“Tiếng
nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta
phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp”[1].
Đâylà lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh được
trích trong “Bài nói chuyện tại Đại hội
lần thứ III của Hội nhà báo Việt Nam”,ngày 08 tháng 9 năm 1962, được đăng
trên Báo Nhân dân, số 3089, ra ngày 09 tháng 9 năm 1962.
Đại hội lần thứ III của Hội Nhà báo Việt
Nam diễn ra trong bối cảnh cách mạng nước ta đang trên đà phát triển; miền Bắc
đang tích cực xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất
(1961-1965). Trong sự nghiệp cách mạng đó, báo chí giữ một vai trò quan trọng,
góp phần không nhỏ vào những thắng lợi của nhân dân ta. Tới dự và phát biểu,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có ý kiến chỉ đạo sâu sắc, định hướng cho sự phát triển
của báo chí cách mạng trong thời kỳ này. Câu nói của Bác khẳng định vai trò của
tiếng nói, là một tài sản quý báu của dân tộc, không chỉ những người làm công
tác báo chí, mà mỗi người chúng ta đều phải có ý thức giữ gìn, phát huy những
giá trị to lớn của tiếng Việt trong sự nghiệp cách mạng. Lời Bác dạy năm xưa
đến nay vẫn có giá trị, ý nghĩa sâu sắc, có tác dụng định hướng trong việc sử
dụng ngôn ngữ sao cho đúng, chuẩn xác và phải có ý thức bảo vệ sự trong sáng
của tiếng Việt, làm cho nó lan tỏa, góp phần quan trọng đối với sự phát triển của
nền văn hóa mới trong xu thế hội nhập và phát triển.
[1] . Hồ Chí Minh: Toàn tập,
Sđd, t.13, tr.465.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét