cộng đồng quốc tế về sự đúng đắn của con đường phát triển kinh tế, xã hội ở Việt Nam.
Thứ hai, chuyến công du của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã đạt được những kết quả cụ thể và quan trọng trong việc thực hiện chiến lược “ngoại giao vaccine”. Tổng thống Hàn Quốc đã cam kết hỗ trợ Việt Nam 01 triệu liều vaccine. Hunggary đã làm xong thủ tục để chuyển nhượng cho Việt Nam 400 nghìn liều vaccine. Mỹ cung thông báo sẽ chuyển qua chương trình COVAX hơn 05 triệu vaccine Frizer. Công ty Northwes Medicine tặng Việt Nam thiết bị y tế trị giá 3,8 triệu USD. Đó là những con số mang ý nghĩa thiết thực trong phòng, chống Covid-19 và phục vụ mục tiêu phục hồi kinh tế Việt Nam sau đại dịch.
Thứ ba, những cam kết về đầu tư của các doanh nghiệp quốc tế ngày càng gia tăng. 50 công ty hàng đầu của nước Mỹ với doanh thu hàng nghìn tỷ USD đã đến New York gặp Chủ tịch nước cam kết đầu tư mới ở Việt Nam. Đó là sự tin tưởng trong bối cảnh đại dịch. Những ngành nghề đầu tư được quan tâm như: năng lượng, hạ tầng, y tế, tài chính ngân hàng, đổi mới sáng tạo…phù hợp với mục tiêu phát triển Việt Nam bền vững trong thời gian tới.
Sau 20 tháng bị gián đoạn vì đại dịch Việt Nam, chuyến công du của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại Hoa Kỳ đã khẳng định vị thế mới của Việt Nam và truyền đi thông điệp về đất nước Việt Nam với khát vọng và tầm nhìn phát triển mạnh mẽ.
<Nga Mi>
Có thể là hình ảnh về 3 người, mọi người đang đứng, bộ vét và văn bản

MỐI QUAN HỆ TRI KỶ VIỆT NAM - CUBA

 <Nguyên Anh>

Covid – 19 đã làm tê liệt nền kinh tế toàn cầu và hàng triệu người tử vong. Tại Việt Nam, đợt xâm nhập Covid – 19 lần thứ tư đã khiến chúng ta thiệt hại nhiều về người và của. Chỉ trong vòng hơn 4 tháng qua, đã có hơn 1500 trẻ em mồ côi bố, mẹ hoặc cả bố và mẹ ở thành phố HCM vì dịch Covid – 19. Con số ám ảnh đấy là con số trung thực nói lên sự tàn phá của dịch khi tới Việt Nam.
Chìa khóa duy nhất của chúng ta lúc này đó chính là vaccien và ý thức. Vaccien hiện nay đang trở nên khan hiếm trên thế giới. Nhiều nước giàu đã không tiếp tục viện trợ mà thay vào đó tiêm mũi thứ 3 bổ sung khiến kế hoạch bao phủ vaccien không được đảm bảo. Tuy nhiên bằng sự ngoại giao mềm dẻo của mình, “tứ trụ triều đình” vẫn đang cố gắng đem về hàng triệu liều vaccien cho người dân. Việt Nam đã nhận được sự quan tâm từ người đồng chí, người bạn tri kỷ - Cu Ba.
Mới đây, Trung tâm kỹ thuật sinh học và di truyền Cuba đã bàn giao 900.000 liều vaccine Abdala cho đại sứ quán Việt Nam. Bộ Quốc phòng Cuba cũng bàn giao cho Tùy viên Quốc phòng Việt Nam tại Cuba 150.000 liều vaccine Abdala. Những liều vaccien này đã được đưa lên chuyên cơ của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đem về Việt Nam.
Việt Nam đã ký với Trung tâm Kỹ thuật sinh học và di truyền Cuba cuối tuần trước khi Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đến thăm Trung tâm này để thúc đẩy hợp tác về vaccine và thuốc chữa bệnh với Việt Nam. Việt Nam đặt mua 5 triệu liều vaccine Abdala. Hai bên cũng nhất trí sẽ đẩy nhanh tiến độ đàm phán để Việt Nam nhập khẩu thêm từ Cuba 5 triệu liều vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em.
Để minh chứng cho tình nghĩa đậm sâu của mình, Cuba đã giao trước cho Việt Nam 900.000 liều vaccien nhằm kịp thời đẩy nhanh tiến độ bao phủ vaccien tại Việt Nam, hướng tới kiểm soát dịch bệnh, trở về trạng thái bình thường mới.
Bộ máy chính trị đang ngày đêm dốc sức ngoại giao vaccien, không sợ khó, không sợ khổ để cứu lấy đồng bào của mình thoát khỏi đại dịch.
Có thể là hình ảnh về đang đứng và văn bản

NGẪM VỀ VIỆC CÁN BỘ "XIN LỖI" DÂN - TRƯỜNG HỢP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

 <Lam Hồng>

Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh vừa có động thái "xin lỗi" đối với người dân trong công tác chống dịch vừa qua. Đó là điều đáng mừng vì lãnh đạo thành phố đã gương mẫu trong kiểm điểm công tác của cả hệ thống chính trị trong điều hành, quản lý xã hội.
Chẳng xa lạ đâu về việc nhận lỗi và sửa lỗi, bởi rằng trong đời sống thiên biến vạn hóa việc sai âu cũng có thể xảy ra, vấn đề nó có vượt quá chuẩn mực cần xem xét xử lý hay không. Nhưng nhận thức được cái sai và nhận lỗi với nhân dân theo tôi đó là sự dũng cảm của người đứng đầu chính quyền thành phố Hồ Chí Minh.
Bác Hồ trước đây đã căn dặn đội ngũ cán bộ phải thường xuyên "tự phê bình và phê bình" tức là coi việc kiểm điểm lại hành vi của cá nhân là điều quan trọng trước khi hành động. Người cũng đã nghiêm khắc chỉ ra rằng: "Ai đã phạm những lỗi lầm trên này, thì phải hết sức sửa chữa; nếu không tự sửa chữa, thì Chính phủ sẽ không khoan dung".
Trong cơ chế hoạt động của Đảng hiện nay việc kiểm điểm hành vi của bản thân được coi trọng, thể hiện rõ nhất là kiểm điểm tự soi tự sửa của người đứng đầu cấp ủy đảng theo tinh thần Hội nghị Trung ương 4, Khóa 12.
Vậy là việc nhận sai của lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh là cầu thị, kịp lúc khi tình hình dịch bệnh vẫn đang phức tạp tại thành phố lớn này.
Tuy nhiên những thành phần chống đối, truyền thông hải ngoại có vẻ "ngạc nhiên" trước điều này nên đã biến hành động tự phê bình của một lãnh đạo trở thành điều gì đó quá cao sang, phi thực tế mà chưa có tiền lệ trong lịch sử Việt Nam chúng ta.
Thay vì nhìn nhận tiêu cực về điều này có lẽ cần thấy sự thúc đẩy trong thay đổi cách ứng xử của hàng ngũ lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh với trách nhiệm người đứng đầu ngày càng sâu sát và đi vào lòng dân hơn mới là điều cần nghĩ tới.
Có thể là hình ảnh về văn bản

Thứ Hai, 27 tháng 9, 2021

THẦN TƯỢNG MÙ QUÁNG- “ KHÔNG CÓ NGHỆ SỸ THÌ AI ĐI LÀM TỪ THIỆN”!!!

 Sau bản tin "Câu chuyện văn hóa: Nghệ sĩ và văn hóa ứng xử" được VTV phát sóng mới đây về việc làm từ thiện thiếu trách nhiệm của một số nghệ sĩ, trong đó chỉ trích Thủy Tiên không minh bạch, không rõ ràng trong sao kê, thiếu lễ độ và gây chia rẽ, trong nhóm Bảo Vệ Thủy Tiên, một lượng lớn người hâm mộ của nữ ca sĩ Thuỷ Tiên đang để lại hàng loạt bình luận chỉ trích, thoá mạ nhà đài.

Thì hàng trăm bình luận của fan Thủy Tiên đã nhắm vào chỉ trích, đe dọa tấn công đài truyền hình Trung ương VTV. Có người phát ngôn kêu gọi tẩy chay VTV, không xem tin tức VTV mà chuyển sang xem Tiktok của Tàu. Người thì yêu cầu tố cáo VTV ra trươc tòa án. Kẻ thì cho rằng đài VTV không còn là tiếng nói của Nhân dân nữa rồi... Bên cạnh đó, có một số fan Tiên Lũ còn truy lùng fb của chị biên tập viên VTV để tấn công mạng và khủng bố tin nhắn. Đó là những lời nói thiếu suy nghĩ của những người chỉ biết tôn thờ thần tượng hơn cả cha mẹ, đó là “căn bệnh” khó chữa mà nhiều người đang mắc phải.
Nhìn những hình ảnh ở Miền Trung, và mọi miền của Tổ quốc khi xảy ra thiên tai, lũ lụt, dịch CV-19, lực lượng đầu tiên xông pha trên tuyến đầu lại là những người chiến sỹ thuộc lực lượng QĐND, CAND.
Họ bất chấp mọi khó khăn, nguy hiểm sẵn sàng ʜɪ sɪɴʜ tính mạng, bỏ lại sau lưng cả gia đình để xông pha vào những nơi ngυy нιểм nhất với mục đích duy nhất đó là kịp thời cứu tính mạng, tài sản cho nhân dân. Năm 2020 là minh chứng điển hình nhất với sự ʜɪ sɪɴʜ của rất nhiều CBCS thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, tang тɦươпɡ phủ kín đất trời miền Trung, đặc biệt trong đó có những người chiến sỹ mới mười tám, đôi mươi chưa một lần nói lời yêu ai, họ đã anh dũng ra đi vì lý tưởng cao đẹp bỏ lại sau lưng là cha mẹ, người thân, những lời hứa, những ước mơ của tuổi trẻ còn dang dở còn nghệ sỹ thì làm gì?
Những ngày qua, trong đợt đại dịch nhất là thành phố Hồ Chí Minh. Hình ảnh các chiến sỹ áo trắng, những anh bộ đội đã bao đêm thức, đã bao ngày không ngủ, đã bao người ngất lịm đi kiệt sức, có những người đã hy sinh… họ bỏ lại sau lưng gia đình, vợ con ngày đêm thúc trực, ngày đêm phát cứu trợ cho người dân. Còn nghị sỹ mà các bạn thần tượng đang ở đâu?
Chúng ta không phủ nhận những đóng góp to lớn của một bộ phận đứng lên kêu gọi mọi người ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lũ. Nhưng các bạn cũng đừng vì vậy mà thần tượng họ quá, để rồi các bạn phải thốt ra những lời kém thông minh nếu không muốn nói là ngu dốt “Không có nghệ sỹ ai sẽ cứu dân?”.
Việc làm từ thiện không chỉ duy nhất mỗi Nghệ sỹ họ mới làm được, mà nó được xuất phát từ những tấm lòng cao quý của toàn thể nhân dân và dĩ nhiên họ có nhiều cách khác để thực hiện chứ không nhất thiết phải bấu víu, nhờ vả vào Nghệ sỹ.
Chúng tôi vẫn mong các bạn hiểu rõ một điều rằng: khi nhiều nơi trên cả nước rơi vào tình cảnh nguy nan nhất, các bạn được ở trong chăn ấm, nệm êm chén giấc ngủ một cách ngon lành, thì ngoài kia còn nhiều người chiê’n sỹ vất vả thức trắng đêm không ngủ chỉ để cho các bạn có những giấc ngủ an lành, có thể dậy ngắm bình minh mỗi sáng sớm, để cho các bạn có thể yên tâm vui vẻ tham gia các buổi diễn của giới nghệ sỹ…
Các bạn đừng vội nói không có nghệ sỹ thì ai cứu dân? Mà hãy nhìn ra phía trước các bạn có những lá chắn sống, đang từng ngày, từng giờ phục vụ Tổ quốc, phục vụ các bạn. Các bạn hạnh phúc, vui vẻ hay không phần lớn là nhờ vào sự vất vả, mồ hôi, máu và nước mắt của họ.
Cuối cùng, xin gửi tới các bạn một câu mà chúng tôi – Những người chiến sỹ đang phục vụ trong binh ngũ luôn tâm đắc nhất: “Thức cho dân ngủ, gác cho dân vui chơi, lấy niềm vui, hạnh phúc của nhân dân làm niềm vui, lẽ sống cho đời”.
Nguồn fb
Có thể là hình ảnh về một hoặc nhiều người, mọi người đang đứng và ngoài trời