VOV.VN - Nguyên Thủ tướng Phan Văn
Khải đã kịp thời nắm bắt những cơ hội và cả những phức tạp của thời cuộc để có
những đóng góp về đối ngoại cho đất nước.
Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải trong 9
năm đứng đầu Chính phủ đã thực hiện nhiều chuyến công du nước ngoài nhưng nhớ
về ông, nhiều người vẫn không quên chuyến thăm Mỹ vào tháng 6/2005, coi đây là
một chuyến thăm lịch sử. Ông là nhà Lãnh đạo Cấp cao đầu tiên của Việt Nam thăm
Mỹ sau 30 năm kết thúc chiến tranh (1975-2005) và 10 năm bình thường hóa quan
hệ giữa hai nước (1995-2005). Hơn 12 năm đã trôi qua kể từ chuyến thăm này,
trong cuộc phỏng vấn với phóng viên VOV.VN, ông Nguyễn Tâm Chiến- từng giữ vai
trò Đại sứ Việt Nam tại Mỹ giai đoạn 2001-2007 vẫn hình dung rất rõ về bối cảnh
chuyến thăm cũng như dấu ấn quan trọng của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải trong
việc đưa quan hệ giữa hai nước cựu thù bước sang một giai đoạn mới.
PV: Trong bối cảnh đó, việc một nhà
lãnh đạo Cấp cao của Việt Nam đến Mỹ vừa là cơ hội, vừa là thách thức?Cố Thủ tướng Phan Văn Khải đã kịp thời
nắm bắt những cơ hội và cả những phức tạp của thời cuộc
PV: Thưa Đại sứ, là đại diện ngoại giao cao nhất của Việt Nam tại Mỹ thời điểm diễn ra chuyến thăm của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, ông có thể chia sẻ về bối cảnh lịch sử của chuyến thăm. Tại sao nó lại diễn ra vào thời điểm đó mà không phải sớm hơn?
Đại sứ Nguyễn Tâm Chiến: Vào thời điểm đó (2005), lợi ích cao nhất của Việt Nam là nhanh chóng phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân. Do đó, thúc đẩy bình thường hóa và hợp tác cùng có lợi với Mỹ, một trung tâm phát triển nhất của thế giới, là một ưu tiên cao trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Có quan hệ tốt với Mỹ cũng là một yếu tố để hội nhập kinh tế quốc tế và củng cố môi trường hòa bình, ổn định của đất nước. Thực tiễn kết quả quan hệ với Mỹ cho đến 2005, đặc biệt sau 5 năm thực hiện Hiệp định Thương mại song phương (BTA) và bình thường hóa quan hệ giữa hai quân đội từ chuyến thăm Mỹ lần đầu tiên của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Phạm Văn Trà (10/2003) đã tạo đà nhất định cho lòng tin của Việt Nam vào triển vọng của mối bang giao với Mỹ, mặc dù ảnh hưởng của quá khứ vẫn còn phức tạp đối với cả hai bên.
Trong lúc đó, từ sau vụ 11/9/2001, nước Mỹ rơi vào tình huống chiến tranh khủng bố, khó khăn ở Iraq và Afganistan, kinh tế suy yếu… phải ra sức tìm kiếm đồng minh chống khủng bố, phát triển quan hệ kinh tế với bên ngoài. Từ nhiệm kỳ 2 của Tổng thống Bush (1/2005), những vấn đề này càng gay gắt và vị thế quốc tế của Mỹ càng bị thách thức, nhất là trước sự cạnh tranh của các nước lớn khác. Trong điều kiện đó, Mỹ càng có nhu cầu phát triển quan hệ với Việt Nam, một nhân tố độc lập, hòa bình, chống khủng bố ở châu Á, mặc dầu khác nhau về ý thức hệ. Bên cạnh đó, phát triển quan hệ với Việt Nam tiếp tục là nhu cầu chính trị nội bộ của Mỹ nhằm khắc phục hội chứng Việt Nam còn dai dẳng, càng cần thiết trong điều kiện Mỹ phát động “cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu”, mặc dù nhân tố người Việt chống đối ở Mỹ vẫn còn là cản trở trong quan hệ hai nước.
PV: Thưa Đại sứ, là đại diện ngoại giao cao nhất của Việt Nam tại Mỹ thời điểm diễn ra chuyến thăm của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, ông có thể chia sẻ về bối cảnh lịch sử của chuyến thăm. Tại sao nó lại diễn ra vào thời điểm đó mà không phải sớm hơn?
Đại sứ Nguyễn Tâm Chiến: Vào thời điểm đó (2005), lợi ích cao nhất của Việt Nam là nhanh chóng phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân. Do đó, thúc đẩy bình thường hóa và hợp tác cùng có lợi với Mỹ, một trung tâm phát triển nhất của thế giới, là một ưu tiên cao trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Có quan hệ tốt với Mỹ cũng là một yếu tố để hội nhập kinh tế quốc tế và củng cố môi trường hòa bình, ổn định của đất nước. Thực tiễn kết quả quan hệ với Mỹ cho đến 2005, đặc biệt sau 5 năm thực hiện Hiệp định Thương mại song phương (BTA) và bình thường hóa quan hệ giữa hai quân đội từ chuyến thăm Mỹ lần đầu tiên của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Phạm Văn Trà (10/2003) đã tạo đà nhất định cho lòng tin của Việt Nam vào triển vọng của mối bang giao với Mỹ, mặc dù ảnh hưởng của quá khứ vẫn còn phức tạp đối với cả hai bên.
Trong lúc đó, từ sau vụ 11/9/2001, nước Mỹ rơi vào tình huống chiến tranh khủng bố, khó khăn ở Iraq và Afganistan, kinh tế suy yếu… phải ra sức tìm kiếm đồng minh chống khủng bố, phát triển quan hệ kinh tế với bên ngoài. Từ nhiệm kỳ 2 của Tổng thống Bush (1/2005), những vấn đề này càng gay gắt và vị thế quốc tế của Mỹ càng bị thách thức, nhất là trước sự cạnh tranh của các nước lớn khác. Trong điều kiện đó, Mỹ càng có nhu cầu phát triển quan hệ với Việt Nam, một nhân tố độc lập, hòa bình, chống khủng bố ở châu Á, mặc dầu khác nhau về ý thức hệ. Bên cạnh đó, phát triển quan hệ với Việt Nam tiếp tục là nhu cầu chính trị nội bộ của Mỹ nhằm khắc phục hội chứng Việt Nam còn dai dẳng, càng cần thiết trong điều kiện Mỹ phát động “cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu”, mặc dù nhân tố người Việt chống đối ở Mỹ vẫn còn là cản trở trong quan hệ hai nước.
Đại sứ Nguyễn Tâm Chiến: Đúng vậy. Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải,
một thành viên của lãnh đạo Cấp cao Việt Nam đã kịp thời nắm bắt những cơ hội
và cả những phức tạp của thời cuộc, để đi đến các quyết định về đối ngoại, hội
nhập vì phát triển và an ninh của đất nước. Trong đó, vấn đề quan hệ với Mỹ
luôn là vấn đề quan trọng nhưng rất phức tạp. Nhận nhiệm vụ thực hiện thành
công chuyến thăm Cấp cao đầu tiên đến Mỹ trong điều kiện trên là một dấu ấn
không thể quên.
Phải mất 25 năm sau chiến tranh
(1975-2000), quan hệ Việt-Mỹ mới bình thường hóa chính thức, và phải đến chuyến
thăm Mỹ của Cố Thủ tướng Khải, tức sau 30 năm, một khuôn khổ hợp tác bình đẳng,
cùng có lợi, hữu nghị, ổn định lâu dài đầu tiên mới được thiết lập giữa hai
nước. Có người cho rằng, tiến triển đó là quá chậm, nhưng thực tiễn cho thấy,
sau một cuộc chiến khốc liệt như đã thấy, cần thật nhiều thời gian để khắc phục
hậu quả, vượt qua định kiến, xây dựng lòng tin thông qua những việc làm cụ thể.
Sự hiểu biết và niềm tin vào bình thường hóa và tương lai quan hệ Việt-Mỹ đã
phải trải nghiệm bằng những nỗ lực tìm kiếm về người Mỹ mất tích (vấn đề MIA),
các tiếp xúc nhân dân, những gặp gỡ không chính thức trong nhiều năm, và trên
hết là mong muốn cùng phát triển và hòa bình.
Đường ray hợp tác và lòng tin
PV: Thưa ông, thực tế thì năm 2000, Tổng thống Mỹ Bill Clinton khi đó đã thực hiện chuyến thăm Việt Nam?
Đại sứ Nguyễn Tâm Chiến: Nếu như chuyến thăm Việt Nam năm 2000 của ông Clinton đánh dấu việc kết thúc thời kỳ thù địch giữa hai nước, mở đầu tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ, thì chuyến thăm Mỹ năm 2005 của nguyên Thủ tướng Khải đã đặt quan hệ hai nước “lên đường ray hợp tác và lòng tin”. Tuyên bố Cấp cao Việt-Mỹ đầu tiên đạt được trong chuyến thăm đã khẳng định: Việt Nam và Mỹ phát triển quan hệ đối tác, hữu nghị, hợp tác nhiều lĩnh vực, lâu dài và ổn định dựa trên các nguyên tắc: tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng, hợp tác cùng có lợi; phía Mỹ tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của Việt Nam, cam kết ủng hộ Việt Nam vào WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới) và Việt Nam làm chủ nhà APEC (Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương) vào năm 2006.
PV: Như vậy, chuyến thăm Mỹ của nguyên thủ tướng Phan Văn Khải đặt dấu mốc cho quan hệ hai nước trên cả bình diện chính trị và kinh tế?
Đại sứ Nguyễn Tâm Chiến: Chuyến thăm là minh chứng điển hình của quá trình bình thường hóa và phát triển quan hệ giữa hai nước cựu thù, tạo động lực cho Việt Nam thực hiện vững chắc chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, bình thường hóa quan hệ với tất cả các nước lớn, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Chuyến thăm của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đến Mỹ năm 2005 và việc Tổng thống G W. Bush khẳng định sẽ thăm Việt Nam vào năm 2006, đã thiết lập cơ chế quan trọng về thăm Cấp cao định kỳ giữa hai nước.
PV: Thưa ông, thực tế thì năm 2000, Tổng thống Mỹ Bill Clinton khi đó đã thực hiện chuyến thăm Việt Nam?
Đại sứ Nguyễn Tâm Chiến: Nếu như chuyến thăm Việt Nam năm 2000 của ông Clinton đánh dấu việc kết thúc thời kỳ thù địch giữa hai nước, mở đầu tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ, thì chuyến thăm Mỹ năm 2005 của nguyên Thủ tướng Khải đã đặt quan hệ hai nước “lên đường ray hợp tác và lòng tin”. Tuyên bố Cấp cao Việt-Mỹ đầu tiên đạt được trong chuyến thăm đã khẳng định: Việt Nam và Mỹ phát triển quan hệ đối tác, hữu nghị, hợp tác nhiều lĩnh vực, lâu dài và ổn định dựa trên các nguyên tắc: tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng, hợp tác cùng có lợi; phía Mỹ tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của Việt Nam, cam kết ủng hộ Việt Nam vào WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới) và Việt Nam làm chủ nhà APEC (Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương) vào năm 2006.
PV: Như vậy, chuyến thăm Mỹ của nguyên thủ tướng Phan Văn Khải đặt dấu mốc cho quan hệ hai nước trên cả bình diện chính trị và kinh tế?
Đại sứ Nguyễn Tâm Chiến: Chuyến thăm là minh chứng điển hình của quá trình bình thường hóa và phát triển quan hệ giữa hai nước cựu thù, tạo động lực cho Việt Nam thực hiện vững chắc chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, bình thường hóa quan hệ với tất cả các nước lớn, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Chuyến thăm của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đến Mỹ năm 2005 và việc Tổng thống G W. Bush khẳng định sẽ thăm Việt Nam vào năm 2006, đã thiết lập cơ chế quan trọng về thăm Cấp cao định kỳ giữa hai nước.
Về mặt kinh tế, chuyến thăm Mỹ năm 2005
của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế giữa hai
nước. Sau 5 năm thực thi Hiệp định Thương mại song phương Việt-Mỹ BTA
(2001-2005), kim ngạch buôn bán Việt-Mỹ đã tăng hơn 6 lần, thực sự trở thành
“hòn đá tảng” cho hợp tác và củng cố lòng tin vào phát triển các mối giao lưu
cùng có lợi giữa hai nước. Đặc biệt, việc thực hiện hiệu quả Hiệp định BTA
không chỉ mang tính nền tảng để phát triển quan hệ hai nước, mà còn có ý nghĩa
rất quan trọng đối với tiến trình hội nhập tiếp theo của Việt Nam vào kinh tế
khu vực và thế giới. Các điều khoản cam kết của hai bên theo BTA thực tế cũng
là những tiêu chí gia nhập WTO của Việt Nam.
PV: Vậy còn những khác biệt trong quan hệ giữa hai nước và vấn đề người Việt tại Mỹ?
Đại sứ Nguyễn Tâm Chiến: Qua chuyến thăm này, hai bên cũng đạt được sự hiểu biết, cách tiếp cận và giải quyết vấn đề tự do tôn giáo - một vấn đề khác biệt và nhạy cảm nhất đã có sự khởi đầu mới để từng bước giải tỏa các cản trở trong quan hệ giữa hai nước. Cùng với đó, việc Chính phủ Mỹ tuyên bố ủng hộ mở rộng hợp tác về giáo dục và giải quyết những vấn đề nhân đạo sau chiến tranh đã tạo các tiền đề cho giai đoạn hợp tác về các lĩnh vực rất cần thiết đó.
PV: Vậy còn những khác biệt trong quan hệ giữa hai nước và vấn đề người Việt tại Mỹ?
Đại sứ Nguyễn Tâm Chiến: Qua chuyến thăm này, hai bên cũng đạt được sự hiểu biết, cách tiếp cận và giải quyết vấn đề tự do tôn giáo - một vấn đề khác biệt và nhạy cảm nhất đã có sự khởi đầu mới để từng bước giải tỏa các cản trở trong quan hệ giữa hai nước. Cùng với đó, việc Chính phủ Mỹ tuyên bố ủng hộ mở rộng hợp tác về giáo dục và giải quyết những vấn đề nhân đạo sau chiến tranh đã tạo các tiền đề cho giai đoạn hợp tác về các lĩnh vực rất cần thiết đó.
Chuyến thăm đã tác động rất mạnh tới
cộng đồng người Việt ở Mỹ. Sự phản đối khá nhiều của các nhóm người Việt lúc đó
đối với chuyến thăm Cấp cao chứng tỏ họ đã rất lo ngại về bước cải thiện mạnh
mẽ quan hệ giữa hai Nhà nước. Thực tế này sẽ làm họ mất dần chỗ dựa trong việc
chống phá Việt Nam. Như Tổng thống Mỹ G.W Bush đã nói với Thủ tướng Khải khi
hội đàm tại Nhà Trắng: “Chính sách của Chính phủ Mỹ với Việt Nam dựa trên những
điều đúng, chứ không theo biểu tình” .
Nhà lãnh đạo điềm đạm, chân thành
PV: Thưa Đại sứ, tham gia vào quá trình chuẩn bị cũng như chứng kiến tất cả những gì diễn ra trong chuyến thăm Mỹ của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, ông có cảm nhận gì về cá nhân con người Thủ tướng?
Đại sứ Nguyễn Tâm Chiến: Trong thời gian ở thăm Mỹ, Thủ tướng Phan Văn Khải đã có một lịch trình hoạt động dày đặc, có ngày lên tới 20 sự kiện, lại thay đổi múi giờ rất lớn so với Việt Nam. Thật sự thì có lúc, Thủ tướng rất mệt nhưng ông phải cố gắng. Trong lúc đang thực hiện công việc quan trọng nhưng cá nhân con người Thủ tướng vẫn luôn là một nhà lãnh đạo điềm đạm, chân thành. Tôi nhớ mãi lời tâm sự của ông khi cùng ngồi trong xe trên đường thăm thành phố Boston: “Đại sứ ạ, Anh rất muốn sống lâu để được chơi với đứa cháu nội” (mới ra đời muộn màng của ông). Thế đó, đối với bất cứ ai, ở cương vị nào, thì cuối cùng, gia đình vẫn là chốn mà ta hướng về với mong mỏi một tổ ấm bình yên, hạnh phúc và nhiều tương lai tốt đẹp trong một đất nước phồn vinh./.
PV: Thưa Đại sứ, tham gia vào quá trình chuẩn bị cũng như chứng kiến tất cả những gì diễn ra trong chuyến thăm Mỹ của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, ông có cảm nhận gì về cá nhân con người Thủ tướng?
Đại sứ Nguyễn Tâm Chiến: Trong thời gian ở thăm Mỹ, Thủ tướng Phan Văn Khải đã có một lịch trình hoạt động dày đặc, có ngày lên tới 20 sự kiện, lại thay đổi múi giờ rất lớn so với Việt Nam. Thật sự thì có lúc, Thủ tướng rất mệt nhưng ông phải cố gắng. Trong lúc đang thực hiện công việc quan trọng nhưng cá nhân con người Thủ tướng vẫn luôn là một nhà lãnh đạo điềm đạm, chân thành. Tôi nhớ mãi lời tâm sự của ông khi cùng ngồi trong xe trên đường thăm thành phố Boston: “Đại sứ ạ, Anh rất muốn sống lâu để được chơi với đứa cháu nội” (mới ra đời muộn màng của ông). Thế đó, đối với bất cứ ai, ở cương vị nào, thì cuối cùng, gia đình vẫn là chốn mà ta hướng về với mong mỏi một tổ ấm bình yên, hạnh phúc và nhiều tương lai tốt đẹp trong một đất nước phồn vinh./.
Phóng viên VOV.VN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét