<Duy Tân>
Quyền bầu cử và ứng cử là những quyền chính trị cơ bản của công dân được quy định trong các bản Hiến pháp của nước ta từ trước tới nay. Hiến pháp 1946 – bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước ta đã ghi nhận quyền này tại Điều thứ 18: “Tất cả công dân Việt Nam, từ 18 tuổi, không phân biệt gái trai, đều có quyền bầu cử, trừ những người mất trí và những người mất công quyền. Người ứng cử phải là người có quyền bầu cử, phải ít ra là 21 tuổi, và phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ. Công dân tại ngũ cũng có quyền bầu cử và ứng cử”. Quyền bầu cử và ứng cử tiếp tục được khẳng định xuyên suốt trong các bản Hiến pháp sau đó. Điều 27, Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định”.
Trong khi cả nước đang háo hức chờ đến ngày 23/5, để được cầm trên tay tấm phiếu bầu cử, thực hiện quyền dân chủ, lựa chọn những người đủ đức, đủ tài mà mình tin tưởng thay nhân dân lãnh đạo Đất nước thì lại có những con người chống phá lại dân tộc. Họ là những người muốn lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa, muốn phá hoại đất nước, muốn phủ nhận tất cả những thành tựu vĩ đại mà quân và dân ta đã dùng xương máu của mình để làm nên. Tuy nhiên những luận điệu xuyên tạc vấn đề ấy, bao năm nay vẫn chẳng thể nào làm lay động niềm tin của nhân dân Việt Nam vào Đảng cộng sản Việt Nam, vào con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn.
Càng gần đến ngày bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp, các thế lực thù địch lại càng điên cuồng ra sức chống phá bằng những chiêu trò cũ. Thực chất âm mưu chống phá của các thế lực phản cách mạng trước bầu cử là nhằm từng bước hiện thực hóa mục tiêu chiến lược “diễn biến hòa bình” mà các phần tử này đã xác định bấy lâu nay.
Lợi dụng sự phát triển của Internet, nhất là mạng xã hội để tuyên truyền, công kích, lôi kéo người dân tham gia các hội, nhóm trá hình trên không gian mạng là chiêu trò không mới của các thế lực thù địch, phản động, phần tử chống đối, cơ hội chính trị trong và ngoài nước.
Trước, trong và sau mỗi sự kiện chính trị lớn của đất nước như các kỳ đại hội Đảng, bầu cử ĐBQH và HĐND các cấp... các thế lực thù địch, những phần tử bất mãn lại tập trung tuyên truyền, chống phá với những chiêu thức thật giả lẫn lộn. Nhưng có một điều mà họ cố tình không hiểu, đó là nhân dân ta đã quá hiểu động cơ của việc tuyên truyền, xuyên tạc này. Những tiếng nói lạc lõng ấy dẫu có cất lên cũng không mấy ai quan tâm. Có chăng, họ càng nói, càng tự bộc lộ bộ mặt thật của mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét