Ở Việt Nam tôn giáo được coi là một bộ phận trong lòng dân tộc Việt Nam, trải qua thăng trầm với nhiều chế độ khác nhau nhưng tôn giáo ở Việt Nam vẫn giữ được tính cách độc lập với những biến đổi trong tình hình chính trị. Điều đó cho thấy sự khéo léo và cách tiếp cận phù hợp của các tôn giáo ở Việt Nam.
Nhưng đâu đó vẫn còn tồn tại một vài quan điểm khác nhau khi cho rằng trong thời đại hội nhập quốc tế này tôn giáo cần phải dấn thân sâu hơn vào đời sống chính trị để thích ứng với vai trò ngày càng quan trọng của các tổ chức tôn giáo.
Vừa qua xảy ra cuộc xung đột giữa Nga và Ucraina, một số chức sắc tôn giáo đã có quan điểm nhìn nhận vấn đề riêng rẽ khiến cho dư luận xã hội còn đặt những thắc mắc, nghi ngại cho việc đóng góp của tôn giáo vào đời sống chính trị.
Chẳng hạn như THƯ KÊU GỌI CẦU NGUYỆN của Tòa tổng giám mục Tổng giáo phận Hà Nội có đặt vấn đề cầu nguyện cho người dân Ucraina là hoàn toàn đúng đắn nhưng nhìn nhận cuộc xung đột của hai nước này với quan điểm đó là "cuộc chiến tranh xâm lược do Liên Bang Nga phát động tại Ucraina" khiến cho nhiều tín hữu lại hiểu nhầm về tình hình chiến sự xảy ra ở đây.
Thực tế Tòa giám mục TGP Hà Nội nên khéo léo hơn trong sử dụng ngôn từ bởi nó làm thay đổi hoàn toàn bản chất vấn đề, thậm chí khiến cho quan điểm của tín hữu thay đổi theo hướng tiêu cực. Tòa giám mục TGP Hà Nội nên khách quan hơn trong đánh giá vấn đề và tham vấn những ý kiến của các chức sắc khác để tránh xảy ra những sai sót đáng tiếc trên.
Cho nên cần tách biệt giữa vấn đề chính trị với ý nghĩa thực sự đúng đắn của cầu nguyện cho các nạn nhân trong xung đột giữa Nga và Ucraina. Nếu làm được điều này thì có lẽ Tòa giám mục TGP Hà Nội sẽ là nơi hội tụ được nhiều sự thương cảm và nhận được điều tiếng thơm từ cộng đồng xã hội.
<Lam Hồng>
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét