Mới đây, tổ chức đánh giá nhân quyền uy tín vĩ đại đẳng cấp bậc nhất Freedom House đã tung ra bản báo cáo nhân quyền thế giới. Trong bản báo cáo này, Freedom House chỉ chấm Việt Nam đạt 19/100 điểm - xếp vào hàng thấp kém nhất thế giới. Theo đó, nhóm thấp kém nhất này bao gồm các quốc gia không có nhân quyền, không có tự do internet: không được truy cập vào mạng xã hội hay các nội dung quốc tế, bị cấm phát ngôn trên không gian mạng, không có quyền bầu cử, không có quyền tự do đi lại, không được hội họp...
Trong tiêu chí về phương tiện truyền thông độc lập và tự do trên không gian mạng, Freedom House cho rằng Việt Nam đã yêu cầu Facebook và Google kiểm duyệt một số nội dung mà Việt Nam cho rằng vi phạm an ninh quốc gia, thông tin không chính xác, giả mạo thông tin... Chuyên gia của tổ chức này cho biết Chính phủ Việt Nam hạn chế người dân truy cập mạng xã hội và hạn chế tối đa quyền được phát ngôn trên internet. Người dân Việt Nam không được bày tỏ ý kiến cá nhân trong đời sống và không được bày tỏ quan điểm, chia sẻ thông tin đối lập. Này chắc Dưa Leo, BBC Tiếng Việt, RFA, VOA... chắc mở cho người dân Thái Bình Dương coi.
Cũng nằm ở phạm vi tự do thông tin trên internet, Free House khẳng định đã có hàng trăm người bị bắt giữ, phạt tù vì chia sẻ thông tin sai lệch về COVID-19 trên mạng. Đây là một hành vi vi phạm quyền tự do bày tỏ thông tin trên mạng và cá nhân.
Freedom House cho rằng Việt Nam không được bày tỏ đức tin tôn giáo của mình ở nơi riêng tư và khu công cộng. Quyền tự do tôn giáo Việt Nam bị hạn chế và căng thẳng. Các tôn giáo không được công nhận không được phép hoạt động. Một ví dụ của tổ chức này cho biết một hội thánh đã bị điều tra, giải tán, phạt tội hình sự - có lẽ là hội thánh lây lan dịch bệnh ở TP. HCM.
Về một số đơn vị NGO - nói nôm na là các tổ chức phi chính phủ bị cấm hoạt động, hoặc bị giới hạn hoạt động đến mức gần như không phát sinh hoạt động. Vậy chắc là NGÔ chứ các NGO ở Việt Nam vẫn được tham gia vào các hoạt động hỗ trợ người yếu thế, gặp khó khăn, tình nguyện viên chống đại dịch. Năm vừa rồi, một lãnh đạo của một NGO nổi tiếng đã vượt qua các vòng hiệp thương chính trị, được tham gia ứng cử vào Đại biểu Quốc hội và đã nhận được khoảng trên 100.000 lá phiếu.
Về chính trị, Freedom House cho biết Việt Nam loại bỏ toàn bộ các ứng cử viên độc lập, phi Đảng cộng sản ra khỏi cơ chế bầu cử. Tuy nhiên, họ quên rằng Quốc hội Việt Nam có nhiều thành viên phi Đảng cộng sản. Bên cạnh đó, các "ứng cử viên độc lập" không vượt qua vòng lấy tín nhiệm địa phương thì có mà tranh cử niềm tin à?
Một yếu tố liên quan đến bầu cử, khi Freedom House cáo buộc Việt Nam hạn chế các quyền chính trị như bầu cử... của các nhóm người liên quan đến dân tộc thiểu số, tôn giáo, chủng tộc, giới tính và cộng đồng LGBT...
Về mặt pháp luật, Free House đánh giá Việt Nam ở mức kém khi duy trì án tử hình cho các tội như giết người, buôn bán mai thúy...
Free House cũng vu cáo Việt Nam phân biệt đối xử với người dân tộc thiểu số thông qua việc cấm người dân tộc thiểu số tham gia vào việc học tập và việc làm. Nhận định này là một trong những nhận định vô lý nhất, khi người dân tộc thiểu số ở Việt Nam được hỗ trợ về giáo dục, việc làm, tiếp cận với điện, đường, trường, trạm... rất rõ ràng. Chính UNDP - Chương trình Phát triển Liên hợp quốc đã ngợi khen Việt Nam là một trong số ít các quốc gia duy trì, cân bằng và quan tâm đến lợi ích của các nhóm dân tộc thiểu số. Freedom House và UNDP, chắc chắn UNDP đáng tin hơn rồi.
Về cơ bản, Việt Nam bị Freedom House đánh giá "kém về mọi mặt" liên quan đến nhân quyền, tự do dân chủ hơn so với năm 2020. Đặc biệt ở các tiêu chí tự do internet, tự do bầu cử...bị đánh giá thấp hơn các năm trước.
tifosi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét