Đang rửa bát thì vợ mình bảo: Chồng, nãy em coi có một ông người Palestine nói luật pháp Việt Nam không bảo vệ phụ nữ Việt Nam, không có phụ nữ nào trên thế giới khổ như phụ nữ Việt Nam, hiếp dâm chỉ bị phạt 200 ngàn đồng. Chồng viết bài phản biện lại nhé.
Tôi không biết Việt Nam ở vũ trụ nào mà “hiếp dâm chỉ bị phạt 200 ngàn đồng”, chứ Việt Nam ở vũ trụ tôi đang sống và các bạn đọc bài viết này, nhẹ nhất thì đi khám 2 năm, nặng thì được tiêm thuốc “reset” cuộc đời. Rồi các con giời vào bao biện: “Chú ấy nói nhầm, đáng ra phải là sàm sỡ” - nhưng thanh niên này là Đại sứ hữu nghị Palestine. Ở tư cách một người làm chính trị và ngoại giao, bàn về quốc gia khác, thì phải nói đúng, chứ chẳng có cái “nhầm” nào cả. Hiếp dâm xong xin lỗi bảo là sàm sỡ hay nhầm có chịu không? Tuyên truyền sai lệch về luật pháp Việt Nam là một điều rất khó chấp nhận, rồi nhiều người Việt hay bạn bè nước ngoài vào xem và lại tưởng là luật Việt Nam quy định hiếp dâm chỉ 200 ngàn, thì hậu quả sẽ thế nào?
Các bạn còn nhớ vụ án Nayoung - được dựng thành phim Hope 2013 chứ? Hung thủ chỉ phải chịu án 12 năm tù cho tội hiếp dâm và giết người. Tại Nhật Bản, vụ án bé Nhật Linh gây phẫn nộ vì hung thủ quanh co chối tội, cảnh sát thì mãi không dám buộc tội và đến nay phải chịu mức án chung thân.
Năm 2018, tại Long An một tên tội phạm đã bị tử hình vì hiếp dâm một cô bé 9 tuổi phải vào nhập viện. Rồi 6 bị cáo trong vụ nữ sinh giao gà đã bị tuyên án tử hình không ân xá - trở thành một trong những bản án trừng trị hiếp dâm nặng nhất thế giới. Dĩ nhiên, luật pháp mỗi quốc gia mỗi khác, nhưng luật pháp Việt Nam vẫn đang “đánh” rất nặng các tội phạm hiếp dâm.
Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và các đơn vị nhân quyền liên tục yêu cầu Việt Nam gỡ bỏ án tử hình, trong đó có án tử hình cho tội hiếp dâm. Nhưng Việt Nam vẫn luôn khước từ và duy trì tội danh này trong bao nhiêu năm qua vì muốn có chế tài răn đe tội phạm, bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em.
Tại Ấn Độ, có khoảng 35 ngàn phụ nữ bị hiếp dâm mỗi năm mà hung thủ tại đây thường bị xét xử rất nhẹ, chính quyền thì bất lực, người dân thì hời hợt và còn đổ lỗi lại cho nạn nhân. Tại một vài quốc gia Hồi giáo, phụ nữ không có quyền tham gia các hoạt động xã hội và tự quyết các vấn đề quan trọng trong cuộc sống mà phải dựa vào người giám hộ - là chồng, là cha. Một số quốc gia trên thế giới vẫn chấp nhận hôn nhân đa thê, chính Saleem Hammad cũng là một người cổ vũ đa thê khi cho rằng: “Bốn vợ lấy một chồng thì vẫn biết con là của chồng” và “đàn ông có bốn vợ thì vẫn có thể chiều được bốn vợ một lúc”. Vài nơi thì cho phép trẻ em nữ từ 12 đến 15 tuổi đi lấy chồng, và khi lấy chồng là sẽ khó được đi học, hạn chế tiếp xúc xã hội bên ngoài. Tại Brunei, người phụ nữ có thể bị ném đá đến chết vì ngoại tình. Tại Hàn Quốc, gần 50% số phụ nữ không được đi làm sau khi kết hôn, con số này tại Nhật Bản là gần 70%, số phận của những người phụ nữ tại hai quốc gia này gần như phụ thuộc vào đàn ông sau khi kết hôn.
Có thể bạn chưa biết, Việt Nam đứng ở vị trí cao hơn Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc - quốc gia được nhiều bạn nữ coi là “xứ sở ngôn tình”… trong Báo cáo khoảng cách giới toàn cầu của WEF - Diễn đàn kinh tế thế giới. Trong khi Việt Nam bị đánh điểm thấp ở yếu tố thu nhập bình quân đầu người vậy mà vẫn đứng hạng cao hơn, đủ là các bạn biết khoảng cách giới ở Việt Nam tốt như thế nào rồi đó.
Saleem Hammad cho rằng người phụ nữ Việt Nam khổ nhất thế giới vì vừa đi làm và phải làm việc nhà. Chúng ta thẳng thắn thừa nhận với nhau rằng, việc nhà không phải là của riêng phụ nữ và có nhiều phụ nữ Việt Nam đang phải làm việc nhà một mình sau khi đi làm ở cơ quan, công sở, nhà máy. Nhưng có thực sự đàn ông Việt chỉ là một lũ vứt đi, bạo lực, hành hạ phụ nữ hay không?
Theo báo cáo phân tích dựa trên số liệu Điều tra Lao động - Việc làm của Tổ chức Lao Động quốc tế, có tới 80% nam giới làm việc nhà, nhưng thời gian làm việc nhà của nam giới chỉ là 10,7 đồng hồ so với 20,7 giờ của nữ giới, một phần số thời gian của phụ nữ cao hơn là do phụ nữ là người mang thai và có chế độ nghỉ thai sản. Có 92% số phụ nữ dọn dẹp nhà cửa, quần áo, giặt giũ, còn con số này với nam là 72%, nam giới đóng góp độc tôn về con số làm việc liên quan đến bảo trì, sữa chữa nhà cửa còn nữ giới thì không. Về lĩnh vực chăm sóc con cái, có 47% phụ nữ tham gia, còn nam giới là 36%. Cần biết rằng, số liệu này dự báo sẽ đang tăng lên do ý thức của thế hệ trẻ đang ngày một tốt hơn. Rõ ràng, số liệu không biết nói dối, vậy nên, đừng có dựa vào ý kiến của một thanh niên Palestine mà quả quyết đàn ông Việt toàn là một lũ tệ hại.
Hơn 80% số nam giới Việt Nam được hỏi sẵn sàng chi tiền cho các cuộc hẹn hò. Đàn ông phương Tây thường kêu bạn gái chia tiền khi hẹn hò thì được các chị khen và văn minh, tiến bộ. Nhưng khi đàn ông Việt mà yêu cầu chia tiền thì các chị lại cho rằng nghèo, thằng đàn bà, vứt đi (?). Khi kết hôn, có tới 80% số gia đình Việt Nam mà phụ nữ là người nắm tài chính. Và đừng quên rằng, tại Việt Nam có quy định rằng vợ/chồng sẽ bị phạt tiền nếu giữ tiền quá đà, không cho đối phương sử dụng tài sản chung.
Đàn ông Việt Nam đánh đập phụ nữ dã man mà không bị gì? - Đánh thì cũng phải chiếu theo quy định pháp luật và tỷ lệ thương tật mới phạt được. Ngoài ra, cần chú ý rằng 90% phụ nữ Việt Nam không nhờ đến pháp luật can thiệp khi bị bạo hành. Pháp luật đều có quy định cấm bạo hành gia đình. Nhưng nếu từ chối pháp luật bảo vệ, thì pháp luật cũng chịu. Nguyên nhân chính là phụ nữ Việt Nam vẫn giữ tư tưởng “êm ấm, “nhẫn nhịn”, “chịu đựng”....
Và chúng ta phải giúp phụ nữ rõ bỏ sự “cam chịu” và “nhẫn nhịn”, giúp họ đứng lên tố cáo người chồng vũ phu, lúc đó pháp luật và các cơ quan sẽ vào cuộc. Chứ bây giờ “cam chịu”, rồi lại nói rằng pháp luật Việt Nam vô dụng, thì có đúng không? Pháp luật không thể tự đến nhà một gia đình rồi bắt ép hai vợ chồng ly hôn được.
Đừng đánh đồng việc “Pháp luật Việt Nam không bảo vệ phụ nữ” với thực trạng bất công đang tồn tại trong một bộ phận gia đình Việt Nam. Nếu pháp luật Việt Nam không bảo vệ phụ nữ, thì tảo hôn, đa thê… đã không bị chấm dứt. Nếu pháp luật Việt Nam không bảo vệ phụ nữ, thì chế độ thai sản tốt bậc nhất thế giới - tốt hơn cả Mỹ, Hàn, Singapore, Anh..., trẻ em nam - nữ đều được đến trường, quyền bầu cử, quyền ứng cử, bảo hiểm toàn dân… từ đâu mà có?
Có một bộ phận phụ nữ “me Tây”, tức là cứ thấy Tây nói cái gì cũng được mặc định là đúng. Cũng có một bộ phận phụ nữ, luôn cho rằng họ là những người khổ nhất thế giới (?). Nhưng họ đâu biết rằng, nơi mà họ sống, lại là một niềm ao ước với biết bao nhiêu người phụ nữ khác trên thế giới.
---
Một số thông tin thêm:
1. Việt Nam là quốc gia có chế độ thai sản vào loại tốt nhất thế giới, được nhiều quốc gia coi như là một hình mẫu. Bạn sẽ khó tin rằng, chế độ thai sản của Việt Nam tốt hơn hầu hết các quốc gia phát triển khác.
2. Việt Nam tham gia Công ước bảo vệ quyền phụ nữ từ rất sớm, là quốc gia có tỷ lệ trẻ em nam - nữ đi học luôn ở mức cao trên thế giới với trên 99%.
3. Việt Nam coi nam - nữ bình đẳng, được quy định rõ trong Hiến pháp. Việc này thể hiện ở quyền thừa kế, quyền sở hữu tài sản chung trong gia đình…
4. 90% phụ nữ Việt Nam không bị chồng ngăn cấm đi làm, người chồng Việt Nam tạo điều kiện cho phụ nữ đi làm. Tỷ lệ lãnh đạo nữ trong các cơ quan hành chính của Việt Nam cao vào loại bậc nhất châu Á, tỷ lệ lãnh đạo nữ trong các doanh nghiệp tư nhân cũng vậy.
5. Việt Nam là quốc gia xóa đói, giảm nghèo hàng đầu thế giới, là quốc gia áp bảo hiểm y tế toàn dân, tạo điều kiện cho phụ nữ ở những nơi khó khăn tiếp cận với y tế, dịch vụ công tốt bậc nhất châu Á - Thái Bình Dương.
6. Việt Nam duy trì hôn nhân 1 vợ, 1 chồng, không chấp nhận đa thê…
Hãy nhìn rộng ra đi, đừng chỉ bó buộc vào một yếu tố rồi phán xét.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét