Thứ Sáu, 23 tháng 4, 2021

CUỘC ĐỜI CỦA MỘT NHÂN SỸ YÊU NƯỚC ÔNG LÀ NGƯỜI TÁC ĐỘNG TỔNG THỐNG DƯƠNG VĂN MINH KÊU GỌI NGUỴ QUÂN BỎ VŨ KHÍ ĐẦU HÀNG

 Ông Nguyễn Hữu Hạnh sinh năm 1924, trong một gia đình khá giả tại ấp Phú Thuận, xã Phú Phong, quận Châu Thành, Mỹ Tho (nay thuộc tỉnh Tiền Giang). Năm 1945, ông tốt nghiệp trung học chương trình Pháp tại Mỹ Tho với văn bằng tú tài. Đầu năm 1946, ông vào Quân đội Liên hiệp Pháp theo lệnh động viên, theo học tại Trường Võ bị Địa phương Nam Việt Vũng Tàu, và tốt nghiệp cuối năm đó với cấp bậc Chuẩn úy.

Ra trường, ông được điều đi phục vụ tại một đơn vị bộ binh, giữ chức trung đội trưởng, dưới quyền Thiếu úy đại đội trưởng Dương Văn Minh . Sự kiện này khởi đầu cho mối quan hệ thân tình giữa hai người về sau.
Giữa năm 1950, ông được thăng cấp Thiếu úy tại nhiệm, rồi lên Trung úy, đại đội trưởng bộ binh vào cuối năm 1951.
Năm 1952, ông Nguyễn Hữu Hạnh chuyển sang Quân đội Quốc gia của Việt Nam Cộng hòa, làm việc tại Bộ Tổng tham mưu, được thăng cấp Đại úy và giữ chức vụ Tham mưu trưởng Phân khu Sài Gòn - Chợ Lớn.
Năm 1954, ông được chỉ định làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 30 Việt Nam Biệt lập, và một năm sau được thăng cấp Thiếu tá tại nhiệm. Khi Thủ tướng Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống, đổi tên Quân đội Quốc gia thành Quân đội Việt Nam Cộng hòa và mở chiến dịch tiêu diệt lực lượng vũ trang của các giáo phái.
Tháng 9/1955, Thiếu tá Hạnh giữ chức Tham mưu trưởng Chiến dịch Hoàng Diệu đánh quân giáo phái Hòa Hảo. Đến Chiến dịch Thoại Ngọc Hầu đánh quân giáo phái Cao Đài, ông được thăng cấp Trung tá, dưới quyền Đại tá Dương Văn Minh.
Tháng 8/1958, ông Nguyễn Hữu Hạnh được cử đi du học lớp Chỉ huy Tham mưu cao cấp tại Trường Fort Leavenworth, Tiểu bang Kansas (Mỹ) trong 42 tuần.
Năm 1960, ông trở thành Tham mưu trưởng Quân khu Thủ đô (sau đổi thành Biệt khu Thủ đô). Đầu năm 1963, ông Hạnh được thăng cấp Đại tá và chuyển đi miền Tây Nam phần giữ chức vụ Tham mưu trưởng Quân đoàn IV do Thiếu tướng Huỳnh Văn Cao làm tư lệnh.
Tháng 10 năm đó, cha ông là Nguyễn Hữu Điệt qua đời. Do ý nguyện của cha là được chôn cất tại quê nhà (tỉnh Mỹ Tho), nơi đang thuộc quyền kiểm soát của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, ông Hạnh đã thỏa thuận với Mặt trận ngưng bắn 3 ngày để làm lễ tang và chôn cất cha.
Điều này khiến cho Ban Binh vận của Trung ương Cục miền Nam chú ý và nảy sinh ý định vận động ông làm cơ sở. Nhiệm vụ tiếp cận, vận động, bồi dưỡng Đại tá Hạnh được giao cho bác họ của ông là Nguyễn Tấn Thành, người đã 2 lần bị quân đội Việt Nam Cộng hòa bắt giữ và được ông can thiệp để trả tự do.
Từ đó, ông Nguyễn Hữu Hạnh có mật danh là S7 hoặc Sao Mai. Tuy nhiên, hầu như ông không được giao nhiệm vụ gì để bảo vệ vị trí đang có. Ông Hạnh và ông Thành vẫn giữ liên lạc với nhau đến tận cuối năm 1974.
Trong cuộc đảo chính Tổng thống Diệm ngày 1/11/1963, chính ông Hạnh đã ngầm ủng hộ tướng Dương Văn Minh làm đảo chính, hỗ trợ Đại tá Nguyễn Hữu Có chiếm quyền chỉ huy Sư đoàn 7 Bộ binh, khuyên tướng Huỳnh Văn Cao án binh bất động, ngăn cản lực lượng Quân đoàn IV về chống đảo chính, giúp cuộc đảo chính thành công.
Năm 1967, ông được chỉ định giữ chức vụ Phó Tư lệnh Sư đoàn 21 Bộ binh do Thiếu tướng Nguyễn Văn Minh làm tư lệnh. Một năm sau, ông trở thành Tư lệnh Biệt khu 44 (bao gồm Hà Tiên, Châu Đốc, Kiến Phong và Kiến Tường).
Trong nhiều lần đối mặt với lực lượng cách mạng, ông Hạnh đều lệnh cho binh sĩ đánh ở thế giằng co mà không tiến chiếm mục tiêu. Khi quân giải phóng rút, ông cũng ra lệnh thu quân.
Năm 1969, Đại tá Hạnh được điều động trở lại Bộ Tư lệnh Quân đoàn IV, giữ chức vụ Phó Tư lệnh dưới quyền Thiếu tướng Nguyễn Viết Thanh. Ngày Quân lực 19/6/1970, ông được thăng cấp Chuẩn tướng tại nhiệm.
Trung tuần tháng 5/1972, ông Hạnh được thuyên chuyển ra Bộ tư lệnh Quân đoàn II do Thiếu tướng Nguyễn Văn Toàn làm Tư lệnh, giữ chức Phó Tư lệnh. Giữa năm 1973, ông thuyên chuyển ra Quân đoàn I, làm Chánh Thanh tra Quân đoàn.
Ngày 15/5/1974, ở tuổi 48, Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh nhận được quyết định về hưu do Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ký, với lý do đã phục vụ trong quân đội quá thời gian quy định (trên 20 năm). Ý đồ sâu xa của Tổng thống Thiệu là loại bỏ bớt những người ngả theo tướng Dương Văn Minh.
Ông Nguyễn Hữu Hạnh được Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam móc nối tạo quan hệ từ 1963. Ông được bồi dưỡng để trở thành tình báo, tuy nhiên Mặt trận được lệnh không giao nhiệm vụ gì để chức vụ của ông không bị ảnh hưởng, chờ thời cơ đắc dụng.
Vào những ngày cuối tháng 4/1975, Trung ương Cục miền Nam đánh giá là đã đến lúc đưa Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh quay lại. Ông Phạm Hùng lúc bấy giờ là Bí thư Trung ương Cục miền Nam, điện khẩn về Tỉnh ủy Cần Thơ yêu cầu bằng mọi giá phải đưa Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh về Sài Gòn, nếu đường bộ khó đi, thì đi bằng đường giao liên, để trước ngày 28/4 kịp gặp Tổng thống Dương Văn Minh vừa nhậm chức.
Ngày 28/4/1975, sau khi Đại tướng Dương Văn Minh trở thành Tổng thống, ông Hạnh được phân công giữ chức phụ tá cho tân Tổng Tham mưu trưởng, Trung tướng Vĩnh Lộc, người đào nhiệm ngay sau đó. Trở thành quyền Tổng Tham mưu trưởng, ông Hạnh ra tuyên bố kêu gọi binh sĩ buông súng.
Ông Nguyễn Hữu Hạnh chính là một trong 2 vị tướng bên cạnh Tổng thống Dương Văn Minh trong giờ phút cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa (người còn lại là Trung tướng Nguyễn Hữu Có, đối thủ cũ của tướng Dương Văn Minh).
Sau năm 1975, trong chế độ mới, ông Hạnh giữ chức vụ Tổng thư ký Hội Nhân dân bảo trợ nhà trường, sau được bầu là Ủy viên Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với tư cách là nhân sỹ yêu nước và giữ chức vị đó cho đến nay.
Ông Hạnh sống với gia đình ở quận Tân Phú, TP.HCM đến năm 2015, sau đó trở về xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi cho đến khi qua đời vào sáng 29/9/2019 tại Bệnh viện Thống Nhất, sau một thời gian dài lâm bệnh.
Nguồn vtc news
Có thể là hình ảnh về 1 người và đang đứng
1

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét