Mới đây, Tổ chức Nhân quyền Freedom House tung ra bảng chấm điểm chỉ số tự do của các quốc gia trên thế giới. Việt Nam được chấm 19/100 điểm, là quốc gia có điểm số áp chót Đông Nam Á, chỉ hơn người anh em Lào (13/100 điểm). Trong đó, một chỉ số đáng chú ý là chỉ số tự do internet, Việt Nam chỉ được chấm 22/100 điểm, đứng ở vị trí rất thấp, thấp hơn so với các nước trong khu vực như Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Philippines...
Tổ chức này cho biết Việt Nam không có tự do internet, người dân Việt Nam gần như bị cấm truy cập vào mạng xã hội, không có quyền bầu cử, không có tự do tôn giáo, người Việt Nam bị cấm và hạn chế di chuyển trong nước nghiêm ngặt - chính vì lý do này khiến cho mức điểm của Việt Nam bị giảm so với các năm trước. Đơn vị này không ngần ngại khẳng định rằng nhà chức trách Việt Nam thẳng tay đàn áp, nghiêm cấm người dân Việt Nam bình luận, sử dụng mạng xã hội hay các nền tảng internet quốc tế.
Và người Việt Nam phản ứng lại trước thông tin đậm chất “tấu hài” đó như thế nào?
Một độc giả cho biết: “Freedom House không chỉ là một chú hề mà là cả một rạp xiếc”.
"Phải ngừng kèo solo Yasuo để vào đây xác nhận là Việt Nam không có tự do internet nhé. Nhiều trẻ em bị bố mẹ véo tai, đá đít... nếu trốn học ngồi internet. Chúng tôi yêu cầu Freedom House gửi thư cho bố mẹ chúng tôi, yêu cầu tự do internet cho chúng tôi".
“Tôi sử dụng mạng nhện để bình luận. Bởi vì chính quyền không cho chúng tôi sử dụng internet. Nếu muốn tự do, chúng tôi sẽ cần một quả bom dân chủ” - Nam Hải.
"Tôi đến từ Việt Nam. Tôi không được sử dụng mạng xã hội nhưng vẫn có thể đến đây chào mọi người, tôi có siêu năng lực" - Nguyễn Minh Vũ.
"Mấy đứa bọn tôi đang đánh ba cây với một thanh niên người nước ngoài ở khu cách ly đây. Thanh niên này bảo cách ly ở Việt Nam vui chết mẹ, được đá cầu, đánh ba cây ăn tiền, cơm ăn ba bữa, quần áo mặc cả ngày, được cấp sim 4G xem bóng đá lậu" - Thanh Hoàng.
“Thông tin mà các bạn đưa ra là chính xác. Tôi khẳng định rằng người Việt Nam không được sử dụng mạng xã hội. Chúng tôi sử dụng sóng não để truy cập internet và bình luận trên mạng xã hội. Tôi muốn nhắc lại rằng, một số người Việt Nam có thể biến trang của bạn thành Condom House rồi bán quần áo trên đó” - Xuân Huy.
“Đúng là Việt Nam không có internet. Tôi phải gửi thư bằng chim bồ câu cho thằng bạn bên Mỹ để đồng ý với việc Freedom House nói rằng chúng tôi bị cấm truy cập mạng xã hội và không có tự do trên internet. Sau đó thằng bạn tôi gửi thư bằng chim bồ câu lại cho tôi nói rằng đã bình luận đúng như những gì tôi đã viết. Sau đó tôi lại gửi thư bằng chim bồ câu một lần nữa để cám ơn nó. Sau đó, à mà thôi” - Trần Minh Trung.
Nguyễn Yến Nhi: “Sáng sớm đã phải nghĩ hôm nay ăn gì mà không được, thời gian đâu mà xài mạng xã hội”.
“Chúng tôi không sử dụng internet. Chúng tôi sử dụng sức mạnh tâm linh để kết nối và tốn 20 năng lượng mỗi lần sử dụng” - Truong Nguyen.
Tài khoản nước ngoài Karl Karlinsky chia sẻ rằng anh sống ở một quốc gia không tự do nhưng lại được đánh giá là có phần tự do. Một cư dân mạng Việt Nam phản hồi rằng: “Trong khi mình sống rất tự do thì tụi nó lại đánh giá là không tự do”.
“Lúc thì đánh giá chúng tôi thiếu văn minh trên mạng, lúc thì bảo chúng tôi không được truy cập internet. Thế hóa ra chúng tôi sử dụng não như giáo sư X để vào mạng xã hội à"
"Tất cả những bình luận tiếng Việt ở đây đều do siêu máy tính mang số hiệu 3041975 bình luận. Máy tính này có tính năng chống thấm nước nhé" - Vũ Hoan.
Nhiều năm liền, Freedom House luôn giữ vững một lập trường rằng Việt Nam là một quốc gia không có tự do về nhiều mặt. Thậm chí năm 2020, điểm số của Việt Nam còn thấp đi do những cáo buộc cấm người dân di chuyển tự do trong nước (?).
Những biện pháp chống dịch tốt phải chăng cũng là một động thái "giảm tự do, dân chủ".
Đứng nhìn một đám đông đang hú hét từ xa, cứ nghĩ rằng đám đông đó bị điên hoặc đang bị ức hiếp . Nhưng thực ra là họ đang cắm trại và nhảy múa tưng bừng.
---
Một số bình luận đã được chỉnh sửa, lược bớt những từ ngữ nhạy cảm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét