Thứ Sáu, 7 tháng 5, 2021

LỪNG LẪY ĐIỆN BIÊN PHỦ 07/05/1954: NGƯỜI TA CÓ THỂ ĐÁNH BẠI ĐƯỢC MỘT ĐỘI QUÂN, CHỨ KHÔNG THỂ ĐÁNH BẠI ĐƯỢC MỘT DÂN TỘC!

 Có nhiều kẻ vô tri, để phủ nhận đi chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” chúng nói rằng Việt Nam chiến thắng Pháp là do tương quan lực lượng chênh lệch, khi Việt Minh có 51.000 bộ đội chủ lực cùng hàng vạn dân công làm nhiệm vụ thồ hàng, tải đạn trong khi phía Pháp chỉ có 16.000 người.

Nhiều kẻ xét lại lịch sử bất nhân, chúng còn nói tướng Giáp sở dĩ giành được phần thắng là do ông đã sử dụng chiến thuật “nướng quân”, rằng “nhất tướng công thành vạn cốt khô”.
Những kẻ ấu trĩ, đê hèn và khốn kiếp – luôn hằn học với những chiến tích oai hùng của dân tộc, quay lưng với xương máu cha ông!
Lũ khốn kiếp ấy không biết rằng, trước mùa khô 1953-1954, chỉ so sánh tương quan về lực lượng về quân số thì Pháp đã vượt lên khá xa chúng ta. Tổng quân số của Pháp là gần nửa triệu người trong đó gồm 150 ngàn quân viễn chinh Âu Phi (33%) và hơn 300 ngàn quân Việt (67%)- trong khi phía chúng ta quân số chỉ bằng nửa quân địch, tức cỡ là 250.000 người. Đó còn chưa kể tới việc quân đội Pháp được trang bị khối lượng khí tài quân sự khổng lồ và hiện đại vượt trội hơn so với chúng ta.
Đám khốn kiếp ấy lại tiếp tục trơ trẽn mà rằng: Chẳng phải Việt Nam cũng được viện trợ khí tài quân sự từ Liên Xô và Trung Quốc đấy thôi!
Xin thưa, sau khi kết thúc chiến dịch, chỉ huy phó của Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, Đại tá Pierre Langlais viết trong cuốn hồi ký Điện Biên Phủ, rằng sẽ chẳng có lý do gì bao biện cho thất bại tan nát của nước Pháp: “Ở Điện Biên Phủ, nếu người ta muốn nhìn thẳng vào sự thật, thì ắt phải thấy rằng viện trợ cho Việt Minh chỉ là một giọt nước đặt bên cạnh dòng thác vật tư của Mỹ đổ vào cho người Pháp chúng ta”.
Nhà báo Pháp Giuyn Roa khẳng định: “Không phải viện trợ của Trung Quốc đã đánh bại tướng Navarre mà chính là những chiếc xe đạp Peugeot thồ 200, 300 kg hàng và đẩy bằng sức người, những con người ăn chưa đủ no và ngủ thì nằm ngay dưới đất trải tấm nilông. Cái đã đánh bại tướng Navarre không phải bởi các phương tiện mà là sự thông minh và ý chí của đối phương...”
Nhớ, Việt Nam thắng bởi chúng ta là “toàn quốc kháng chiến”, “thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.”
Và, để làm nên chiến tích Điện Biên Phủ lừng lẫy, để chiến thắng quân đội Pháp được Mỹ hậu thuẫn có ưu thế vượt trội về quân số cũng như trang bị - chúng ta đã áp dụng “thế trận chiến tranh nhân dân”, áp dụng triệt để phương pháp đánh du kích khiến cho Pháp phải phân tán lực lượng rộng khắp các chiến trường vào một trận đánh quyết định, mà cũng chưa đủ lực lượng
Vậy là người Pháp buộc phải co cụm tại thung lũng Điện Biên Phủ để phòng thủ, bảo vệ cả Lào khi cần thiết. Với ưu thế về khí tài quân sự cũng như vị trí địa lý dễ thủ khó công, tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ án ngữ miền Tây Bắc Việt Nam, kiểm soát liên thông với Thượng Lào để làm bẫy nhử, thách thức quân chủ lực của ta tấn công.
Phải nói thêm là, quân Pháp thời gian này nhận được sự chi viện khổng lồ từ Mỹ. Đầu năm 1954, khi Hội nghị Genève sắp sửa họp, Mỹ đã lập cầu hàng không Philippine - Đông Dương, tiếp tế cho quân đội Pháp mỗi ngày từ 200 đến 300 tấn vũ khí, đạn dược, lương thực, quân dụng. Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương đưa hai tàu sân bay thuộc Hạm đội 7 vào vịnh Bắc Bộ. Kế hoạch Chim kền kền dự định đưa 8 sư đoàn quân chiến đấu trên bộ của Mỹ vào trực tiếp tham chiến. Trong số đó sẽ điều ngay một lúc 35 tiểu đoàn vào đồng bằng Bắc Bộ. Tập trung 300 máy bay cường kích để xoá trắng “khu vực Điện Biên Phủ”.
Người Pháp tự tin đây là cứ điểm “bất khả xâm phạm”,chỉ cần quân Việt Minh có gan tiến đánh chắc chắn sẽ bị nghiền nát tại đó.
Câu hỏi đặt ra là tại sao Mỹ lại ủng hộ Pháp nhiệt tình, chi viện khổng lồ như vậy?
Ngược dòng thời gian, khi bắt đầu nhảy vào Chiến tranh thế giới II, để nhận được sự ủng hộ của quốc tế, 14/8/1941, Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt và Thủ tướng Anh Winston S. Churchill cùng nhau ra Tuyên bố chung Hiến chương Đại Tây Dương. Nguyên tắc cơ bản của Hiến chương này nói rằng Anh và Mỹ mong muốn nhìn các hình thức nhà nước tự trị của các dân tộc trước kia từng bị xâm lược và cai trị, đồng thời tôn trọng chủ quyền của tất cả mọi dân tộc.
Và như các bạn đã biết, 19/08/1945, lấy sức ta giải phóng cho ta, Cách Mạng Tháng Tám đã thành công rực rỡ. Dân tộc Việt Nam chúng ta đã chính thức giành được độc lập, “rũ bùn đứng dậy sáng loà” sau trăm năm đêm trường nô lệ.
Ngày 02/09/1945, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập trên Quảng trường Ba Đình, khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.
Tuy nhiên, sau khi Thế chiến 2 kết thúc, quân Anh khi được cử tới Việt Nam giải giáp quân Nhật đã đồng thời trợ giúp đồng minh là Pháp tái thiết lập chế độ thực dân tại đây. Ngày 23/09/1945, quân Pháp được quân Anh giúp sức đã nổ súng tấn công Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai.
Người Anh đã lật lọng, còn người Mỹ thì sao? Năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho Tổng thống Mỹ Harry Truman kêu gọi sự ủng hộ của Mỹ với nền độc lập non trẻ của Việt Nam, nhưng đã không được hồi đáp.
Chẳng những vậy, sau khi tái đắc cử vào Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Truman đề ra học thuyết mang tên mình. Học thuyết Truman coi Liên Xô là công địch của cả thế giới, nó còn lập luận rằng “một số phong trào cách mạng giải phóng dân tộc cũng là tay sai của cộng sản do Nga điều khiển, sử dụng chiêu bài dân tộc để bành trướng chủ nghĩa cộng sản”.
Dù được Anh giật dây và hậu thuẫn, song thực dân Pháp đã không thể làm gì trước sức chiến đấu ngoan cường của toàn thể nhân dân Việt Nam, và dần bị sa lầy trong 2 năm 1946, 1947. Nhưng khi học thuyết Truman được đưa ra, tức là cuối năm 1947, Mỹ đã tức tốc viện trợ cho nước Pháp 3 tỷ đôla theo kế hoạch Marshall.
Tháng 1/1949, Mỹ thúc ép Pháp thoả thuận với Bảo Đại để lập Chính phủ Việt trong Liên bang Đông dương được gọi là Quốc gia Việt Nam, tuyên bố sẽ hết sức ủng hộ để đảm bảo thắng lợi tốt nhất cho giải pháp Bảo Đại. Mỹ còn có âm mưu thông qua tài trợ cho chính quyền bù nhìn, từ từ hất cẳng Pháp khỏi Đông Dương.
Ngày 30/12/1949, Tổng thống Mỹ H. Truman phê chuẩn một văn kiện của Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ, trong đó nêu rõ: “Đông Dương nằm trong khu vực bất khả xâm phạm của chiến lược Mỹ... Mục tiêu lâu dài của Mỹ là thủ tiêu ở mức độ tối đa có thể được ảnh hưởng của cộng sản ở Việt Nam và Đông Dương. Mỹ muốn thấy ở Việt Nam và Đông Dương có các nhà nước chống cộng, thân Mỹ. Việt Nam chính là “một bức tường thành quan trọng trong chiến tranh lạnh”. Mỹ mất Việt Nam sẽ dẫn đến nguy cơ mất cả Đông Dương”.
Trong tình hình Pháp đang gặp rất nhiều khó khăn và ở thế bất lợi trong cuộc chiến tranh, một mặt, Mỹ dốc thêm nhiều viện trợ cho Pháp; mặt khác, tìm mọi cách để trực tiếp nắm lấy việc điều hành chiến tranh ở Đông Dương. Tháng 7/1953. Mỹ phê chuẩn Kế hoạch Nava, của bộ chỉ huy Pháp, gánh chịu mọi khoản chi phí cho kế hoạch đó, chiếm 78% chi phí chiến tranh của Pháp ở Đông Dương. Trong suốt 5 năm, tổng số viện trợ kinh tế và quân sự của Mỹ cho Pháp trong chiến tranh Đông Dương đã vượt quá 3,5 tỉ đôla. Tướng Nava sau này viết trong hồi ký rằng: “Địa vị của chúng ta đã chuyển thành địa vị của một kẻ đánh thuê đơn thuần cho Mỹ.”
Vậy tức là với chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử 07/05/1954, chúng ta chẳng những đã chiến thắng thực dân Pháp mà còn đập tan được một liên minh ma quỷ của những gã đế quốc âm mưu thâu tóm Đông Dương!
Còn vì sao chiến thắng Điện Biên Phủ 07/05/1954 lại “lừng lẫy 5 châu, chấn động Địa Cầu”, nguyên nhân rất đơn giản, nó là chiến dịch ác liệt đánh dấu sự chấm dứt của Chiến tranh Đông Dương, đưa Việt Nam trở thành quốc gia thuộc địa đầu tiên dùng vũ lực buộc quân đội một nước phương Tây rút về nước, giành được độc lập, được xem là một đòn giáng mạnh vào bè lũ thực dân đế quốc trên thế giới.
Riêng đối với thực dân Pháp, trận này là một thất bại thảm hại, khiến cho đám sài lang này không còn nhân lực và ý chí để mà tiếp tục ứng chiến ở các mặt trận khác. Một ngày sau khi Pháp để Điện Biên Phủ thất thủ, ngày 8 tháng 5 năm 1954, Hội nghị Genève bắt đầu bàn về vấn đề Đông Dương. Sau hội nghị này, Pháp công nhận quyền tự do, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước Đông Dương trong đó có Việt Nam, chính thức chấm dứt chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ còn cổ vũ, các khu vực thuộc địa ở châu Phi, Mỹ latin đồng loạt nổi dậy giành độc lập.
(Chỉ đáng tiếc, 13 quốc gia châu Phi đã không cương quyết “đập nồi dìm thuyền” tự mình đấu tranh giành độc lập dân tộc mà chọn cách thoả hiệp, để rồi giờ đây vẫn trở thành những con bò sữa nuôi béo nước Pháp)
Tướng De Castries, sau khi thất bại trở về Pháp đã trả lời trước Ủy ban Điều tra của Bộ Quốc phòng Pháp về nguyên nhân thua trận Điện Biên Phủ: “Người ta có thể đánh bại một đội quân, chứ không thể đánh bại được một dân tộc”.
Có thể là hình ảnh về đang đứng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét