Khát vọng, theo cách hiểu phổ quát, là một trạng thái tinh thần, phản ánh sự ước ao, mong muốn thiết tha của con người về những điều lớn lao, tốt đẹp với sự thôi thúc mạnh mẽ. Khát vọng chính là nguồn động lực có sức mạnh vô biên trong mỗi con người, được thể hiện qua những hoạt động không ngơi nghỉ để con người không bao giờ từ bỏ ước mơ, không bao giờ khuất phục trước hoàn cảnh. Khát vọng của một dân tộc là sự cộng hưởng những khát vọng vươn lên của cộng đồng, của con người cùng quốc gia - dân tộc, tạo thành nguồn năng lượng nội sinh to lớn, sống động và sức mạnh vô song. Đó chính là động lực trung tâm của một quốc gia - dân tộc trên con đường đi tới tương lai. Đối với Việt Nam, một dân tộc có truyền thống đoàn kết, văn hiến, anh hùng, khát vọng phát triển đất nước thật sự là một sức mạnh nội sinh phi thường, cội nguồn tạo nên những kỳ tích trong suốt tiến trình hàng nghìn năm dựng nước, giữ nước.
Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2020
KHÁT VỌNG PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC PHỒN VINH, HẠNH PHÚC TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG
Trong mỗi giai đoạn phát triển, thời kỳ nào cũng vậy, dân tộc Việt Nam luôn tự đặt cho mình mục tiêu, khát vọng để vươn tới. Thời kỳ phong kiến, ông cha ta luôn giữ vững nền độc lập dân tộc, sáng tạo nên nền văn minh Đại Việt rực rỡ không phải chỉ bằng tiềm năng quân sự, bằng sức mạnh vật chất, mà trước hết và chủ yếu bằng khát vọng về chủ quyền quốc gia, “Sông núi nước Nam vua Nam ở”. Trong thời đại Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Nhân dân Việt Nam đã nhất tề đứng lên đập tan gông xiềng áp bức, bóc lột của Đế quốc, phong kiến, xây dựng và bảo vệ Nhà nước cách mạng; đánh thắng các thế lực xâm lược hùng mạnh, bảo vệ độc lập, chủ quyển, toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên Chủ nghĩa xã hội. Những chiến công oanh liệt đó được tạo nên bằng sức mạnh vô địch của chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng khởi nguồn từ khát vọng mãnh liệt được Chủ tịch Hồ Chí Minh khái quát thành chân lý: "Chúng ta thà hy sinh tất cà chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ"; "Không có gì quý hơn độc lập, tự do"; "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng chân lý ấy không bao giờ thay đổi".
Sau khi đất nước thống nhất, với khát vọng chiến thắng đói nghèo, lạc hậu, Nhân dân đã đồng lòng tin theo Đảng tiến hành sự nghiệp đổi mới. Khát vọng ấm no, hạnh phúc đã chuyển hóa thành sức mạnh tinh thần to lớn đưa đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ XX; vượt qua cuộc chấn động chính trị toàn cầu khi mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, đưa đất nước ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển, trở thành nước đang phát triển, có thu nhập trung bình; là hình mẫu của thế giới về kiềm chế thành công đại dịch Covid-19, giữ vững ổn định kinh tế - xã hội, bảo đảm đời sống nhân dân, khôi phục, duy trì tăng trưởng. Đây chính là thước đo và cũng là minh chứng cho sức mạnh kỳ diệu của khát vọng vươn lên của toàn dân tộc.
Từ khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới đến nay, mỗi kỳ Đại hội Đảng đều có một số điểm nhấn tạo ấn tượng sâu đậm trong nhận thức của cán bộ, đảng viên, nhân dân, tạo sự thống nhất, đồng thuận, tin tưởng trong Đảng, trong xã hội. Dự thảo Văn kiện trình Đại hội XIII cũng không phải là ngoại lệ, thậm chí có nhiều điểm nhấn, trong đó có một thành tố mới được đề cập và nhấn mạnh nhiều lần, từ chủ đề Đại hội, quan điểm chỉ đạo, mục tiêu tổng quát, định hướng phát triển, nhiệm vụ trọng tâm, đột phá chiến lược. Đó là khát vọng phát triển đất nước phôn vinh, hạnh phúc với mục tiêu đến giữa thế kỷ XXI trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây có thể xem là điểm nhấn trong dự thảo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, phản ánh nhận thức mới của Đảng về sức mạnh nội sinh và phương thức phát triển đất nước trong bối cảnh mới.
Khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc không phải là huyễn tưởng xuất phát từ ngẫu hứng chủ quan, duy ý chí, mà là một khát vọng bắt nguồn từ niềm tin vững chắc vào cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín của đất nước sau 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới; thể hiện bản lĩnh và những kinh nghiệm dầy dạn mà Đảng, Nhân dân ta đã kiểm nghiệm, đúc kết từ thực tiễn lao động, sáng tạo suốt mấy chục năm qua. Đó cũng không phải là khát vọng giản đơn, xuôi chiều, mà là khát vọng được bồi đắp trên cơ sở phân tích, dự báo, lường đoán kỹ lưỡng những thời cơ, thuận lợi có thể nắm bắt, phát huy; đồng thời tỉnh táo cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng những khó khăn, thách thức bên ngoài, những yếu kém, trở ngại bên trong cần phải kiên quyết khắc phục, thích ứng, vượt qua với phương châm dĩ bất biến ứng vạn biến, nhạy bén chớp thời cơ, chủ động ứng phó với nguy cơ, chuyển hóa nguy cơ thành vận hội phát triển.
Khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc không chỉ là mơ ước mà là khát vọng mang sức sống hiện thực, được hình thành, bồi đắp trên một nghiên cứu khoa học về lộ trình phát triển với những bước đi được dự liệu cụ thể, rõ ràng. Kế thừa, hoàn thiện những mục tiêu đã được xác định từ những Đại hội Đảng trước đây; căn cứ vào điều kiện, khả năng thực tế của đất nước và xu thế phát triển của thế giới. Dự thảo Văn kiện trình Đại hội XIII xác định các mục tiêu cụ thể: phấn đấu đến năm 2025, nước ta là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030, là nước đang phát triển, cơ bản có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
Khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc gắn liền với quá trình xây dựng và phát huy hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và giá trị chuẩn mực, cùng sức mạnh con người Việt Nam trong thời kỳ mới, gắn liền với phát huy đồng bộ hệ động lực phát triển: dân chủ xã hội chủ nghĩa; đại đoàn kết toàn dân tộc; sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị; nguồn nhân tài, nhân lực chất lượng cao; khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo...
Khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc do Đảng khởi xướng cũng đồng thời là niềm mong mỏi cháy bỏng của Nhân dân Việt Nam. Đây là cơ sở tiền đề và là mệnh lệnh, chân lý của thời đại, là con đường đưa dân tộc Việt Nam đến đài chính trị vinh quang, sánh vai cùng năm Châu như mong ước trời biển của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dặn lại cho Đảng, cho dân tộc và đất nước./.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét