<Thanh Huyền>
Cách đây hơn 45 năm, khi chiến dịch Hồ Chí Minh nổ ra, trước sự tuyên truyền của truyền thông phương Tây và ngụy quyền Sài Gòn về các cuộc "tắm máu", "sự tàn ác của chế độ cộng sản",... hàng vạn người dân miền Nam đã chạy trốn khỏi miền Nam. Thậm chí, sau khi cuộc chiến kết thúc, hàng nghìn người khác cũng tìm kiếm con đường chạy trốn khỏi quê hương, tạo nên nạn "thuyền nhân" mà báo chí phương Tây thường nhắc tới như minh chứng về sự "tàn ác của chế độ cộng sản" nhằm tạo nên cái nhìn sai lệch về Việt Nam trong con mắt bạn bè quốc tế.
40 năm sau, một điều trái ngược mà báo đài, thậm chí, những trang chống đối như BBC, RFA phải thừa nhận, đó là một xu hướng ngược lại. Hàng loạt Việt kiều đang sống ở Mỹ, Canada, Châu Âu, thuộc thế hệ F1, F2 của ngụy quân thời kỳ trước, thậm chí là các ca sỹ có tên tuổi như Bằng Kiều, Thanh Thảo,... lại tìm mọi cách để trở về Việt Nam - nơi mà họ đã ra đi cách đây không lâu. Nhiều người về nước không chỉ đơn thuần là thăm thân, du lịch mà họ đưa cả gia đình trở về với quê hương định cư hẳn ở Việt Nam. Trong thâm tâm họ, hình ảnh Việt Nam khác xa với những gì báo đài phản động ở hải ngoại miêu tả, mà đó là một mảnh đất hòa bình, không có tiếng súng, bom đạn, không có sự áp bức về dân chủ, nhân quyền. Nơi đó, chính quyền đang nỗ lực xây dựng quê hương, đồng thời, cố gắng hàn gắn vết thương chiến tranh, trong đó có việc hòa hợp dân tộc. Và nỗi day dứt lớn nhất của họ đó là không trở lại Việt Nam sớm hơn.
40 năm là một khoảng thời gian không phải là dài, nhưng nó đã làm thay đổi nhận thức của rất nhiều người về chính quyền cộng sản, về hình ảnh Việt Nam. Nó thể hiện rõ sự đúng đắn của chính quyền Việt Nam trong việc quảng bá hình ảnh đất nước, phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. Việt Nam luôn chào đón những người con trở về với đất mẹ bằng cánh tay mở rộng nhất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét