Trong chiến tranh yếu tố bí mật là một trong những tiêu chí hàng đầu. Việc nấu ăn là việc khó giấu kín được vì ban đêm thấy lửa, ban ngày thấy khói. Rất nhiều thương vong của bộ đội ta xuất phát từ việc “khói bốc lên giữa rừng”., theo phương châm: “đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng”. Bếp Hoàng Cầm ra đời và lần đầu tiên được sử dụng trong khoảng thời gian diễn ra Chiến dịch Hòa Bình giai đoạn 1951 - 1952 và bắt đầu được phổ biến rộng rãi vào năm 1954 khi diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Với sáng kiến sử dụng bếp Hoàng Cầm, bộ đội ta đã được ăn cơm nóng, có nước nóng để uống trong mùa đông, các viện quân y dã chiến có nước nóng để sát trùng dụng cụ y khoa.
Chiến dịch Điện Biên Phủ là chiến dịch có quy mô lớn nhất trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân ta. Chiến dịch được tổ chức trong điều kiện địa hình hết sức phức tạp, công tác hậu cần gặp nhiều khó khăn; hỏa lực, không quân địch mạnh hơn ta. Chúng liên tục uy hiếp quân ta suốt ngày đêm. Trong giai đoạn chuẩn bị cho Chiến dịch Điện Biên Phủ, bếp Hoàng Cầm được các đơn vị bộ đội, thanh niên xung phong, dân công, công binh tham gia mở đường, sửa đường, vận chuyển lương thực phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ đã dùng bếp Hoàng Cầm đun nấu cơm nước hàng ngày mà không phải lo sợ máy bay địch phát hiện ra khói. Bếp Hoàng Cầm đã phát huy được hiệu quả cao, đảm bảo yếu tố bí mật, bất ngờ, tránh được sự phát hiện của máy bay địch, hạn chế được thương vong cho quân ta.
Khi Chiến dịch Điện Biên Phủ bước vào đợt tấn công thứ hai, đồng thời khắc phục tình trạng ngày hai bữa cơm nắm, uống nước lạnh vì cơm nước phải đem từ tuyến sau ra, bộ đội ta đã đào bếp Hoàng Cầm ngay bên hầm súng để đun nấu.
THEO DÒNG SỬ VIỆT
Ảnh : Bếp Hoàng Cầm trên trận địa Điện Biên Phủ năm 1954.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét