Thứ Ba, 21 tháng 8, 2018

LUẬT AN NINH MẠNG CỦA VIỆT NAM TUÂN THỦ PHÁP LUẬT VÀ THÔNG LỆ QUỐC TẾ

Đại biểu Quốc hội ấn nút biểu quyết thông qua dự án Luật An ninh mạng
Phần lớn những ý kiến thiếu khách quan về Luật An ninh mạng của Việt Nam đều xuất phát từ mục đích riêng và những quan điểm thiếu thiện chí của một số tổ chức, cá nhân từ lâu luôn tìm cách xuyên tạc, chống phá Việt Nam, trong đó có cả những người luôn bất chấp thực tế và chân lý. Trên thực tế, Luật An ninh mạng của Việt Nam đã được nghiên cứu xây dựng kỹ lưỡng, xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn chứ không phải là bản sao của bất kỳ quốc gia nào.
Việc xây dựng Luật An ninh mạng cũng được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm thực hiện, trong đó có nước Mỹ. Theo thống kê của Liên Hợp quốc, đến nay đã có 138 quốc gia (trong đó có 95 nước đang phát triển) ban hành Luật An ninh mạng. Vào tháng 2-2013, Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là ông Obama đề xuất Sắc lệnh Cải thiện Cơ sở hạ tầng an ninh mạng chủ chốt. Tháng 1-2015, Obama đã ký công bố một Dự luật An ninh mạng mới. Ngày 11-5-2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký Sắc lệnh mới về An ninh mạng.
Trên thực tế, đã có một số quy định trong Luật An ninh mạng của Việt Nam bị một số đối tượng hiểu sai, thậm chí bị xuyên tạc, cho rằng, người dân sẽ không còn được sử dụng dịch vụ tiện ích như: Gmail, Facebook, Youtube… Nhưng sự thực không phải như vậy.
Ai đánh giá nội dung thông tin được coi là vi phạm? Một cá nhân, một phòng ban hay một cục, vụ của Bộ Thông tin và Truyền thông hay Bộ Công an? Đại tá Nguyễn Hữu Cầu, Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An, đại biểu Quốc hội đoàn Nghệ An đã nhấn mạnh trên diễn đàn Quốc hội, nêu thực tiễn những thông tin quy định tại Điều 15 đều được cơ quan chức năng thông qua một cơ chế, đó là trưng cầu giám định. Rất nhiều vụ án về tuyên truyền chống Nhà nước hoặc lợi dụng quyền tự do dân chủ để xâm hại lợi ích Nhà nước, tổ chức và lợi ích hợp pháp của công dân đều thực hiện chặt chẽ chế định này. Tất cả những tài liệu trên mạng khi cơ quan điều tra thu thập được đều phải trưng cầu giám định nên không thể có sự lạm dụng, tùy tiện.
Về vấn đề yêu cầu các doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng phải lưu trữ tại Việt Nam và phải đặt trụ sở hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam cũng hoàn toàn phù hợp với thông lệ và luật pháp quốc tế. Đến nay, đã có hơn 18 quốc gia thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), trong đó có Hoa Kỳ, Canada, Australia, Đức, Pháp quy định bắt buộc phải lưu trữ dữ liệu trong lãnh thổ quốc gia.
Trên thực tế, Facebook, Google đã đặt hàng ngàn máy chủ tại các doanh nghiệp viễn thông hàng đầu của Việt Nam, như đến tháng 8-2017, Facebook có khoảng 300 máy chủ với dung lượng khoảng 1.900 Gbps; Google có 1.238 máy chủ với dung lượng khoảng 8.158 Gbps… Chưa có một công ty nào phàn nàn rằng, việc yêu cầu lưu trữ dữ liệu là ngăn cấm các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư hoặc hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Giáo sư Vladimir Kolotov, Đại học Tổng hợp Saint Peterburg (Nga) nhận xét: “Luật An ninh mạng mới được thông qua tại Việt Nam là rất cần thiết. Đạo luật tương tự cũng được thông qua ở Nga và nhiều nước trên thế giới. Đạo luật này không hề vi phạm hay can thiệp tự do ngôn luận”.Nguyễn Văn Minh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét