Thứ Năm, 23 tháng 9, 2021

PHẢN BÁC BÀI VIẾT CỦA NHÀ BÁO HOÀNG HẢI VÂN VỀ CÁI GỌI LÀ “CỤ HỒ CA NGỢI VUA GIA LONG"!

 Ngày 19/9/2021, trên trang facebook cá nhân của mình, nhà báo Hoàng Hải Vân đăng tải bài viết ““LỜI CỤ HỒ CA NGỢI VUA GIA LONG BỊ CẮT BỎ, HÃY TRẢ CHỮ LẠI CHO CỤ HỒ ĐI!”. Bài viết của Hoàng Hải Vân đề cập đến tác phẩm “Lời than vãn của bà Trưng Trắc”, một tác phẩm để đời của lãnh tụ vĩ đại Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Bài viết sau đó nhanh chóng được phát tán và có rất nhiều người lấy đó làm căn cứ để kêu gọi vinh Nguyễn Ánh, Gia Long. Hoàng Hải Vân lấy trích đoạn trong tác phẩm của Bác Hồ để kết luận là “Bác Hồ ca ngợi vua Gia Long hết cỡ”. Xin có đôi lời gửi Hoàng Hải Vân:

LUẬN ĐIỂM THỨ NHẤT: Hoàng Hải Vân cho rằng: “Gia Long là vị minh quân có thể nói là vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc. Cái tên Việt Nam là do ông chính thức đặt làm quốc hiệu nước ta, ông là vị hoàng đế lần đầu tiên thống nhất sơn hà, tạo nền móng vững chắc cho nước Việt Nam thống nhất ngày hôm nay. Vị hoàng đế vĩ đại đó mấy chục năm nay đã bị giới sử học và chính trị hiện đại dìm xuống bùn, bị bôi nhọ, bị mô tả bằng những lời lẽ xấc láo hỗn xược mang ra dạy học trò.”
Này Hoàng Hải Vân! Gia Long là vị vua vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc ư? Nếu nước Việt xem Gia Long là vị vua vĩ đại nhất thì thử hỏi tổ quốc này liệu còn tồn tại thứ tiếng Việt của người Việt và bản sắc riêng biệt của người Việt hay sẽ theo “mẫu quốc” Đại Pháp, Đại Thanh hay Xiêm La. Hãy xem những gì mà Nguyễn Ánh, người mà ông cho là “vị vua vĩ đại nhất Việt Nam” đã làm:
Nguyễn Ánh liên tục thất trận trước quân Tây Sơn, phải cầu cứu vua Xiêm, vua Xiêm lợi dụng cơ hội để âm mưu chiếm đất Gia Định và thôn tính Chân Lạp, đã cử Chiêu Tăng và Chiêu Sương đem 5 vạn quân theo hai đường thủy bộ cùng với tàn quân của Nguyễn Ánh tiến đánh Gia Định. Đêm 19 rạng ngày 20/1/1785, người anh hùng áo vải cờ đào Nguyễn Huệ đã lãnh đạo quân và dân ta đánh tan quân Xiêm ở Rạch Gầm - Xoài Mút (nay thuộc tỉnh Tiền Giang). Nguyễn Ánh thua to, chạy trốn nhưng vẫn không hề từ bỏ ý định thần phục ngoại bang để mưu sự nghiệp riêng! Đây không phải cõng rắn cắn gà nhà thì là cái gì?
Thấy không thể trông cậy được người Xiêm, Nguyễn Ánh nhờ giáo sĩ Bá Đa Lộc đem Hoàng tử Cảnh đi sang Pháp làm con tin để cầu viện Pháp. Kể từ năm 1787, với sự giúp đỡ mạnh mẽ hơn của người Pháp thông qua giám mục Pigneau de Béhaine (tức Bá Đa Lộc), Nguyễn Ánh quay trở lại Gia Định. Trước đó, ngày 25 tháng 1 năm 1787, Bá Đa Lộc (giáo sĩ người Pháp làm cố vấn cho Nguyễn Ánh) đã thay mặt Nguyễn Ánh ký Hiệp ước Versailles (1787) với Pháp. Theo đó, vua Pháp đồng ý cử sang 4 chiếc tàu chiến và một đạo binh: 1.200 lục quân, 200 pháo binh, 250 lính da đen ở Phi Châu (Cafres) và đủ các thứ súng ống thuốc đạn để đánh Tây Sơn. Ngược lại, sau khi chiến thắng, Nguyễn Ánh phải nhường đứt cho nước Pháp cửa Hội An (Faifo) và đảo Côn Lôn (Poulo-Condore), chủ quyền các vùng đất đó sẽ vĩnh viễn thuộc về nước Pháp ngay lúc quân đội Pháp chiếm đóng hòn đảo nói trên. Đúng lúc đó thì nước Pháp xảy ra Cách mạng, vua Pháp không thực hiện Hiệp ước nhưng Bá đa lộc đã kêu gọi các thương nhân người Pháp trợ giúp cho Nguyễn Ánh. Đây là hành động bán nước rất rõ ràng của Nguyễn Ánh.
Cuối năm 1788, khi quân Thanh đã chiếm đóng thành Thăng Long. Anh hùng Nguyễn Huệ lãnh đạo nhân dân ta chuẩn bị tấn công quân Mãn Thanh thì Nguyễn Ánh sai sứ thần Phan Văn Trọng và Lâm Đồ mang thư và chở 50 vạn cân lương ra giúp quân xâm lược Mãn Thanh. Trời bất dung gian, cả đoàn thuyền bị một cơn bão nhấn chìm xuống biển Đông, nhưng hành động này nói lên bản chất cực kỳ phản động của Nguyễn Ánh. Qua sự việc này có thể thấy Nguyễn Ánh là tên giặc đê hèn, để cũng cố quyền lực nhằm đối chọi với quân Tây sơn mà hắn đã không từ thủ đoạn bẩn thỉu nhất.
LUẬN ĐIỂM THỨ HAI: Hoàng Hải Vân trích đoạn trong tác phẩm “Lời than vãn của bà Trưng Trắc” để kết luận là Bác Hồ hết lời ca ngợi công đức của Nguyễn Ánh. Đoạn trích “Với lòng quả cảm vô song và với đức hạnh trong sáng không tì vết, như vàng ròng lấp lánh sau ngàn lần thử lửa, ông tổ ngươi (“ngươi” ở đây là Khải Định), vua Gia Long tôn quí và tài ba bội phần, sau biết bao thăng trầm và khổ đau vô bờ, đã để lại cho ngươi một đất nước giàu có, một dân tộc độc lập, một quốc gia được các kẻ mạnh vị nể và kẻ yếu kính mến, với một tương lai đầy sức sống và triển vọng”.
Đồng ý với Hoàng Hải Vân ở điểm là nên rà soát, đối chiếu bản gốc do Chủ tịch Hồ Chí Minh viết, trả lại nguyên văn bài “Lời than vãn của bà Trưng Trắc”, không nên cắt đoạn. Thế nhưng đoạn trích này không có nghĩa là Bác Hồ hết lời ca ngợi Gia Long. Tác phẩm “Lời than vãn của bà Trưng Trắc” lấy bối cảnh là vua Khải Định lên đường sang Pháp dự hội nghị triển lãm thuộc địa tại thành phố Marseille (miền Nam nước Pháp) 1922. Đang hoạt động cách mạng ở Pháp, không bỏ lỡ cơ hội, nhà báo Nguyễn Ái Quốc tấn công ngay trò hề này bằng nhiều tác phẩm giàu sức chiến đấu.. Dưới hình thức một truyện ngắn, bằng việc hư cấu một giấc mơ của vua Khải Định (lúc này đang “xa giá” đến nước Pháp) và mượn lời của vị nữ anh hùng dân tộc chống ngoại xâm, tác giả lên án nặng nề chế độ phong kiến Nam triều và chính vua Khải Định đã để mất nước, ươn hèn cam tâm làm tay sai cho ngoại bang.
Bài viết trào phúng, dí dỏm những vô cùng sâu sắc, thâm thúy. Dưới ngòi bút sắc sảo của Nguyễn Ái Quốc chúng ta thấy được bản chất đê tiện của Khải Định và vương triều nhà Nguyễn, những kẻ sum sê, bợ đỡ cho thức dân Pháp để đàn áp, cai trị, bốc lột nhân dân đất nước mình. Khải Định là đế vương của một nước những không có quyền hành, dựa vào Pháp để chà đạp nhân dân ta. Đế vương không biết hờn vong quốc. Trong bài viết, Chủ tịch Hồ Chí Minh kể ra nhiều anh hùng dân tộc đã đứng lên chiến đấu, chống lại quân xâm lược. Tuy nhiên khi viết về Lý Bí, Ngô Quyền, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, nhà Trần và Lê Lợi với lời lẽ ngợi ca nhưng rất ngắn gọn.
Đến đoạn nói về Gia Long, tổ tiên của Khải Định thì Bác Hồ viết có vẻ như ca ngợi Gia Long nhưng ngẫm cho kỹ và suy cho rộng mới thấy đây là nghệ thuật chơi chữ vô cùng tinh tế, sắc sảo và tài tình của Bác. Lúc này Bác Hồ đang ở Pháp, bài viết bằng tiếng Pháp và đăng trên báo Pháp, thông điệp của Người muốn gửi đến nước Pháp nơi đã xâm lược một quốc gia độc lập, có chủ quyền. Bác Hồ muốn nhân dân Pháp biết rõ là trước năm 1858, tổ tiên của Khải Định đã từng cai trị ở một quốc gia có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ dưới thời ông tổ của Định là Vua Gia Long. Vì lợi ích của quốc gia, dân tộc nên không thể viết là “này Khải Định, ngươi còn đe tiện và phụng thờ ngoại bang hơn cả Gia Long, ông tổ của mi”. Ý định rất rõ ràng rằng Nguyễn Ái Quốc muốn nhân chuyện Khải Định sang Pháp để vạch trần bản chất bán nước của vua tôi nhà Nguyễn và sự đô hộ hà khắc, tàn bạo của thực dân Pháp.
Nguyễn Ái Quốc là bậc thầy của bút pháp Xuân Thu, nhẹ nhàng mà thâm thúy khi ví Gia Long, tên cỏng rắn cắn gà nhà là “trong sáng không tỳ vết”, một sự mỉa mai rất sâu cay đối với bè lũ đưa cả dân tộc lên ngọn lửa hung tàn bởi trò chơi đế vương của mình và gia tộc! Giống như cụ Đồ Chiểu điếu Phan Thanh Giản, cụ Đồ so sánh kẻ bán nước Phan Thanh Giản với Trương Tuần và Phú Bật bên tàu, những trung thần chết vì nước thời Đường Tống. Bằng chứng là sau đó 20 năm, trong bài lịch sử nước ta, Bác Hồ viết về Gia Long:
“Gia Long lại dấy can qua,
Bị Tây Sơn đuổi, chạy ra nước ngoài.
Tự mình đã chẳng có tài,
Nhờ Tây qua cứu, tính bài giải vây.
Nay ta mất nước thế này,
Cũng vì vua Nguyễn rước Tây vào nhà,
Khác gì cõng rắn cắn gà,
Rước voi dầy mả, thiệt là ngu si”.
Này Hoàng Hải Vân! Thực chất của vấn đề này có lẽ là ông và một số kẻ đang ngày đêm rửa mặt cho Nguyễn Ánh và mục đích xa hơn là rửa mặt cho ngụy Sài Gòn vì suy cho cùng thì bản chất của Triều Nguyễn và VNCH là như nhau, đều nhờ cậy ngoại bang để tồn tại. Tất nhiên chẳng ai tin luận điệu của các ông./.
--------------
Lão chăn bò.
Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bản cho biết 'Hoàng Hải Vân 1 ngày LỜI CỤ HỒ CA NGỢI VUA GIA LONG BỊ CẮT BỎ, HÃY TRẢ CHỮ LẠI CHO CỤ HỒ ĐI! Gia Long là vị minh quân có thể nói là vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc. Cái tên Việt Nam là do ông chính thức đặt làm quố‘c hiệu nước ta, ông là vị hoàng đế lần đầu tiên thố... Xem thêm CONTES RECITS LIBRAIRIE L'HUMANITE'

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét