Thật lạ kỳ vì một vài người đang nhân danh là đấu tranh cho “nữ quyền” ở Việt Nam.
Người ta năn nỉ phụ nữ rằng “đừng mặc áo ngực” và “hãy vứt hết son phấn” vì đó là dấu hiệu ràng buộc phụ nữ, bó buộc phụ nữ, áp bức phụ nữ, là không văn minh, phụ nữ phương Tây không mặc áo ngực hay không trang điểm nữa rồi, phụ nữ hiện đại là phải rũ bỏ áo ngực, phải mặt mộc,... Nhưng họ đã lãng quên đi những người phụ nữ phải đầu tắp mặt tối, những người nữ công nhân làm việc trong nhà máy phải mặc đồ bảo hộ kín bưng hay những người phụ nữ “quá khổ” cần gọn gàng hơn một chút...
Có nhiều người phụ nữ mặc áo ngực hay trang điểm vì họ muốn bản thân nóng bỏng hơn, hấp dẫn hơn, họ tự tin hơn, họ thích chủ động trong tình dục và tình cảm, đó là một nguyện vọng vô cùng chính đáng. Vậy mà cũng bị lên án là “phụ thuộc vào đàn ông” hay “làm đẹp cho đàn ông”.
Người ta còn khẳng định rằng “việc bếp núc không phải là việc của đàn bà, con gái”, tự tin khẳng định rằng “phụ nữ quan tâm đến việc bếp núc là những người phụ nữ lạc hậu, bị đối xử tệ bạc” hoặc khẳng định rằng chỉ có phụ nữ sống trong thời kỳ phong kiến mới đứng bếp. Nhưng cũng có rất nhiều người phụ nữ muốn tự tay chuẩn bị bữa ăn cho bản thân và gia đình, muốn cùng chồng vào bếp… Hoặc đơn giản là họ không muốn ăn ngoài vì tốn kém, lãng phí và không hợp khẩu vị. Tại sao không kêu gọi cả hai phái cùng làm việc nhà, cùng chăm con cái?
Người ta đề cao khẩu hiệu “phụ nữ là phải độc lập về tài chính, không cần dựa dẫm vào đàn ông, không cần đàn ông, phụ nữ có thể sống độc thân nuôi thú cưng và đi du lịch đến cuối đời”... Nhưng đâu phải người phụ nữ nào cũng có tài chính, công việc thuận lợi để nuôi thú cưng và đi du lịch đến già được? Đâu phải người phụ nữ nào cũng sinh ra với nhiều thuận lợi trong cuộc sống và gia đình?
Có vô vàn những người phụ nữ bên ngoài hưởng mức lương chỉ vài triệu, phải làm những công việc nặng nhọc, phải làm thêm giờ, phải cố gắng hàng ngày. Có nhiều người mong muốn trong số họ sẽ tìm được bạn đời thấu hiểu, tin tưởng, yêu thương và hai người cùng nhau làm kinh tế và đỡ đần nhau trong cuộc sống.
Nhiều người, miệng thì nói ủng hộ nữ quyền, nhưng mà cứ ủng hộ và quảng bá những cái đâu đâu ấy. Hiện nay, phong trào đấu tranh cho nữ quyền tại Việt Nam bị một nhóm lợi ích thiểu số lợi dụng, nhóm lợi ích thiểu số này chỉ quan tâm đến việc họ nhận được gì, được đáp ứng thế nào, được quan tâm ra sao.
Nhà văn, người tự nhận là đấu tranh cho quyền phụ nữ - N. P. M, mới đây đã lên án khẩu hiện: “Giỏi việc nước, đảm việc nhà, thực hiện nam nữ bình đẳng”. Chị cho rằng ý nghĩa của khẩu hiện này là phụ nữ thời nay phải giỏi kiếm tiền - tức là giỏi việc nước, làm ô sin - tức là đảm việc nhà, thì mới có sự bình đẳng trong nam nữ.
Đã thiếu hiểu biết về lịch sử, chưa từng tìm hiểu về phong trào này, thì làm ơn đừng có tuyên truyền sai lệch và kích động phụ nữ.
Nguồn gốc của khẩu hiệu “giỏi việc nước, đảm việc nhà” bắt nguồn từ tư tưởng vượt thời đại của chủ tịch Hồ Chí Minh đối với phụ nữ. Chính Bác đã khẳng định rằng: “Đàn bà, con gái cũng nằm trong nhân dân. Nếu cả dân tộc được tự do, đương nhiên họ cũng được tự do…Trong lịch sử cách mệnh chẳng có lần nào là không có đàn bà con gái tham gia”. Trong thời điểm cách mạng tháng Tám, không phải người dân Mỹ nào cũng được đi bầu cử, thì tại Việt Nam, bất cứ già trẻ, lớn bé, gái trai nào cũng được đi bầu - Việt Nam là quốc gia non trẻ nhất thực hiện thành công việc trao quyền bầu cử cho phụ nữ. Trong phong trào bình dân học vụ, những người phụ nữ từ già đến trẻ đều được đi học chữ, Bác rất hoan nghênh các chị em tham gia chính quyền kháng chiến… Trong những năm chống Pháp và Mỹ, bác luôn tôn vinh các chị em phụ nữ, nhấn mạnh vị trí tuyệt vời và những đóng góp to lớn của họ cho sứ mệnh bảo vệ Tổ Quốc. Phong trào “giỏi việc nước, đảm việc nhà” được khởi nguồn từ năm 1989 và lấy cảm hứng từ những việc làm của Bác.
“Giỏi việc nước” - ở đây không phải là kiếm tiền như chị Mai nói, mà là quyền bầu cử, quyền ứng cử, quyền tham gia bộ máy nhà nước và làm chính trị, là quyền tự do ngôn luận, là quyền và nghĩa vụ tham gia bảo vệ Tổ Quốc, quyền tham gia vào các tổ chức xã hội dân sự…
“Đảm việc nhà” - cũng chẳng phải là việc “làm ô sin” như chị M đang dắt mũi người đọc, mà là quyền lao động đóng góp kinh tế cho gia đình và xã hội, tham gia xây dựng văn hóa tốt đẹp của khu dân cư, tự chủ về kinh tế và công việc, cùng chồng tham gia nuôi dạy con cái và phụng dưỡng cha mẹ, trao cho phụ nữ quyền tự quyết ngang với người chồng trong các vấn đề gia đình…
“Giỏi việc nước, đảm việc nhà” là một phong trào đấu tranh đã diễn ra lâu nay, bây giờ, nhằm phù hợp hơn với xu thế bình đẳng giới, cụm từ “nam nữ bình đẳng” được đưa vào. Nhưng chị và những người ủng hộ chị không nhìn vào toàn vẹn, mà chỉ thích cắt từng chữ, ốp một ý nghĩa sai lệch rồi mắng mỏ.
Chị M còn phê phán việc tránh thai, cho rằng cả xã hội đang đổ trách nhiệm xã hội, trách nhiệm gia đình, trách nhiệm giường chiếu cho phụ nữ thông qua khẩu hiệu: “Tránh thai làm tròn thiên chức”. Nhưng chị lại cắt bỏ hai chữ đầu tiên của khẩu hiệu trên, đó là hai chữ “chủ động”, nghĩa toàn vẹn của câu nói đó là: “Chủ động tránh thai, làm tròn thiên chức”.
Cụm từ “chủ động tránh thai” có nghĩa là trao cho phụ nữ quyền quyết định họ sẽ mang thai lúc nào mà họ cảm thấy phù hợp, với ai mà họ yêu thương… Ngoài ra còn giúp phụ nữ chủ động đề phòng “phúc boy” hoặc Sở Khanh, nhưng thằng chỉ muốn chịch chứ không muốn chịu trách nhiệm. Bên cạnh đó còn khuyên chị em chủ động phòng tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Còn cụm từ “làm tròn thiên chức” đi sau, là tôn vinh những người mẹ, sinh con khi chuẩn bị sẵn sàng tâm lý, tài chính, thời điểm…
Chị còn chủ động lập ra một trang nhại câu trên là “Gioi viec nuoc dam viec nha” và thử nghiệm việc đàn ông hóa thân vào đàn bà và ngược lại, và các bạn biết gì không? Chị ấy nói rằng phụ nữ có thể đi uống bia với trai tay vịn khoai to. Đàn ông ngoại tình hay đi tay vịn đều là không thể tha thứ được và chắc chắn sẽ bị cả xã hội lên án, tại sao chị lại bắt các chị em phải làm những việc như vậy? Chị đang cổ vũ hành động sai trái cả về đạo đức, pháp luật và lối sống. Đây là thứ nữ quyền biến tướng!
Đôi khi, phải đặt một câu hỏi thế này, có một số nhà nữ quyền ở Việt Nam rất dở hơi, khen phụ nữ thì họ bảo rằng xã hội đang đặt áp lực lên phụ nữ, không khen thì họ bảo rằng xã hội đang thờ ơ với phụ nữ…
Trào lưu nữ quyền xuất phát từ phương Tây, nhiều người đấu tranh cho nữ quyền đang ngộ nhận rằng bất cứ thứ gì từ phương Tây cũng tốt, cũng văn minh và lịch sự. Nhưng bản chất xã hội phương Đông khác với phương Tây, có nhiều thứ được người phương Tây làm rất tốt, nhưng cũng có những thứ họ làm vô cùng tệ.
Nhiều nhà đấu tranh cho nữ quyền ở Việt Nam, dường như họ không đấu cho cho quyền lợi của phần đông phụ nữ, họ không đấu tranh cho những thứ lớn lao mà lại va vào những tiểu tiết… Những người đấu tranh cho nữ quyền thực sự, là những người đi đến từng nhà trọ công nhân, phát từng viên thuốc tránh thai và chiếc bao cao su, tuyên truyền về trách nhiệm của cả chồng và vợ trong xây dựng gia đình, là những người lặn lội đến vùng núi cao để tuyên truyền phổ biến kế hoạch hóa gia đình và giúp phụ nữ dân tộc thiểu số đi học, là những người tổ chức cho phụ nữ sinh hoạt chính trị và tiếp cận nguồn vốn vay phát triển kinh tế...
Chứ không phải là một đám người, bắt phụ nữ rũ bỏ áo ngực, ngừng trang điểm, chối bỏ đàn ông, tuyên bố không làm việc nhà, đếch cần ngày 8/3 hay 20/10… Đó là thượng đẳng, không phải bình đẳng.
---
Bài viết của nhà nữ quyền N. P. M sẽ được đăng ở phần bình luận.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét