Trước khi Phó “tướng” Kamala Harris đến Việt Nam, đại sứ Hùng Ba của Trung Quốc đã hội kiến với những nhà lãnh đạo của Việt Nam. “Hành trang” đi kèm của đại sứ Hùng Ba là 2 triệu liều vaccine Sinopharm từ phía Trung Quốc viện trợ mà không đi kèm điều kiện gì, trước đó, quân đội Trung Quốc đã hỗ trợ quân đội Việt Nam 200 ngàn liều Sinopharm. Tờ South China Morning Post ghi rõ, sau cuộc họp với đại sứ Hùng Ba, các cấp lãnh đạo Việt Nam khẳng định sẽ không tham gia vào bất cứ một liên minh nào chống Trung Quốc.
Và Việt Nam cũng không tham gia vào bất cứ một liên minh quân sự nào nhằm chống Mỹ, hay do Mỹ lập ra - nhận định của các chuyên gia từ The Diplomat. Bất chấp việc bà Kamala Harris mang đến một bản hợp đồng xây dựng sứ quán trị giá 1,2 tỷ đô la, 1 triệu liều Pfizer thông qua cơ chế Covax và nhiều hợp đồng kinh tế khác, Xu Liping, Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho biết Mỹ đang cố gắng “quyến rũ” Việt Nam bằng nhiều cách, Trung Quốc cũng đang làm vậy và cả Nhật Bản nữa.
Trong vòng chưa đầy 24 giờ đồng hồ, Việt Nam có những nước đi ngoại giao rất tốt với cả hai cường quốc, mang về được khoảng 3 triệu liều vaccine, rất nhiều hợp đồng và những cam kết kinh tế. Vậy Việt Nam phải đánh đổi những gì? Đáp án là không gì cả, hay chính xác hơn, Việt Nam không phải đưa ra một lựa chọn giữa Mỹ hay là Trung Quốc. Đó vốn là chiến lược nhất quán của ngoại giao Việt Nam, sẵn sàng làm bạn, sẵn sàng đón nhận “tình cảm” từ mọi phía.
“Đưa tay đây nào, mãi bên nhau bạn nhé”
Hiện tại, khi nhận định rõ được sự “bất bình đẳng” vaccine giữa các quốc gia, giữa các nước giàu và nghèo. Tại các quốc gia giàu có, có rất nhiều lô vaccine bị quá hạn phải đem đi loại bỏ và lượng vaccine dồi dào đến mức nhiều quốc gia đã cho phép người dân “lựa chọn vaccine”. Thì ngành ngoại giao Việt Nam tận dụng việc đó, liên hệ làm việc và đề nghị hỗ trợ, sang nhượng lại loạt vaccine mà các quốc gia khác ít sử dụng hoặc còn thời gian ngắn nữa hết hạn với giá cả phải chăng hoặc phi lợi nhuận. Đó là một mũi tên vừa lòng của Việt Nam và nước bạn, nước bạn không bị mang tiếng là hủy vaccine trong khi nhiều nướ khác đang cần, nước ta thì có nguồn vaccine dùng. Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa 2 bên lại nồng ấm nhờ sự tương trợ lẫn nhau.
Xin hãy chú ý rằng, các loại vaccine thông qua ngoại giao về Việt Nam đều là những loại vaccine được WHO cấp phép lưu hành, trải qua quá trình kiểm thử nghiêm ngặt, còn hạn sử dụng dài ngày. Nhưng liều vaccine này trước khi rời nước bạn đều được kiểm tra rõ ràng, về Việt Nam phải tra qua một vòng xác nhận nữa trực của Bộ Y Tế. Chứ không phải là nhập một cách dễ dãi rồi cứ thế là đem tiêm cho người dân đâu.
Vậy, chiến lược ngoại giao vaccine đã mang lại Việt Nam những lợi ích gì?
Ngày 23/08 vừa qua, Ba Lan viện trợ cho Việt Nam khoảng 500 ngàn liều, bên cạnh đó sang nhượng khoảng 3 triệu liều cho Việt Nam không lợi nhuận. Đây là nguồn vaccine được sang nhượng lớn nhất từ một quốc gia khác đến Việt Nam.
Tại châu Á, quốc gia đi đầu trong viện trợ vaccine cho Việt Nam là Nhật Bản với khoảng 3 triệu liều. Theo sau đó là Trung Quốc với khoảng 2,7 triệu liều. Ngoài ra, Ấn Độ cũng công bố sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam 1 triệu lọ thuốc điều trị Covid-19 Remdesivir cho Việt Nam trong khi tình hình trong nước của Ấn Độ cũng khá khó khăn.
Trong một tuần trở lại đây, lần lượt nguồn vaccine ngoại giao đến từ phương Tây lần lượt cập bến Việt Nam. Ngày 25/08, Italia thông báo sẽ viện trợ khoảng 800 ngàn liều cho Việt Nam, cùng ngày, Romania cũng gửi đến Việt Nam 300 ngàn liều, gấp 3 lần so với dự đoán trước đó. Tối 26/09, Úc cũng cung cấp cho Việt Nam 400 ngàn liều, trong gói hỗ trợ Việt Nam 1,5 triều liều được công bố vào tháng 7. Sắp tới, chúng có Anh, Séc cũng viện trợ hàng trăm ngàn liều vaccine cho Việt Nam vào cuối tháng 7. Trong tương lai, Pháp, Bỉ và Đức cũng đã có những cam kết ban đầu về viện trợ vaccine cho Việt Nam.
Ngoài ra, chúng ta cũng cần liệt kê Hoa Kỳ, quốc gia đang dẫn đầu trong việc viện trợ vaccine cho Việt Nam với khoảng 6 triệu liều. Mặc dù phần lớn vaccine từ Hoa Kỳ nằm trong cơ chế Covax, nhưng những chiến lược ngoại giao Việt Nam vẫn có những tác động nhất định đến chu trình này. Đặc biệt, người anh em Cuba cũng đã tuyên bố sẽ hỗ trợ Việt Nam 10 triệu liều vaccine Abdala cho Việt Nam vào ngày 24/08, lô vaccine này sẽ hoàn tất trong năm 2021.
Nếu tính thông qua ngoại giao song phương, Việt Nam đã nhận khoảng 6 - 7 triệu liều vaccine phòng Covid-19, chiếm khoảng 20 - 25% tổng số vaccine hiện tại. Nếu tính gộp hết năm 2021, tổng số vaccine nhận được thông qua ngoại giao song phương có thể sẽ lên tới khoảng 15 - 20 triệu liều. Giúp chúng ta tiết kiệm được khoảng 3000 - 5000 tỷ đồng. Số vaccine thông qua con đường ngoại giao là một cứu cánh rất quý giá với chúng ta, nhất là trong thời điểm cơ chế Covax vẫn đang lộ rõ những nhược điểm về “bất bình đẳng vaccine”.
Lướt qua một số trang mạng, thấy người ta chỉ trích Chính phủ đang đi “ăn xin” vaccine, xin “vaccine thừa cặn”, mang về loại vaccine mà người ta không thèm tiêm nữa mà thấy thực sự buồn. Đôi khi, “ăn xin” cũng là một nghệ thuật, người ăn xin cũng phải có những thủ thuật nghệ sĩ. Người ta cũng phải chọn người mà cho, tại sao lại cho mình mà không cho người khác. “Ăn xin” cũng cần một quá trình tìm hiểu, đàm phán, thương thuyết, chứ không phải tự dưng mà có, nhấc điện thoại là được ngay. Đến việc vay tiền bạn bè còn khó khăn nữa là đến tầm cả một quốc gia.
Nếu chấp nhận cúi đầu, “ăn xin” vì nhân dân, “ăn xin” để cứu hàng triệu người, để tiết kiệm ngân sách quốc gia, thì vẫn đáng khen.
Bất cứ việc gì mà có lợi cho dân tộc, nhân dân, quốc gia thì cũng đều nên làm và đáng được tôn trọng!
---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét