Thứ Năm, 17 tháng 6, 2021

ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TỰ ỨNG CỬ - HỌ LÀ AI?

 <Nga Mi>

Hội đồng bầu cử Quốc gia vừa công bố 499 đại biểu Quốc hội Khoá XV và các cử tri có 30 ngày để kiểm tra, rà soát, phát hiện người không đủ điều kiện, tiêu chuẩn trước khi chuẩn y. So với dự kiến thì danh sách trúng cử thiếu 01 người khi ông Nam – Bí thư Tỉnh uỷ Bình Dương xin thôi vì lý do “sức khoẻ” nhưng Hội đồng Bầu cử quốc gia đã khẳng định ông Nam không phải vì lý do sức khoẻ thuần tuý mà đợi khi Uỷ ban Kiểm tra Trung ương công bố chính thức. Ông Nam là một trong những trường hợp cán bộ cao cấp bị xử lý trong nhiệm kỳ vừa qua. Điều đó cho thấy sự minh bạch, công khai, công tâm của cử tri.
Trong danh sách Đại biểu Quốc hội khoá XV có 04 trường hợp tự ứng cử thành công là: ông Hoàng Văn Cường (Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân), ông Nguyễn Anh Trí (Chủ tịch Hội huyết học và truyền máu Việt Nam), ông Trương Trọng Nghĩa (Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM) và bà Khương Thị Mai (Giám đốc điều hành Công ty TNHH nhôm Namsung Việt Nam). Các trường hợp tự ứng cử đại biểu Quốc hội đã gây những tranh cãi trong xã hội khi một số đối tượng như Dũng Vova, Khánh “gàn”, Lê Chí Thành…tự ứng cử để đánh bóng tên tuổi. Thậm chí, một số cơ quan truyền thông phương Tây như BBC, RFA, RFI cho rằng cuộc bầu cử ở Việt Nam thiếu dân chủ, đàn áp những người ngoài Đảng, không có cơ hội cho người tự ứng cử đại biểu Quốc hội. Tuy nhiên, danh sách trúng cử đại biểu Quốc hội đã giải đáp những thắc mắc đó.
Thứ nhất, các địa biểu Quốc hội tự ứng cử là những doanh nhân, trí thức, luật sư có nhiều đóng góp cho xã hội. Ông Nguyễn Anh Trí là người đã khởi xướng phong trào "Ngày chủ nhật đỏ", "Lễ hội xuân hồng" có tác động rất lớn đến hiệu quả đối với cứu chữa bệnh nhân cấp cấp và hiểm nghèo. Luật sư Trương Trọng Nghĩa đã tham gia biên soạn 300 bộ luật khác nhau cho đất nước trong đó có đạo luật cơ bản – Hiến pháp năm 2013 tạo tiền đề quan trọng để xây dựng nhà nước pháp quyền. Nếu đem so sánh những đại biểu này với đám Dũng Vova, Dũng “gàn” thì quá khập khiểng. Điều này cũng lý giải động cư, mục đích của các đối tượng “tự ứng cử” để đánh bóng tên tuổi.
Thứ hai, các đại biểu Quốc hội tự ứng cử là những người có kinh nghiệm sống, thành công trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Các đại biểu Quốc hội đã được học hành, đào tạo ở nhiều quốc gia trên thế giới. Thậm chí, họ phải trải qua cuộc sống khó khăn, vất vả để có thành tựu như ngày nay. Bà Khương Thị Mai đã có quá trình đóng góp hơn 30 năm công tác với nhiều vị trí, công việc khác nhau. Ông Hoàng Văn Cường là người nổi tiếng trong giới kinh tế nhất là lĩnh vực hợp tác đào tạo, xây dựng nguồn lực chất lượng cao cho xã hội. Họ chính là tấm gương tiêu biểu cho nghị lực sống, hình mẫu thành công của giới trẻ và xứng đáng là người đại diện cho nhân dân. Lưu ý, ông Tuấn – Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai là người có trình độ, uy tín về chuyên môn nhưng có sai phạm trong quản lý tại Bệnh viên Tim lập tức bị loại khỏi danh sách bầu cử.
Thứ ba, đại biểu Quốc hội tự ứng cử là những người thực sự vì dân, vì nước, không mục đích vụ lợi. Khi chọn con đường trở thành Đại biểu Quốc Hội, họ cũng xác định trách nhiệm sẽ tăng thêm gấp đôi khi vừa phải thực hiện nhiệm vụ chuyên môn vừa thực hiện nghĩa vụ của đại biểu Quốc hội. Bằng sự nhiệt huyết, trí thức, kinh nghiệm sống các đại biểu Quốc hội mới có thể hoàn thành khối lượng công việc nặng nề gấy chục lần người khác tưởng tưởng. Người dân tự hỏi liệu những kẻ thất nghiệp, nơi ở không ổn định như Khánh “gàn”, Lê Chí Thành…tại sao đủ tự tin để đi “tự ứng cử”.
Cử tri luôn công bằng với tất cả mọi người và luôn sáng suốt lựa chọn các đại biểu thực sự đại diện cho quyền lợi của mình.
Bốn người tự ứng cử đã trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV (từ trái qua): Ông Trương Trọng Nghĩa, ông Hoàng Văn Cường, bà Khương Thị Mai và ông Nguyễn Anh Trí.
Có thể là hình ảnh về 6 người, mọi người đang đứng và văn bản

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét