Thứ Năm, 24 tháng 6, 2021

CÓ NHỮNG CON NGƯỜI LUÔN HẰN HỌC, KHẮT KHE, VÔ LÝ VỚI TỔ QUỐC.

 Liên quan đến Euro năm nay, nhiều cư dân mạng Việt Nam phát sốt khi thấy hình ảnh hơn 60 ngàn cổ động viên Hungary tràn ngập trên khán đài sân vận động Puskas Arena, họ chia sẻ và lấy những hình ảnh đó, so sánh với Việt Nam có những ngôn từ đầy quy chụp và tự nhục, phê phán Việt Nam chống dịch kém cỏi khi giãn cách xã hội ở nhiều nơi, chậm trễ trong việc triển khai vaccine, không mua được vaccine cứu dân. PGS.TS Đỗ Văn Dũng, nguyên hiệu trưởng của Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM chỉ trích Việt Nam chậm trễ trong việc triển khai vaccine và cho rằng việc Chính phủ “độc quyền nhập vaccine về là một hành động kiếm chác”.

Phải chăng nhiều người Việt có tính “não cá vàng” - những người có tính hay quên, nhớ trước quên sau những sự việc vừa xảy ra với mình. Hoặc là họ, dường như hằn học với những gì mà Việt Nam đã làm được, họ luôn tìm cách bới móc và chỉ trích.
Trước đây, FIFA, AFC không ít lần đưa tin về những trận đấu đầy ắp cổ động viên ở V-League trong một thời gian dài hồi trước. Trong khi các trận đấu tại Champion League, EPL… mất cả năm trời thi đấu trên sân không có khán giả, thì cổ động viên Việt Nam được tụ họp, xếp hàng dài tại nhiều sân vận động từ Bắc đến Nam. Cuối tháng 12 năm ngoái, trận đấu giao hữu giữa Tuyển Việt Nam và U22 Việt Nam từng gây sốt trên nhiều báo chí nước ngoài vì đây là trận đấu giao hữu cấp quốc gia duy nhất trên thế giới mở cửa đón cổ động viên mà không cần giãn cách xã hội. Người ta nói rằng: “Trong khi các quốc gia khác lo giãn cách chống dịch thì Việt Nam lại tự tổ chức giao hữu và mở cửa cho tất cả cổ động viên vào xem”. Và người Việt đã trải bao nhiêu dịp lễ, từ Quốc Khánh, Giáng Sinh, Tết Dương Lịch, Valentine… mà không cần phải lo giãn cách xã hội?
Hungary từng là một điểm “rốn” dịch của thế giới, là quốc gia có tỷ lệ tử vong vì Covid-19 cao nhất châu Âu, Hungary có dân số gần 10 triệu nhưng có tới hơn 800 ngàn ca mắc, khoảng 30 ngàn người thiệt mạng. Chính quyền Hungary nhiều lần cần cứu phương Tây, nhưng đáp lại những lời cầu cứu đó là những hợp đồng vaccine đến trễ, bị hoãn hoặc hủy để nhường cho các nước lớn… Và rồi Hungary quay sang Trung Quốc và Nga. Hungary là quốc gia đầu tiên ở châu Âu phê duyệt Sinopharm và Sputnik V mặc cho những lời chỉ trích đến từ phương Tây. Tính đến 18/06, theo Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh châu Âu, Hungary đã tiêm hơn 1,8 triệu liều Sputnik V và 2 triệu liều Sinopharm, tương đương với tỷ lệ khoảng 40% tổng số liều.
Ngay tại Đông Nam Á, nhiều người Việt cũng lấy số liệu tiêm chủng của các quốc gia khác để so sánh với Việt Nam và nói Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất Đông Nam Á. Nhưng họ quên rằng, hơn 100 triệu liều vaccine đã được Trung Quốc viện trợ cho các nước tại khu vực này, các nước hưởng vaccine Trung Quốc nhiều nhất là Indonesia, Philippines, Campuchia, Thái Lan. Ngày 18/06, Thái Lan đã tiêm 3,21 triệu liều vaccine Sinovac và 1,94 triệu liều AstraZeneca. Tiến sĩ Chawetsan Namwat, Cục Kiểm soát Dịch bệnh, cho biết đã có 68 người tử vong vì tiêm vaccine ở Thái Lan. Điều đặc biệt là số ca tử vọng của hai loại vaccine này là gần tương đương nhau, mặc cho số lượng mũi tiêm Sinovac nhiều hơn khoảng 1,3 triệu so với AstraZeneca.
Người Việt Nam, với một tâm thế bài Trung Quốc ghê gớm, với đủ thứ thuyết âm mưu được thêu dệt, sẽ không lựa chọn vaccine đến Trung Quốc. Dĩ nhiên, đó là lựa chọn, không ai bắt ép, nhưng đừng đem số liệu từ những quốc gia chấp nhận sử dụng vaccine Trung Quốc ra so sánh. Miệng thì phê phán tỷ lệ tiêm vaccine ở các quốc gia khác cao hơn Việt Nam, nhưng nếu bảo nhập số lượng lớn vaccine Trung Quốc về tiêm như các quốc gia trên thì lại từ chối, chửi bới… Đó là một tiêu chuẩn kép rất thiển cận.
Vậy Việt Nam có đang chống dịch kém hỏi hay chậm trễ trong việc triển khai vaccine không?
Nếu xét quy mô dân số, thì lấy Đức, Italia so sánh với Việt Nam thì sẽ hợp lý hơn. Đức đã tiêm khoảng 65 triệu mũi, gần 40% dân số Đức đã được tiêm vaccine, số ca nhiễm tại Đức duy trì khoảng 900 - 1000 ca nhiễm/1 ngày. Còn Italia đã tiêm 45 triệu mũi, tương đương 38% dân số, số ca nhiễm tại Italia mỗi ngày vào khoảng 1200 ca nhiễm. Còn Việt Nam, chỉ có trên 1% dân số được tiêm vaccine Covid-19, số ca nhiễm mỗi ngày vào khoảng 350 - 500 ca nhiễm. Vậy kết luận ở đây là gì? Việt Nam có tỷ lệ tiêm vaccine thấp, nhưng hiệu suất chống dịch đang tốt hơn nhiều so với các quốc gia có tỷ lệ tiêm vaccine cao.
Tuy có số ca nhiễm khoảng tầm 1200 ca/1 ngày, khoảng 15 người chết mỗi ngày và chưa đạt miễn dịch cộng đồng, nhưng người Ý vẫn mở cửa nhiều nơi, gỡ bỏ giãn cách. Tại sân Olimpico, có khoảng 12 ngàn - 15 ngàn khán giả được vào sân tại 3 trận đấu ở vòng bảng Euro 2020. Tại sao Việt Nam có số ca nhiễm ít hơn mà vẫn thực hiện giãn cách? Một là vì tỷ lệ tiêm vaccine ở Việt Nam thấp hơn, hai là cách chống dịch khác nhau, Việt Nam nói không với virus còn bên đó chọn cách sống chung.
Một lý do khiến Việt Nam chậm tiếp cận nguồn vaccine là do Việt Nam chống dịch… tốt quá. WHO, các đơn vị sản xuất vaccine luôn ưu tiên nguồn cung vaccine cho các quốc gia gặp khó khăn vì đại dịch, quốc gia nào chống dịch càng tệ thì càng được ưu tiên nguồn vaccine. Ngoài Việt Nam, thì Đài Loan cũng “không may” ở vào tình trạng tương tự, khi họ chống dịch tốt quá và phải nhường vaccine cho các quốc gia khác. Tại vùng lãnh thổ này, tính đến 15/06, chỉ có 24 ngàn người được tiêm đủ liều, tương ứng với 0,1% người dân, và có khoảng 800 ngàn người được tiêm mũi đầu tiên, tương đương với 4,2% người dân. Như một nước giàu có là Úc - quốc gia chống dịch rất tốt, tính đến ngày 18/06 cũng chỉ có 3,3% dân số được tiêm đủ liều, còn New Zealand cũng chỉ có 6,6% số người dân hoàn thành đủ liều vaccine.
Trong suốt một khoảng thời gian dài, người dân Việt Nam được trải qua một cuộc sống bình yên giữa đại dịch toàn cầu. Rất nhiều người thừa nhận vào điều đó, nhưng cũng có người nói không. Có những người chỉ nhăm nhe lúc Tổ Quốc gặp bất lợi, mà buông những lời miệt thị và phán xét vô lý. Nhưng ngay cả khi lúc Tổ Quốc này gặp khó khăn nhất, vẫn chưa là gì so với ngoài kia biên giới cả.
Kent M. Keith viết rằng: "Việc tốt bạn làm hôm nay sẽ bị lãng quên vào ngày mai nhưng luôn cố gắng làm điều tốt bằng mọi cách".
Tư liệu tham khảo:
1. The latest global coronavirus statistics, charts and maps - Reuters.
2. Coronavirus World Map: Tracking the Global Outbreak, NYTimes.
3. Worldometer: Coronavirus Ranking
4. Hungary has opted out of new EU vaccine deal with Pfizer, Reuters.
Và một số tư liệu khác.
Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bản cho biết 'UEFAEURO™ CẢ NĂM TRỜI XEM BÓNG ĐÁ KHÔNG PHẢI GIÃN CÁCH, KHÔNG ĐƯƠC MỘT LỜI KHEN. THẤY NƯỚC BẠN MỞ CỬA SÂN BÓNG TRỞ LẠI THÌ ĐEM NƯỚC MÌNH RA MIỆT THỊ, SO SÁNH VÀ CHỨI BỚI.'

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét