Thứ Năm, 17 tháng 6, 2021

TỪ ĐỊNH KIẾN ĐẾN “THẾ GIỚI CẦN PHẢI CÔNG NHẬN VIỆT NAM”

 “May mắn? Khi truyền thông phương Tây đã đưa tin rầm rộ về việc New Zealand đã đánh bại Covid-19, đồng thời phớt lờ về Việt Nam, mặc dù dân số Việt Nam đông hơn 10 lần so với New Zealand và có ít hơn 50 trường hợp tử vong. Cuối cùng, họ thừa nhận thành công của Việt Nam bằng việc giảm nhẹ những gì Việt Nam làm được bằng hai từ “may mắn…” - dòng viết phản biện tờ The New York Time nhận được hơn 12 ngàn lượt thích trên Twitter của tài khoản katecomplains, khi tờ này nói rằng Việt Nam đã “sử dụng hết sự may mắn trong quá khứ để chống dịch bệnh”.

“Họ cần phải công nhận Việt Nam. Việt Nam phải làm như thế nào thì vị thần may mắn mới gõ cửa họ chứ? Không vị thần nào lại trao sự may mắn đến cho một cá thể yếu kém, vô dụng, đổ lỗi và không cố gắng” - một bình luận khác dưới bài viết của The New York Time.
Nikkei Asia từng giật tít rằng: “Không có biến chủng mới nào được phát hiện tại Việt Nam”, và một loạt những tờ báo khác cũng “tam sao thất bản”, khi nói Việt Nam đã cố tình phóng đại hóa đại dịch, cố tình thông tin rằng tạo ra một biến chủng mới để bào chữa cho số ca nhiễm mới đang tăng cao trong khoảng gần 2 tháng trở lại đây. Tờ Express Explained cho biết, các chuyên gia của WHO cho biết nhiều khả năng Việt Nam đã cố tình thông tin sai sự thực về một biến chủng mới nhằm giải thích cho số ca nhiễm đang tăng cao ở Việt Nam hiện tại, họ không có tư duy khoa học. Thông tin về biến chủng mới cũng được một nhà báo tự do trên Tiktok tên là Marcus DiPaola viết, anh này phủ định thông tin từ phía Việt Nam đưa ra không đáng tin cậy và cho rằng những thành tựu khoa học ở Việt Nam là không đáng tin cậy, không bằng Mỹ.
Định kiến ở đây là gì?
Là việc nhiều người phương Tây luôn tự cho rằng họ là nhất và luôn phủ nhận sự cố gắng đến từ các quốc gia khác - đặc biệt là châu Á, trong đó có Việt Nam bằng nhiều cách. Thực tế, người phương Tây rõ ràng là đang sống trong một xã hội phát triển về nhiều mặt, nhưng không có nghĩa là lúc nào người phương Tây cũng đúng.
Ngự trị ở trên đỉnh cao thì thường ít khi nhìn xuống thấp.
Nếu nói Việt Nam chống dịch nhờ may mắn, vậy chiếc khẩu trang có lẽ là một thứ tạo nên sự may mắn đó. Nhưng hàng triệu người phương Tây đã từ chối sự may mắn đó, và cuối cùng, hàng triệu người đã không còn cơ hội được nếm trải bất cứ thứ may mắn trong đời nữa.
Steven Jackson, giám đốc của một tổ chức NGO tại Việt Nam chia sẻ: “Nếu nói về phương Tây, người ta sẽ không dùng từ may mắn”. Định kiến tồn tại khiến họ rất khó chấp nhận sự thành công của Việt Nam! Kamal Malhotra, điều phối viên thường trú của LHQ tại Việt Nam cho biết: “Họ đã sai khi nói Việt Nam may mắn, bởi vì chẳng có may mắn vào ở đây cả…”. Đại diện phái đoàn EU hay giám đốc Ngân hàng Thế Giới tại Việt Nam cũng cho rằng, những gì mà báo chí phương Tây nói về Việt Nam là sai lầm, đó là thành tựu và sự nỗ lực của Việt Nam. Mỗi ngày, chuyên gia Kamal Malhotra nhận hàng chục cuộc gọi từ cánh báo chí nước ngoài và phần lớn trong số chúng là những thông tin sai lệch từ phía Việt Nam.
“Đã đến lúc mà thế giới cần phải công nhận Việt Nam”
Trước đây, liệu bạn có nghĩ đến một ngày, mà báo chí phương Tây phải dành những từ ngữ làm “giảm nhẹ” sự nỗ lực và thành công của Việt Nam? Hay một ngày mà nhiều nhà khoa học phương Tây hào hứng chia sẻ lên mạng xã hội về việc họ vừa mới nộp các nghiên cứu, dự án khoa học đến… Việt Nam, để tranh giải của quỹ VinFuture. Người Trung Quốc có Tang Prize, người Nhật có Japan Prize, và giờ là người Việt có VinFuture Prize.
Người Thái vừa đi vào sản xuất những lô Astra Zeneca đầu tiên từ nhượng quyền thương mại, những ngày này, Việt Nam cũng vừa thử nghiệm đợt 3 của vaccine “Make in Vietnam”. Nhiều người chế nhạo Việt Nam rằng “đang đi chậm và tụt hậu”, nhưng cũng có câu: “chậm nhưng mà chắc”. Một ngày trong tương lai, vaccine Việt Nam chính thức đến với tay người dân, đó là thành quả của một sự nỗ lực to lớn với chính bản thân đội ngũ nghiên cứu Việt Nam, thế giới sẽ công nhận Việt Nam trở thành quốc gia tự chủ vaccine Covid-19, đó không phải là sự công nhận quá là nổi bật trên thế giới, nhưng là bước trưởng thành của khoa học Việt Nam. VinFuture Prize cũng đang đặt những bước chân đầu tiên cho khoa học Việt Nam, thoát khỏi vùng trũng và hòa cùng thế giới.
Bước chân đầu tiên bao giờ cũng khó khăn, từ biết bò đến biết đi là một hành trình đầy quả cảm, nhưng có lẽ là bước chân ý nghĩa nhất cho hành trình vào đời của mỗi con người. Đôi khi vượt lên chính mình cũng là một sự khẳng định lớn lao.
Nếu bạn là một người Việt Nam, có lẽ bạn sẽ cười khẩy vì những gì cánh báo chí "thượng đẳng" nói về quốc gia của bạn. Nhưng cũng là người Việt Nam, hẳn bạn sẽ cảm thấy tự hào và khoan khoái, khi cũng rất nhiều người từ những quốc gia phát triển, hướng về bạn và đặt niềm tin vào bạn.
Có thể bạn không cao nhưng người khác vẫn phải ngước nhìn" - từ một mẩu quảng cáo vốn rất nổi tiếng với chúng ta.
(*) Một số lưu ý
- Dân số của New Zealand bằng khoảng 1/20 dân số Việt Nam. Mình xin phép giữ nguyên nội dung bài viết dịch của mình là 1/10.
- VinFuture Prize: là giải thưởng khoa học Việt Nam, do Vingroup tài trợ, sáng lập là bác Vượng và phu nhân. Hiện đã chốt 600 nghiên cứu, dự án, sáng chế... từ những cái nôi học thuật lớn nhất.
- Vaccine Việt Nam vừa bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 3 là Nano Covax.
Có thể là hình ảnh về 2 người, mọi người đang đứng và văn bản cho biết '"THẾ GIỚI CẦN PHẢI CÃNG NHẬN VIỆT NAM"'

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét