<Tống Giang>
Những ngày qua cộng đồng mạng xã hội, các bạn trẻ trong đó có cả những giới nghệ sĩ, ca sĩ đã kịch liệt lên án, tẩy chay hãng thời trang H&M (một hãng thời trang ở Thụy Điển) khi hãng này đã đăng tải bản đồ Trung Quốc có hình “đường lưỡi bò” sau khi bị chính người dân quốc gia này “lên tiếng. Theo đó, cư dân mạng Trung Quốc đã phát hiện hãng thời trang H&M đăng bản đồ Trung Quốc không có đường lưỡi bò, ngay lập tức cư dân mạng phía Trung Quốc phản đối và cho rằng bản đồ này không chính xác, vi phạm chủ quyền Trung Quốc. Các Weibo của Trung Quốc cũng lập tức lên bài yêu cầu H&M bổ sung đường lưỡi bò vào bản đồ với caption "Bản đồ Trung Quốc không thể sai!" Đáng buồn thay, ngay sau đó H&M đã sửa lại bằng cách thêm đường lưỡi bò vào bản đồ Trung Quốc để đổi lấy sự hài lòng từ cư dân mạng nước này, bất chấp sự phi nghĩa của tấm bản đồ trên.
Thậm chí, trong tuyên bố chính thức mới nhất của mình, H.&.M cho biết cam kết lâu dài của công ty đối với thị trường Trung Quốc "vẫn vững chắc", hy vọng trở thành một "người mua có trách nhiệm" bất kể ở Trung Quốc hay là các nơi khác trên thế giới, khẳng định Trung Quốc là một thị trường vô cùng quan trọng, sẽ tuân thủ các quy tắc hoạt động và cố gắng lấy lại sự tín nhiệm của người tiêu dùng nước này...
Việc hãng thời trang H&M ngay lập tức “đổi trắng thay đen” khi đăng tải hình ảnh bản đồ phi pháp “đường lưỡi bò” của Trung Quốc đã phải nhận “trái đắng” khi mạng xã hội ở Việt Nam đang có làn sóng tẩy chay, thậm chí nhiều cư dân mạng đã tuyên bố sẽ không mặc các áo, quần của hãng thời trang này mặc dù đã mua hay được tặng. Đây được xem là bài học đắt giá cho hãng thời trang H&M cũng như các công ty, doanh nghiệp nước ngoài vì lợi ích của mình mà đăng tải các hình ảnh, thông tin phi pháp, sai sự thật, thiếu sự khách quan khi hoạt động ở Việt Nam.
Và điều hãng thời trang H&M cũng phải nhận thấy rõ đó là doanh thu của hãng này tại Việt Nam từ tháng 9/2017 đến nay là vô cùng lớn. Cùng với các hãng thời trang Zara, Uniqlo thì hãng H&M cũng chiếm tỷ trọng rất lớn và doanh thu vô cùng lớn đối với thị trường ở Việt Nam.
Theo đó, từ tháng 9/2017, H&M chính thức mở cửa hàng đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh và thu hút lượng lớn người xếp hàng vào mua sắm và sau 2 tháng, H&M tiếp tục mở cửa hàng tại Hà Nội và cũng thu hút rất nhiều khách hàng trẻ và doanh thu của H&M đạt 227 tỷ đồng trong năm 2017, lợi nhuận gộp 152 tỷ đồng tương đương biên lợi nhuận gộp lên tới 67%. Đến năm 2018 doanh thu H&M tăng gấp 3 lần, lên 763 tỷ đồng và năm 2019 tăng tiếp lên 1.116 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của hai năm này tăng so với 2017 nhưng cũng ở mức rất thấp, là 11 tỷ đồng và 57 tỷ đồng trong bối cảnh tỷ suất lợi nhuận gộp ổn định ở mức 65-66%. Cho đến thời điểm hiện tại, H&M đang có 12 cửa hàng tại Việt Nam, gồm 5 cửa hàng ở Hà Nội, 4 cửa hàng ở thành phố Hồ Chí Minh và 3 cửa hàng ở Cần Thơ, Đà Nẵng và Hạ Long.
Vậy nhưng trước làn sóng tẩy chay và phẫn nộ của cộng đồng mạng và người dân Việt Nam trước việc hãng thời trang H&M đăng tải hình ảnh bản đồ Trung Quốc có hình “đường lưỡi bò” thì viễn cảnh hãng thời trang này phải nhận “trái đắng” trước pháp luật Việt Nam cũng như cộng đồng mạng và người tiêu dùng ở Việt Nam là điều dĩ nhiên.
Vụ việc này là bài học đắt giá cho các hãng thời trang lớn như Zara hay Uniqlo cũng đang chiếm thị phần rất lớn đối với các hãng thời trang đang được người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ Việt Nam tin dùng. H&M đang tự “gậy ông đập lưng ông” và khi họ đã quay lưng lại với Việt Nam thì có lẽ người dân Việt Nam chúng ta cũng không còn gì phải luyến tiếc. Và chúng ta cũng cần cảnh tỉnh trước những âm mưu, chiêu trò của Trung Quốc khi thông qua các hàng hóa để truyền bá chủ quyền phi pháp của mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét