<Lam Hồng>
Không phải ngẫu nhiên mà 69 triệu cử tri trong nước đồng thuận bỏ phiếu bầu cử ngày 23/5, để có được điều đó là nỗ lực của hệ thống chính trị trong tạo cơ chế dân chủ cho người dân bầu cử. Việt Nam đang chứng minh cho thấy bên cạnh đổi mới kinh tế thì dân chủ của người dân đang có sự thay đổi.
Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII tiếp tục khẳng định quan điểm vừa đổi mới kinh tế đi cùng với điều chỉnh, đổi mới hệ thống chính trị đáp ứng yêu cầu giai đoạn mới. Do đó bầu cử lần này cũng là phép thử cho thấy những đổi mới trong tư duy và cách làm.
Tuy nhiên, vẫn còn còn tiếng nói "đối lập" cho rằng cuộc bầu cử tại Việt Nam là "phi dân chủ" của tổ chức Việt Tân ở hải ngoại. Qua điều này cần thấy rằng:
Thứ nhất, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp đã có hiệu lực thi hành, cơ chế chính sách cho bầu cử rõ ràng nên việc nói "phi dân chủ" là đơm đặt, mang tính cảm quan.
Thứ hai, người dân tự cầm lá phiếu, tự tay bỏ phiếu đó là dân chủ. Quy trình các bước bỏ phiếu đã được truyền thông nhấn mạnh nhiều ngày qua, người dân nắm kỹ danh sách ứng viên bầu từ trước, khu vực bầu khách quan. Hầu hết người dân bỏ phiếu xong đều cảm thấy trách nhiệm với lá phiếu của mình.
Việc tuyên truyền xuyên tạc bầu cử ở Việt Nam chỉ tồn tại ở các tổ chức phản động lưu vong, khi mà họ không có quyền được tham gia và lợi ích của những kẻ này không gắn liền với lợi ích của người dân và dân tộc Việt Nam.
Cho nên thắng lợi của cuộc bầu cử là cái tát vỗ mặt cho luận điệu "phi dân chủ" trong bầu cử tại Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét