Thứ Năm, 17 tháng 6, 2021

KHÔNG MỘT AI CÓ QUYỀN ĐỨNG TRÊN LUẬT PHÁP, KHÔNG MỘT CƠ QUAN BÁO CHÍ NÀO CÓ QUYỀN PHÁN QUYẾT TỘI TRẠNG CỦA MỘT CÔNG DÂN.

 Cô Phương Hằng đã khui ra nhiều vấn đề trong mặt tối của giới showbiz, nhắm thẳng vào những đối tượng nghệ sĩ luôn tự cho rằng họ “thượng đẳng” so với công chúng, những vụ việc tưởng như đã được che giấu rất kỹ rồi cũng phải lòi ra… Ví dụ như vụ việc “thần y” Võ Hoàng Yên, việc nghệ sĩ Hoài Linh “giữ” tiền từ thiện quá lâu, và một loạt những ngôi sao, nghệ sĩ coi thường pháp luật, quảng cáo bẩn, coi thường khán giả… Những việc trên đã “gãi đúng chỗ ngứa” của rất nhiều người.

Khách quan mà nói, VOV không sai khi nói cô Hằng có những ngôn từ thiếu tế nhị, có một số thông tin chưa kiểm chứng và điều đó ảnh hưởng không tốt, bản thân cô Hằng cũng từng bị phạt tiền, nhắc nhở về những phát ngôn trên sóng livestream. Nhưng ở một mặt khác, cô Hằng cũng là nạn nhân của sự vu khống, đố kị, tấn công mạng và cả ngoài đời. Nếu người đọc không quan tâm đến vụ việc cô Hằng mà đọc những bài báo VOV, chắc chắn họ sẽ nghĩ cô Hằng chỉ là một người “phàm phu tục tử”, là một người hoàn toàn sai chứ chẳng có bất cứ mặt nào đúng cả.
Cánh nghệ sĩ trước giờ làm quá nhiều điều khiến công chúng bất mãn, dọa dẫm nhau trên mạng, kéo bè kéo phái đến phá phách người khác, nhiều nghệ sĩ phản động công khai nhưng vẫn đường hoàng biểu diễn, rồi một số nghệ sĩ quảng cáo bẩn, bán đồ giả và kém chất lượng… Rồi khi công chúng lên án thì họ lẳng lặng xóa bài, ai làm quá thì đều sẽ bị đe dọa, rồi mọi việc “đâu lại vào đấy”... Công chúng thèm khát một sự vào cuộc mạnh mẽ từ báo chí, nhưng dường như cánh báo chí cũng “nát” không kém, khi đưa tin giả, cố gắng giật tít, rồi khi bị lên án thì lẳng lặng xóa bài… Cơ chế xử phạt cánh báo chí và đám nghệ sĩ bất lương xem ra vẫn còn quá nhẹ nhàng, đóng phạt vài triệu chỉ là một con số rất nhỏ so với những gì mà đội này thu nhập được.
Vấn đề nhức nhối đã tồn tại từ lâu chứ không phải là mới đây. Tác hại của của báo chí “lá ngón” và đám nghệ sĩ rởm đời trên không gian mạng là rất lớn, nhưng dường như các cơ quan quản lý tỏ ra chậm chân trong việc xử lý, xử phạt, khiến một bộ phận nhân dân mất niềm tin và những đối tượng sai trái lại cứ đường hoàng trên mạng.
Việc tấn công mạng đến các nhà báo, người thân của nhà báo, đến VOV thông qua hình thức chế ảnh bậy bạ, đe dọa khủng bố số điện thoại, nhắn tin chắc chắn là sai. Tuy nhiên, việc đánh giá 1 sao hoặc phẫn nộ là cảm nhận của độc giả, muốn khắc phục điều này, một là nhà đài VOV tắt đánh giá, hai là nhà đài phải làm việc để nâng cao chất lượng trong mắt công chúng để điểm sao tăng lên. Nếu không muốn xuất hiện những bình luận phản cảm, tấn công, bôi nhọ… thì nhà đài hoàn toàn có thể đặt bộ lọc từ như nhiều cơ quan báo chí đang làm, chứ chặn bình luận của độc giả, ngăn tiếng nói phản biện, thì đó không phải là cách làm của một cơ quan lớn, mà giống như cái cách mà VOA, Việt Tân, RFA… đang làm. Tại sao báo Lao Động, CAND, Zing… đều đưa tin phê phán về vấn đề livestream tục tĩu, xúc phạm người khác trên mạng xã hội, có nhắc đến cô Hằng, nhưng không một tờ báo nào đón nhận làn sóng phản đối mạnh mẽ như VOV? Mặt khác, việc báo VOV dễ dàng bị tấn công cho thấy sự yếu kém của một cơ quan báo chí mang tầm cỡ quốc gia.
Báo chí có thuật ngữ “investigative journalism” - có nghĩa là báo chí điều tra. Trong những sự việc mà cô Phương Hằng phản ánh, báo chí có quyền điều tra những thông tin đó, nhằm cung cấp thêm góc nhìn, thông tin cho độc giả và các cơ quan chức năng khác. Nếu những thông tin cô Hằng đưa ra là sai, báo chí có thể phản biện và gửi kết quả đến các cơ quan luật pháp. Nhưng điều đáng buồn là trong mấy tháng nay, thì cánh báo chí dường như quá chậm chân trong việc phản ánh, thu thập thông tin… Mà khi đã chậm, đã không nhanh, thiếu tìm hiểu, vội vã quy kết thì rất khó thuyết phục người đọc. Một phần nữa, là thực tế nhiều người dân cũng chán ngán ngẩm cánh báo chí nước nhà trong thời gian.
Với những ai ủng hộ cô Hằng, điều cần thiết nhất bây giờ...là không cần làm gì cả. Vì thực tế có những người đã lợi dụng danh nghĩa cô Hằng, tự xưng là fan cô Hằng, tấn công, khủng bố bằng tin nhắn, cuộc gọi đến nhà đài VOV, nhà báo, gây chia rẽ dân tộc điều này gây ra bất lợi cho chính cô Hằng.
Đừng quên rằng: “Fan là bộ mặt của thần tượng”, nếu bất cứ ai đã từng tham gia phê phán sự “cuồng tín” của đám fan nghệ sĩ xấu xí, xin đừng trở thành những con người mà chính họ đã từng phê phán. Mặt khác, cô Hằng đã nói rõ rằng cô hoạt động theo phương thức “một mình tao”, cô cũng nhiều lần kêu gọi người dân tin tưởng vào Đảng, Nhà nước, luật pháp… mà giờ những người ủng hộ cô lại đi ngược điều đấy? Vậy là đúng hay sai?
Hãy thử động não xem, phe nào sẽ được lợi nhất khi cô Hằng bị đưa vào tình thế đối đầu với chính quyền? Tấn công mạng, khủng bố tin nhắn cuộc gọi có phải là hành vi bảo vệ cô Hằng không? Không. Đó có phải là luồng ý kiến phản biện không? Không.
Yêu thương và ủng hộ cũng cần cái đầu lạnh, trái tim nóng và bàn tay sạch.
Có thể là hình ảnh về 1 người, đang đứng và văn bản

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét