Trang Facebook giả mạo với nội dung thông tin sai sự thật, lèo lái dư luận. Ảnh: laodong.vn
CHIÊU TRÒ MỚI CHỐNG PHÁ TRÊN MẶT TRẬN THÔNG TIN, TƯ TƯỞNG
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của các mạng xã hội là sự xuất hiện nhan nhản những trang web, fanpage giả mạo với nhiều mục đích. Có kẻ muốn “ăn theo” người nổi tiếng đã mạo danh họ nhằm mục đích câu “like”. Có kẻ muốn bán được nhiều hàng hóa, sản phẩm thì lợi dụng các thương hiệu nổi tiếng để lập ra các website, facebook, fanpage giả mạo để dụ dỗ, lừa đảo khách hàng.
Nhưng đáng nói hơn, có những kẻ cố tình mạo danh trang thông tin chính thức của các cơ quan công quyền với mưu đồ xấu. Từ đầu năm 2019 đến nay, ngoài Cổng thông tin điện tử tỉnh Cà Mau, trên mạng xã hội còn hai lần xuất hiện fanpage giả mạo trang thông tin điện tử của Ban Tuyên giáo Trung ương. Ngày 11-3-2019, sau khi cơ quan chức năng công bố “Dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12607: 2019 về Quy phạm thực hành sản xuất nước mắm”, lợi dụng những ý kiến bình luận, thông tin trái chiều về nội dung dự thảo này, ngay lập tức, trên facebook xuất hiện trang fanpage giả mạo mang tên “Ban Tuyên giáo trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam” với những bài viết có nội dung thông tin thất thiệt nhằm hướng lái dư luận một cách có chủ đích không lành mạnh. Khoảng ba tuần sau đó, ngày 3-4, trên fanpage giả mạo này lại tiếp tục xuất hiện tiêu đề bài viết “Chỉ đạo chính thức của Ban Tuyên giáo Trung ương về vụ “Hôn bé gái trong thang máy”. Chỉ sau 18 giờ đăng tải, bài viết đã thu hút 1.600 lượt bình luận và gần 1.000 lượt chia sẻ.
Trước tình trạng giả mạo này, đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định: Việc cố tình lợi dụng mạng xã hội để mạo danh các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân, trong đó có Ban Tuyên giáo Trung ương, là hành vi có động cơ xấu cần phải lên án, bóc mẽ kịp thời. Hành vi sai trái này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động của các tổ chức, cá nhân có liên quan, mà còn vi phạm quy định của pháp luật về sử dụng và đăng tải nội dung thông tin.
Từ nhiều năm nay, Ban Tuyên giáo Trung ương luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan báo chí thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, hoạt động tuân theo pháp luật về báo chí, không kiểm duyệt, kiểm soát, can thiệp vào công việc chuyên môn, nghiệp vụ của các cơ quan báo chí. Vì vậy, không có chuyện Ban Tuyên giáo Trung ương thông qua mạng xã hội để “chỉ đạo, định hướng” thông tin những vụ việc như “nước mắm, nước chấm”, hay chuyện quấy rối trẻ em ở trong thang máy... Ban Tuyên giáo Trung ương không làm thay, không "lấn sân" vào công việc thuộc chức năng của các cơ quan quản lý Nhà nước.
Có thể nói rằng, việc giả mạo trang thông tin điện tử của các cơ quan công quyền là chiêu trò mới, nhưng nằm trong âm mưu cũ của các phần tử xấu nhằm hạ thấp uy tín của cơ quan Đảng, Nhà nước và qua đó, chúng muốn tạo ra một “ma trận thông tin” hòng làm rối nhiễu dư luận xã hội, gây khó cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của các cơ quan chức năng.
TỈNH TÁO TRƯỚC ÂM MƯU "LỘNG GIẢ THÀNH CHÂN" CỦA CÁC PHẦN TỬ XẤU
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của các mạng xã hội là sự xuất hiện nhan nhản những trang web, fanpage giả mạo với nhiều mục đích. Có kẻ muốn “ăn theo” người nổi tiếng đã mạo danh họ nhằm mục đích câu “like”. Có kẻ muốn bán được nhiều hàng hóa, sản phẩm thì lợi dụng các thương hiệu nổi tiếng để lập ra các website, facebook, fanpage giả mạo để dụ dỗ, lừa đảo khách hàng.
Nhưng đáng nói hơn, có những kẻ cố tình mạo danh trang thông tin chính thức của các cơ quan công quyền với mưu đồ xấu. Từ đầu năm 2019 đến nay, ngoài Cổng thông tin điện tử tỉnh Cà Mau, trên mạng xã hội còn hai lần xuất hiện fanpage giả mạo trang thông tin điện tử của Ban Tuyên giáo Trung ương. Ngày 11-3-2019, sau khi cơ quan chức năng công bố “Dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12607: 2019 về Quy phạm thực hành sản xuất nước mắm”, lợi dụng những ý kiến bình luận, thông tin trái chiều về nội dung dự thảo này, ngay lập tức, trên facebook xuất hiện trang fanpage giả mạo mang tên “Ban Tuyên giáo trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam” với những bài viết có nội dung thông tin thất thiệt nhằm hướng lái dư luận một cách có chủ đích không lành mạnh. Khoảng ba tuần sau đó, ngày 3-4, trên fanpage giả mạo này lại tiếp tục xuất hiện tiêu đề bài viết “Chỉ đạo chính thức của Ban Tuyên giáo Trung ương về vụ “Hôn bé gái trong thang máy”. Chỉ sau 18 giờ đăng tải, bài viết đã thu hút 1.600 lượt bình luận và gần 1.000 lượt chia sẻ.
Trước tình trạng giả mạo này, đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định: Việc cố tình lợi dụng mạng xã hội để mạo danh các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân, trong đó có Ban Tuyên giáo Trung ương, là hành vi có động cơ xấu cần phải lên án, bóc mẽ kịp thời. Hành vi sai trái này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động của các tổ chức, cá nhân có liên quan, mà còn vi phạm quy định của pháp luật về sử dụng và đăng tải nội dung thông tin.
Từ nhiều năm nay, Ban Tuyên giáo Trung ương luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan báo chí thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, hoạt động tuân theo pháp luật về báo chí, không kiểm duyệt, kiểm soát, can thiệp vào công việc chuyên môn, nghiệp vụ của các cơ quan báo chí. Vì vậy, không có chuyện Ban Tuyên giáo Trung ương thông qua mạng xã hội để “chỉ đạo, định hướng” thông tin những vụ việc như “nước mắm, nước chấm”, hay chuyện quấy rối trẻ em ở trong thang máy... Ban Tuyên giáo Trung ương không làm thay, không "lấn sân" vào công việc thuộc chức năng của các cơ quan quản lý Nhà nước.
Có thể nói rằng, việc giả mạo trang thông tin điện tử của các cơ quan công quyền là chiêu trò mới, nhưng nằm trong âm mưu cũ của các phần tử xấu nhằm hạ thấp uy tín của cơ quan Đảng, Nhà nước và qua đó, chúng muốn tạo ra một “ma trận thông tin” hòng làm rối nhiễu dư luận xã hội, gây khó cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của các cơ quan chức năng.
TỈNH TÁO TRƯỚC ÂM MƯU "LỘNG GIẢ THÀNH CHÂN" CỦA CÁC PHẦN TỬ XẤU
Không phải bây giờ mà những năm qua, một số kẻ cơ hội chính trị, phần tử bất mãn với chế độ ở trong nước cấu kết với thế lực từ bên ngoài lợi dụng tự do thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí để lập ra những website, blog, facebook, fanpage “tự xưng” là trang thông tin của một số cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội, công an và một số ban, bộ, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo thống kê của cơ quan chức năng Bộ Thông tin và Truyền thông, thời gian qua đã phát hiện được 193 tài khoản giả mạo, 159 tài khoản thường xuyên có nội dung thông tin nói xấu, đơm đặt, xuyên tạc, bôi nhọ lãnh đạo cao cấp và tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Các website, blog, facebook, fanpage mạo danh thường được thiết kế theo dạng trang thông tin chuyển tải tin tức, có nhiều chuyên mục với bố cục rõ ràng, cung cấp thông tin cập nhật, đa dạng. Thời gian đầu, các trang mạng này muốn lôi kéo và tạo được sự tin cậy của người đọc nên chủ động đăng tải, chia sẻ những thông tin kịp thời, chính xác như các cơ quan báo chí, trang thông tin điện tử chính thống của các cơ quan, tổ chức đã được cấp phép tên miền trên internet. Nhưng càng về sau và đến một lúc nào đó đã tạo được niềm tin của người đọc, chủ nhân của các trang mạng mạo danh này có thể cài bẫy một vài thông tin thật-giả, đúng-sai mập mờ theo kiểu “đánh lận con đen” nhằm làm rối nhiễu thông tin, phân tâm dư luận xã hội. Đó là một “đòn đánh” vào tâm lý người đọc rất tinh vi, thâm độc để lèo lái vào mục đích tuyên truyền lệch lạc, nguy hại.
Theo nhận định của nhiều luật sư, hành vi trên vi phạm pháp luật của Việt Nam. Khoản 3, Điều 12 Luật Công nghệ thông tin 2017 quy định: “Nghiêm cấm hành vi giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác”. Luật An ninh mạng 2018 cũng nghiêm cấm các hành vi: “Thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác” (điểm b, Khoản 3, Điều 160) và: “Giả mạo trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân” (điểm c, Khoản 1, Điều 18).
Có câu châm ngôn “Lộng giả thành chân” với hàm ý phê phán, cảnh báo những kẻ cố ý ngụy tạo hết sức tinh vi, kiên trì "biến giả thành thật", thậm chí có những hành vi giả dối được lặp đi lặp lại, tái diễn thường xuyên, liên tục để lôi kéo sự nhẹ dạ, cả tin của người khác, khiến người khác tưởng là thật. Do đó, mọi sự chủ quan, lơ là, mất cảnh giác của người đọc, nhất là giới trẻ trong việc tiếp cận, tìm kiếm những thông tin trên các trang mạng giả mạo các tổ chức, cơ quan và cán bộ lãnh đạo cao cấp, đều có thể bị “sập bẫy” vào mưu đồ xấu độc từ chủ nhân của các trang mạng này.
Trước sự xuất hiện những website, blog, facebook, fanpage mạo danh một số tổ chức, cơ quan, chúng ta càng thấy tâm địa của những phần tử cơ hội chính trị, phần tử phản động trong nước cấu kết với các thế lực thù địch bên ngoài sẽ không bao giờ từ bỏ âm mưu chống phá cách mạng Việt Nam bằng bất cứ hình thức, phương thức, thủ đoạn nào. Do đó, chúng ta càng phải nêu cao cảnh giác, hết sức tỉnh táo, sáng suốt, không để bị “cài bẫy” hay bị “dụ dỗ, mê hoặc” vào những “ma trận thông tin” đầy tính toán xảo trá của các phần tử xấu.
Qua vụ việc này, các cơ quan chức năng càng phải tăng cường công tác quản lý an ninh mạng, chủ động nghiên cứu, xây dựng những cơ chế, chính sách phù hợp để tiếp tục phát triển internet đúng hướng, lành mạnh; đồng thời sớm nhận diện chân tướng, kịp thời bóc gỡ những website, blog, facebook, fanpage giả mạo và xử lý nghiêm khắc những kẻ cố tình tung tin thất thiệt, chia sẻ thông tin thật-giả, đúng-sai lẫn lộn, qua đó góp phần giữ vững an ninh chính trị, an ninh tư tưởng, an ninh văn hóa và bảo đảm môi trường thông tin lành mạnh cho xã hội.
Phúc Nội/QĐND.VN
Các website, blog, facebook, fanpage mạo danh thường được thiết kế theo dạng trang thông tin chuyển tải tin tức, có nhiều chuyên mục với bố cục rõ ràng, cung cấp thông tin cập nhật, đa dạng. Thời gian đầu, các trang mạng này muốn lôi kéo và tạo được sự tin cậy của người đọc nên chủ động đăng tải, chia sẻ những thông tin kịp thời, chính xác như các cơ quan báo chí, trang thông tin điện tử chính thống của các cơ quan, tổ chức đã được cấp phép tên miền trên internet. Nhưng càng về sau và đến một lúc nào đó đã tạo được niềm tin của người đọc, chủ nhân của các trang mạng mạo danh này có thể cài bẫy một vài thông tin thật-giả, đúng-sai mập mờ theo kiểu “đánh lận con đen” nhằm làm rối nhiễu thông tin, phân tâm dư luận xã hội. Đó là một “đòn đánh” vào tâm lý người đọc rất tinh vi, thâm độc để lèo lái vào mục đích tuyên truyền lệch lạc, nguy hại.
Theo nhận định của nhiều luật sư, hành vi trên vi phạm pháp luật của Việt Nam. Khoản 3, Điều 12 Luật Công nghệ thông tin 2017 quy định: “Nghiêm cấm hành vi giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác”. Luật An ninh mạng 2018 cũng nghiêm cấm các hành vi: “Thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác” (điểm b, Khoản 3, Điều 160) và: “Giả mạo trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân” (điểm c, Khoản 1, Điều 18).
Có câu châm ngôn “Lộng giả thành chân” với hàm ý phê phán, cảnh báo những kẻ cố ý ngụy tạo hết sức tinh vi, kiên trì "biến giả thành thật", thậm chí có những hành vi giả dối được lặp đi lặp lại, tái diễn thường xuyên, liên tục để lôi kéo sự nhẹ dạ, cả tin của người khác, khiến người khác tưởng là thật. Do đó, mọi sự chủ quan, lơ là, mất cảnh giác của người đọc, nhất là giới trẻ trong việc tiếp cận, tìm kiếm những thông tin trên các trang mạng giả mạo các tổ chức, cơ quan và cán bộ lãnh đạo cao cấp, đều có thể bị “sập bẫy” vào mưu đồ xấu độc từ chủ nhân của các trang mạng này.
Trước sự xuất hiện những website, blog, facebook, fanpage mạo danh một số tổ chức, cơ quan, chúng ta càng thấy tâm địa của những phần tử cơ hội chính trị, phần tử phản động trong nước cấu kết với các thế lực thù địch bên ngoài sẽ không bao giờ từ bỏ âm mưu chống phá cách mạng Việt Nam bằng bất cứ hình thức, phương thức, thủ đoạn nào. Do đó, chúng ta càng phải nêu cao cảnh giác, hết sức tỉnh táo, sáng suốt, không để bị “cài bẫy” hay bị “dụ dỗ, mê hoặc” vào những “ma trận thông tin” đầy tính toán xảo trá của các phần tử xấu.
Qua vụ việc này, các cơ quan chức năng càng phải tăng cường công tác quản lý an ninh mạng, chủ động nghiên cứu, xây dựng những cơ chế, chính sách phù hợp để tiếp tục phát triển internet đúng hướng, lành mạnh; đồng thời sớm nhận diện chân tướng, kịp thời bóc gỡ những website, blog, facebook, fanpage giả mạo và xử lý nghiêm khắc những kẻ cố tình tung tin thất thiệt, chia sẻ thông tin thật-giả, đúng-sai lẫn lộn, qua đó góp phần giữ vững an ninh chính trị, an ninh tư tưởng, an ninh văn hóa và bảo đảm môi trường thông tin lành mạnh cho xã hội.
Phúc Nội/QĐND.VN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét