Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2020

CÁO BUỘC VÔ CĂN CỨ CỦA CPJ

 <Trần Bình>

Tổ chức quốc tế Ủy ban Bảo vệ Nhà báo(CPJ) được thành lập năm 1981 với mục tiêu “thúc đẩy tự do ngôn luận trên toàn thế giới thông qua hoạt động bảo vệ quyền đưa tin và nền tự do báo chí trên cơ sở tôn trọng sự thật khách quan…”. Tuy nhiên, những gì mà CPJ làm được trong những năm qua cho thấy CPJ không những đang ngày càng xa rời mục tiêu, tôn chỉ hoạt động của mình mà còn cho người ta thấy đây là một tổ chức được lập ra để nhằm mục đích chính trị, lợi dụng danh nghĩa tổ chức truyền thông để xuyên tạc, bịa đặt sự thật, can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác.
Mới đây, CPJ đã cho rằng chính sách quản chế tự do báo chí của chính phủ Việt Nam ngày càng trở nên nghiêm khắc.
Ngay lập tức, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã có những ý kiến bác bỏ cáo buộc trên của CPJ. Bà khẳng định rằng “Việt Nam luôn ủng hộ và đảm bảo thực thi quyền tự do báo chí. Điều này được quy định cụ thể trong Hiến pháp 2013 và nhiều văn bản pháp luật liên quan, được thể hiện rõ ràng qua sự phát triển mạnh mẽ của báo chí Việt Nam trong thời gian qua”.
Bà còn thông tin thêm tính đến hết năm 2019, Việt Nam có 868 cơ quan báo chí, 125 kênh truyền hình; mạng di động phủ sóng 99,7% dân số, trong đó mạng 3G và 4G phục vụ 98% dân số; hơn 64 triệu người dân Việt Nam đang sử dụng Internet và hơn 62 triệu người dân sử dụng mạng xã hội. Và nhấn mạnh rằng: “Ở Việt Nam cũng như ở bất cứ nhà nước pháp quyền nào trên thế giới, tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và bất cứ ai nếu có hành vi vi phạm pháp luật đều phải bị xét xử theo đúng trình tự tố tụng đã được quy định trong pháp luật hiện hành”.
Trên thế giới ngày nay, tự do ngôn luận và tự do báo chí là các yếu tố hết sức quan trọng đối với sự ổn định, phát triển của mỗi quốc gia, đồng thời là biểu hiện trực tiếp của quan niệm, chính sách nhân quyền ở quốc gia đó. Tự do ngôn luận, tự do báo chí là những quyền cơ bản của con người đã được Việt Nam cam kết thực hiện theo những nguyên tắc chung của Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền.
Là quốc gia thành viên có trách nhiệm của Liên hợp quốc, Việt Nam đã sớm tham gia, ký kết các điều ước quốc tế về bảo đảm các quyền cơ bản của con người và quyền công dân, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.
Cho nên một luận điểm do một tổ chức thiếu uy tín như CPJ đưa ra là luận điểm không có căn cứ, sai sự thật, xuyên tạc về tình hình tự do báo chí ở Việt Nam.
Hình ảnh có thể có: văn bản cho biết 'CPI Committee o·Protect Journalists'

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét