Thứ Hai, 5 tháng 4, 2021

LIỆU BẦU CỬ TT MỸ LIỆU ĐÃ DÂN CHỦ?

 <Hoa Xuân>

Trước mỗi kỳ cầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp hay bầu cử Đại hội Đảng thì các đối tượng zận chủ luôn đưa ra những luận điệu xuyên tạc, bịa đặt, vu cáo rằng hệ thống và cơ chế bầu cử của Việt Nam và thậm chí còn so sáng với hệ thống bầu cử của Mỹ (nơi được các đối tượng zận chủ gọi là “thiên đường zận chủ). Vậy hệ thống bầu cử Tổng thống Mỹ đã thực sự dân chủ và ưu việt, đã thực sự công bằng với tất cả các giai tầng và đảng phái trong xã hội hay chưa?
Theo quy định của Hiến pháp Mỹ, những người ra ứng cử tổng thống Mỹ đều phải thỏa mãn những yêu cầu sau: Từ 35 tuổi trở lên, cư trú ở Mỹ trên 14 năm, là công dân Mỹ và được sinh tại Mỹ. Tuy nhiên, quy định là vậy nhưng thực tế còn phải thỏa mãn hàng loạt những tiêu chuẩn phức tạp khác.
Mặc dù theo quy định của Hiến pháp, ứng cử viên Tổng thống Mỹ có thể đến từ những ứng viên của các đảng nhỏ khác (gọi chung là “đảng thứ ba”) và những ứng viên độc lập (không thuộc đảng phái nào), nhưng do những rào cản cả về mặt pháp lý cũng như tâm lý người dân mà những ứng cử viên đó khó có thể giành được phiếu đại cử tri (chứ chưa nói đến đắc cử Tổng thống - tương ứng với giành được đa số phiếu đại cử tri).
Lịch sử các đời TT Mỹ cho thấy, đã từng có một số ứng cử viên Tổng thống đã nhận được ít phiếu bầu của cử tri hơn (phiếu phổ thông) đối thủ nhưng vẫn thắng cử với số lượng phiếu đại cử tri vượt trội. Điển hình là trong cuộc bầu cử năm 2016, ông Donald Trump (với 308 phiếu đại cử tri) giành chiến thắng áp đảo trước đối thủ Hillary Clinton (với 230 phiếu đại cử tri) mặc dù ít hơn đối thủ 2,8 triệu phiếu phổ thông. Điều này gây ra nhiều tranh cãi trong dư luận xã hội về tính công bằng của hệ thống bầu cử Mỹ, thậm chí, ứng cử viên Hillary Clinton bức xúc vì thua cuộc đã cùng nhiều người đề xuất đến Quốc hội Mỹ đòi sửa đổi lại Hiến pháp và pháp luật bầu cử Mỹ.
Qua 59 cuộc bầu cử TT Mỹ, đằng sau những ứng viên Tổng thống đều có bộ máy trợ giúp hùng hậu suốt chiến dịch tranh cử, với nhiều chuyên gia chính trị, truyền thông dày dặn kinh nghiệm, đi liền với những khoản chi phí tranh cử tốn kém (có thể lên tới hàng chục tỷ USD mà mỗi ứng cử viên và đảng của mình quyên góp được cho chiến dịch tranh cử).
Vậy với những điều kiện bầu cử như vậy liệu một đảng nhỏ hoặc một người dân của Mỹ liệu co thể được bầu làm TT Mỹ không hay vị trí TT chỉ giành cho những người có vị thế, tiền bạc và hậu thuẫn chắc chắn. Qua đây, chúng ta có thể thấy rằng bầu cử TT Mỹ chưa hẳn đã dân chủ hơn Việt Nam và không phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam. Do đó, đừng có so sánh hay xuyên tạc này nọ./.
Có thể là hình ảnh về văn bản

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét