Truyền thông đại chúng đang có những tác động lớn đến đời sống xã hội. Các thông tin trên mạng xã hội ngày càng có vai trò quan trọng trong định hướng nhận thức, hành vi của con người. Thế giới đã “việt vị” bởi các thông tin không được kiểm chứng về cuộc xung đột Nga - Uckraine. Fake news làm cho con người nhận định, đánh giá sai lệch về sự việc, hiện tượng xảy ra.
Gần đây, khi câu chuyện về ông Derek Chollet - cố vấn cao cấp Ngoại trưởng Mỹ được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội được nhiều người Việt Nam quan tâm, đặc biệt là vấn đề nhân quyền. Vấn đề trên đã có sự tranh cãi của cộng đồng mạng về mục đích chuyến thăm của ông Derek Chollet khi cho rằng chính phủ Hoa Kỳ cố tình can thiệp vào vấn đề nhân quyền tại Việt Nam. Sự thực có như mạng xã hội đưa tin?
Thông tin trên cổng thông tin điện tử của Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam (U.S Embassy in Ha noi) cho thấy: ông Derek Chollet đã có những cuộc gặp chính thức với Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến về quan hệ Đối tác quốc phòng giữa Việt Nam - Hoa Kỳ, gặp gỡ Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Thành và Phó Trưởng ban đối ngoại Trung ương Ngô Lê Văn về hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực nhát là kinh tế, an ninh và y tế, thảo luận với Bộ Ngoại giao Việt Nam về hợp tác thúc đẩy khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tự do và rộng mở, kết nối, thịnh vượng, an ninh. Những cuộc gặp gỡ giữa ông Derek Chollet với các chính khác Việt Nam nhằm hiện thực hóa và triển khai các quan hệ hợp tác Việt - Mỹ trên nhiều lĩnh vực. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, kinh tế Việt Nam nhất là hàng xuất khẩu gặp nhiều vấn đề thì đây là cơ hội cho Việt Nam động lực phát triển. Mối quan hệ và những lợi ích tốt đẹp này đôi khi không được đưa tin và tuyên truyền rộng rãi mà bị xuyên tạc qua hướng nhìn nhận tiêu cực.
Tại sao có nhiều ý kiến tranh cãi vì vấn đề nhân quyền qua chuyến thăm của ông Derek Chollet ? Nhân quyền là vấn đề được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế và tất cả các quốc gia trên thế giới. Bấy lâu nay, một số quốc gia không thân thiện với Việt Nam cho rằng đất nước Việt Nam luôn mất quyền tự do dân chủ, độc tài. Thậm chí, có thông tin xuyên tạc cho rằng người dân Việt Nam không có quyền tự do ngôn luận, Internet luôn bị bóp nghẹt. Những thông tin này trong thời đại số không cần giải thích đúng - sai bởi chỉ cần một click chuột là biết sự thật như thế nào. Việt Nam là “thiên đường” của tự do, bác ái nhưng chúng ta phải thừa nhận sự thật là Việt Nam chưa đủ điều kiện kinh tế, vật chất để thực thi quyền con người một cách toàn diện và đầy đủ. Chúng ta cần sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế, các quốc gia trên thế giới giải quyết các vấn đề hiện tại như: tình trạng nghèo đói, hậu quả do chiến tranh để lại, biến đối khí hậu….Việt Nam muốn là bạn với các quốc gia trên thế giới, chung tay vì sự nghiệp chung của nhân loại trên cơ sở độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Việt Nam không hoan nghênh những người cố tình xuyên tạc bản chất vấn đề nhân quyền nhưng cũng không định kiến với cá nhân, tổ chức nào.
<Nga Mi>
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét