Thứ Tư, 14 tháng 4, 2021

KHÔNG AI CHẤP NHẬN QUYỀN VÔ CHÍNH PHỦ!

 <Viết Hải>

Thời gian gần đây, một số đối tượng đã bị Nhà nước Việt Nam truy tố và xét xử về hành vi “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước" quy định tại điều 117 Bộ luật hình sự năm 2015 như Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Cấn Thị Thêu…hay gần đây nhất là Nguyễn Thúy Hạnh.
Ngay lập tức sau khi có thông tin về các hoạt động truy tố, xét xử, một số tổ chức, cá nhân không thân thiện với Việt Nam đã tuyên truyền về cái gọi là “sự đàn áp tự do, dân chủ”, yêu cầu Nhà nước Việt Nam xóa bỏ Điều 117 Bộ luật hình sự. Họ cho rằng, điều luật này đã hạn chế quyền tự do ngôn luận đã được Hiến pháp Việt Nam và Công ước Quốc tế về những quyền dân sự và chính trị ghi nhận và bảo đảm.
Sự thật có phải vậy không? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiều!
Quyền tự do biểu đạt là một trong những quyền dân sự cơ bản được ghi nhận và bảo vệ trong luật nhân quyền quốc tế và pháp luật ở hầu hết quốc gia trên thế giới. Quyền này được thể hiện cụ thể dưới hai hình thức cơ bản là tự do ngôn luận và tự do báo chí, ngoài ra còn bao gồm tự do xuất bản, tự do internet…
Tuy nhiên, đây không phải là một quyền vô hạn, nó cũng phải chịu những hạn chế nhất định!
Theo Khoản 3, Điều 19 và Điều 20 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị thì những quyền này có thể bị hạn chế nhằm (1) tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác; và (2) bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức công chúng. Công ước cũng yêu cầu những hạn chế này phải được quy định rõ trong pháp luật quốc gia.
Đối chiếu với quy định trên của Công ước, chúng ta thấy Nhà nước Việt Nam cần thiết và hoàn toàn có quyền phù hợp với pháp luật quốc tế, đưa ra các giới hạn trong thực thi quyền tự do ngôn luận.
Cụ thể theo điều 117 Bộ luật hình sự, chỉ những người nào “nhằm chống chính quyền nhân dân” mà sản xuất, tuyên truyền các thông tin “xuyên tạc, phỉ báng”, “bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân” hay thông tin “gây chiến tranh tâm lý” thì mới bị mới truy tố và xét xử theo tội danh này.
Tự do ngôn luận không thể đồng nghĩa với “xuyên tạc”, “sai sự thật”.
Chính vì vậy, việc các đối tượng bị Nhà nước Việt Nam truy tố, xét xử theo Điều 117 BLHS là hoàn toàn có cơ sở, phù hợp với các quy định của pháp luật quốc tế về nhân quyền.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét