Trước bối cảnh phải đối diện với sự cạnh tranh gắt gao từ rất nhiều mạng đa kênh (Multi-channel Network - MCN) trên nền tảng YouTube và Web, một số đài truyền hình trong nước đã cho thấy những nỗ lực phát triển đáng kể bằng việc cải thiện về công nghệ, đa dạng về nội dung nhằm thu hút sự quan tâm, theo dõi của khán giả. Cùng với đó là sự tăng vọt số lượng các gameshow (trò chơi truyền hình), talkshow (tọa đàm) đề cao tính giải trí kết hợp sự xuất hiện của nhiều nhân vật nổi tiếng trên các lĩnh vực của xã hội trong tư cách giám khảo, khách mời hoặc người chơi. Bên cạnh ban giám khảo thu hút người xem bằng sự nổi tiếng cá nhân cũng như tài năng, sự sắc sảo trong đánh giá, nhận xét, vị thế của người dẫn chương trình nổi tiếng cũng là một yếu tố tạo nên thương hiệu để lôi kéo khán giả.
Tuy nhiên, sự bùng nổ của các chương trình truyền hình đề cao tính giải trí, coi trọng mục đích câu khách hơn là đầu tư cho chất lượng nội dung đã làm cho số “hạt sạn”, “điểm đen” xuất hiện trên màn ảnh nhỏ cũng tăng lên theo cấp số nhân và chưa có dấu hiệu dừng lại. Trong đó, hiện tượng một số cá nhân mượn sóng truyền hình, “lợi dụng giờ vàng” để thực hiện động cơ thiếu trong sáng, như: lăng-xê bản thân, nói xấu người liên quan, quảng cáo sai sự thật, tranh cãi về các mâu thuẫn trong cuộc sống gia đình... đang dần trở nên phổ biến. Thậm chí, để tạo sự chú ý của khán giả màn ảnh nhỏ, một số người đã triệt để tận dụng việc mặc trang phục hở hang để “khoe thân”, thực hiện động tác gợi dục, cố tình phát ngôn bừa bãi, và nghiêm trọng hơn là dựng chuyện, bôi xấu cá nhân, tổ chức khác. Gần đây, chương trình Ngôi sao tình yêu phát sóng trên kênh một đài truyền hình phía nam dù được quảng cáo là “gameshow hẹn hò giấu mặt HOT nhất năm 2019” nhưng thực tế lại được nhắc đến nhiều trên các phương tiện truyền thông do “sự cố ăn mặc” của các khách mời nữ. Cụ thể, trong tập 23 của Ngôi sao tình yêu mùa thứ hai phát sóng mới đây, nhân vật nữ chính H.T.K.L. đã khiến không ít khán giả phải đỏ mặt xấu hổ vì lối ăn mặc hở hang cùng hành vi phản cảm. Trước đó, cũng trên chương trình này, nữ diễn viên kiêm người mẫu N.L. còn thản nhiên trình diễn một điệu nhảy trong trang phục áo tắm hai mảnh (bikini), với nhiều động tác khêu gợi. Nhiều người xem theo dõi chương trình đã đánh giá, một số nội dung được phát sóng trong thời gian qua, mức độ phản cảm của Ngôi sao tình yêu có lẽ cũng không thua kém với một số gameshow tai tiếng đã đăng tải trên YouTube như Dare Pong (người chơi cố gắng ném bóng vào ly rượu của đối thủ), hay Date and Kiss (hẹn hò giữa những người xa lạ)…
Tuy nhiên nếu so với những “thảm họa thời trang” làm người xem khó chịu kể trên, thì hành vi dùng sóng truyền hình để thực hiện ý đồ cá nhân còn phổ biến hơn. Sự việc diễn viên hài Trường Giang cầu hôn nữ diễn viên Nhã Phương tại lễ trao giải Mai Vàng năm 2017 trên một kênh truyền hình là minh chứng. Đáng tiếc, đây không phải là trường hợp duy nhất, mà dường như chỉ “châm ngòi” cho một loạt các “ngôi sao”, người dẫn chương trình, người tham gia trò chơi truyền hình được dịp đánh bóng hình ảnh, tên tuổi cá nhân qua việc sẵn sàng gây “sốc” cho khán giả khi tiết lộ cuộc sống phức tạp của mình trên sóng truyền hình, dù điều đó chẳng liên quan hay có tác dụng gì đối với chương trình mà họ tham gia. Người xem không còn xa lạ trước những màn cãi nhau giữa hai vợ chồng MC T.T. và H.W. trong tất cả các chương trình họ đã tham dự. Hoặc nhiều chuyện trải lòng của các nhân vật khách mời trong chương trình Chuyện đêm muộn, Sau ánh hào quang, Người giấu mặt khiến không ít khán giả phải đỏ mặt khi những bí mật cá nhân được mô tả công khai và trần trụi. Điển hình như vụ việc một nam ca sĩ “ẩn danh” tố cáo hành vi lạm dụng tình dục của ông bầu trong chương trình Người giấu mặt phát sóng trên kênh ANTV cuối tháng 1-2019. Điều đáng nói tâm sự chưa xác thực của ca sĩ trẻ này sau đó đã và đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh tiếng, sự nghiệp của “ông bầu” cùng những bạn diễn cũ của anh ta.
CẦN thấy rằng việc để xảy ra hiện tượng “mượn sóng” truyền hình thực hiện các phát ngôn, hành vi mang động cơ xấu có chiều hướng gia tăng như hiện nay, trách nhiệm trước hết thuộc về các đài truyền hình, đơn vị sở hữu bản quyền gameshow, talkshow, biên kịch... Bởi trong nhiều trường hợp, các sự cố là hoàn toàn có thể kiểm soát và ngăn chặn được. Thế nhưng, thay vì nhận lỗi nghiêm túc và rút kinh nghiệm cho các lần sau thì dường như tình trạng trên không hề được ngăn chặn, cải thiện. Thay vào đó thường chỉ là sự bao biện đổ lỗi cho hoàn cảnh, cá nhân vi phạm để phủ nhận trách nhiệm. Điều đó rất khó để có thể thuyết phục được công chúng một cách thỏa đáng. Thí dụ, lý giải về trang phục “thiếu vải” của người tham gia chương trình, một nhà sản xuất cho rằng: “Bộ trang phục đó là của nhân vật chứ không phải của chương trình yêu cầu”. Tương tự, giải thích cho hành vi “biến mất” sau khi bỏ về giữa chương trình Nhanh như chớp của ca sĩ H.W., ban tổ chức chỉ giải thích ngắn gọn: “H.W. bận lịch ra nước ngoài nên vắng vài tập. Cô ấy sẽ trở lại sau 2 tập nữa”. Lời giải thích như vậy liệu đã hợp lý, thể hiện sự tôn trọng khán giả của nhà đài? Nhiều người nắm rõ các sự việc trên đã khẳng định rằng, chính nguyên nhân và bất cập này đã góp phần để nhiều nhân vật showbiz (giới giải trí) có thể ngang nhiên thao túng, lợi dụng sóng truyền hình để vụ lợi và thực hiện nhiều hành vi thiếu chuẩn mực khác.
Thậm chí trên thực tế, không khó để nhận thấy trong nhiều trường hợp các nhà sản xuất cùng đội ngũ đạo diễn, biên kịch của một số chương trình đang cố tình câu kéo khán giả bằng “scandal” (vụ bê bối) của nhân vật tham gia. Bằng chứng là việc nhiều đài truyền hình săn tìm, mua bản quyền hoặc tổ chức sản xuất các chương trình có nội dung (format) liên quan đến đời tư, cuộc sống cá nhân, bất chấp những cảnh báo của dư luận trong và ngoài nước trước đó về chất lượng cũng như một số nội dung, hoạt cảnh đáng báo động của chúng. Vì dù được biểu hiện dưới nhiều hình thức đa dạng như trò chơi hẹn hò, tâm sự cá nhân, gia đình hay một cuộc thi, trọng tâm của các chương trình này là xoáy sâu vào cuộc sống của thí sinh, khách mời, ứng viên, khuyến khích họ bộc lộ các thói hư, tật xấu, những chuyện “chướng tai, gai mắt”...
Điều đáng lo ngại là sau một số cuộc thi gây sốc mà điển hình là cuộc thi Siêu mẫu Việt Nam, công thức này như đang dần trở nên quen thuộc, được nhiều nhà sản xuất, ban giám khảo và người dẫn chương trình tận dụng một cách triệt để và có chủ ý, nhằm câu kéo một bộ phận khán giả, cũng như nhằm kéo giãn thời lượng phát sóng. Không chỉ vậy, một số nhà sản xuất chương trình còn cố tình gài bẫy người chơi, đặt họ vào những tình huống khó xử. Như trong chương trình Giác quan thứ 6 phát sóng trên một kênh truyền hình, ban tổ chức đã mời diễn viên Lâm Vỹ Dạ và Anh Đức chỉ vì lý do… họ từng có mối quan hệ tình cảm trong quá khứ. Tương tự, chương trình Kỳ tài thách đấu cũng từng nhận về vô số “gạch đá” của khán giả vì mời người dẫn chương trình là Trấn Thành cùng “tình cũ” Mai Hồ tham gia trò chơi. Một số chương trình khác thì nhằm vào tâm lý hiếu kỳ của khán giả bằng cách mời lên sóng truyền hình các nhân vật có thành tích bất hảo hoặc khai thác các nhân vật mới nổi từ những trào lưu gây tranh cãi (như các chương trình Ghế giải trí, Chuyện của sao, Người giấu mặt). Đó là lý do làm cho nhiều hiện tượng mạng như anh em Tam Mao, Cu Thóc... có cơ hội lên các kênh truyền hình quốc gia và địa phương để “chém gió” về những “thành tích” không mấy tự hào của họ.
Tạo điều kiện thuận lợi để nhiều cá nhân thoải mái lên sóng truyền hình, thực hiện những hành vi phản cảm lố bịch, khoe khoang đời tư, bêu xấu người khác, thậm chí là tranh cãi, gây gổ với nhau... không ít chương trình truyền hình thực tế, gameshow, talkshow đã bộc lộ chất lượng yếu kém, sơ sài, nội dung nhạt nhẽo vô bổ, phải dựa vào các yếu tố câu khách rẻ tiền để neo chân khán giả. Thậm chí có những chương trình, chỉ tính riêng những màn đấu khẩu, chê bai nhau giữa các MC, giám khảo đã chiếm gần hết thời lượng phát sóng. Sự lặp lại từ nội dung của chương trình, giám khảo, người dẫn chương trình đến khách mời buộc người tham gia phải gồng mình dùng các chiêu trò gây cười nhảm nhí, dung tục để tránh sự nhàm chán nhiều khi rất phản cảm. Nếu các đài truyền hình tiếp tục kéo dài phương thức sản xuất, phát sóng những gameshow, talkshow theo kiểu “mì ăn liền” lấy người chơi, khách mời làm phương tiện câu khách như hiện nay thì đó không thể xem là một giải pháp bền vững, bởi khán giả đã bắt đầu mệt mỏi bởi sự bão hòa của nhiều chương trình giải trí có nội dung na ná nhau. Để nâng cao chất lượng chương trình, đáp ứng sự kỳ vọng của khán giả, các đài truyền hình cần hướng đến sản xuất các chương trình giải trí lành mạnh, thu hút người xem phổ thông, ở nhiều độ tuổi khác nhau, như thành công của các trò chơi đã tồn tại lâu năm hoặc mới thành công trong thời gian gần đây như Ai là triệu phú, Đường lên đỉnh Olympia, Vua đầu bếp Việt Nam...
Đồng thời, để chấn chỉnh những sai phạm, biểu hiện lệch chuẩn của một số chương trình giải trí, đã đến lúc các cơ quan chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông phải siết chặt việc quản lý chất lượng các chương trình giải trí trên sóng truyền hình. Trong đó, việc phân loại đối tượng, độ tuổi của các chương trình là cần thiết, nhất là với các gameshow, talkshow có yếu tố người lớn, liên quan các chủ đề hẹn hò, giới tính, đời tư cá nhân... Mặt khác, cần mạnh tay với hành vi tái phạm nhiều lần trên sóng truyền hình như xử phạt hành chính, ngưng phát sóng các chương trình có nội dung thiếu lành mạnh, ngừng ký hợp đồng, dừng phát hình đối với các nhân vật đã vi phạm nhiều lần... Hành động quyết liệt như trường hợp Đài Truyền hình Vĩnh Long từng ngưng phát sóng các chương trình có sự xuất hiện của diễn viên hài Trấn Thành năm 2017 vì đã có hành vi, phát ngôn phản cảm là sự kiên quyết cần thiết nhằm nâng cao chất lượng chương trình, cần được nhân rộng.
Với lượng khán giả trung thành, các đài truyền hình, nhà sản xuất chương trình giải trí trên sóng truyền hình đang giữ một lợi thế không nhỏ so với mạng xã hội. Tuy nhiên, để duy trì và phát huy những ưu thế đó, nếu không kịp thời siết chặt việc quản lý, nâng cao chất lượng chương trình giải trí thì việc đài truyền hình bị mất khán giả và bị các mạng đa kênh vượt qua chỉ còn là vấn đề thời gian.
Quang Minh/Nhân dân
Tuy nhiên, sự bùng nổ của các chương trình truyền hình đề cao tính giải trí, coi trọng mục đích câu khách hơn là đầu tư cho chất lượng nội dung đã làm cho số “hạt sạn”, “điểm đen” xuất hiện trên màn ảnh nhỏ cũng tăng lên theo cấp số nhân và chưa có dấu hiệu dừng lại. Trong đó, hiện tượng một số cá nhân mượn sóng truyền hình, “lợi dụng giờ vàng” để thực hiện động cơ thiếu trong sáng, như: lăng-xê bản thân, nói xấu người liên quan, quảng cáo sai sự thật, tranh cãi về các mâu thuẫn trong cuộc sống gia đình... đang dần trở nên phổ biến. Thậm chí, để tạo sự chú ý của khán giả màn ảnh nhỏ, một số người đã triệt để tận dụng việc mặc trang phục hở hang để “khoe thân”, thực hiện động tác gợi dục, cố tình phát ngôn bừa bãi, và nghiêm trọng hơn là dựng chuyện, bôi xấu cá nhân, tổ chức khác. Gần đây, chương trình Ngôi sao tình yêu phát sóng trên kênh một đài truyền hình phía nam dù được quảng cáo là “gameshow hẹn hò giấu mặt HOT nhất năm 2019” nhưng thực tế lại được nhắc đến nhiều trên các phương tiện truyền thông do “sự cố ăn mặc” của các khách mời nữ. Cụ thể, trong tập 23 của Ngôi sao tình yêu mùa thứ hai phát sóng mới đây, nhân vật nữ chính H.T.K.L. đã khiến không ít khán giả phải đỏ mặt xấu hổ vì lối ăn mặc hở hang cùng hành vi phản cảm. Trước đó, cũng trên chương trình này, nữ diễn viên kiêm người mẫu N.L. còn thản nhiên trình diễn một điệu nhảy trong trang phục áo tắm hai mảnh (bikini), với nhiều động tác khêu gợi. Nhiều người xem theo dõi chương trình đã đánh giá, một số nội dung được phát sóng trong thời gian qua, mức độ phản cảm của Ngôi sao tình yêu có lẽ cũng không thua kém với một số gameshow tai tiếng đã đăng tải trên YouTube như Dare Pong (người chơi cố gắng ném bóng vào ly rượu của đối thủ), hay Date and Kiss (hẹn hò giữa những người xa lạ)…
Tuy nhiên nếu so với những “thảm họa thời trang” làm người xem khó chịu kể trên, thì hành vi dùng sóng truyền hình để thực hiện ý đồ cá nhân còn phổ biến hơn. Sự việc diễn viên hài Trường Giang cầu hôn nữ diễn viên Nhã Phương tại lễ trao giải Mai Vàng năm 2017 trên một kênh truyền hình là minh chứng. Đáng tiếc, đây không phải là trường hợp duy nhất, mà dường như chỉ “châm ngòi” cho một loạt các “ngôi sao”, người dẫn chương trình, người tham gia trò chơi truyền hình được dịp đánh bóng hình ảnh, tên tuổi cá nhân qua việc sẵn sàng gây “sốc” cho khán giả khi tiết lộ cuộc sống phức tạp của mình trên sóng truyền hình, dù điều đó chẳng liên quan hay có tác dụng gì đối với chương trình mà họ tham gia. Người xem không còn xa lạ trước những màn cãi nhau giữa hai vợ chồng MC T.T. và H.W. trong tất cả các chương trình họ đã tham dự. Hoặc nhiều chuyện trải lòng của các nhân vật khách mời trong chương trình Chuyện đêm muộn, Sau ánh hào quang, Người giấu mặt khiến không ít khán giả phải đỏ mặt khi những bí mật cá nhân được mô tả công khai và trần trụi. Điển hình như vụ việc một nam ca sĩ “ẩn danh” tố cáo hành vi lạm dụng tình dục của ông bầu trong chương trình Người giấu mặt phát sóng trên kênh ANTV cuối tháng 1-2019. Điều đáng nói tâm sự chưa xác thực của ca sĩ trẻ này sau đó đã và đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh tiếng, sự nghiệp của “ông bầu” cùng những bạn diễn cũ của anh ta.
CẦN thấy rằng việc để xảy ra hiện tượng “mượn sóng” truyền hình thực hiện các phát ngôn, hành vi mang động cơ xấu có chiều hướng gia tăng như hiện nay, trách nhiệm trước hết thuộc về các đài truyền hình, đơn vị sở hữu bản quyền gameshow, talkshow, biên kịch... Bởi trong nhiều trường hợp, các sự cố là hoàn toàn có thể kiểm soát và ngăn chặn được. Thế nhưng, thay vì nhận lỗi nghiêm túc và rút kinh nghiệm cho các lần sau thì dường như tình trạng trên không hề được ngăn chặn, cải thiện. Thay vào đó thường chỉ là sự bao biện đổ lỗi cho hoàn cảnh, cá nhân vi phạm để phủ nhận trách nhiệm. Điều đó rất khó để có thể thuyết phục được công chúng một cách thỏa đáng. Thí dụ, lý giải về trang phục “thiếu vải” của người tham gia chương trình, một nhà sản xuất cho rằng: “Bộ trang phục đó là của nhân vật chứ không phải của chương trình yêu cầu”. Tương tự, giải thích cho hành vi “biến mất” sau khi bỏ về giữa chương trình Nhanh như chớp của ca sĩ H.W., ban tổ chức chỉ giải thích ngắn gọn: “H.W. bận lịch ra nước ngoài nên vắng vài tập. Cô ấy sẽ trở lại sau 2 tập nữa”. Lời giải thích như vậy liệu đã hợp lý, thể hiện sự tôn trọng khán giả của nhà đài? Nhiều người nắm rõ các sự việc trên đã khẳng định rằng, chính nguyên nhân và bất cập này đã góp phần để nhiều nhân vật showbiz (giới giải trí) có thể ngang nhiên thao túng, lợi dụng sóng truyền hình để vụ lợi và thực hiện nhiều hành vi thiếu chuẩn mực khác.
Thậm chí trên thực tế, không khó để nhận thấy trong nhiều trường hợp các nhà sản xuất cùng đội ngũ đạo diễn, biên kịch của một số chương trình đang cố tình câu kéo khán giả bằng “scandal” (vụ bê bối) của nhân vật tham gia. Bằng chứng là việc nhiều đài truyền hình săn tìm, mua bản quyền hoặc tổ chức sản xuất các chương trình có nội dung (format) liên quan đến đời tư, cuộc sống cá nhân, bất chấp những cảnh báo của dư luận trong và ngoài nước trước đó về chất lượng cũng như một số nội dung, hoạt cảnh đáng báo động của chúng. Vì dù được biểu hiện dưới nhiều hình thức đa dạng như trò chơi hẹn hò, tâm sự cá nhân, gia đình hay một cuộc thi, trọng tâm của các chương trình này là xoáy sâu vào cuộc sống của thí sinh, khách mời, ứng viên, khuyến khích họ bộc lộ các thói hư, tật xấu, những chuyện “chướng tai, gai mắt”...
Điều đáng lo ngại là sau một số cuộc thi gây sốc mà điển hình là cuộc thi Siêu mẫu Việt Nam, công thức này như đang dần trở nên quen thuộc, được nhiều nhà sản xuất, ban giám khảo và người dẫn chương trình tận dụng một cách triệt để và có chủ ý, nhằm câu kéo một bộ phận khán giả, cũng như nhằm kéo giãn thời lượng phát sóng. Không chỉ vậy, một số nhà sản xuất chương trình còn cố tình gài bẫy người chơi, đặt họ vào những tình huống khó xử. Như trong chương trình Giác quan thứ 6 phát sóng trên một kênh truyền hình, ban tổ chức đã mời diễn viên Lâm Vỹ Dạ và Anh Đức chỉ vì lý do… họ từng có mối quan hệ tình cảm trong quá khứ. Tương tự, chương trình Kỳ tài thách đấu cũng từng nhận về vô số “gạch đá” của khán giả vì mời người dẫn chương trình là Trấn Thành cùng “tình cũ” Mai Hồ tham gia trò chơi. Một số chương trình khác thì nhằm vào tâm lý hiếu kỳ của khán giả bằng cách mời lên sóng truyền hình các nhân vật có thành tích bất hảo hoặc khai thác các nhân vật mới nổi từ những trào lưu gây tranh cãi (như các chương trình Ghế giải trí, Chuyện của sao, Người giấu mặt). Đó là lý do làm cho nhiều hiện tượng mạng như anh em Tam Mao, Cu Thóc... có cơ hội lên các kênh truyền hình quốc gia và địa phương để “chém gió” về những “thành tích” không mấy tự hào của họ.
Tạo điều kiện thuận lợi để nhiều cá nhân thoải mái lên sóng truyền hình, thực hiện những hành vi phản cảm lố bịch, khoe khoang đời tư, bêu xấu người khác, thậm chí là tranh cãi, gây gổ với nhau... không ít chương trình truyền hình thực tế, gameshow, talkshow đã bộc lộ chất lượng yếu kém, sơ sài, nội dung nhạt nhẽo vô bổ, phải dựa vào các yếu tố câu khách rẻ tiền để neo chân khán giả. Thậm chí có những chương trình, chỉ tính riêng những màn đấu khẩu, chê bai nhau giữa các MC, giám khảo đã chiếm gần hết thời lượng phát sóng. Sự lặp lại từ nội dung của chương trình, giám khảo, người dẫn chương trình đến khách mời buộc người tham gia phải gồng mình dùng các chiêu trò gây cười nhảm nhí, dung tục để tránh sự nhàm chán nhiều khi rất phản cảm. Nếu các đài truyền hình tiếp tục kéo dài phương thức sản xuất, phát sóng những gameshow, talkshow theo kiểu “mì ăn liền” lấy người chơi, khách mời làm phương tiện câu khách như hiện nay thì đó không thể xem là một giải pháp bền vững, bởi khán giả đã bắt đầu mệt mỏi bởi sự bão hòa của nhiều chương trình giải trí có nội dung na ná nhau. Để nâng cao chất lượng chương trình, đáp ứng sự kỳ vọng của khán giả, các đài truyền hình cần hướng đến sản xuất các chương trình giải trí lành mạnh, thu hút người xem phổ thông, ở nhiều độ tuổi khác nhau, như thành công của các trò chơi đã tồn tại lâu năm hoặc mới thành công trong thời gian gần đây như Ai là triệu phú, Đường lên đỉnh Olympia, Vua đầu bếp Việt Nam...
Đồng thời, để chấn chỉnh những sai phạm, biểu hiện lệch chuẩn của một số chương trình giải trí, đã đến lúc các cơ quan chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông phải siết chặt việc quản lý chất lượng các chương trình giải trí trên sóng truyền hình. Trong đó, việc phân loại đối tượng, độ tuổi của các chương trình là cần thiết, nhất là với các gameshow, talkshow có yếu tố người lớn, liên quan các chủ đề hẹn hò, giới tính, đời tư cá nhân... Mặt khác, cần mạnh tay với hành vi tái phạm nhiều lần trên sóng truyền hình như xử phạt hành chính, ngưng phát sóng các chương trình có nội dung thiếu lành mạnh, ngừng ký hợp đồng, dừng phát hình đối với các nhân vật đã vi phạm nhiều lần... Hành động quyết liệt như trường hợp Đài Truyền hình Vĩnh Long từng ngưng phát sóng các chương trình có sự xuất hiện của diễn viên hài Trấn Thành năm 2017 vì đã có hành vi, phát ngôn phản cảm là sự kiên quyết cần thiết nhằm nâng cao chất lượng chương trình, cần được nhân rộng.
Với lượng khán giả trung thành, các đài truyền hình, nhà sản xuất chương trình giải trí trên sóng truyền hình đang giữ một lợi thế không nhỏ so với mạng xã hội. Tuy nhiên, để duy trì và phát huy những ưu thế đó, nếu không kịp thời siết chặt việc quản lý, nâng cao chất lượng chương trình giải trí thì việc đài truyền hình bị mất khán giả và bị các mạng đa kênh vượt qua chỉ còn là vấn đề thời gian.
Quang Minh/Nhân dân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét